Bài tóm tắt: BốnmươinămnhìnlạiHiệpđịnhGiơnevơvềViệtNam Lưu Văn Lợi Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu bối cảnh, tình hình diễn biến Đông Dương năm 1953, 1954.Vắn tắt như sau: * Đông Dương 1953 − Tình hình Pháp: Tướng Đờ Gôn tuyên bố: “Chúng ta nhất định thắng vì chúng ta mạnh hơn” Nhưng: quân đội viễn chinh của Pháp ngày càng thất bại hơn (thất bại Biên Giới 1950), đồn bốt bị tiêu diệt, nhiều vùng bị rơi vào tay quân Việt Nam… Ngày 13/7/1953, Pháp tuyên bố lập trường của Pháp là muốn giải quyết vấn đề Đông Dương như vấn đề Triều Tiên. Ngày 27/7/1953, Trung Quốc, Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và Mỹ đã ký Hiệpđịnh Bàn Môn Điếm kết thúc chiến tranh kéo dài 3 năm. − Về phía Liên Xô: cũng muốn đi đến giải quyết vấn đề Đông Dương để ngăn Mỹ mở rộng chiến tranh ở Đông Dương và củng cố hòa hoãn ở Viễn Đông. − Về phía Mỹ: tiếp tục tăng cường viện trợ cho Pháp, tuyên bố với các sĩ quan Pháp và Ngụy rằng: trong bất kỳ trường hợp nào cũng không thể đàm phám với Việt Minh. − Về phía Pháp: dư luận Pháp hoan nghênh cuộc đình chiến ở Triều Tiên và đòi chấm dứt chiến tranh Đông Dương. − Về phía ViệtNam Dân Chủ Cộng Hòa: sẵn sàng thương lượng và giải quyết vấn đề ViệtNam theo lối hòa bình. Ngày 18/2/1954, Hội Nghị Tứ Cường thỏa thuận họp hội nghị quốc tế tại Giơ-ne-vơ để bàn về vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương. * Hội Nghị Giơnevơvề vấn đề Đông Dương : Ngày 7/5/1954, ViệtNam dành chiến thắng Điện Biên Phủ và ngày 8/5 thì Hội nghị Giơnevơvề vấn đề Đông Dương khai mạc. Thành phần tham dự: Có 9 đoàn đại biểu tham gia: Anh, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Lào, Campuchia, Đoàn của ViệtNam DCCH do Phạm Văn Đồng dẫn đầu và đoàn của Quốc Gia ViệtNam do Nguyễn Quốc Định dẫn đầu. Diễn biến:Trong bài phát biểu đầu tiên, Ngoại trưởng Phạm Văn Đồng đã đưa ra 8 điểm trong đó điểm đầu tiên là: Pháp công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam, Lào, và Campuchia, và phải rút quân đội khỏi 3 nước này. − Giải pháp quân sự cho chiến tranh ViệtNam bao gồm: vấn đề ngừng bắn, điều chỉnh khu vực, tập kết, trao trả tù binh và thường dân bị giam giữ… − Giải pháp chính trị cho chiến tranh ViệtNam bao gồm: công nhận quyền dân tộc cơ bản, vạch giới tuyến quân sự tạm thời, tổng tuyển cử tự do, đảm bảo các quyền tự do dân chủ, không phân biệt đối xử với những người đã cộng tác với đối phương trong thời gian chiến tranh… Thời kỳ từ 8/5- 19/6/1954: Các bên trình bày lập trường của mình về giải quyết vấn đề ViệtNam và Đông Dương. ViệtNam DCCH đưa ra 8 quan điểm cho vấn đề Việt Nam, Pháp đưa ra 9 quan điểm.Hội nghị nhất trí lấy 2 lập trường của 2 bên làm cơ sở dữ liệu. Pháp nhân nhượng Mỹ, Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng miền Nam Chu Ân Lai gặp Eden, Bidault, Mendes-France khẳng địnhlại ý muốn đi tới 1 giải pháp về vấn đề Đông Dương.Ngày 27/5, Pháp chấp nhận đề nghị của ViệtNamvề việc gặp gỡ để bàn về vấn đề phân chia vùng tập kết, thể thức ngừng bắn Thời kỳ từ 20/6-10/7/1954: Mỹ ngăn cản Anh, Pháp sớm đi đến kết thúc chiến tranh Đông Dương, đạt được 7 điều kiện (7 điểm) mà giải pháp Đông Dương phải tuân theo. Pháp rất hài lòng về 7 điểm này. Chu Ân Lai Gặp Hồ Chí Minh đề nghị ta lấy sông Bến Hải làm giơi tuyến quân sự tạm thời, thời hạn tổng tuyển cử là 2 năm. Thời kỳ từ 11-20/7, đoàn đại biểu ViệtNam chấp nhận vĩ tuyến 17 và thời hạn tổng tuyển cử là 2 năm.Ngày 21, Hội nghị nhất trí thông qua bản tuyên bố cuối cùng, đây là 1 văn kiện rất quan trọng. * Lập lại hòa bình, đòi hiệp thương và tổng tuyển cử . Tiếng súng ngừng nổ ở Bắc Bộ ngày: 27/7/1954, miền Trung ngày: 1/8, ở Nam Bộ ngày 11/8.Việt Nam và Pháp thỏa thuận chuyển Hội nghị Trung Giã thành Ủy ban liên hợp. Lệnh ngừng bắn nói chung được thi hành nghiêm chỉnh, việc tập kết và chuyển quân về 2 miền được tiến hành đúng thời hạn. Trong thời gian 300 ngày, ta trao trả sòng phẳng tù binh cho Pháp và ngụy. Nhưng vấn đề phức tạp nhất là vấn đề công giáo di cư vào Nam. Từ cuối tháng 5/1954, Mỹ và Anh trao cho Pháp đề án tối thiểu 7 điểm trong đó điểm thứ 6 về việc cho phép người từ miền này di cư sang miền kia. Đấy là âm mưu cưỡng bức, dụ dỗ nửa triệu người công giáo theo 1 kế hoạch chuẩn bị từ trước.Bế mạc hội nghị Giơnevơ, Mỹ không chịu kí bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị mà lại ra 1 bản tuyên bố riêng. Ngày 26/4/1956, Pháp hoàn toàn rút khỏi miền NamViệt Nam, chấm dứt 80 năm thống trị Việt Nam. Chính phủ ViệtNam DCCH đề nghị đại biểu 2 miền mở hội nghị Hợp Thương. Chính quyền Ngô Đình Diệm khước từ hiệp thương vấn đề thống nhất miền Bắc, tổ chức tổng tuyển cử riêng rẽ. Tổng thống Giôn xơn của Mỹ đồng thời phát động 2 cuộc chiến tranh: chiến tranh phá hoại bằng không quân trên miền Bắc và chiến tranh cục bộ ở miền Nam. Tại Pari, Mỹ chịu chấm dứt không điều kiện việc ném bom miền Bắc, chế độ Sài Gòn miền Nam hoàn toàn sụp đổ, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. * Chính nghĩa, niềm hy vọng Sau hiệpđịnhGiơnevơnăm 1962, Mặt trận dân tộc giải phóng miền NamViệtNam đã đề nghị với chính quyền Sài Gòn đưa miền nam vào con đường hòa bình trung lập như ở Lào. Mỹ không chấp nhận, cố tình phá hoại, xé bỏ Hiệpđịnh Giơnevơ, chấp nhận Hiệpđịnh Paris 1973 vềViệt Nam. Trớ trêu thay, Hiệpđịnh Paris 1973 chỉ là sự tái hiện các nguyên tắc của Hiệpđinh Giơnevơ. * Đánh giá của bản thân vềHiệpđịnh Giơnevơ: Hội nghị Giơnevơ kéo dài suốt 75 ngày, cuối cùng đã kết thúc với thắng lợi cơ bản thuộc về nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia. Âm mưu phá hoại Hội nghị để kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Mĩ và bọn hiếu chiến Pháp bị thất bại. Hòa bình đã được lập lại trên bán đảo Đông Dương. Nguyên nhân thắng lợi cơ bản là có đường lối chính trị, đường lối ngoại giao đúng đắn của Đảng, đặc biệt là do quân dân ta đã đoàn kết nhất trí, chiến đấu anh dũng suốt 9 năm, làm thất bại âm mưu xâm lược của kẻ thù, trực tiếp là thắng lợi của cuộc tổng tiến công chiến lược Đông xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ. Khối đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia ngày càng chặt chẽ. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là chính nghĩa, được nhân dân Liên Xô, nhân dân Trung Quốc và nhan dân các nước dân chủ nhân dân, các nước yêu chuộng hòa bình,kể cả nhân dân Pháp đồng tình ủng hộ.Hiệp địnhGiơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương, được các cường quốc lớn nhất trên thế giới tôn trọng, ghi nhận sự thất bại hoàn toàn thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược. Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, HiệpđịnhGiơnevơ đã góp phần lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Nhân dân miền Bắc từ đây có điều kiện để bắt tay vào công cuộc xây dựng hòa bình, khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.Hội nghị Giơnevơ cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh ngoại giao, đàm phán thương lượng của ta trong các giai đoạn cách mạng sau này. . tóm tắt: Bốn mươi năm nhìn lại Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam Lưu Văn Lợi Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu bối cảnh, tình hình diễn biến Đông Dương năm 1953,. bỏ Hiệp định Giơnevơ, chấp nhận Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam. Trớ trêu thay, Hiệp định Paris 1973 chỉ là sự tái hiện các nguyên tắc của Hiệp đinh Giơnevơ.