IV. KẾ HOẠCH TUẦN 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH THUỘC NHÓM GIA CẦM (THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪ NGÀY 28/12 ĐẾN 04/01/2009) Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ Thể dục sáng - Cô đón trẻ vào lớp với thái độ niềm nở ân cần, tạo cho trẻ cảm giác được yêu thương. - Trò chuyện với trẻ về một số con vật nuôi trong gia đình (tên gọi, đặc điểm) xem tranh ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình. - TDS: Tập theo nhạc (bài hát về con vật nuôi trong gia đình). - Các động tác: Hô hấp: Gà gáy ò ó o bụng quay người sang trái, sang phải. Chân: Bật: Bật tại chỗ Hoạt động có chủ đích T1: Vẽ con gà Làm quen với 1 số con vật thuộc nhóm gia cầm Thơ: “Đàn gà con” Nhận biết sự khác biệt rõ nét về chiều rộng của 2 đối tượng… Dạy hát: “Một con vịt” nghe “Đàn gà con” HĐN Trời Quan sát con vịt + TCVĐ: Mèo đuổi chuột. + Chơi với những đồ chơi sẳn có ở sân trường. - làm quen bài thơ: “Đàn gà con” - TCVĐ: Bắt chước tạo dáng. Chơi tự do: Chơi nhặt lá làm các con vật. - Trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình. + TCVĐ: Cáo và thỏ - Chơi tự do: Chơi với chong chóng. Vẽ theo ý thích - TCVĐ: Gà gáy vịt kêu. - Chơi tự do: Nhặt lá xếp các con vật trẻ thích. - Quan sát con gà. - TCVĐ: Rồng rắn lên mây. - Chơi theo tự do: Thổi bong bóng xà phòng. Hoạt động góc - Góc xây dựng: Xây dựng - Góc phân vai: Chơi nấu các món ăn từ thịt gà, vịt, trứng Cửa hàng bán gia súc, gia cầm. - Góc nghệ thuật: Tô màu tranh con vật, vẽ dán các con vật nuôi trong gia đình. Nặn con gà, vịt, múa các bài hát về các con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia cầm. - Góc học tập - sách: Đọc chuyện chú vịt xám, đôi bạn tốt, suýt nữa thì nguy, các bài ca dao đồng dao về các con vật nuôi trong gia đình… - Góc thiên nhiên: Gieo hạt tưới cây chăm sóc cây cối. Hoạt động chiều Dạy trẻ đọc bài đồng dao “Con gà cục tác lá chanh” Tô vỡ tạo hình Làm quen bài hát: “Một con vịt” Cho trẻ tô ở vỡ LQ với toán - Ôn bài thơ “Đàn gà con” Thứ 3/29/12 Phát triển nhận thức (KPKH) LQ một số con vật thuộc nhóm gia cầm. - Kiến thức: Trẻ gọi đúng tên con vật, tên và chức năng 1 vài bộ phận: mỏ, chân, cánh, đầu mình đuôi. - Trẻ nhận xét được một vài đặc điểm rõ nét: Hình dáng, tiếng kêu, vận động, thức ăn, MT sống của chúng. - Kỹ năng: Giúp trẻ phát triển sự nhanh nhạy của các giác quan. + Biết S 2 sự giống nhau và khác nhau rõ nét của 2 con vật gà và vịt. - Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức CS và BV vật nuôi. 1) Chuẩn bị: Tranh con gà mái, gà trống, vịt; 2 mô hình làm chuồng gà, lều vịt, lô tô cho trẻ. Mỗi trẻ 1 mũi gà hoặc 1 mũi vịt. - Băng đĩa 2) Tiến hành: HĐ 1: Ổn định gây hứng thú. - Co và trẻ chơi trò chơi: “Bắt chước tiếng kêu của các con vật” - Chơi xong cô hỏi trẻ: Những con vật đó được nuôi ở đâu? Cô nói: Những con vật đó được nuôi trong gia đình. Hoạt động 2: Cô đọc câu đố về con gà trống và treo tranh gà trống hỏi trẻ con gì? - Con gà trống có đặc điểm gì? Gà trống là con vật nuôi ở đâu? nó biết làm gì? cho trẻ làm tiếng gà trống gáy. - Các con quan sát thật kỹ xem gà trống có những phần nào? Cô chỉ vào từng phần và hỏi trẻ. (đầu, thân, đuôi) - Phần đầu có những bộ phận nào? Các con thấy mỏ gà NTN? Mỏ gà nhọn để giúp gà làm gì? Thức ăn của gà là gì? Các con xem đầu gà có bộ phận gì nữa? 2 mắt gà như thế nào? - Cô hỏi trẻ mào gà: nó có màu gì? mào gà giống cái gì? giống bông hoa mào gà đấy các con ạ. - Ở phần mình gà có gì? gà có mấy cánh? Cô chỉ vào chân hỏi trẻ, gà có mấy chân? - Chân gà trống như thế nào? cao móng nhọn có cựa. - Đuôi gà trống có đặc điểm gì? lông có nhiều màu sắc sặc sở… - Gà trống là con vật nuôi trong gia đình có 2 chân… không biết đẻ trứng. * Cô hát: Gà mà cục tác, là mẹ gà con là gà gì các con? (gà mái) - Cho trẻ quan sát và nhận xét gà mái có đặc điểm gì? Mào, đuôi, chân, có mấy chân? chân có đặc điểm gì? đuôi nó như thế nào? gà mái biết làm gì? kêu như thế nào? - Gà mái có mào ngắn đuôi nhỏ ngắn hơn gà trống, chân thấp, gà mái biết đẻ trứng, ấp để trứng nở thành con. * Cô đọc câu đố các con đoán xem đó là con gì nhé? Con gì kêu cạc cạc Có mỏ to vàng vàng 2 chân lại có màng Bước đi nghe lạch bạch. - Cho trẻ xem và quan sát con vịt: Nó kêu như thế nào? trẻ làm tiếng vịt kêu. - Vịt gồm những phần nào? Vịt thích ăn gì? vịt đẻ con hay đẻ trứng? Vịt nuôi ở đâu? sống ở đâu? người ta nuôi vịt để làm gì? Các con đã ăn thịt vịt và trứng vịt chưa? Nó giàu chất gì? Thịt vịt và trứng vịt giàu chất đạm giúp to cơ thể khoẻ mạnh và thông minh. * Cho trẻ so sánh gà và vịt giống và khác nhau. - Cô cất dần tranh hỏi trẻ con gì biến mất? GD trẻ gà, vịt là những con vật nuôi trong gia đình có 2 chân có mỏ… thuộc nhóm gia cầm nó rất có lợi hằng ngày các con phải biết chăm sóc bảo vệ, cho gà ăn… Hoạt động 3: Cho trẻ chơi trò chơi: “ai đoán giỏi” - Cô nói tên trẻ tìm giơ lên đọc, nói đặc điểm trẻ tìm đọc. * T/c: Tìm nhà: mối trẻ 1 mũi gà hoặc 1 mũi vịt vừa đi vừa hát khi nghe cô nói tìm nhà trẻ về đúng nhà của mình. Trẻ chơi 3 lần (đổi mũi cho nhau) nhận xét tuyên dương trẻ. - Cho trẻ hát bài đàn gà con vừa đi ra ngoài. . IV. KẾ HOẠCH TUẦN 1: ĐỘNG VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH THUỘC NHÓM GIA CẦM (THỜI GIAN THỰC HIỆN TỪ NGÀY 28/12 ĐẾN 04/01/2009) Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón. về một số con vật nuôi trong gia đình (tên gọi, đặc điểm) xem tranh ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình. - TDS: Tập theo nhạc (bài hát về con vật nuôi trong gia đình) . - Các động tác: Hô. màu tranh con vật, vẽ dán các con vật nuôi trong gia đình. Nặn con gà, vịt, múa các bài hát về các con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia cầm. - Góc học tập - sách: Đọc chuyện chú vịt xám,