Tổng quan• Nhà nước và pháp luật công xã Pari • Nhà nước và pháp luật Xô Viết • Nhà nước và pháp luật dân chủ nhân dân... • Hội đồng Bộ trưởng cơ quan hành chính nhà nước; • Tổng kiểm s
Trang 1NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ths Lê Thị Nga
Trang 2Tổng quan
• Nhà nước và pháp luật công xã Pari
• Nhà nước và pháp luật Xô Viết
• Nhà nước và pháp luật dân chủ nhân dân
Trang 3A Nhà nước và pháp luật công xã
Pari
I Nhà nước
II Pháp luật
Trang 4I Nhà nước CXPR
1 Nguyên nhân bùng nổ cách mạng:
- Giữa những năm 60 của thế kỷ XIX, đế chế
thứ II lâm vào tình trạng khủng hoảng
- Napoleon III tiến hành cuộc chiến tranh với đế
chế Phổ (từ ngày 19/ 7/ 1870), ngày 02/9/1870, Napoleon III đã thất bại và đầu hàng quân Phổ
- Nhân dân Pari đã nổi dậy, đòi thành lập chế
độ cộng hòa và bảo vệ tổ quốc Nền đế chế II sụp đổ Chiều 4/9/1870, “Chính phủ vệ quốc” - Nền Cộng hòa thứ III được thiết lập
Trang 51 TT
• Chính phủ lâm thời mong muốn mươn tay
quân Phổ để đàn áp phong trào của nhân dân,trước tình hình thực tế, nhân dân Pari
đã nổi dậy chống lại quân Phổ, ngày 18/ 03/1871, cuộc cách mạng của nhân dân Pari đã giành thắng lợi.
Trang 62 Tổ chức bộ máy nhà nước
• Ngày 26/03/1871, Ủy ban trung ương quân vệ
quốc tổ chức bầu cử Hội đồng công xã (HĐCX) theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu
• HĐCX có 85 thành viên do nhân dân ở các quận
bầu lên ( 25 đại biểu của giai cấp công nhân, 30 đại biểu là hội viên của Quốc tế I, còn lại là các đại biểu của các thành phần khác Đại biểu của giai cấp tư sản có 15 vị trúng cử nhưng họ đã nhanh chóng từ chức và trên thực tế họ hầu như không tham gia các hoạt động của công xã
Trang 7• Ngày 29/03, HĐCX tổ chức ra 10 Ủy ban của mình, bao
gồm; Ủy ban hành pháp, Ủy ban tài chính, Ủy ban quân
sự, Ủy ban tư pháp, Ủy ban an ninh, Ủy ban lương thực,
Ủy ban lao động, Ủy ban công nghiệp và thương nghiệp,
Ủy ban ngoại giao, Ủy ban giáo dục
• Tòa án cách mạng được thành lập để trấn áp các thế
lực phản cách mạng, thẩm phán do Ủy ban hành pháp chỉ định Tòa có thẩm quyền xét xử các vụ hình sự và dân sự nhỏ, các vụ hình sự nghiêm trọng thì thành lập Tòa án đặc biệt để cùng phối hợp với bồi thẩm đoàn để giải quyết.
Trang 8II Pháp luật
• Hình thức của pháp luật: sắc lệnh (Sắc lệnh ban
hành ngày 29/03 quy định chỉ có Công xã Pari mới có quyền ban hành sắc lệnh)
sự kiểm soát của công nhân
Trang 9II Tt
• - Sắc lệnh ngày 27/4, cấm mọi hình thức cúp
phạt công nhân; đặt ra quy định ngày làm việc 8 giờ
• - Sắc lệnh ngày 8/5, quy định giá bánh mỳ
• - Sắc lệnh ngày 10/5, quy định giá thịt bò, thịt
cừu để bình ổn giá cả, bảo vệ đời sống người lao động
• Kết luận: Pháp luật Công xã đã tạo dựng được
một trật tự xã hội mới, mang lại những quyền lợi thiết thực cho nhân dân lao động
Trang 10B Nhà nước và pháp luật Xô Viết
I Nhà nước
1 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười và sự thiết lập nhà nước Xô Viết
2 Nhà nước Xô Viết Nga
3 Nhà nước Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết
II Pháp luật Liên bang xã hội chủ nghĩa
Xô Viết
Trang 111 CM tháng Mười …
• Tình hình nước Nga trước cách mạng: Đầu thế
kỷ XX, nước Nga chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nhưng vẫn là một nước lạc hậu
về kinh tế, chính trị so với các nước đế quốc khác Xã hội vẫn còn nhiều tàn dư của chế độ nông nô phong kiến
• Về chính trị, Nga vẫn là nhà nước quân chủ
chuyên chế dưới sự thống trị của Sa Hoàng
• Về mặt xã hội, Nga là đất nước của nhiều dân
tộc Các dân tộc đều bị giai cấp thống trị áp bức, bóc lột nặng nề, vì thế Nga tập trung toàn bộ các mâu thuẫn nội tại
Trang 121 Tt
• Cách mạng tháng 2/1917: dẫn đến cục diện tồn
tại song song hai chính quyền: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô Viết – Chính quyền của giai cấp công nhân và binh lính
• Ngày 4/4/ 1917, Hội nghị Xô viết đại biểu của
công nhân, binh lính toàn nước Nga được triệu tập do V.I Lênin chủ trì
• Ngày 7 tháng 10, V.I Lênin từ Phần Lan trở về
nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động Ngày
10 tháng 10, Ban chấp hành trung ương họp quyết định khởi nghĩa vũ trang
Trang 131 Tt
• Chiều 24 tháng 10, cuộc khởi nghĩa bắt đầu
Ngay trong đêm 24 tháng 10, quân khởi nghĩa
đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông
• 7h ngày 25/10/1917, đợt tấn công thứ nhất bắt
đầu, 6 giờ chiều, Đảng Bônsêvich gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc Toàn bộ chính phủ tư sản lâm thời bị bắt
Trang 142 Nhà nước Xô Viết Nga
• Song song với việc xóa bỏ bộ máy nhà nước cũ,
bộ máy nhà nước mới đã được thành lập, từng bước hoàn thiện
• Đại hội Xô Viết toàn Nga là cơ quan quyền lực
tối cao
• Ban chấp hành trung ương Xô Viết toàn Nga là
cơ quan thường trực giữa hai kỳ đại hội
• Đại hội thành lập Hội đồng các ủy viên nhân dân
( Hội đồng các ủy viên nhân dân chịu trách
nhiệm trước Đại hội Xô Viết toàn Nga và Ban
chấp hành Trung ương Xô Viết)
Trang 15Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết
Trang 16Các nước Cộng hòa thuộc Liên
bang XHCN Xô Viết
Trang 173 Nhà nước Liên bang XHCN Xô
Viết
• Ngày 30/12/1922, Đại hội các Xô viết Liên
bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa đã tiến
hành Đại hội lần thứ nhất tại Matxcơva
(2215 đại biểu tới dự Đại hội).
• Đại hội thông qua Tuyên ngôn thành
lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô viết (gọi tắt là Liên Xô)
Trang 18Tổ chức bộ máy nhà nước
• Xô Viết tối cao (cơ quan lập hiến và lập
pháp, cơ quan quyền lực tối cao).
• Hội đồng Bộ trưởng (cơ quan hành chính
nhà nước);
• Tổng kiểm sát trưởng (cơ quan có quyền
kiểm tra và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước…);
• Tòa án nhân dân tối cao (cơ quan xét xử)
Trang 19II Pháp luật
• Các bản Hiến pháp: 1918 (Hiến pháp Nga), 1924, 1936,
1977;
• Các đặc điểm:
• - Pháp luật Xô Viết là hệ thống pháp luật xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới
• - Hiến pháp Liên Xô ghi nhận trực tiếp vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
• - Hệ thống pháp luật Xô Viết phân chia thành nhiều
ngành luật dựa trên các tiêu chí về đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, chủ thể của quan hệ pháp luật.
• - Do hình thức cấu trúc là Nhà nước liên bang nên pháp
luật Liên Xô có hai hệ thống:
Trang 20C Nhà nước và pháp luật các nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân
I Nhà nước
II Pháp luật
Trang 211.1 Khái quát chung
• Trước và trong chiến tranh thế giới thứ II một
loạt các quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi bị
đế quốc và phát xít chiếm đóng Trong các nước này giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp tiến bộ, vì thế không còn khả năng lãnh đạo cách mạng tư sản
• Năm 1945, phe phát xít đầu hàng quân đồng
minh, hệ thống phát xít sụp đổ, tạo điều kiện cho phong trào cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở các nước phát triển
Trang 221/10/1949 tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông lãnh tụ của Đảng Cộng sản
Trung Quốc tuyên
bố thành lập nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa.
Trang 23Pháo đài Morro, Cuba
Trang 24• Ở châu Âu, nhân dân các nước đã phối hợp với Hồng
quân Liên Xô, tiêu diệt phát xít Đức, giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.
• Ở châu Á, khi Nhật Bản buộc phải đầu hàng quân đồng
minh không điều kiện, Đảng cộng sản các nước đã chớp thời cơ phát động nhân dân khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
• Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nước xã hội
chủ nghĩa đã ra đời Ở các nước này, Đảng cộng sản lãnh đạo nhân dân tiến hành cách mạng dân tộc dân của nhân dân với nhiệm vụ là chống đế quốc, chống phong kiến, giành độc lập dân tộc và dân chủ.
Trang 25• Chủ trương là sau khi hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, các nước sẽ tiến thẳng lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chuyên chính vô sản với hai điều kiện:
• - Có sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp
công nhân theo hệ tư tưởng Mác – Lênin;
• - Phải xây dựng khối liên minh công nông vững
chắc
• Các nhà nước CHDCND: Đông Âu, châu Á,
Cuba
Trang 27II Pháp luật…
• Các nhà nước đều khẳng định Nhà nước dân
chủ nhân dân là Nhà nước chuyên chính vô sản dựa trên khối liên minh công nông do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
• Hệ thống pháp luật của các nhà nước dân chủ
nhân dân trong thời gian đầu đều sử dụng các chế định pháp lý cũ của chế độ đại nghị tư sản nếu những quy định này không trái với bản chất của chế độ mới
Trang 28II Pháp luật…
• Chuyển sang giai đoạn sau, pháp luật các
nước chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống pháp luật Liên Xô từ tư tưởng pháp lý cho đến kỹ thuật xây dựng luật, hình thức, nội dung của các chế định pháp luật
• Về quyền công dân, Hiến pháp đều quy
định quyền công dân không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Trang 29II Tt
• Về chế độ kinh tế, các nước đều khẳng định có
hai hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể
• Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động
dựa trên bốn nguyên tắc nền tảng: Đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện; Dân chủ xã hội chủ nghĩa; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
• Các cơ quan trong bộ máy nhà nước bao gồm:
cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát
Trang 30II Tt
• Về nguồn của pháp luật, đặc điểm cơ bản của
hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa là coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn cơ bản
• Văn bản có giá trị pháp lý thấp hơn luật đóng
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan
hệ xã hội Án lệ không được coi là nguồn của luật
• Về cấu trúc, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
phân chia thành các ngành luật, căn cứ vào đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh và
hệ thống chủ thể đặc thù
Trang 31II Tt
• Trong những năm 90 của thế kỷ XX trở lại đây, pháp
luật các nhà nước xã hội chủ nghĩa có những thay đổi đáng kể, cụ thể:
- Thứ nhất, tăng cường và ngày càng hoàn thiện hơn các
quy định về các thiết chế dân chủ, các hình thức dân chủ;
- Thứ hai, tăng cường các quy định pháp luật và cơ chế
thực hiện các quyền con người;
- Thứ ba, xu hướng nhân đạo hóa vì con người và bảo vệ
con người;
- Thứ tư, tăng cường công tác pháp điển hóa và vai trò
của các đạo luật Hướng tới việc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp và các đạo luật.
Trang 32Lễ ký kết WTO
Trang 33Việt Nam gia nhập WTO