BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx

154 972 19
BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CÔN TRÙNG NÔNG NGHIỆP Người biên soạn: TS Trần Đăng Hoà Huế, 08/2009 1 PHẦN LÝ THUYẾT BÀI 1 MỞ ĐẦU 1.1. Khái niệ m chung về côn trùng và môn côn trùng học 1.1.1 Khái niệm về côn trùng Côn trùng (Insecta) là những động vật thuộc ngành chân đốt hay gọi là ngành tiết túc (Arthropoda) có những đặc điểm cơ bản như sau: - Là động vật nhỏ bé (kích thước dao động 0,1 - 300 mm): cơ thể đối xứng, có chi phụ, có lớp da bao bọc bên ngoài chứa kitin. - Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Thời kỳ trưởng thành: + Đầu: 1 đôi rau đầu, mắt kép, mắt đơn và miệng. + Ngực: có 3 đốt, mỗi đốt có một đôi chân, đây là đặc điểm chính của côn trùng (Hexapoda); đốt ngực giữa và sau mỗi đốt có một đôi cánh, nhưng có một số loài côn trùng cánh trước thóai hóa chỉ còn một đôi hoặc không có cánh. + Bụng: có 11 đôi (dạng điển hình), không có chân bụng (phân phụ chuyển vận). - Hô hấp bằng hệ thống khí quản. - Lổ sinh dục và hậu môn ở phía cuối bụng. - Trong quá trình sinh trưởng và phát dục có biến thái bên trong và bên ngoài. Ví dụ: Trứng - sâu non - nhộng - trưởng thành. 1.1.2. Côn trùng trong sinh giới 1.1.2.1. Vị trí của côn trùng trong hệ thống phân loại - Giới động vật có 20 ngành, xếp theo thứ tự tiến hóa thì côn trùng ở vị trí thứ 9 (ngành chân đốt Arthropoda). - Ngành chân đốt chia làm 4 ngành phụ: + Ngành phụ trùng 3 lá (Tricoditomorpha). + Ngành phụ có mang (Branchiata). 2 + Ngành phụ có kìm (Chelibesata). + Ngành phụ có ống khí quản (Trachiata). Côn trùng thuộc ngành phụ có ống khí quản, hô hấp bằng hệ thống khí quản. 1.1.2.2. Số loài và số lượng cá thể - Có khoảng hơn 10 triệu loài, trong đó hơn 1 triệu loài đã được định danh. Hàng năm trên thế giới phát hiện được 7000 - 10000 loài mới. Số loài côn trùng chiếm khoảng 3/4 tồng số loài động vật. Số lượng cá thể 1 loài rất lớn. Số lượng cá thể rất lớn khi thành dịch. - Trong điều kiện bình thường có khoảng 250 triệu côn trùng/người, hơn 12 triệu cá thể /m2 bề mặt đất. 1.1.2.3. Môi trường sống của côn trùng Do số lượng loài, cá thể lớn nên côn trùng sinh sống ở khắp nơi, thậm chí trong dầu mỏ cũng có loài ruồi nước Psilopia petrolei. Tập trung nhiều ở rừng nhiệt đới, các cánh đồng hoa màu Vùng nhiệt đới có số lượng loài côn trùng nhiều hơn ôn đới, nhưng số lượng cá thể của từng loài lại ít hơn. Ở biển thì côn trùng ít hơn vì dễ làm mồi cho các loài khác. 1.1.3. Côn trùng học 1.1.3.1 . Định nghĩa Côn trùng học (Entomology) là môn khoa học nghiên cứu về côn trùng. 1.1.3.2. Nhiệm vụ - Nghiên cứu về cấu tạo hình thái, sinh lý giải phẫu, bào thai học, sinh thái, phân loại, bệnh lý, khảo cổ học côn trùng, và các môn côn trùng chuyên khoa. - Do đặc thù trong các lĩnh vực nghiên cứu chia côn trùng học thành: côn trùng nông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp, côn trùng thú y, côn trùng y học. 1.2. Vai trò của côn trùng trong đời sống cây trồng, con người và xã hội Lịch sử côn trùng xuất hiện trên trái đất ít nhất qua 350 triệu năm. Côn trùng có mối quan hệ mật thiết với thực vật, động vật và con người. 1.2.1. Lợi ích của côn trùng - Hơn 90% các loài côn trùng là có ích hoặc không gây hại. - Một số loài côn trùng là những loại thiên địch (kẻ thù tự nhiên: Natural Enemy) 3 - Thụ phấn cho cây trồng - Tham gia vào quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. - Sản phẩm của côn trùng có ích cung cấp dinh dưỡng cho con người - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. - Cung cấp tài liệu cho các ngành khoa học khác. 1 2.2. Tác hại của côn trùng Có khoảng 10% loài côn trùng gây hại và các loài gây hại nghiêm trọng chỉ nhỏ hơn 1%. Tuy nhiên mức độ gây hại của chúng rất lớn trên nhiều lĩnh vực. - Gây hại cây trồng - Gây hại cây rừng, cây cảnh. - Gây hại sản phẩm trong kho - Phá hại các công trình giao thông, nhà cửa, kho tàng: mối, mọt, xen tóc - Đối với động vật nuôi: thường bị côn trùng ký sinh làm giảm sức khoẻ, sản lượng và phẩm chất thịt, sữa - Đối với người: nhiều loài côn trùng như chấy, muỗi, bọ chết, rệp giường là môi giới truyền bệnh hiểm nghèo như sốt rét, thương hàn, kiệt lỵ, tả, xuất huyết 4 BÀI 2 HÌNH THÁI HỌC CÔN TRÙNG 2.1. Khái niệ m chung 2.1.1 . Định nghĩa Hình thái học côn trùng là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo bên ngoài của cơ thể côn trùng. 2.1.2. Nhiệm vụ Hình thái học côn trùng có nhiệm vụ nghiên cứu về hình dạng, kích thước và cấu trúc của từng bộ phận, nghiên cứu nguồn gốc và nguyên nhân hình thành các bộ phận đó, nghiên cứu tương quan giữa các cấu tạo với nhau, giữa các cấu tạo với hoạt động của các cơ quan bên trong, giữa cấu tạo và hoàn cảnh sống và những đặc tính sinh học của loài. Từ đó tìm ra được tính quy luật của sự thích ứng giữa cấu tạo và điều kiện ngoại cảnh trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng. Hình thái học còn là cơ sở để nhận biết và phân loại côn trùng. 2.2. Khái quát chung về cấu tạo cơ thể côn trùng Thời kỳ trưởng thành của côn trùng có những đặc điểm cấu tạo cơ bản sau: Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực, bụng. + Đầu: có một đôi râu đầu, 2 mắt kép, 1 số mắt đơn và miệng. + Ngực: có 3 đốt, mỗi đốt có 1 đôi chân, đốt ngực giữa và đốt ngực sau mỗi đốt có một đôi cánh. + Bụng: gồm nhiều đốt xếp lồng nhau. Cơ thể côn trùng được bao bọc một lớp vỏ da được kitin hóa. Vỏ da này là chỗ dựa (chỗ bám) của hệ cơ, tạo cho côn trùng có hình dáng nhất định. Chính vì vậy côn trùng chống đỡ được tác động cơ giới bên ngoài. 2.3. Cấu tạo chi tiết từng bộ phận 2.3.1. Đầu và chi phụ của đầu 2.3.1.1. Cấu tạo cơ bản 5 - Đầu côn trùng có nhiều đốt ghép lại tạo thành hộp sọ. Đầu được bao bọc bởi một lớp vỏ đầu rất cứng. Các mảnh và các đốt ở đầu kết lại với nhau rất khít chặt, khó phân biệt ranh giới giữa các mảnh và các đốt. - Ở đầu có các ngấn lột xác và các ngấn khác. Đây là các đường lõm xuống của da đầu tạo nên. Các ngấn này chia đầu côn trùng làm nhiều khu vực và nhiều mảnh. Số ngấn và vị trí của ngấn thay đổi tùy loài côn trùng. Ngấn quan trọng nhất là ngấn lột xác hình chữ Y nằm ngay ở trên đầu. - Ngoài ra các ngấn trán - chân môi (ngấn trên miệng), ngấn gáy, ngấn dưới môi chia đầu thành nhiều khu vực: đỉnh đầu- trán- má - chân môi – gáy- gáy sau. 2.3.1.2. Các chi phụ của đầu Gồm: râu đầu, miệng, mắt kép, mắt đơn. Đầu là trung tâm của cảm giác (râu đầu, mắt đơn, mắt kép) và lấy thức ăn (miệng) * Râu đầu + Chức năng: Chủ yếu là cơ quan xúc giác và khứu giác. + Cấu tạo: Râu đầu được cấu tạo từ nhiều đốt. Số lượng đốt thay đổi tùy loài, tùy theo đực, cái của cùng loài. Có thể chia râu đầu làm 3 phần: Chân râu, cuống râu, roi râu + Hình dạng của râu đầu: có nhiều dạng râu đầu, có thể chia thành các dạng chính sau: - Râu sợi chỉ: châu chấu, dán. - Râu đầu gối: ong vàng, ong mật. - Râu răng cưa: ban miêu đực, đom đóm. - Râu chuỗi hạt: mối thợ. - Râu răng lược kép: ngài đực sâu róm hại chè. - Râu dùi đục: bướm. - Râu dùi trống: chuồn chuồn râu dài. - Râu hình lá lợp: bọ hung. * Miệng Do tính ăn của côn trùng rất phức tạp nên miệng côn trùng có nhiều thay đổi. Có 2 loại miệng cơ bản là miệng gặm nhai và miệng hút. Miệng gặm nhai: Ăn thức ăn rắn như bộ cánh thẳng (Orthoptera), bộ cánh cứng (Coleoptera), sâu non bộ cánh vảy (Lepidoptera). + Cấu tạo: 6 Có 5 phần hàm trên, hàm dưới, môi trên, môi dưới và lưỡi. Miệng hút:Từ miệng gặm nhai biến hóa thành miệng hút. Đặc điểm chung của loại miệng này là các chi phụ đều kéo dài để thích nghi cho việc lấy thức ăn ở dạng lỏng. Loại này có nhiều kiểu biến dạng: miệng gặm hút, miệng chích hút, miệng hút, miệng dũa hút, miệng liếm hút, miệng cứa liếm. Căn cứ vào vị trí của miệng ở đầu mà chia đầu côn trùng thành các kiểu: + Đầu miệng trước: trục dọc của đầu thẳng hàng với trục dọc của cơ thể, thường kiểu miệng gặm nhai, ăn thức ăn rắn, ăn thịt hoặc ăn thực vật; khi gây hại thường để vết tích rõ ràng. + Đầu miệng dưới: trục dọc của đầu gần vuông góc với trục dọc của cơ thể; loại này thường có kiểu miệng gặm nhai, ăn thức ăn rắn. + Đầu miệng sau: trục dọc của đầu và trục dọc của cơ thể tạo thành góc nhọn rất hẹp. Thường là miệng kiêu chích hút, khi phá hại cây trồng thường để lại vệt thâm.Ví dụ: ve sầu, bọ rầy. 2.3.2. Ngực và chi phụ của ngực 2.3.2.1. Cấu tạo cơ bản của ngực Ngực là trung tâm của sự vận động. Ngực chia làm 3 đốt: Đốt ngực trước (gần đầu), đốt ngực giữa, đốt ngực sau. Mỗi đốt ngực cấu tạo từ 4 mảnh cứng phép lại với nhau: mảnh lưng, mảnh bụng, 2 mảnh bên . Phía dưới 2 bên (phía mảnh bên) mỗi đốt ngực có 1 đôi chân, ở phía trên của mảnh 2 bên của đốt ngực giữa và đốt ngực sau mỗi đốt có 1 đôi cánh. 2.3.2.2. Chi phụ của ngực Ngực có 2 chi phụ: chân và cánh. * Chân ngực gồm 5 đốt: đốt chậu, đốt chuyển, đốt chày, đốt bàn chân, đốt cuối bàn chân (móng, vuốt) - Chân côn trùng có thể thay đổi nhiều tùy loài phù hợp với chức năng cũng như điều kiện sống. - Chức năng: chủ yếu là vận động đi lại, bám đậu. Ngoài ra có loài dùng để bắt mồi, lấy phấn . - Dựa vào chức năng của chân ngực có thể chia các kiểu chân ngực sau: - Chân bò: dán, bọ rùa. - Chân nhảy: châu chấu, dế mèn. 7 - Chân bắt mồi: chân ngực trước của bọ ngựa. - Chân đào bới: dế dũi, bọ hung. - Chân bơi: chân sau của niềng niềng. - Chân kẹp leo: rận, chấy . - Chân bám hút: chân trước của niềng niễng. - Chân lấy phấn: ong mật. *Cánh côn trùng + Chức năng của cánh: Phát tán kiếm ăn, tìm đôi giao phối, trốn tránh kẻ thù. Ngoài ra ở 1 số loài cánh còn có chức năng khác như: Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể (ong mật), phát ra tiếng kêu dẫn dụ sinh học (châu chấu), bảo vệ cơ thể (bọ cánh cứng), dự trữ không khí (niềng niễng). + Cấu tạo - Hầu hết côn trùng trưởng thành đều có cánh (trừ côn trùng lớp phụ không cánh (Apterygota) và một số loài cánh thóai hóa). - Cánh được hình thành là do da 2 bên của mảnh lưng ngực phát triển kéo dài ra. - Cánh côn trùng cấu tạo bởi 2 tầng bằng biểu bì chất màng, cánh có hình tam giác. - 3 cạnh: mép trước, mép ngoài, mép sau. - 3 góc: góc đỉnh, góc mông, góc vai. - Để thích nghi cho việc bay lượn và gấp cánh trên cánh có một số đường nếp gấp chia cánh ra một số khu vực: khu nách, khu cánh, khu mông, khu đuôi. - Trên cánh côn trùng có nhiều mạch cánh (gân cánh) nối với nhau có tác dụng làm giá chống đỡ. Hai nhà khảo cổ côn trùng học Consta và Neetham căn cứ vào hóa thạch của cánh côn trùng đã xây dựng nên một hệ thống mạch cánh. Cho đến nay cánh côn trùng biến đổi, mỗi họ, loài đều có hệ thống mạch cánh riêng, đặc trưng. Hệ thống mạch cánh là cơ sở phân loại côn trùng. - Để đảm bào sự hoạt động nhịp nhàng, thuận lợi giữa 2 đôi cánh trong khi bay một số loài ở cánh còn có cấu tạo đặc biệt đó là dãy gai móc cánh và gai cài. - Cánh côn trùng khi không hoạt động thì xếp bằng hay chếch trên lưng, hoặc xếp dựng đứng. - Tùy thuộc vào chất cấu tạo nên cánh côn trùng mà chia các dạng cánh: - Cánh màng: chuồn chuồn, ong. - Cánh cứng: bọ hung, xén tóc. 8 - Cánh nửa cứng: bọ xít. - Cánh da: dán, châu chấu. - Cánh phấn (cánh vảy) là cánh màng nhưng trên cánh có lớp phấn: bướm. - Cánh tơ: hẹp, dài, xung quanh có nhiều lông dài. 2.3.3. Bụng và chi phụ của bụng 2. 3.3.1. Bụng côn trùng + Cấu tạo: Bụng côn trùng có 6 - 12 đốt. Mỗi đốt bụng có mảnh lưng, mảnh bụng. Hai bên là phần màng mỏng co giàn được. Các đốt bụng ghép với nhau theo nguyên tắc đốt sau lồng vào trong đốt trước, giữa các đốt bụng có một vòng màng mỏng có tính đàn hồi. Vì vậy bụng côn trùng có thể co ngắn, giản ra, phồng lên, xẹp xuống dễ dàng, có lợi cho hô hấp, chứa đựng và phát triển trứng. Hình dáng, kích thước và số đốt bụng thay đổi tùy loài. Bụng chứa các bộ máy, chủ yếu là bộ máy tiêu hóa, sinh dục. + Các kiểu bụng côn trùng: 2 kiểu. - Kiểu bụng thắt là kiểu bụng có đốt thứ 1 thắt lại. Ví dụ: bộ cánh màng. - Kiểu bụng không thắt có đốt bụng 1 phát triển bình thường. 2.3.3.2. Chi phụ của bụng: gồm lông đuôi, bộ phận sinh dục ngoài và chân bụng * Lông đuôi: là chi phụ của đốt bụng thứ 11 (đốt bụng cuối). Lông đuôi côn trùng phần lớn là cơ quan cảm giác. - Lông đuôi chia đốt, dài, mảnh: phù du. - Lông đuôi ngắn, hình tham giác: châu chấu. * Chân bụng: chỉ có ở thời kỳ ấu trùng, thời kỳ trưởng thành thi chỉ có ở côn trùng nguyên thủy. Chân bụng của ấu trùng ở nhiều bộ khá phát triển. Thường có số lượng từ 2-5 cặp. *Bộ phận sinh dục ngoài + Bộ phận sinh dục ngoài của con đực ở đốt bụng thứ 9, 10. Mảnh bụng của đốt bụng thứ 9 lõm vào tạo thành 1 xoang sinh dục, chủ yếu gồm dương cụ và bộ phận cặp âm cụ + Bộ phận sinh dục ngoài của con cái: bộ phận đẻ trứng, nằm ở đốt bụng 8, 9; cấu tạo có các phần chính: một đôi phiến đẻ trứng dưới (phiến đẻ trứng bụng hoặc van đẻ trứng 1) do chi phụ đốt 8 hình thành, một đôi phiến đẻ trứng giữa (phiến đẻ trứng trong) do chi phụ của đốt 9 hình thành, một đôi phiến đẻ trứng trên (phiến đẻ trứng lưng) do chi phụ của đốt thứ 10 hình thành. Bộ phận đẻ trứng thường do 2 trong 3 9 đôi phiến đẻ trứng cấu tạo nên gọi là ống đẻ trứng. Tùy thuộc vào từng loài côn trùng mà ống đẻ trứng phát triển hoặc không phát triển. 2.3.4. Da và vật phụ của da 2.3.4.1 . Chức năng và cấu tạo + Chức năng: Bao bọc cơ thể, đảm bảo cho cơ thể có hình dạng nhất định vững chắc, cung cấp chổ cho các cơ bám, ngăn ngừa sự bốc hơi nước, bảo vệ các cơ quan, bộ máy bên trong, tránh được những tổn thương cơ giới và xâm nhập của vi sinh vật và vật chất có hại. Ngoài ra trên da có nhiều cơ quan cảm giác. + Cấu tạo: có 3 lớp Lớp biểu bì: là lớp ngoài cùng của cơ thể côn trùng. - Là sản phẩm bài tiết của nội bì, không có cấu tạo tế bào nên không có sự sống. Đây là lớp dày nhất của da côn trùng. - Biểu bì chia làm 3 lớp: biểu bì trên, biểu bì ngoài, biểu bì trong. Biểu bì trên (mỏng nhất) gồm có tầng men, tầng sáp, tầng polifenol, tầng culiculin có tác dụng bảo vệ cơ thể côn trùng. Việc sử dụng thuốc hóa học phụ thuộc vào tầng này. Độ dài mỏng của tầng này phụ thuộc vào loài côn trùng, giai đoạn phát dục. Trong một loài thì sâu non mới nở hoặc mới lột xác chưa có lớp sáp và men - dùng thuốc hóa học tiếp xúc để tiêu diệt. Biểu bì ngoài: thành phần chính là kitin và protein biến tính. Protein chủ yếu là scleotin, không tan trong nước. Đây là phần cứng nhất của da côn trùng. Biểu bì trong: Thành phần chủ yếu là kitin và protein, protein phần lớn là actropochin (có thể hòa tan trong nước). Thành phần quan trong nhất của biểu bì là kitin. Kitin là đặc trưng của da côn trùng và động vật chân khớp. Đặc điểm của kitin là rất bền vững, không tan trong nước, trong dung môi hữu cơ, kiềm và axít loãng. Ngoài ra da côn trùng còn có protein và một số chất hữu cơ khác. Lớp nội bì - Đây là một lớp tế bào đơn, có hình trụ, là một lớp tế bào sống. Xen kẻ có các tế bào có chức năng đặc biệt như tế bào lông, tế bào hình thành các tuyến, tế bào màu. - Chức năng: tiết ra dịch tiêu hóa lớp biểu bì cũ và hấp thu trở lại những chất đã tiêu hóa để tạo ra lớp biểu bì mới; có khả năng hàn gắn vết thương; một số tế bào nội bì phân hóa thành cơ quan cảm giác, các tuyến. [...]... các cá thể khác giới, ngụy trang 10 BÀI 3 SINH LÝ GIẢI PHẨU CÔN TRÙNG 3.1 Khái niệ m Sinh lý giải phẫu côn trùng là nghiê n cứu về cấu tạo và hoạt động của các bộ máy bên trong cơ thể côn trùng 3.2 Thể xoang côn trùng và vị trí của các bộ máy bên trong cơ thể côn trùng Thể xoang côn trùng là khoảng không gian được giới hạn bởi vỏ cơ thể côn trùng, bên trong có chứa các bộ má y và được lấp đầy má u Thể... thường gặp ở các côn trùng ký sinh thuộc bộ cánh màng (Hyme noptera) Phương thức sinh sản nhiề u phô i này cho phép côn trùng tăng cao khả năng sinh sản của chúng Số lượng cá thể sinh ra từ 1 trứng rất khác tùy theo từng loại côn trùng, ít nhất là hai và nhiề u nhất có thể lên tới 3000 4.2 Biế n thái của côn trùng Là sự thay đổi về đặc điể m cấu tạo bên ngoài và bên trong của cơ thể côn trùng trong quá... thể côn trùng - Thân nhiệt cơ thể côn trùng không ổn định Côn trùng là động vật biến nhiệt Thân nhiệt tha y đổi do trao đổi chất sản sinh ra năng lượng hoặc do mô i trường bên ngoài (mặt trời, nhà cửa, kho tàng ), trong đó môi trường bên ngoà i là quan trọng nhất 15 - Côn trùng hoạt động trong giới hạn nhiệt độ từ 10 – 45o C, thíc h hợp nhất là 25 – 35o C 3.3.4.5 Các nhân tố ảnh hưởng - Ở các loài côn. .. dục đực của côn trùng có cấu tạo gồm: 2 tinh hoàn, 2 ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống phóng tinh, thân dương cụ và tuyến phụ - Tinh hoàn là bộ phận chủ yếu của cơ quan sinh dục đực và thường có hình cầu hay hình thận Tinh hoàn được cấu tạo bởi nhiề u ống tinh hợp lại với số lượng khác nhau tùy theo từng loạ i côn trùng 21 BÀI 4 SINH VẬT HỌC CÔN TRÙNG 4.1 Các phương thức sinh sản của côn trùng 4.1.1... 3.3.4.3 Chức năng của máu côn trùng - Máu côn trùng là một chất lỏ ng hơi dính bao gồ m huyết tương và tế bào máu Máu côn trùng thường không có màu đỏ Chỉ riêng họ muỗi chỉ hồng (Chiro mo nidae) có chứa các hạt protein màu hồng Máu côn trùng có màu và ng, xanh nhạt hoặc không mà u + Chức năng của máu: - Chuyển vậ n các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể và đưa các chất cặn bã đến cơ quan bài tiết Máu chứa các... số loài côn trùng còn có men invectaza tiêu hóa chất sáp, chất sừng 3.3.2.4 Quá trình tiê u hóa - Sự tiêu hóa gluxit, lipit, protein c hủ yếu ở ruột giữa Nhóm me n proteaza mà chủ yếu là triptaza hoạt động ở môi trường kiềm - Một số loài côn trùng quá trình tiêu hóa được thực hiện là do các vi sinh vật cộng sinh trong cơ thể côn trùng tiết ra các men đặc biệt để phân giả i các thức ăn mà côn trùng không... Ở vi khí quản thi côn trùng hô hấp theo hình thức khác Đó là hình thức mao dẫn nhờ cột dịch, do nhà sinh lý học người Anh, W.B Wigglesworth (l953) phát hiện ra - Toàn bộ hoạt động hô hấp của côn trùng là do chuỗ i hạch thần kinh ngực, bụng chi phối 3.3.3.3 Những biến đổi của bộ máy hô hấp - Đối với côn trùng sống không hoàn toàn dưới nước, lấy khô ng khí ở trên mặt nước Nhóm côn trùng sống hoàn toàn... m) trong thức ăn - Đối với côn trùng sống trong nước, một số loài phần dạ dày phát triển thà nh túi khí, tạo điều kiệ n thuận lợi cho côn trùng khi bơi lội - Các loài côn trùng ký sinh trong, trong thời kỳ sống trong ký chủ thì phần ruột giữa thường phồ ng lên Trong thời gian này không thải phân, kết thúc thời kỳ sâu non 12 phần ruột giữa thông với ruột sau, lúc này côn trùng thải một lượng phân rất... đoạn hoạt động dinh dưỡng, hai đoạn này côn trùng ăn khối lượng thức ăn rất lớn Đây là giai đoạn sâu non tích lũy dinh dưỡng cho cơ thể Sâu non ăn rất nhiều loạ i thức ăn tùy vào mỗi loài côn trùng - Phương thức gây hại cây trồng và triệu chứng gâ y hại khác nhau tùy loài Côn trùng miệ ng gặm nhai gây tổn thương cơ giới, cây bị hại thường bị hũy hoại toàn bộ Côn trùng miệng chích hút gâ y ảnh hưởng đến... của động vật và thực vật (đó là mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp)" 5.1.1.2 Nhiệ m vụ Đối với côn trùng nông nghiệp thì sinh thái học côn trùng có nhiệm vụ: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến sự phân bố, đến quy luật phát sinh, phát triển, đến khả năng sinh sản và mọi hành vi khác cua côn trùng Trên cơ sở hiểu biết về sinh thái học có thể chủ động đưa ra các biệ n pháp phòng trừ thích . côn trùng học thành: côn trùng nông nghiệp, côn trùng lâm nghiệp, côn trùng thú y, côn trùng y học. 1.2. Vai trò của côn trùng trong đời sống cây trồng, con người và xã hội Lịch sử côn trùng. trong cơ thể côn trùng. 3.2. Thể xoang côn trùng và vị trí của các bộ máy bên trong cơ thể côn trùng Thể xoang côn trùng là khoảng không gian được giới hạn bởi vỏ cơ thể côn trùng, bên trong. Huế, 08/2009 1 PHẦN LÝ THUYẾT BÀI 1 MỞ ĐẦU 1.1. Khái niệ m chung về côn trùng và môn côn trùng học 1.1.1 Khái niệm về côn trùng Côn trùng (Insecta) là những động vật thuộc

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan