GốmViệtNam-Dấuấncủanền
văn hóathuầnViệt
Nghề gốm ở ViệtNam đã có từ thời tiền sử, thời kỳ đồ đồng nhưng phát triển rực
rỡ nhất ở thời Lý Trần (thế kỷ XI-XV). Là một trong những nơi có kỹ nghệ gốm phát
triển sớm ở Châu á, các sản phẩm gốm được tìm thấy trong nhiều di chỉ vănhoá như:
Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long cho đến hậu kỳ đồ đá mới Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò
Mun
Trải qua những giai đoạn phát triển của lịch sử, các sản phẩm gốm ngày càng đạt
đến trình độ và kỹ thuật thẩm mỹ cao, được thể hiện ở ba loại: gốm men trắng ngà chạm
đắp nổi, gốmhoa nâu, gốm men ngọc. Với những thành tựu như vậy, có thể thấy rằng,
gốm ViệtNam không thua kém gốm nước ngoài về giá trị niên đại và giá trị nghệ thuật.
Gốm trong đời sống con người
Gốm rất gần gũi với con người. Từ xa xưa, người ta đã coi đó là thứ đồ dùng hàng
ngày đồng thời là thứ đồ có giá trị hay dùng để trang trí Gốm có ở bất kỳ đâu từ chốn
cung đình lộng lẫy đến mỗi ngôi nhà dân dã. Đối với người dân thường, chum, vại, chậu,
bình dùng để chứa nước, trồng cây, muối dưa cà. Còn đối với vua chúa hay hàng quan
lại trong triều thì gốm làm công phu hơn rất nhiều và ngoài những tác dụng vốn có, dưới
bàn tay tàihoacủa người thợ, gốm biến thành những thứ đồ trang trí quý giá.
Cho tới nay, mặc dù có hàng trăm, hàng nghìn loại sản phẩm mới được sản xuất,
phục vụ cho đời sống của con người nhưng đồ gốmvẫn luôn hiện diện trong hầu hết các
gia đình người Việt. Đó chính là lý do mà các lò gốm tồn tại và ngày càng phát triển. Với
bàn tay khối óc, con mắt nghệ thuật tinh tế cộng với sự nỗ lực, người thợ đã tạo nên
những tác phẩm nghệ thuật bằng gốm không những thể hiện được tinh hoavănhoá dân
tộc từ bao đời truyền lại mà còn thổi vào gốm cái hồn riêng sống động.
Nghề gốm ở ViệtNam trải khắp trên mọi miền đất nước, miền Bắc có gốm Bát
Tràng (Hà Nội); gốm Đông Triều (Quảng Ninh); gốm Thổ Hà, Phù Lãng (Bắc Ninh);
gốm Hương Canh (Vĩnh Phúc); Lò Chum (Thanh Hóa) ở miền Trung có gốm ở làng
Bầu Trúc (Ninh Thuận); miền Nam có gốm Sài Gòn, gốm Bình Dương, gốm Biên Hòa
(Đồng Nai) Sản phẩm gốmcủaViệtNam rất phong phú, từ những vật nhỏ như lọ đựng
tăm, bát, đĩa những sản phẩm cỡ trung bình như lọ hoa, tượng phật, thiếu nữ, bộ ấm trà,
chậu cảnh đến những sản phẩm cỡ lớn như lọ độc bình, đôn voi, chum, choé Tuy gốm
hiện đại cũng có một số nét thay đổi nhưng về cơ bản vẫn giữ được truyền thống và linh
hồn củagốm xưa. Có thể coi gốm là dấuấncủanềnvăn minh lúa nước, nềnvănhóa
thuần Việt.
Một số loại gốm tiêu biểu
Gốm đất nung
Đó là một số loại điển hình như: Gốm Phùng Nguyên, Gốm Đồng Đậu, Gốm Gò
Mun
Giai đoạn Phùng Nguyên tồn tại vào khoảng nửa đầu thiên niên kỷ II trước CN
(công nguyên). Gốm Phùng Nguyên có những nét khắc tinh xảo, chủ yếu là hoavăn răng
lược, khắc vạch, làn sóng, một số thiên về lối hình học. Tổ tiên của chúng ta đã biết dùng
màu đất trắng và màu đá son tô thắm lên bề mặt hình khắc củagốm trước khi nung, đã
biết nung độ lửa già nhất của đất nung.
Giai đoạn Đồng Đậu ở vào khoảng nửa sau thiên niên kỷ II trước CN. Gốm Đồng
Đậu có hoavăn đa dạng: xoắn ốc, răng cưa, đường chấm song song, hình trám in
Giai đoạn Gò Mun tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỷ I trước CN. Gốm Gò Mun có
nhiều hoavăn hình học. Nhiều hoavăn bắt chước hoavăn trên đồ đồng.
Gốm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun không chỉ phong phú về hoa văn, mà còn
phong phú về hình dáng. Nhiều hình dáng cho đến sau này vẫn còn được bảo tồn trong
các lò gốm dân gian, như: loại vò có miệng loe đứng, cổ cao, bụng nở (Đồng Đậu); loại
vò, nồi có miệng loe rộng, cổ ngắn, bụng nở (Đồng Đậu); bát, bình, cốc, ống nhổ chân
thấp, chân cao (Phùng Nguyên)
Trong thời đại đồng thau phát triển rực rỡ, gốm đất nung trang trí ngày một công phu
và có xu hướng bắt chước đồ đồng, nhất là về mặt hoa văn. Điều đó khẳng định rằng
nghệ thuật dân gian đã tồn tại và phát triển từ trong cuộc sống của quần chúng, thường
được thể hiện rộng rãi từ những chất liệu, đồ dùng thông thường nhất (như đồ mây tre
tiếp đến là đồ đất nung). Vì thế, nghệ thuật đất nung bắt chước nghệ thuật đồ đồng, không
hề làm giảm mà ngược lại còn làm sáng tỏ thêm phong cách nghệ thuật đồ đồng cùng
thời.
Gốmhoa nâu
Theo các nhà nghiên cứu, gốmhoa nâu có từ trước thế kỷ XI, ra đời cùng với gốm
men da lươn. Gốmhoa nâu, thường thuộc loại sành xốp, men ngà bóng, hoavăn màu
nâu. Hoa được khắc vạch trên xương đất ướt trước khi tô màu. Cũng có loại nền nâu, hoa
văn trắng. Dần về sau, gốmhoa nâu được thể hiện theo nhiều kỹ thuật khác nhau, nhưng
căn bản vẫn là những chất liệu: men tro, đá son, đá thối hoặc rỉ sắt, hoàn toàn giống
nguyên liệucủagốm men da lươn.
Đặc điểm phong cách củagốmhoa nâu là hình dáng đầy đặn, chắc khỏe, phù hợp
với lối khắc, lối tô mảng to mảng nhỏ sâu nông tùy ý. Đề tài trang trí gắn bó với thiên
nhiên và cuộc sống con người: tôm, cá, voi, hổ, chim khách, hoa sen, hoa súng, lá khoai
nước, lá râm bụt, võ sĩ đấu giáo, cưỡi voi,
Giai đoạn tiêu biểu nhất củagốmhoa nâu, về mặt nghệ thuật cũng như kỹ thuật, là
từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Nó mang rõ nét của loại gốmhoa nâu rất Việt Nam, không
một loại gốm nước ngoài nào lẫn lộn được. Chỉ một màu nâu mà tạo ra nhiều sắc thái,
không đơn điệu.
Gốm men ngọc
Gốm men ngọc thịnh hành vào thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIV. Gốm men ngọc
với hoavăn khắc chìm hoặc in nổi chủ yếu trong lòng bát, lòng đĩa dưới mầu men ngọc
trong suốt, cho ta một vẻ đẹp dịu dàng sâu đậm.
Đề tài trang trí thường là hoa lá, chim phượng, một số ít có hình người lẫn trong hoa
lá. Hoavăn men ngọc có ảnh hưởng nhiều củahoavăn chạm khắc lên đá đương thời.
Gốmhoa lam
Gốmhoa lam có từ cuối thế kỷ XIV. Hình dáng và bút pháp ban đầu rất đơn giản.
Mầu lam dưới men lộ rõ sắc, men bám chặt vào xương đất có độ rắn cao. Đó là loại "sành
sứ" được phát triển cho đến ngày nay, tuy phong cách mỗi thời đều có thay đổi.
Gốmhoa lam thường trang trí dưới men, nhưng không khắc vạch, và chỉ vẽ lối nhẹ
nhàng như thủy mặc. Vẻ đẹp tiêu biểu củagốmhoa lam là lối vẽ phóng bút trên các lọ
hoa, chân đèn, bát đĩa to hoặc nhỏ. Đề tài trang trí thường là rồng, phượng, mây, hoa sen,
hoa cúc dây
Với mầu lam ngả về xám trên nền trắng hơi ngà, hình dáng của loại gốm này cũng
có nhiều cái đẹp độc đáo: bát, chén, đĩa chân rất to và rất cao; chân đèn, lọ hoa dáng khỏe
mà thanh nhã. Đặc biệt từ giữa thế kỷ XV, một số chân đèn, lư hương, lọ hoa, con giống
không những khắc niên đại mà có khi còn khắc cả tên người làm. Đó là điều rất hiếm
trong nghệ thuật cổ đại Việt Nam.
Gốm vẽ mầu trên men và gốm nhiều men mầu
Gốm vẽ mầu trên men dường như chỉ để xuất khẩu. Hiện nay, mới phát triển các loại
bát đĩa với hình dáng và xương đất giống các loại gốmhoa lam ở thế kỷ XV, XVI. Mầu
trên men chủ yếu là mầu đỏ đậm, mầu xanh đồng, mầu lam nhạt.
Gốm nhiều men mầu, thịnh nhất và đẹp nhất là ở thế kỷ X, XVII. Giai đoạn này,
nghệ thuật điêu khắc gỗ ở các đình chùa đạt đến đỉnh cao. Gốm dùng vào việc thờ cúng
giống như điêu khắc gỗ; rất nhiều lư hương, chân đèn, gốm chạm trổ công phu với đề tài
rồng, phượng, hạc, tôm, cá, người Hiện vật được phủ các mầu men vàng đậm, xanh
đồng, lam, trắng ngà chảy bóng và trong suốt quyện vào nhau. Tất cả tạo nên một hòa sắc
quý và đẹp đặc biệt Việt Nam.
Hiện nay, trong khi gốmcủa một số nước khác đang xâm nhập vào thị trường trong
nước và cạnh tranh với gốmViệt Nam, gốmViệtvẫn giữ được nét đặc sắc, thương hiệu
riêng. Bên cạnh một số làng gốm đang dần bị thương mại hóa, vẫn còn rất nhiều trung
tâm làm gốm luôn vượt qua khó khăn, sản xuất và ngày càng phát triển, đem sản phẩm
gốm chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước.
. Gốm Việt Nam - Dấu ấn của nền
văn hóa thuần Việt
Nghề gốm ở Việt Nam đã có từ thời tiền sử, thời kỳ đồ đồng. nước, nền văn hóa
thuần Việt.
Một số loại gốm tiêu biểu
Gốm đất nung
Đó là một số loại điển hình như: Gốm Phùng Nguyên, Gốm Đồng Đậu, Gốm Gò