1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Văn Hóa Nhật - Việt - Tương đồng và dị biệt pps

11 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 322,5 KB

Nội dung

Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên

Trang 1

Văn Hóa Nhật - Việt - Tương đồng và dị biệt

http://forum.vysan.net/viewtopic.php?f=17&t=1133

Văn Hóa Nhật - Việt - Tương đồng và dị biệt

Bài viết của tác giả Đỗ Thông Minh về sự tương đồng - dị biệt giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

Ảnh hưởng Nhật Bản đối với Việt Nam

Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu viện trợ cho Việt Nam, nên tất nhiên có ảnh hưởng lớn về kinh tế Người Việt yêu chuộng và dùng khá nhiều hàng hoá Nhật, nhất là đồ điện gia dụng, xe gắn máy, xe hơi

Về mặt tinh thần, nói chung, người Việt ở Nhật có lẽ cũng học được tính chăm chỉ, cẩn thận, đàng hoàng Thế hệ du học sinh chúng tôi thời trước hay thời này cũng vậy, khi so với tập thể du học sinh Việt Nam ở các nước khác thì thấy có điểm nổi bật ở chỗ đó là một tập thể tương đối có trên dưới như quan hệ đàn anh - đàn em (tiền bối - hậu bối) của Nhật

Nhật Bản qua các Giáo Sư Kinh Tế đã cố vấn trong việc hoạch định đường lối kinh tế và Giáo Sư Luật cũng cố vấn trong việc soạn thảo Bộ Luật Dân Sự của Việt Nam

Nói chung ảnh hưởng văn hóa giữa hai dân tộc chưa nhiều, một số phim

Trang 2

võ sĩ đạo thời thập niên 60 vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng xét cho

kỹ thì thấy cũng có một số tương quan khá đặc biệt

Do trao đổi thương mại từ thế kỷ 17 mà người Việt thấy tiền đồng của Nhật rồi lấy chữ "đồng" làm đơn vị tiền tệ của mình Và từ thời ấy, người Việt đã thích những cây kiếm thật sắc của người Nhật Về mặt nghệ thuật,

từ đầu thập niên 1940, đã có hai phụ nữ Việt đi Nhật học cắm hoa

(ikebana, sinh hoa), sau này một số người lớn tuổi thích chơi "bonsai" (bồn tài, loại cây kiểng thu nhỏ), người Việt cũng biết vườn Nhật Bản (Nihonniwa, Nhật Bản Ðình) nổi tiếng là đẹp

Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tụng với nhau câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật" Người vợ Nhật nổi tiếng chiều chồng, được coi là mẫu người lý tưởng của người Việt Ðó là quan niệm của người Việt, nên khi gặp người Nhật, dù là nam hay nữ, người Việt hay hỏi là có biết là người Việt nghĩ như vậy không Với phụ nữ Nhật thì như vậy, nhưng với đàn ông Nhật, người Việt có vẻ e dè vì tính kỷ luật, lạnh lùng

và hơi phong kiến

Mới đây, có một hiện tượng đã ăn sâu vào tâm trí người Việt thời nay đó

là phim bộ "Oshin", kể về cuộc đời cô bé nhà nghèo đi ở đợ bị hành hạ, gặp không biết bao nhiêu điều khốn khổ và những chuyện đầy tình nghĩa Nguyên tác và truyện phim của Sugako Hashida (Kiều Ðiền Thọ Gia Tử) Phim do đài NHK thực hiện chiếu nhiều kỳ vào năm 1982, kể về hoàn cảnh của cô bé Oshin sống ở miền quê thời Minh Trị năm 40 (1907) mới

5 tuổi đã phải đi ở đợ, cũng giống hoàn cảnh của khá nhiều người Việt Sau đó, phim được chuyển ra tiếng Việt và đài truyền hình Việt Nam chiếu từ mùa hè năm 1994 kéo dài khoảng một năm Mỗi lần chiếu một giờ, người Việt rất hâm mộ nên khi đó mọi người tập trung ở nhà xem, ngoài đường vắng hẳn bóng người, là hiện tượng hầu như chưa từng có ở Việt Nam Có điều, nhiều người Việt ở Nhật nhưng không xem trên đài NHK năm 1982 hay không xem ở Việt Nam thời năm 1984 thì lại không biết gì về "Oshin" Nay nuốn xem phải ra tiệm thuê băng về xem Ngày nay, người Việt hay nói đùa với nhau:

- "Nhà có Oshin không?", có nghĩa là nhà có nuôi người làm không?-

"Oshin kìa", mỗi khi gặp phụ nữ Nhật ở Việt Nam

- "Ði Oshin", có nghĩa là đi làm lao động ở Nhật

- Khi lấy chồng người Nhật, các cô và bà mẹ ruột đều nghĩ tới "Oshin", vì cũng sợ rơi vào hoàn cảnh bị đối xử tàn tệ như đối với "Oshin"

Trang 3

Vì "Oshin" quá nổi tiếng, nên có tiệm ăn Nhật ở đường Ðệ Tam, Sài Gòn cũng lấy tên là "Oshin" Riêng đối với trẻ em Việt thì chúng say mê các truyện bằng tranh ấn bản tiếng Việt như "Ðôrêmon" (tiếng Nhật là

Doraemon, Con Mèo) Gồm các nhân vật chính là con mèo Ðôrêmon có phép, cậu bé Nôbita (Nobita) khờ khạo mà ham chơi may mắn được Ðôrêmon giúp, cô bé Xuka (Shizuka) dễ thương, cậu bé Chaien (Takeshi, biệt danh Giant) lớn con bạn với Xêkô (Suneo) hay ăn hiếp Nobita Ðây

là tác phẩm trường thiên nổi tiếng làm say mê biết bao nhiêu triệu trẻ em Nhật và thế giới của danh họa Fujio Fujiko (Bất Nhị Hùng Ðằng Tử, mất năm 1996) Ðầu thập niên 90, khi tác giả còn sống, ông đã từng sang thăm Việt Nam và được tiếp đón nồng nhiệt

Bí ẩn bộ bài Tổ Tôm, hay mối quan hệ Nhật - Việt chưa có giải đáp

Có một chuyện cũng lạ, liên quan tới cả Nhật và Việt, đó là bộ bài Tổ Tôm Bài Tổ Tôm thì nhiều người miền Bắc và một số người trí thức Việt

Trang 4

Nam hay chơi, nên cũng đã biết Bộ bài gồm 120 lá, có 30 hình vẽ, chia đều mỗi hình vẽ 4 lá, đặc biệt có 7 hình vẽ có thêm dấu đỏ

Lối chơi Tổ Tôm cần bốn người, có nhiều nước, khá cao Người không quen có thể chơi theo kiểu Ðánh Chắn (bỏ bớt hàng nhất) cần năm người hoặc đếm số như "xì dách (tối đa 21 nút tức điểm, black jack)" của bài Tây gọi là Ðánh Bất (tối đa 11 nút) thì mấy người chơi cũng được Những người mới chơi, không đọc được số bằng chữ Hán thì nhờ người biết đọc viết số bằng La Tinh trên lá bài

Lạ ở chỗ là bộ bài này chỉ có người Việt chơi, người Nhật không chơi, người Hoa cũng không chơi (trừ một số ít Hoa Kiều ở Việt Nam) Nhưng những chữ viết trên lá bài là một loại chữ Hán (Kanji) kiểu cách, hơi giống Lệ Thư (Reisho) với nét cứng mạnh, gồm có bốn loại chữ là "văn, vạn, sách, thang, không biết có liên hệ gì với mạt chược, tiếng Nhật gọi là

"majan" (ma tước) không? Còn các hình vẽ đều là hình vẽ của Nhật, có lẽ gốc là một lối tranh mộc bản (mokuhan, học từ Trung Hoa nhưng trở thành đỉnh cao mỹ thuật độc đáo của Nhật) đơn giản và nay thường do người Hoa in ra bán

Ðặc trưng Nhật Bản rõ rệt nhất là tất cả các nhân vật đều mặc "Kimono" thời Edo, trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em Các hình cá chép (koi), trái đào (momo), thành (shiro), thuyền (fune) cũng là những hình ảnh Nhật

Tới nay, đã có một vài người nêu vấn đề xuất xứ của bộ bài từ đâu, lưu lạc thế nào mà để lại một dấu tích "bí ẩn" như vậy Nếu ai biết xin lên tiếng hộ

Giáo Sư Yumio Sakurai thuộc Ðại học tổng hợp Tokyo trình bày trong chương trình (Rekishi De Miru Sekai, Thế Giới Nhìn Bằng Lịch Sử) cũng

đã đề cập đến "bí ẩn" của bộ bài Tổ Tôm

Chúng tôi liên liên lạc hỏi thăm, thì được biết:

- Ông Nguyễn Văn Vĩnh đã đề cập tới vấn đề này trong "Le To Tom, L'Annam Nouveau", 1932, vol 125 - vol 143

- Giáo Sư Kim Vĩnh Kiện (có lẽ là một người gốc Triều Tiên) biết đến Tổ Tôm qua cuốn trên và lần đầu tiên đề cập tới ở Nhật trong cuốn (Ấn Ðộ Chi Na - Nhật Bản Quan Hệ tức Quan Hệ Nhật Bản Và Ðông Nam Á) do nhà xuất bản Fuzanbo (Phú Sơn Phòng), Ðông Kinh, năm 1943) Giáo Sư

Trang 5

đã cố gắng tra tìm nhưng không biết gì hơn chắc chắn đó là những hình phong tục Nhật

- Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn "Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1" do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992 Theo Giáo Sư, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi

Chúng tôi có đưa cho một số người Nhật đọc thử, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán Ðặc biệt lá bài "nhất thang" (chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được

Thêm một điểm cũng lạ là người Việt chơi bài và cờ hầu như không biết chữ Hán, nhưng nhận diện quân Cờ Tướng, Mạt Chược và quân bài Tam Cúc hay Tổ Tôm viết bằng chữ Hán thì không sai

Ảnh hưởng Việt Nam đối với Nhật Bản

Ngày nay, đủ mọi thành phần người Nhật tới Việt Nam Có điểm lạ là hầu hết phái nam thuộc chính quyền hay giới thương mại, đi lo những việc "lớn", kể cả việc lớn nhất đời người là tìm vợ Việt vì họ mê cái dáng gầy mặc áo dài của phụ nữ Việt Nam lắm Cứ nói tới phụ nữ Việt Nam là luôn luôn đi đôi với tính từ "đẹp" Không có thống kê về số người Nhật lấy vợ Việt, nhưng tới nay ước khoảng vài trăm Còn phái nữ đông đảo hơn thì đa số qua Việt Nam may áo dài, mua sắm đồ thủ công nghệ và ăn thức ăn Việt Nam, trái cây một số người trẻ tự lo học tiếng Việt để qua Việt Nam nói chuyện xã giao Người Nhật rất thích món ăn Việt Nam, hầu như món nào họ cũng thích, được mời ăn họ mừng lắm Có lẽ họ chỉ

sợ trứng vịt lộn và trứng gà lộn thôi, nhưng rồi cũng có một số người ăn

Trang 6

thử và mê luôn.

Người Nhật biết nhiều nhất đến bánh tráng và nước mắm Việt Nam Họ thích nhất là gỏi cuốn gọi là "nama harumaki" (sinh xuân quyển) và chả giò gọi là "age harumaki" (dương xuân quyển), người rành hơn thì biết cả bánh cuốn gọi là "mushiharumaki" (chưng xuân quyển), rồi gỏi bì, bò bía cho đến bánh tráng rế (dạng lưới) mới chế ra từ khoảng năm 1998 Ngày 29/11/2000, trong chương trình giáo dục của đài NHK số 3, đã giới thiệu việc trồng lúa và làm bánh tráng Việt Nam qua câu chuyện một em gái Nhật qua Việt Nam làm bạn với một em gái Việt Nam Nhật Bản hay Trung Quốc chỉ có bánh tráng sống, muốn ăn phải chiên hay hấp, chứ không có loại lên men, có thể ăn sống như của Việt Nam Loại bánh tráng xuất cảng từ Thái cũng là do người Việt ở Ðông Bắc Thái làm ra

Tới năm 2000, đã có khoảng 10 cuốn sách dạy nấu món ăn Việt Nam bằng tiếng Nhật, mà dường như không thấy có cuốn dạy nấu món ăn Nhật bằng tiếng Việt nào ở Việt Nam

Có một số người Nhật tới Việt Nam học tiếng Việt rồi học thêm nhạc khí

cổ truyền của Việt Nam như đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung Nếu chỉ nhìn các cô gái mặc áo dài chơi đàn cổ truyền Việt Nam, không ai có thể biết được đó là những người Nhật Tới năm 2000, bên cạnh khoảng 5000 người Nhật học tiếng Việt, còn có khoảng 20 người học chơi nhạc cụ cổ truyền Việt Nam Hầu như tháng nào họ cũng được mời đi trình diễn âm nhạc, đôi khi cả trình diễn áo dài, đã đóng góp rất tính cực trong các sinh hoạt giao lưu Việt-Nhật

Hàng trăm cửa tiệm có bán đồ ăn và đồ thủ công nghệ Việt Nam ở Nhật cũng đã góp phần đáng kể trong việc đẩy mạnh giao lưu giữa hai dân tộc Hầu hết người Nhật cảm thấy gần gũi, thoải mái và rất vui khi đi du lịch Việt Nam, mặc dầu đa số gặp trở ngại bất đồng ngôn ngữ, một đôi khi thì

bị trộm cắp hay làm khó dễ ở phi trường Họ thấy nhiều người Việt

nghèo, nhưng ngạc nhiên thấy người Việt luôn tươi cười, ít có bộ mặt khó đăm đăm như những người Nhật giàu có Họ muốn tiếp thu cái tinh thần lạc quan và vui tươi ấy của người Việt

Thêm điểm nữa mà nhiều người Vệt Nam cũng dễ nhận ra là sau thời gian dài làm quen với người Việt thì người Nhật dễ lây cái máu tiếu lâm của người Việt, họ lột bỏ được cái vỏ cứng rắn bên ngoài mà chính họ hay gọi là cái mặt nạ để cười đùa nhiều hơn Và người Việt nói hai nghĩa, nên họ không chỉ để ý nghĩa đen mà suy ngẫm về cả nghĩa bóng nữa Khi

Trang 7

hiểu ra họ cười nghiêng ngả.

Trong mối giao lưu Nhật-Việt, về phía Nhật Bản, có thể nói ở cấp cao thì công của phái nam, còn cấp đại chúng thì là công lớn của phái nữ Về phía Việt Nam, thì không biết bên nào công lớn hơn? Hay là bằng nhau?

Tương quan ngôn ngữ

Thời Thế Chiến Thứ 2, người Việt biết đến các từ "Joto" (tốt), "Jotonai" (không tốt), "Arigato" (cám ơn), "Sayonara" (tạm biệt) v.v

Ngày nay, người Việt biết tiếng Nhật qua các nhãn hiệu xe cộ như Honda, Suzuki, Yamaha, Toyota, Matsuda, Mitsubishi, Hitachi, Sony, Sanyo, Canon, Nikkon, Ajinomoto, Itochu, Nisho Iwaị , rồi Kimono, Judo, Akido, Karate, Sumo , các địa danh Tokyo, Osaka, Kobe, Hiroshima, Nagasaki, , sau này biết thêm "samurai (võ sĩ đạo), geisha (nữ tiếp viên rượu), sushi (cơm nắm cá), sashimi (gỏi cá), wasabi (mù tạt) , ofuro (nhà tắm), tatami (chiếu) " Còn người Nhật biết đến tiếng Việt qua các từ "áo dài, nón lá, bánh tráng, nước mắm, chả giò, gỏi cuốn, phở bò, phở gà , đổi mới", các địa danh "Hà Nội, Sài Gòn, Huế, Hạ Long, Hội An "

Nhưng nếu đi sâu hơn, thì chúng ta thấy hai dân tộc không chỉ biết nhau

có vậy Người Việt đã dùng hàng trăm từ Hán-Việt trong lãnh vực khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn do người Nhật ghép các chữ Hán đơn thành chữ Hán kép mà cứ tưởng do người Hoa đặt ra Như các từ "tự do, dân chủ, cộng sản, triết học, xã hội, kinh tế, chính trị, diễn đàn, vấn đề, phương pháp, lập trường, diễn thuyết " và khoảng 30 đến 40 % số các thuật ngữ toán trong bậc Trung Học là do người Nhật chế ra, du nhập vào Trung Hoa, được dùng trong Tân Thư rồi truyền vào Việt Nam Giáo Sư Hoàng Xuân Hãn khi soạn cuốn Tự Ðiển Danh Từ Khoa Học khoảng 60 năm trước, để tìm từ đối dịch, ông đã tham khảo chính các từ điển Trung Hoa và Nhật Bản Nay người Việt còn biết thêm "Oshin, Ðôrêmon, nam

ca sĩ Ryo Sasakị " Tới năm 2000, có khoảng 100000 người học tiếng Nhật ở Việt Nam và 14000 người Việt ở Nhật, thì chắc chắn còn tiếp tục

du nhập thêm rất nhiều từ nữa

Ngược lại, số người Nhật qua Việt Nam khá nhiều, mỗi năm khoảng 70,000 người, nên họ biết khá nhiều địa danh Việt như "Biên Hoà, Cần Thơ, Mỹ Tho, Nha Trang, chùa Hương, Lạng Sơn, Sapa, Bát Tràng, Ðà Lạt, Củ Chi, Tân Sơn Nhất, Nội Bài " và những thức ăn, sản phẩm thủ công nghệ Việt Nam được giới thiệu ở Nhật, nên người Nhật biết đến các

Trang 8

từ "phở bò, phở gà, nem, bánh chưng, bánh tét, bánh dầy, bánh cuốn, bún

bò huế, giò lụa, thịt chó, bia, rượu đế, mắm tôm ", trái cây như "đu đủ, mít, soài, thanh long, vú sữa, măng cụt, nhãn, rau muống ", các nghệ sĩ như "Khánh Ly, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy, Ái Vân, Như Quỳnh,

Hương Lan, Hồng Nhung, Thanh Lam, Tam Ca Áo Trắng, Mỹ Linh, Hồng Hạnh, Lam Trường ", các bản nhạc như "Diễm Xưa

(Utsukushìmukashi, Mỹ Tích), Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt Hạ Mỹ Nhân) ", nhạc khí như "đàn tranh, đàn bầu, đàn tơ-rung " Chúng tôi định sưu tập khoảng một ngàn từ loại này và đưa vào trong cuốn Từ Ðiển Nhật-Việt do chúng tôi biên soạn để đẩy mạnh thêm sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc (sẽ hoàn tất trong vài năm tới)

5 bài học từ văn hóa công sở của người Nhật

http://www.thongtinnhatban.net/fr/archive/index.php/f-41.html

Tôn trọng danh thiếp

Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng - một nghi lễ được gọi là Meishi kokan Khi nhận danh thiếp, người ta sẽ cầm bằng cả hai tay, xem xét nội dung cẩn thận và sau đó đọc to các thông tin được in trong tấm thiếp Tiếp đến họ

sẽ đặt vào trong một chiếc hộp đựng danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ để nhắc đến nó khi cần Họ không bao giờ bỏ danh thiếp vào túi

áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng

Chúng ta học được gì từ đó?

Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự coi trọng lẫn nhau Nó thể hiện rằng bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?

Thực ra mỗi một nền văn hóa có một hình thức trao danh thiếp riêng Nếu bạn quá máy móc mà “bê” y nguyên kiểu Meishi kokan đó, rất có thể bạn

sẽ bị coi là “có vấn đề” Tuy vậy, khi nhận danh thiếp, hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin trên đó Sẽ không hại gì khi nhớ tên của một đối tác tiềm năng Và bạn sẽ bị cho là thô lỗ nếu thuận tay nhét tấm danh thiếp vào túi áo gần tay bạn nhất

Làm hài lòng các “cây cao bóng cả”

Theo phong tục, trong một cuộc họp ở Nhật Bản, người ta thường đưa ra

Trang 9

những lời bình luận hay nhận xét dựa vào quan điểm hoặc thái độ của người có cấp cao nhất đang hiện diện ở đó Không ai bày tỏ sự bất đồng với người đó

Khi cúi đầu - một hình thức chào hỏi truyền thống của người Nhật - người ta luôn luôn cúi xuống thấp nhất trước người có địa vị cao nhất Chúng ta học được gì từ đó?

Văn hóa công sở của Nhật Bản luôn thể hiện sự tôn kính và coi trọng những người có địa vị cao bởi sự thông thái và từng trải cùng với những đóng góp quan trọng của họ cho công ty Ở Nhật Bản, tuổi tác đi cùng với địa vị, nói nôm na là “sống lâu lên lão làng” Vì vậy, một người càng cao tuổi thì càng trở nên quan trọng

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?

Luôn biết lắng nghe những người có thâm niên hoặc có địa vị cao hơn bạn trong công ty Nếu bạn bất đồng với người quản lý, hãy thể hiện điều

đó với họ khi chỉ có hai người Không bao giờ được tỏ ra nghi ngờ vai trò hay quyền lực của họ trước mặt các nhân viên khác Bạn cần phải hiểu rằng họ có được địa vị cao như lúc này là nhờ khả năng, kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân họ (dĩ nhiên không tính những thành phần “con ông cháu cha”)

Thấm nhuần động lực qua các khẩu hiệu

Nhiều công ty Nhật Bản bắt đầu ngày làm việc bằng một cuộc họp vào buổi sáng Tại đó, nhân viên sẽ xếp hàng và hô to các khẩu hiệu của công

ty như một cách để truyền cảm hứng và động lực làm việc cũng như sự trung thành Và đó cũng là một hình thức làm tươi mới các mục tiêu của công ty trong tâm trí từng nhân viên

Chúng ta học được gì từ đó?

Những cuộc tập hợp vào buổi sáng hàng ngày như thế này là nhằm nhắc nhở các nhân viên một cách thường xuyên về những mục tiêu lâu dài của công ty Nếu không, chắc chắn rằng những công việc lặt vặt hàng ngày sẽ xóa nhòa hoặc làm lu mờ những mục tiêu ấy

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?

Mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, hãy tự nhắc nhở bản thân về công việc sẽ

Trang 10

phải làm Luôn làm tươi mới các mục tiêu lâu dài trong tâm trí bạn và cần

ý thức được sự cần thiết của hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu sớm nhất Hãy ghi các khẩu hiệu của công ty vào một cuốn sổ nhỏ cầm tay để tiện theo dõi khi bạn cảm thấy chán nản hoặc hoài nghi

“Làm mặt lạnh”

Bạn sẽ không bao giờ thấy được những khuôn mặt lạnh như tiền như những khuôn mặt trong một văn phòng của người Nhật Ngoại trừ đôi lúc cười đùa, nhân viên xứ hoa anh đào không thể hiện tình cảm ra ngoài, đặc biệt là trong các cuộc họp Họ nói chuyện bằng giọng thấp, có chừng mực

và thường nhắm mắt lại khi thể hiện sự chú ý tới người nói - một thói quen mà nhiều người nhầm lẫn là dấu hiệu của sự chán nản

Chúng ta học được gì từ đó?

Người Nhật luôn tôn trọng môi trường làm việc Khiếu hài hước không

có nhiều đất dụng, ngoại trừ trong giờ nghỉ Hầu như không có chuyện va chạm cơ thể giữa các đồng nghiệp Còn vỗ lưng? Tuyệt đối không

Chúng ta áp dụng bài học đó như thế nào?

Đối với nhiều người, một không khí làm việc quá nghiêm túc thật sự gây ngột ngạt Bạn không cần phải coi văn phòng của mình như thánh địa, nhưng cũng không có lý do gì để cư xử như thể đó là nhà đứa bạn thân của bạn Một hình ảnh và tư cách chuyên nghiệp sẽ làm tăng sự tôn trọng đối với công việc và nhờ đó làm tăng năng suất

Làm hăng say, chơi nhiệt tình

Sau một ngày thảo luận quyết liệt, các nhân viên Nhật Bản sẵn sàng tìm cách xả xì trét Đi đến các quầy bar là một hoạt động phổ biến nếu không muốn nói là truyền thống Nếu công sở là nơi đầy những lễ nghi hà khắc thì quầy bar lại là nơi để các doanh nhân Nhật Bản được trút hết bầu tâm

sự

Một điểm đến được ưa thích khác là các quán karaoke Tại đây mọi người được thoải mái hát hò với tiêu chí “hát hay không bằng hay hát” Các điểm đến về đêm như thế này ngoài việc giúp họ cân bằng công việc với giải trí thì còn là nơi để các đồng nghiệp chia sẻ thông tin, thắt chặt tình bạn hay củng cố tập thể

Chúng ta học được gì từ đó?

Ngày đăng: 08/08/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w