LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, quá trình tự do hóa tài chính liên tục, các luồng tài chính dòng vốn được giao lưu tự do và xuyên suốt từ quốc gia này sang quốc gia khác. Trong bối cảnh đó nền kinh tế mỗi quốc gia càng gắn liền với tình hình biến động kinh tế chính trị diễn ra trong toàn cầu, Việt Nam chúng ta đã gia nhập WTO, cũng chịu sự tác động to lớn trong xu thế đó. Một nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, tự chủ về tài chính sẽ giúp nền kinh tế đất nước có sức đề kháng trước những cú sốc kinh tế bên ngoài nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế. “Chẩn đoán” ra các căn bệnh của nền kinh tế và tìm cách “chữa trị” nó là cách hữu hiệu để đứng vững trên con đường hội nhập, trong đó vấn đề đặt ra đối với hệ thống tài chính cũng như nền kinh tế hiện nay là tình hình “đôla hóa” mà theo các chuyên gia “đôla hóa Việt Nam đang ở mức báo động” có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đối với nền kinh tế Việt Nam. Hiện tượng đôla hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đôla Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tế làm vai trò của tiền tệ thế giới. Cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hóa là đôla hóa. Mục tiêu của bài tiểu luận: nhóm thực hiện tiếp cận vấn đề ở góc độ cơ bản nhất để tìm hiểu hiện tượng “ đô la hóa” là gì, các loại hình đô la hóa, nguyên nhân gia tăng hiện tượng này và tiến tới khảo sát thực trạng đô la hóa của Việt Nam. Qua đó tìm hiểu và phân tích một số giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những mặt tích cực do việc sử dụng đồng ngoại tệ mang lại trong nền kinh tế đem lại. Phạm vi báo cáo: Đô la hóa có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: nhìn nhận đô la hóa dước góc độ tiền gửi, tiền vay và tiền mặt. Trong đề tài này, nhóm thực hiện tìm hiểu hiện tượng đô la hóa tại Việt Nam dưới góc độ tiền gửi trong giai đoạn từ năm 1988 đến nay. Phương pháp thực hiện: nhóm sử dụng phương pháp thống kê mô tả là chủ yếu. I TỔNG QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA (DOLLARIZATION) 1 Định nghĩa “Đô la hóa” Đôla hóa (tiếng Anh: dollarization) là một hiện tượng phổ biến ở khá nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ Latinh. Quan điểm chung cho rằng, Đô la hóa là việc sử dụng một ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh và có khả năng tự do chuyển đổi) thay thế đồng nội tệ để thực hiện một số chức năng của tiền tệ (lưu thông, thanh toán hay cất trữ). Bất kỳ một ngoại tệ nào (như đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật) có khả năng thay thế đồng nội tệ cũng dẫn đến hiện tượng “Đô la hóa”. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, nói đến Đô la hóa, người ta chỉ nghĩ đến một đồng tiền duy nhất đó là Đô la Mỹ (USD). Mặc dù hiệp ước Bretton Wood đã phá sản nhưng từ lâu USD đã trở thành phương tiện thanh toán quốc tế mà không có đồng tiền nào có thể thay thế được. Mặt khác, Mỹ luôn lợi dụng sự lớn mạnh của nền kinh tế đã gây sức ép với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó hệ thống tiền tệ vốn chưa “hoàn thiện”, và còn rất “nhạy cảm” ở các nước đang phát triển. Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóa cao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi ngoại tệ. 2 Phân loại Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận. Ở những nước có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sử dụng đồng đô la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô la, cấm dùng đô la đối với hầu hết giao dịch trong nước. Đô la hóa bán chính thức (hay còn gọi là đô la hóa từng phần) là tình trạng đồng đô la được sử dụng như một đơn vị kế toán, phương tiện trao đổi, dự trữ giá trị và phương tiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu thông. Đồng đô la có chức năng như một đồng tiền hợp pháp thứ hai của nền kinh tế. Các nước ở tình trạng này vẫn duy trì một Ngân hàng Trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ. Đô la hóa chính thức (hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện đại, cùng với tiến trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ, quá trình
tự do hóa tài chính liên tục, các luồng tài chính dòng vốn được giao lưu tự do và xuyênsuốt từ quốc gia này sang quốc gia khác Trong bối cảnh đó nền kinh tế mỗi quốc giacàng gắn liền với tình hình biến động kinh tế chính trị diễn ra trong toàn cầu, Việt Namchúng ta đã gia nhập WTO, cũng chịu sự tác động to lớn trong xu thế đó Một nền kinh tếphát triển ổn định bền vững, tự chủ về tài chính sẽ giúp nền kinh tế đất nước có sức đềkháng trước những cú sốc kinh tế bên ngoài nhất là các cuộc khủng hoảng kinh tế “Chẩnđoán” ra các căn bệnh của nền kinh tế và tìm cách “chữa trị” nó là cách hữu hiệu để đứngvững trên con đường hội nhập, trong đó vấn đề đặt ra đối với hệ thống tài chính cũng nhưnền kinh tế hiện nay là tình hình “đôla hóa” mà theo các chuyên gia “đôla hóa Việt Namđang ở mức báo động” có thể ảnh hưởng rất sâu sắc đối với nền kinh tế Việt Nam
Hiện tượng đôla hóa bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó tiền tệcủa một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đôla Mỹ, được sử dụng trong giao lưu quốc tếlàm vai trò của "tiền tệ thế giới" Cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hóa là
"đôla hóa"
Mục tiêu của bài tiểu luận: nhóm thực hiện tiếp cận vấn đề ở góc độ cơ bản nhất
để tìm hiểu hiện tượng “ đô la hóa” là gì, các loại hình đô la hóa, nguyên nhân gia tănghiện tượng này và tiến tới khảo sát thực trạng đô la hóa của Việt Nam Qua đó tìm hiểu
và phân tích một số giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những mặttích cực do việc sử dụng đồng ngoại tệ mang lại trong nền kinh tế đem lại
Phạm vi báo cáo: Đô la hóa có thể tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau như: nhìn
nhận đô la hóa dước góc độ tiền gửi, tiền vay và tiền mặt Trong đề tài này, nhóm thựchiện tìm hiểu hiện tượng đô la hóa tại Việt Nam dưới góc độ tiền gửi trong giai đoạn từnăm 1988 đến nay
Phương pháp thực hiện: nhóm sử dụng phương pháp thống kê mô tả là chủ yếu
Trang 2I/ TỔNG QUAN VỀ ĐÔ LA HÓA (DOLLARIZATION)
1/ Định nghĩa “Đô la hóa”
Đôla hóa (tiếng Anh: dollarization) là một hiện tượng phổ biến ở khá nhiều nướctrên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ Latinh Quan điểm chung cho rằng, Đô la hóa là việc sửdụng một ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh và có khả năng tự do chuyển đổi) thaythế đồng nội tệ để thực hiện một số chức năng của tiền tệ (lưu thông, thanh toán hay cấttrữ)
Bất kỳ một ngoại tệ nào (như đôla Mỹ, Euro, Yên Nhật) có khả năng thay thếđồng nội tệ cũng dẫn đến hiện tượng “Đô la hóa” Tuy nhiên trong tình hình hiện nay, nóiđến Đô la hóa, người ta chỉ nghĩ đến một đồng tiền duy nhất đó là Đô la Mỹ (USD) Mặc
dù hiệp ước Bretton Wood đã phá sản nhưng từ lâu USD đã trở thành phương tiện thanhtoán quốc tế mà không có đồng tiền nào có thể thay thế được Mặt khác, Mỹ luôn lợidụng sự lớn mạnh của nền kinh tế đã gây sức ép với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó
hệ thống tiền tệ vốn chưa “hoàn thiện”, và còn rất “nhạy cảm” ở các nước đang pháttriển
Theo tiêu chí của IMF đưa ra, một nền kinh tế được coi là có tình trạng đô la hóacao khi mà tỷ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ chiếm từ 30% trở lên trong tổng khối tiền tệ
mở rộng (M2) bao gồm: tiền mặt trong lưu thông, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn, và tiền gửi ngoại tệ
2/ Phân loại
Đô la hóa không chính thức là trường hợp đồng đô la được sử dụng rộng rãi
trong nền kinh tế, mặc dù không được quốc gia đó chính thức thừa nhận Ở những nước
có nền kinh tế bị đô la hóa không chính thức, phần lớn người dân đã quen với việc sửdụng đồng đô la nhưng Chính phủ vẫn cấm niêm yết giá hàng hóa bằng đô la, cấm dùng
đô la đối với hầu hết giao dịch trong nước
Đô la hóa bán chính thức (hay còn gọi là đô la hóa từng phần) là tình trạng đồng
đô la được sử dụng như một đơn vị kế toán, phương tiện trao đổi, dự trữ giá trị và phươngtiện thanh toán trong khi đồng nội tệ vẫn tồn tại và lưu thông Đồng đô la có chức năngnhư một đồng tiền hợp pháp thứ hai của nền kinh tế Các nước ở tình trạng này vẫn duytrì một Ngân hàng Trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ của họ
Đô la hóa chính thức (hay còn gọi là đô la hóa hoàn toàn) xảy ra khi đồng ngoại
tệ là đồng tiền hợp pháp duy nhất được lưu hành Nghĩa là đồng ngoại tệ không chỉ được
Trang 3sử dụng hợp pháp trong các hợp đồng giữa các bên tư nhân mà còn hợp pháp trong cáckhoản thanh toán của Chính phủ Nếu đồng nội tệ còn tồn tại thì nó chỉ có vai trò thứ yếu
và thường chỉ là đồng tiền xu hay các đồng tiền mệnh giá nhỏ Thông thường, các nướcchỉ áp dụng đô la hóa chính thức khi đã thất bại trong việc thực thi các chương trình ổnđịnh kinh tế
3/ Nguyên nhân
Trước hết, đô la hoá là hiện tượng phổ biến xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt là ở các
nước chậm phát triển Đô la hoá thường gặp khi một nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao,sức mua của đồng bản tệ giảm sút thì người dân phải tìm các công cụ dự trữ giá trị khác,trong đó có các đồng ngoại tệ có uy tín Song song với chức năng làm phương tiện cấtgiữ giá trị, dần dần đồng ngoại tệ sẽ cạnh tranh với đồng nội tệ trong chức năng làmphương tiện thanh toán hay làm thước đo giá trị Tình trạng đô la hoá bao gồm cả ba chứcnăng thuộc tính của tiền tệ, đó là:
- Chức năng làm phương tiện thước đo giá trị
- Chức năng làm phương tiện cất giữ
- Chức năng làm phương tiện thanh toán
Thứ hai, hiện tượng đô la hoá bắt nguồn từ cơ chế tiền tệ thế giới hiện đại, trong đó
tiền tệ của một số quốc gia phát triển, đặc biệt là đô la Mỹ, được sử dụng trong giao lưuquốc tế làm vai trò của "tiền tệ thế giới" Nói cách khác, đô la Mỹ là một loại tiền mạnh,
ổn định, được tự do chuyển đổi đã được lưu hành khắp thế giới và từ đầu thế kỷ XX đãdần thay thế vàng, thực hiện vai trò tiền tệ thế giới Ngoài đồng đô la Mỹ, còn có một sốđồng tiền của các quốc gia khác cũng được quốc tế hoá như: bảng Anh, mác Đức, yênNhật, Franc Thuỵ Sỹ, euro của EU nhưng vị thế của các đồng tiền này trong giao lưuquốc tế không lớn; chỉ có đô la Mỹ là chiếm tỷ trọng cao nhất (khoảng 70% kim ngạchgiao dịch thương mại thế giới) Cho nên người ta thường gọi hiện tượng ngoại tệ hoá là
"đô la hoá"
Thứ ba, trong điều kiện của thế giới ngày nay, hầu hết các nước đều thực thi cơ chế
kinh tế thị trường mở cửa; quá trình quốc tế hoá giao lưu thương mại, đầu tư và hợp táckinh tế ngày càng tác động trực tiếp vào nền kinh tế và tiền tệ của mỗi nước, nên trongtừng nước xuất hiện nhu cầu khách quan sử dụng đơn vị tiền tệ thế giới để thực hiện một
Trang 4số chức năng của tiền tệ Đô la hoá ở đây có khi là nhu cầu, trở thành thói quen thông lệ ởcác nước.
Thứ tư, mức độ đô la hoá ở mỗi nước khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển nền
kinh tế, trình độ dân trí và tâm lý người dân, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng,chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốcgia Những yếu tố nói trên ở mức độ càng thấp thì quốc gia đó sẽ có mức độ đô la hoácàng cao
4/ Những tác động của đô la hoá
Tình trạng "đô la hoá" nền kinh tế vừa có tác động tích cực cũng vừa có tác động tiêucực
a Những tác động tích cực:
- Tạo một cái van giảm áp lực đối với nền kinh tế trong những thời kỳ lạm phát cao,
bị mất cân đối và các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định Do có một lượng lớn
đô la Mỹ trong hệ thống ngân hàng, sẽ là một công cụ tự bảo vệ chống lại lạm phát
và là phương tiện để mua hàng hoá ở thị trường phi chính thức
- Ở các nước đô la hoá chính thức, bằng việc sử dụng đồng ngoại tệ, họ sẽ duy trìđược tỷ lệ lạm phát gần với mức lạm phát thấp làm tăng sự an toàn đối với tài sản tưnhân, khuyến khích tiết kiệm và cho vay dài hạn Hơn nữa, ở những nước này ngânhàng trung ương sẽ không còn khả năng phát hành nhiều tiền và gây ra lạm phát,đồng thời ngân sách nhà nước sẽ không thể trông chờ vào nguồn phát hành này đểtrang trải thâm hụt ngân sách, kỷ luật về tiền tệ và ngân sách được thắt chặt Dovậy, các chương trình ngân sách sẽ mang tính tích cực hơn
- Tăng cường khả năng cho vay của ngân hàng và khả năng hội nhập quốc tế Vớimột lượng lớn ngoại tệ thu được từ tiền gửi tại ngân hàng, các ngân hàng sẽ có điềukiện cho vay nền kinh tế bằng ngoại tệ, qua đó hạn chế việc phải vay nợ nướcngoài, và tăng cường khả năng kiểm soát của ngân hàng trung ương đối với luồngngoại tệ Đồng thời, các ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng các hoạt động đốingoại, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường trong nước với thị trường quốc tế
- Hạ thấp chi phí giao dịch Ở những nước đô la hoá chính thức, các chi phí nhưchênh lệch giữa tỷ giá mua và bán khi chuyển từ đồng tiền này sang đồng tiền khác
Trang 5được xoá bỏ Các chi phí dự phòng cho rủi ro tỷ giá cũng không cần thiết, các ngânhàng có thể hạ thấp lượng dự trữ, vì thế giảm được chi phí kinh doanh.
- Thúc đẩy thương mại và đầu tư Các nước thực hiện đô la hoá chính thức có thể loại
bỏ rủi ro cán cân thanh toán và những kiểm soát mua ngoại tệ, khuyến khích tự dothương mại và đầu tư quốc tế Các nền kinh tế đô la hoá có thể được chênh lệch lãisuất đối với vay nợ nước ngoài thấp hơn, chi ngân sách giảm xuống và thúc đẩytăng trưởng và đầu tư
- Thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên hai thị trường chính thức và phi chính thức Tỷ giáchính thức càng sát với thị trường phi chính thức, tạo ra động cơ để chuyển các hoạtđộng từ thị trường phi chính thức (bất hợp pháp) sang thị trường chính thức (thịtrường hợp pháp)
b Những tác động tiêu cực:
- Ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô Trong một nền kinh
tế có tỷ trọng ngoại tệ lớn, việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt làchính sách tiền tệ sẽ bị mất tính độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi diễn biến kinh
tế quốc tế, nhất là khi xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế
- Làm giảm hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ, cụ thể như là :
o Gây khó khăn trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, do đódẫn đến việc đưa ra các quyết định về việc tăng hoặc giảm lượng tiền trong lưuthông kém chính xác và kịp thời
o Làm cho đồng nội tệ nhạy cảm hơn đối với các thay đổi từ bên ngoài, do đó những
cố gắng của chính sách tiền tệ nhằm tác động đến tổng cầu nền kinh tế thông quaviệc điều chỉnh lãi suất cho vay trở nên kém hiệu quả
o Tác động đến việc hoạch định và thực thi chính sách tỷ giá: Đô la hoá có thể làmcho cầu tiền trong nước không ổn định, do người dân có xu hướng chuyển từ đồngnội tệ sang đô la Mỹ, làm cho cầu của đồng đô la Mỹ tăng mạnh gây sức ép đến tỷgiá Khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới thực hiện phá giá đồng tiền,thì quốc gia bị đô la hoá sẽ không còn khả năng để bảo vệ sức cạnh tranh của khuvực xuất khẩu thông qua việc điều chỉnh lại tỷ giá hối đoái
Trang 6o Đối với trường hợp Đôla hóa không chính thức: Ở trong các nước đô la hoá
không chính thức, nhu cầu về nội tệ không ổn định Trong trường hợp có biếnđộng, mọi người bất ngờ chuyển sang ngoại tệ có thể làm cho đồng nội tệ mất giá
và bắt đầu một chu kỳ lạm phát Khi người dân giữ một khối lượng lớn tiền gửibằng ngoại tệ, những thay đổi về lãi suất trong nước hay nước ngoài có thể gây ra
sự chuyển dịch lớn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác (hoạt động đầu cơ tỷ giá).Những thay đổi này sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc đặt mụctiêu cung tiền trong nước và có thể gây ra những bất ổn định trong hệ thống ngânhàng Trường hợp tiền gửi của dân cư bằng ngoại tệ cao, nếu khi có biến động làmcho người dân đổ xô đi rút ngoại tệ, trong khi số ngoại tệ này đã được ngân hàngcho vay, đặc biệt là cho vay dài hạn, khi đó ngân hàng nhà nước của nước bị đô lahoá cũng không thể hỗ trợ được vì không có chức năng phát hành đô la Mỹ
o Đối với trường hợp Đôla hóa chính thức: Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng
nề vào nước Mỹ .Chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ
do nước Mỹ quyết định Trong khi các nước đang phát triển và một nước pháttriển như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về chu
kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có nhữngchính sách tiền tệ khác nhau Đô la hoá chính thức sẽ làm mất đi chức năng củangân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng Trong cácnước đang phát triển chưa bị đô la hoá hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự
có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửicủa họ tại các ngân hàng Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nướcđối với các khoản tiền này Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ,chứ không thể áp dụng được đối với đô la Mỹ Đối với vác nước đô la hoá hoàntoàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thươngmại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng củangân hàng trung ương đã bị mất
Trang 7II/ THỰC TRẠNG & NGUYÊN NHÂN ĐÔLA HÓA Ở VIỆT NAM
Do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam phát triển qua các giai đoạn với những đặc điểm
và hoàn cảnh riêng biệt, tình trạng đô la hóa ở nước ta có thể chia làm 05 giai đoạn chính như sau:
Hình 2.1: Tỷ lệ đô la hóa ở Việt Nam từ năm 1989 đến nay
1 Giai đoạn trước khi mở cửa - năm 1988
Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp Nhà nước nắm độc quyền vềngoại thương, ngoại hối Quy mô nền kinh tế nhỏ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá,dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệ thống ngân hàng còn sơ khai
Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo Nghị định số 102/CP ngày 06/07/1963của Chính phủ nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ trong nước (kể
cả việc cất trữ, mang theo người), mọi giao dịch trong nước phải thực hiện bằng VND.Việc chuyển đổi VND sang ngoại tệ được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đa tỷ giá(tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch) do Nhà nước công bố Xuất nhập khẩu và thanhtoán quốc tế chủ yếu theo các Hiệp định song biên - đa biên, đồng tiền sử dụng trongquan hệ thanh toán đối ngoại thường là đồng Rúp và đồng Nhân dân tệ Vì vậy, khả năngchuyển đổi của VND rất hạn chế
Về cuối giai đoạn xuất hiện dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế, VND suy yếu mạnhsau thất bại của chính sách giá - lương - tiền, lạm phát tới 3 con số và liên tục có các đợt
Nguồn: IMF
Trang 8tăng giá vàng Trong dân cư xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ giá và
sử dụng làm phương tiện thanh toán Tuy nhiên mức độ Đô la hóa là không đáng kể do
độ mở của nền kinh tế còn rất nhỏ
2/ Giai đoạn từ năm 1989 đến 1996
Tính chuyển đổi của VND đã được nâng cao đáng kể so với giai đoạn trước do vị thếcủa VND được phục hồi, chính sách quản lý ngoại hối có sự nới lỏng hơn và khả năngđáp ứng ngoại tệ được cải thiện một bước
Việt Nam chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nhà nước dần xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương, đồng thời ban hành nhiều chínhsách để thúc đẩy kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế Kinh tế tăngtrưởng cao và khá ổn định, trung bình gần 8%/năm, lạm phát được kiểm soát ở mức trêndưới 10%, kinh tế đối ngoại phát triển mạnh ở cả xuất nhập khẩu, đầu tư và vay nợ nướcngoài
Cùng với thắng lợi trong việc kiềm chế lạm phát, sự phát triển của hệ thống ngânhàng hai cấp đã khôi phục dần vị thế của VND Hình thành Trung tâm giao dịch ngoại tệ
và sau đó là Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Hệ thống thanh toán bắt đầu phát triển,VND được hỗ trợ bởi các ngân phiếu thanh toán có mệnh giá lớn làm cho việc sử dụngthuận tiện hơn Trong điều kiện tỷ giá tương đối ổn định, lạm phát đã được kiềm chế nênmức lãi suất cao làm cho VND trở nên khá hấp dẫn Hiện tượng nền kinh tế Việt Nam sửdụng rộng rãi đồng đô la Mỹ trong giao dịch buôn bán bắt đầu được chú ý đến từ năm
1988 khi các ngân hàng được phép nhận tiền gửi bằng đồng đô la Bức tranh tổng quát vềtình hình đôla hóa ở Việt Nam qua các năm được biểu hiện cụ thể qua các giai đoạn sau:
Trang 9Từ năm 1989 đến 1991, tình trạng đôla hóa tăng nhanh với hơn 41% tiền gởi bằngngoại tệ trong các ngân hàng vào năm 1991, do:
Hình 2.2: tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ 1989 đến 2003
- Sự thất bại trong việc cải cách tiền tệ năm 1985 với hậu quả là tỉ lệ lạm phát ởmức rất cao và sự mất giá trầm trọng của đồng nội tệ (VND) so với đồng đôla kéodài cho đến cuối năm 1991 làm cho niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ bị sụtgiảm trầm trọng Để tránh rủi ro mất giá của đồng nội tệ và bảo toàn giá trị tài sảncủa mình, người dân tìm đến các công cụ dự trữ giá trị khác trong đó có vàng vàvới nền kinh tế mở là đồng đôla (USD)
- Tình trạng leo thang giá USD (do tình hình cán cân thanh toán quốc tế, thâm hụtngân sách nhà nước và mức độ lạm phát cao ở Việt Nam) đã kích thích tâm lý dựtrữ, đầu cơ vào USD nhằm ăn chênh lệch giá, càng đẩy giá USD lên cao Ngoại tệvốn đã khan hiếm, lại không được dùng trực tiếp cho hoạt động xuất nhập khẩu
mà bị buôn bán vòng vèo giữa các tổ chức trong nước Người dân Việt Nam ưutiên hoạt động trong lĩnh vực có yếu tố nước ngoài, có thu nhập bằng ngoại tệ và
ưu tiên sử dụng USD trong các giao dịch có giá trị lớn Hậu quả tất yếu là sự pháttriển giữa các vùng, các lĩnh vực, các ngành kinh tế bị mất cân đối, tạo môi trườngcho quá trình đôla hóa một cách nhanh chóng
Trang 10Từ năm 1992 đến 1996, tình trạng đôla hóa có chiều hướng giảm mạnh bắt đầu từnăm 1992 xuống khoảng 30% và còn 20% vào năm 1996 nhờ vào sự lên giá của đồngnội tệ đã giúp củng cố niềm tin của người dân vào đồng nội tệ cuốn hút người dân chuyển
từ USD qua VND như là phương tiện dự trữ giá trị
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cố gắng giảm tình trạnh đô la hoá nền kinh tế bằngcách can thiệp mạnh vào thị trường ngoại tệ vào năm 1992, tỷ giá USD/VND khá ổn địnhlàm suy yếu tâm lý đầu cơ USD và cuốn hút các doanh nghiệp tập trung ngoại tệ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó cũng cần kể đến 3 chương trình kinh tế lớn củaChính phủ, đó là: Sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng & tăngcường sản xuất lương thực, đã giúp hỗ trợ đắc lực cho cung ngoại tệ của nền kinh tế vàgiảm nhu cầu chi ngoại tệ, góp phần làm cho tỷ giá được duy trì ổn định trong thời giannày
Hình 2.3: tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 1989 - 2003
Sự lên giá của đồng nội tệ (VND) trong giai đoạn này, là do:
- Lượng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam tăng nhanh Năm 1994 là 1 tỷ USD chảy vàoViệt Nam dưới hình thức FDI Ngoài ra, Việt Nam còn tiến hành các khoản vay từ các tổchức quốc tế, vay & viện trợ từ các chính phủ khác Trong thời gian này, lượng ngoại tệchuyển vào Việt Nam dưới dạng kiều hối và chuyển tiền cá nhân lớn dần lên qua các nămđặc biệt là từ Nga & Đông Âu Vốn chảy vào Việt Nam làm cho nội tệ (VND) lên giá
Trang 11- Chênh lệch lãi suất giữa VND & USD cũng là nhân tố quan trọng khiến VND lêngiá Trong suốt giai đoạn 1993-1997, lãi suất tiền gửi bằng VND luôn được duy trì
ở mức cao (khoảng từ 12-18%/năm) so với của USD (chỉ khoảng 3-4%/năm) Dolam phát của VND trong giai đoạn này tương đối thấp & ổn định nên lãi suất thựccủa VND cao hơn đáng kể so với USD Sự chênh lệch lãi suất thực dẫn đếnkhuynh hướng các cá nhân và tổ chức trong nước cũng như các nhà đầu tư nướcngoài bán USD để lấy VND gửi tiết kiệm hoặc mua trái phiếu kho bạc Điều nàydẫn đến VND lên giá
3/ Giai đoạn từ năm 1997 đến 2001
Từ năm 1996 tỉ lệ dollar hóa vẫn giữ khoảng 20% và tăng dần qua các năm 1997 đến
2001 Cuối giai đoạn lại tăng cao, cao nhất là vào năm 2000-2001 vượt quá 30% Cuốinăm 2001, tỷ lệ đồng USD được gửi vào các ngân hàng tăng lên đến 31,7% Một sốnguyên nhân cơ bản:
Trang 12a) Trong 1996, lãi suất vay ngoại tệ trong nước cao hơn lãi suất trung bình trên thếgiới và khu vực đã tạo động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước nhập khẩuhàng trả chậm Bởi vậy, mặc dù nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu lớn nhưng nhu cầu vayvốn ngoại tệ từ các NHTM trong nước không tăng mạnh Còn đối với các NHTM, thời kỳ
1999 - 2000, lãi suất quốc tế tăng cao hơn lãi suất trong nước Vì vậy, NHTM Việt Namcũng từng bước nâng lãi suất huy động ngoại tệ Tuy nhiên, khó có thể nâng lên tươngđương vì đụng phải trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định Chênh lệchgiữa lãi suất quốc tế và lãi suất trong nước khoảng 1,4 - 1,8% vào thời điểm đầu năm
2000 đã khiến việc huy động ngoại tệ trong nước, chuyển ra nước ngoài trở thành mộthoạt động sinh lời hấp dẫn đối với các NHTM
Nguồn: Tổng cục thống kê Hình 2.4:Tăng trưởng nhập khẩu và xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991- 2002
b) Cũng do tỷ giá ổn định, lãi suất vay vốn USD bình quân chỉ có 3,0% - 4,0%/năm,thấp chỉ bằng 1/3 lãi suất vay vốn VND, nên nhiều doanh nghiệp lựa chọn vay USD, làmcho tỷ trọng và số tuyệt đối dư nợ vốn vay USD tăng lên
c) Niềm tin của người dân vào đồng tiền Việt Nam trong lúc này giảm sút do tác độngcủa khủng hoảng Lo sợ đồng Việt Nam mất giá và kỳ vọng vào sự phá giá của VND nên
Trang 13người dân chuyển sang giữ tiền bằng kênh USD và vàng, dẫn đến tình trạng đầu cơ, gămgiữ ngoại tệ tái diễn.
4/ Giai đoạn từ năm 2002 đến 2007
Từ năm 2002 đến 2007, tỷ lệ đô la hóa có xu hướng giảm trở lại, xuống dưới mức30% vào đầu năm 2002, đến năm 2003 thì xuống dưới mức 25% và đến măm 2007 thìxuống dưới mức 20%
Tỷ lệ đô la hoá giảm là do từ năm 2002 đến 2007, mặc dù lượng ngoại tệ gửi tại cácngân hàng luôn có xu hướng gia tăng qua các năm (nhờ nguồn vốn đầu tư FDI tăngmạnh, các doanh nghiệp vẫn dự trữ ngoại tệ cho hoạt động thanh toán, nguồn ngoại tệđến từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu ) nhưng đây là thời kỳtăng trưởng kinh tế nên nguồn cung tiền từ các chính sách tiền tệ rất dồi dào Từ năm
2002 – 2007, tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng năm sau cao hơn năm trước nhằm
hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đặc biệt các ngân hàng quốc doanh:Vietcombank, Agribank, BIDV, Công Thương có mức tăng trưởng tín dụng trên 30%trong nhiều năm liền và đỉnh điểm là năm 2006 và 2007 Chính nhờ lượng cung tiền này
từ các ngân hàng mà tỷ lệ đô la hoá có xu hướng giảm trong giai đoạn 2002 – 2007
Tuy nhiên, thực tế theo đánh giá của NHNN căn cứ mức độ sử dụng ngoại tệ để thaythế các chức năng của VND thì mức độ Đô la hóa nền kinh tế trong giai đoạn này là khátrầm trọng
Khối lượng tiền gửi bằng USD 6,220 8,215 10,027 12,396 13,992
Trang 14Nguồn : IMF – Vietnam statistical Appendix 2007 Bảng 2.3: Khối lượng tiền gửi bằng USD ở Việt Nam trong giai đoạn 2003-2007
Điều này được thể hiện thông qua việc phát triển mạnh của thị trường chợ đen và hìnhthức thanh toán cho các giao dịch của các loại tài sản có giá trị đều được tính bằng đồngUSD như : Chuyển nhượng BĐS, xe ô tô, các loại máy móc thiết bị giá trị lớn… Thực tếnày xuất phát từ nguồn ngoại tệ xâm nhập vào nền kinh tế trong nước để lưu thông mànhà nước không thể kiểm soát, quản lý chặt chẽ cũng như thế mạnh của đồng USD trongviệc dự trữ, thanh toán trong giai đoạn này Cụ thể :
- Người dân có tâm lý do sợ sự mất giá của Việt Nam đồng, nhất là trong thời kì códấu hiệu lạm phát tăng cao nên họ lựa chọn đô la Mỹ để gửi ngân hàng
- Thực trạng đó còn do nguyên nhân đồng tiền Việt Nam mệnh giá còn nhỏ, cao nhất
là tờ 500.000 đồng được đưa ra lưu thông vào cuối năm 2003, song tờ 100 USD lạitương ứng với gần 1,6 triệu đồng Bởi vậy việc sử dụng đồng đô la tiện lợi trong cácgiao dịch lớn như: mua bán đất đai, nhà cửa, ô tô
- Các hoạt động kinh tế ngầm vẫn diễn biến phức tạp, việc sử dụng đô la Mỹ được coi
là tiện lợi hơn nhiều
- Nguồn kiều hối (chưa kể kiều hối chuyển lậu, ngoại tệ người Việt Nam nhập cảnhkhông khai báo, ) chuyển về Việt Nam mỗi năm một tăng với mức tăng bình quântrên 10% mỗi năm
Năm Kiều hối (triệu USD)