1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HƯU NÔ LỆ PHƯƠNG TÂY

44 6,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 5,43 MB

Nội dung

Trong pháp luật chiếm hữu nô lệ phương Tây lĩnh vực dân sự hay lĩnh vực hình sự phát triển hơn2. Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các nhà nước ở các quốc gia – thành ban

Trang 1

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

CHIẾM HỮU NÔ LỆ

PHƯƠNG TÂY

Ths Lê Thị Nga

Trang 2

CÂU HỎI

1 Tại sao các nhà nước chiếm hữu nô lệ

phương Tây lại có hình thức chính thể cộng hòa?

2 Trong pháp luật chiếm hữu nô lệ phương

Tây lĩnh vực dân sự hay lĩnh vực hình sự phát triển hơn? Tại sao?

Trang 3

Tổng quan

A Hy Lạp cổ đại

B La Mã cổ đại

Trang 4

A Hy Lạp cổ đại

I Nhà nước

II Pháp luật

Trang 5

Bán đảo Hy lạp và đảo lân cận

Trang 6

I Nhà nước Hy Lạp

Crét và Mixen của bán đảo Hy Lạp đã xuất hiện nhà nước và sau đó chúng bị tiêu diệt Đến thế kỷ thứ VIII – VI TCN, một số nhà nước lại được hình thành ở các thành bang.

- Lãnh thổ Hy lạp chiếm hữu nô lệ gồm lục địa

Hy Lạp ngày nay, cùng một số đảo thuộc biển Êgiê và vùng Tây Tiểu Á.

Trang 7

A Hy Lạp cổ đại

2 Những nhà nước sơ khai – Crét – Mixen: từ thời kỳ đồ đá mới ở lục địa Hy Lạp và một số đảo ở vùng biển Êgiê đã có người sinh sống Cư dân Crét giỏi ngề dệt, chăn nuôi, trồng trọt và buôn bán với Ai Cập Đầu TNK II TCN, với sự phát triển của kinh tế, sự phân hoá giai cấp ngày càng trở nên sâu sắc và làm hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ Đến giữa TNK những tiểu vương quốc này hợp nhất và được tổ chức dưới hình thức chính thể quân chủ chuyên chế như ở phương Đông

Trang 8

2 TT

Ở Mixen, đến khoảng thế kỷ XVII, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, một số nhà nước cùng bắt đầu hình thành, tồn tại khoảng 500 năm Hình thức chính thể cũng là hình thức chính thể quân chủ chuyên chế.

Vào thế kỷ XII TCN, tộc người Akêăng và sau đó

là người Đôriêng từ bắc Hy Lạp tràn xuống, kết quả đã huỷ diệt nền văn minh cổ đại do người bản địa xây dựng Hy Lạp quay trở lại hình thức cộng sản nguyên thuỷ.

Trang 9

A Hy Lạp cổ đại

3 Quá trình hình thành, phát triển và suy vong của các nhà nước ở các quốc gia – thành bang

- Sự hình thành nhà nước: quá trình hình thành nhà nước trải qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu (TK XI – IX TCN): giai đoạn này được phản ánh qua 2 tập sử thi “Iliát” và “Ôđixê” của Hô – me nên còn được gọi là giai đoạn Hô – me Giai đoạn này sau khi người Đôriêng xâm giành được chiến thắng đã tái lập chế độ cộng sản nguyên thuỷ, tuy nhiên chế độ này đã nhanh chóng tan rã do sự phát triển của các công cụ bằng sắt dẫn đến sự phân hoá xã hội

+ Giai đoạn thứ hai (thế kỷ VIII – VI TCN): giai đoạn xuất hiện nhà nước do hai hệ quả đến từ sự phát triển kinh tế: phân chia dân cư trong xã hội thành các giai cấp và hình thành các thành bang

Trang 10

3 TT

• Thời kỳ phát triển và phồn thịnh của nhà nước (trước thế kỉ IV TCN): sau khi các thành bang được thành lập, trong nhiều thế kỉ người Hy Lạp đua nhau đi chiếm hữu các vùng đất ở ven biển bắc Phi và vành đai quanh Hắc Hải, ở những vùng đất mới này họ lập nên những thành bang Vào đầu thế kỷ thứ V TCN, đến lượt mình, các thành bang phải liên hợp lại với nhau chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Ba Tư Thắng lợi trước Ba Tư đã làm cho kinh tế Hy Lạp phát triển theo

đó quan hệ nô lệ phát triển đến tột đỉnh Nô lệ được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế, trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội

Trang 11

3 TT

kỷ IV – II TCN): từ thế kỷ IV TCN, các thành bang Hy Lạp lâm vào tình trạng khủng hoảng Giữa thế kỷ IV TCN, Makêđônia thôn tính Hy Lạp, mặc dù Hy Lạp vẫn mang hình thức độc lập song dân cư càng ngày càng bị phân hoá dữ dội Các cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo càng ngày càng quyết liệt Thể chế dân chủ chủ nô mất dần vai trò Từ thế kỷ III TCN, mầm mống quan hệ phong kiến bắt đầu nảy sinh Giữa thế

kỷ II TCN, Hy Lạp bị La Mã thôn tính.

Trang 12

II Xpác

1. Sự ra đời của nhà nước

Vào thế kỷ XII – XI TCN, người Đôriêng tràn vào

chiếm vùng đồng bằng Lacôni của người Akêăng Thế

kỷ IX người Đôriêng xây dựng thành bang Xpác Thế

kỷ VIII – VII TCN người Đôriêng tiếp tục tổ chức xâm lược vũ trang chiếm được thêm một vùng bên cạnh và biến cư dân ở đây thành nô lệ tập thể (Ilốt) Người

Đôriêng và một bộ phận người Akêăng đã “Đôriêng

hoá”, là kẻ thống trị, hợp thành “công xã bình đẳng” Ruộng đất ở Lacôni và Metxeni được chia thành nhiều khoảnh, giao cho các gia đình Xpác sử dụng, nhưng không được bán hoặc chia thành mảnh nhỏ Người

Xpác có quyền để lại cho con cháu ruộng đất và cả gia đình người Ilốt cư trú ở đó

Trang 13

- Hội đồng trưởng lão gồm 28 vị trưởng lão và 2 vua

Trưởng lão là người từ 60 tuổi, và lựa chọn từ những

quý tộc chủ nô giàu có nhất Hội đồng quyết định những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia

- Hội nghị công dân là cơ quan quyền lực cao nhất Mọi công dân từ 30 tuổi trở lên đều có quyền tham gia Hội nghị công dân, cơ quan này không có quyền thảo luận

mà chỉ có quyền thông qua hay phản đối những quyết định của Hội đồng trưởng lão

Trang 14

II TT

- Về sau Xpác thành lập thêm Hội đồng 5 quan giám sát Thành viên của Hội đồng là những đại biểu quý tộc chủ nô giàu có nhất và bảo thủ

nhất Có đầy đủ các quyền lực như giám sát 2 vua, Hội đồng trưởng lão, triệu tập và chủ trì Hội nghị trưởng lão, Hội nghị công dân, có quyền

giải quyết mọi công việc ngoại giao, tài chính, tư pháp, thẩm tra tư cách công dân

- Chỗ dựa của nhà nước là quân đội, quân đội

được tổ chức chặt chẽ, huấn luyện công phu, kỹ thuật tác chiến cao Quân đội có 2 lực lượng

chính là lục quân và thủy quân.

Trang 15

- Với sự phát triển kinh tế, Aten thống nhất được toàn bộ vùng

Áttích Mỗi bộ lạc chia thành 12 vùng, cư dân tự do được chia thành

3 tầng lớp: quý tộc, nông dân và công thương.

- Tổ chức thị tộc theo kiểu truyền thống dần không còn phù hợp, quyền lực thị tộc tập trung vào tay tầng lớp quý tộc, Hội nghị nhân dân mất dần vai trò Hội đồng quan chấp chính do quý tộc bầu lên dần thâu tóm quyền hành Ban đầu nhiệm kỳ của quan chấp chính

là suốt đời, về sau là 10 năm, sau còn lại 1 năm bầu lại 1 lần.

- Xã hội Aten đã thay đổi trên hai phương diện: 1: cư dân không còn tổ chức theo huyết thống mà theo khu vực lãnh thổ 2: Trong thị tộc xuất hiện quyền lực mới, không còn mang tính chất quyền lực xã hội, quyền lực này tập trung vào tay quý tộc thị tộc.

Trang 16

III Aten

• Tổ chức bộ máy nhà nước: Aten được tổ chức theo hình thức chính thể cộng hoà dân chủ, hình thức chính thể này được hoàn thiện qua 3 cuộc cải cách: cải cách

Xôlông (594 TCN), cải cách Clixten (509 TCN) và cải

cách của Pêriclet (giữa thế kỷ V TCN)

• Cải cách của Xôlông đặt nền móng cho sự hình thành chính thể cộng hoà dân chủ Với tư cách là quan chấp chính ông căn cứ vào số lượng tài sản để chia cư dân tự

Trang 17

III Aten

• Cải cách Clixten: ông chia Aten ra thành 3 khu vực, mỗi khu vực lại chia thành 10 phân khu, và 3 phân khu họp thành 1 bộ lạc mới Hệ quả là xã hội cũ đã hoàn toàn bị đảo lộn, sự ảnh hưởn của quý tộc cũ đối với công dân bị suy giảm

• Mở rộng Hội đồng 400 người thành Hội đồng 500 người, mỗi bộ lạc được cử 10 người Mở rộng quyền được bầu vào Hội đồng cho cả đẳng cấp thứ 4

• Thành lập Hội đồng 10 tướng lĩnh Hội đồng nắm quyền chỉ huy quân đội, đồng thời là cơ quan hành chính cao nhất

• Đặt ra luật bỏ phiếu bằng vỏ sò Hàng năm, vào mùa xuân, đại hội công dân họp phiên đặc biệt Trong cuộc họp mọi người có quyền viết tên người mà mình nghi

ngờ có âm mưu độc tài Người nào có 6000 phiếu sẽ bị trục xuất khỏi Hylạp

Trang 18

III Aten

bắt đầu trả lương cho những nhân viên nhà

nước, điều này cho phép người nghèo cũng có thể tham gia các chức vu chính quyền Từ 457, binh lính, sỹ quan, thuỷ thủ cũng được cấp

lương.

Họi nghị công dân, cứ 10 ngày họp 1 lần Đây là nơi thảo luận và quyết nghị những vấn đề lớn của đất nước

Trang 19

- Hội đồng 500 người, mỗi bộ lạc được bầu 50 người, từ

30 tuổi trở lên Hội đồng chia thành 10 nhóm, luân

phiên làm việc trong 1 năm Đây là cơ quan ngoại giao của nhà nước, giải quyết các công việc ít quan trong

giữa hai kỳ họp của HNCD Hội đồng có quyền quản lý tài chính, giám sát các công việc của nhân viên chính quyền, thảo luận sơ bộ các vấn đề quan trọng trước khi

Trang 20

III Aten

- Hội đồng 10 tướng lĩnh: được bầu hàng năm bằng

cách biểu quyết giơ tay trong HNCD Thành viên của Hội đồng có thể được bầu nhiều nhiệm kỳ Là cơ quan chỉ huy quân đội, thực hiện chính sách đối ngoại nhưng chịu

sự kiểm soát của HNCD

- Toà bồi thẩm: là cơ quan xét xử và cơ quan giám sát

tư pháp cao nhất, được bầu hàng năm bằng phương

pháp bỏ phiếu ở HNCD Công dân từ 30 tuổi trở lên có quyền ứng cử

- Quân đội và cảnh sát: là lưc lượng quan trọng trong bộ máy nhà nước, cảnh sát đảm nhiệm nhiệm vụ giữ gìn

trật tự xã hội

Trang 21

Parthenon ở Athena

Trang 22

A Hy Lạp

IV Pháp luật

1 Nguồn luật: nguồn chủ yếu là các đạo luật, đạo luật được áp dụng rộng rãi trước cải cách của Xôlông là Luật Đracông ban hành vào thế kỷ VI TCN, đây là đạo luật mang tính hà khắc nhất trong các đạo luật của thời kỳ chiếm hữu nô lệ Đến thời kỳ của Xôlông, một số hình phạt hà khắc của đạo luật này bị bãi bỏ

Nguồn thứ hai bổ sung cho các đạo luật là các tập quán Trong những trường hợp không có luật thành văn điều chỉnh, quan toà thường dựa vào các tập quán bất thành văn và kinh nghiệm của bản thân

Trang 23

A Hy Lạp

2 Các chế định cơ bản

- Quan hệ về tài sản: pháp luật trong lĩnh vực này đã đạt đến trình độ cao, dù chưa đưa ra được khái niệm về quyền sở hữu nhưng người Aten đã có khái niệm về bất động sản Theo đó, thương gia nước ngoài không được quyền sở hữu bất động sản Những dụng cụ lao động,

nô lệ, gia súc là một phần hợp thành của bất động sản Thợ thủ công, bộ lạc đều có quyền sở hữu bất động

sản

Vật nhìn thấy được là: ruộng đất, nhà cửa, gia súc, nô lệ…Vật không nhìn thấy được là tiền bạc, đồ trang sức quý

Trang 24

A Hy Lạp

• Hôn nhân và thừa kế:

- Hợp đồng về hôn nhân do bố cô dâu thực hiện Sau

đám cưới người vợ thuộc sở hữu của người chồng,

người vợ không có quyền gì trong gia đình

- Quyền thừa kế chỉ dành cho con trai Các con trai bình đẳng trong nhận thừa kế Trường hợp không có con trai, con gái có quyền thừa kế, nhưng để đảm bảo tài sản

cho bộ lạc, người con gái phải kết hôn với người họ

hàng thuộc dòng họ bố

• Chế định luật hình sự:

So với dân sự, hình sự kém phát triển hơn Trong luật còn duy trì nhiều nguyên tắc của xã hội thị tộc như: trả thù ngang bằng và tự xét xử Tuy nhiên, ở Hy Lạp đã có

sự phân biệt giữa lỗi cố ý và vô ý Luật cũng đã quy

định hình thức trọng tội

Trang 25

A Hy Lạp

• Các quy định về tố tụng:

- Việc xét xử phải được tiến hành trên cơ sở điều tra

- Bị cáo và bị hại đều có quyền đưa ra nhân chứng, vật chứng Vật chứng phải được niêm phong bằng vật

chuyên dùng và đưa ra phiên toà trong tình trạng niêm phong

- Bồi thẩm đoàn nghe các bên trình bày, người đứng

đầu phiên toà đưa ra kết luận Các quan toà tiến hành

bỏ phiếu kín, trường hợp số phiếu thuận và phiếu chống bằng nhau, người đứng đầu phiên toà có kết luận cuối cùng

Trang 26

TƯỢNG NỮ THẦN CÔNG LÝ

3 BIỂU TƯỢNG CỦA

CÔG LÝ:

trưng cho quyền lực;

sự công bằng;

tượng trưng cho tính

khách quan

Trang 27

Đế chế La Mã cổ đại thời Trajan (98 - 117)

Trang 28

B La Mã cổ đại

I Nhà nước

1 Sự ra đời của nhà nước

Lịch sử La Mã cổ đại bắt đầu vào khoảng thế kỷ VIII hoặc VII TCN Trước khi La Mã chiếm toàn bộ Italia, trên bán đảo có 3 tộc người sinh sống ở 3 vùng Vùng nam Italia người Hy Lạp đến kinh doanh và thành lập một số thành bang từ thế kỷ VIII – VI TCN.vùng bắc Italia là nơi sinh sống của người Êtơrutxcơ Người Latin sinh sống ở miền trung

là 4 bộ lạc khu vực Căn cứ và tài sản dân cư có tài sản được chia ra thành 5 đẳng cấp, ngoài ra còn có những người nghèo không được xếp vào các đẳng cấp trên Việc phân chia đẳng cấp gắn chặt với việc tỏ chức quân đội.

Trang 29

Rô Ma ngày nay- trung tâm La Mã

cổ đại

Trang 30

I Nhà nước

xăngturi và 18 xăngturi kỵ binh Từ đẳng cấp 2 đến 5 mỗi đẳng cấp có 20 hoặc 30 xăngturi,

riêng những người ngheo có 5 xăngturi.

chính là sự phát triển của kinh tế, thì việc chống lại sự thống trị của người Êtơrutcơ của người La

Mã đã xúc tiến quá trình hình thành nhà nước Vào năm 509 TCN, ông vua cuối cùng của người Êtơrutcơ – vua Táccanh II đã bị đuổi khỏi thành

La Mã.

Trang 31

- Cơ quan hành pháp và tư pháp có 2 hội đồng: Hội đồng quan chấp chính, gồm 2 viên quan chấp chính do đại hội Xăngturi bầu ra, nhiệm kỳ 1 năm Nắm quyền tổn chỉ huy quân đội, triệu tập đại hội viện nguyên lão và hội nghị nhân dân, có quyền sa thải quan lại cấp dưới Hội đồng quan án

chuyên giải quyết các vấn đề dân sự và hình sự Khi Hội đồng quan chấp chính đi vắng thì đảm nhiệm công việc của Hội đồng quan chấp chính.

- Viện quan bảo dân, đầu tiên là 2, sau số lượng thành viên tăng lên 10 Quan bảo dân do đại hội nhân dân bầu ra Đây là cơ quan có quyền phủ quyết những quyết nghị của Viện nguyên lão, có quyền bắt giữ và lấy phúc cung của quan lại hoặc nhân viên nàh nước.

Trang 32

B La Mã

- Đại hội công dân gồm có đại hội Xăngturi và đại hội nhân dân.

Đại hội xăng tu ri tổ chức theo đơn vị quân đội

tranh và hoà bình, bầu các chức quan cao nhất của nhà nước.

Đại hội nhân dân: mang tính hình thức.

Cuối thế kỷ II TCN, nhất là giữa thế kỷ I TCN, nhà nước La Mã có xu hướng tăng cường

chuyên chính, hình thức chính thể chuyển từ

chính thể cộng hoà quý tộc sang kiểu nhà nước

Trang 33

17 tuổi trở lên đều phải tham gia quân đội.

- Thế kỷ V TCN, tổ chức quân đội chuyển sang chuyên môn hoá, trở thành quân đội thường trực Thời gian

phục vụ trong quân đội cận vệ là 15 năm, lính lê dương

là 20 năm, quân đội liên minh là 25 năm

- Cơ sở xã hội của nhà nước: 2 giai cấp chính là chủ nô

và nô lệ Ngoài 2 giai cấp trên còn có tầng lớp bình dân Quyền công dân chỉ trao cho đàn ông thuộc giai cấp chủ nô

Trang 34

Đấu trường La Mã

Trang 35

B La Mã

II Pháp luật

1 Pháp luật trong thời kỳ cộng hoà sơ kỳ:

- Nguồn luật: Luật 12 bảng ban hành năm 449 TCN

Trang 36

của Viện nguyên lão và quan điểm của các luật gia nổi tiếng và về sau bao gồm cả pháp luật nhân dân.

+ Công pháp bao gồm tất cả các quy định pháp luật liên quan đến chế độ nhà nước La Mã.

+ Tư pháp bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ liên quan đến lợi ích cá nhân như quan hệ sở hữu tài sản, gia đình, thừa kế.

Trang 37

II Pháp luật

• Nội dung:

- Quyền sở hữu: Luật La Mã đã đưa ra khái niệm quyền

sở hữu gồm hai quyền năng: sử dụng và định đoạt Tuy nhiên người có quyền sở hữu cũng bị hạn chế khi sử

dụng tài sản htuộc sở hữu của mình trong một số

trường hợp (canh tác đất đai và bãi chăn thả gia súc)

- Quyền chiếm hữu: người La Mã không đưa quyền

chiếm hữu vào trong quyền sở hữu, xuất phát từ quan niệm quyền chiếm hữu là quyền sử dụng và ý muốn

thực hiện quyền đó của mình đối với tài sản của người khác để phục vụ cho chính bản thân mình Luật đã phân biệt được chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu bất hợp pháp để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp

Trang 38

II Pháp luật

- Chế định hợp đồng và trái vụ: Nghĩa vụ xuất phát từ

hợp đồng hoặc gây thiệt hại

+ Điều kiện để hợp đồng có hiệu lực: có sự thoả thuận của hai bên, không được lừa dối hoặc dùng vũ lực để đe doạ; hợp đồng phải phù hợp với các quy định của pháp luật

+ Các loạ hợp đồng: Hợp đồng miệng (hợp đồng thực tại) và hợp đồng viết (hợp đồng thpả thuận) Theo đó hợp đồng thực tại phát sinh hiệu lực vào thời điểm giao vật, còn hợp đồng thoả thuận phát sinh trách nhiệm

nghĩa vụ từ khi ký kết hợp đồng

+ Hợp đồng luôn luôn được bảo đảm dưới hình thức

cầm cố; Trái vụ là bắt buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình

+ Điều kiện đình chỉ hợp đồng: phải có sự nhất trí của

Ngày đăng: 07/08/2014, 19:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức chính thể cộng hoà quý tộc. - NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HƯU NÔ LỆ PHƯƠNG TÂY
Hình th ức chính thể cộng hoà quý tộc (Trang 13)
Hình sự và dân sự. - NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHIẾM HƯU NÔ LỆ PHƯƠNG TÂY
Hình s ự và dân sự (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w