1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát

77 814 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát

Trang 1

Từ nhận thức trên và trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Tường Phát

em đã đi sâu vào nghiên cứu hệ thống Báo cáo tài chính của công ty và đặc biệt là

Bảng cân đối kế toán và đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác tổ chức lập và

phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát”.

Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoá luận được kết cấuthành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận về công tác tổ chức lập và phân tích Bảng

cân đối kế toán của Doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế

toán tại công ty TNHH Tường Phát.

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân

tích Bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát.

Khoá luận của em được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện củaBan giám đốc, các bác, các cô chú, các anh chị trong các phòng ban, đặc biệt

là Phòng tài chính kế toán của công ty và bên cạnh đó là sự chỉ bảo tận tìnhcủa cô giáo- thạc sỹ Hòa Thị Thanh Hương- người đã trực tiếp hướng dẫn emhoàn thành khóa luận này

Trang 2

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP

1.1 Một số vấn đề chung về hệ thống Báo cáo tài chính Doanh nghiệp

1.1.1 Báo cáo tài chính và sự cần thiết của Báo cáo tài chính trong công tác quản lý kinh tế.

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của báo cáo tài chính (BCTC):

* Khái niệm: BCTC là báo cáo tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ

tiêu tài chính kinh tế tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hìnhthành tài sản của Doanh nghiệp (DN), tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh(SXKD), tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn… của DNtrong một thời kỳ nhất định

- BCTC được lập theo định kỳ (quý, năm)

- Đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC là những người bên trong và bênngoài DN như: các nhà quản lý DN, cơ quan chủ quản, các nhà đầu tư, ngân hàng,nhà cung cấp, khách hàng, người lao động…

1.1.1.2 Sự cần thiết của BCTC trong công tác quản lý kinh tế:

Với mục đích là cung cấp thông tin, báo cáo tài chính gồm một hệ thống cácchỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, công nợ, vốn chủ sởhữu tại một thời điểm, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh, sử dụng vốntrong một thời kỳ nhất định của DN

Thông tin trên BCTC là những thông tin có độ tin cậy cao và có giá trị pháplý; phản ánh những hoạt động kinh tế - tài chính đã diễn ra, đã kết thúc và đã hoàn

Trang 3

thành Có thể nói rằng BCTC là bức tranh sinh động phản ánh toàn cảnh về tìnhhình kinh tế tài chính của DN Chính vì vậy, muốn tìm hiểu hay đi sâu nghiên cứu

về một DN thì việc tìm hiểu, nghiên cứu về BCTC của DN đó là vô cùng cần thiết

1.1.2 Mục đích và tác dụng của BCTC

* Mục đích của BCTC:

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh

và các luồng tiền của một DN, đáp ứng nhu cầu quản lý của chủ DN, cơ quan nhànước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết địnhkinh tế BCTC cung cấp các thông tin của một DN về:

a) Tài sản;

b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

c) Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác;

d) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;

e) Thuế và các khoản phải nộp nhà nước;

f) Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán;

g) Các luồng tiền;

Ngoài các thông tin này, DN còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bảnthuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánhtrên các BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC

* Tác dụng của BCTC

BCTC có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, là phương tiện truyềntải thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán về tình hình tàichính, tình hình kinh doanh, về sự biến động tình hình tài chính của DN

- Đối với nhà quản lý DN, chủ DN: thông qua các số liệu của BCTC có thểkiểm tra, đánh giá một cách có hệ thống và toàn diện tình hình thực hiện các chỉtiêu kế hoạch sản xuất kinh tế tài chính, hiệu quả sử dụng tài sản của DN, đánh giáthực trạng tài chính, khả năng thanh toán của DN; dự đoán khả năng phát triển của

DN Qua đó giúp cho việc đề ra các quyết định kinh tế hợp lý, phù hợp với DN

Trang 4

- Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước: BCTC cung cấp thôngtin về kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD, giám sát việc chấp hành các chế độ,chính sách về quản lý kinh tế tài chính nói chung và các chế độ thể lệ kế toán nóiriêng của DN; cung cấp số liệu tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tài chính theo ngành

và toàn bộ nền kinh tế, cơ sở thực tế cho hoạch định các chính sách chế độ, giúpcho việc điều hành quản lý nền kinh tế quốc dân

Bên cạnh đó nó còn rất hữu ích cho các đối tượng khác như các nhà đầu tư,các chủ nợ, các nhà cung cấp, các cổ đông và nhân viên trong DN, các kiểm toánviên độc lập…

1.1.3 Đối tượng áp dụng:

Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình DN thuộc cácngành và các thành phần kinh tế Riêng các DN vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quyđịnh chung tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với DN vừa

và nhỏ tại chế độ kế toán DN vừa và nhỏ

Việc lập và trình bày BCTC của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tựđược quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22 “Trình bày bổ sung BCTC củacác ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự” và các văn bản quy định cụ thể Việc lập và trình bày BCTC của các DN, ngành đặc thù tuân thủ theo quyđịnh tại chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.Công ty mẹ và tập đoàn lập BCTC hợp nhất phải tuân thủ quy định tại chuẩnmực kế toán “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”

Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công tynhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải lập BCTC tổng hợptheo quy định tại thông tư hướng dẫn kế toán thực hiện chuẩn mực kế toán số 25

“Báo cáo tài chính hợp nhất và khoản đầu tư vào công ty con”

Hệ thống BCTC giữa niên độ (BCTC quý) được áp dụng cho các doanhnghiệp nhà nước (DNNN), các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán và các

DN khác khi tự nguyện lập BCTC giữa niên độ

1.1.4 Yêu cầu lập và trình bày BCTC

Trang 5

Để BCTC phát huy được đầy đủ các tác dụng của nó trong công tác quản lý

DN, thì BCTC phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- BCTC phải được lập đúng nội dung, phương pháp, mẫu biểu và trình bàynhất quán giữa các kỳ kế toán, nếu báo cáo nhanh giữa các kỳ kế toán phải thuyếtminh rõ lý do Nội dung số liệu trong các chỉ tiêu BCTC phải thống nhất với nộidung chỉ tiêu kế hoạch Các chỉ tiêu trong BCTC phải thống nhất với nhau, liên hệ

bổ sung cho nhau thành một hệ thống để đánh giá toàn diện hoạt động của DN

- Việc lập và trình bày BCTC phải trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán,chế độ kế toán và các quy định hiện hành, đảm bảo BCTC trình bày trung thực vàhợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của DN

- Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp với quy định của từngchuẩn mực kế toán nhằm cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết địnhkinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinhdoanh của DN;

+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơnthuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

+ Trình bày khách quan không thiên vị;

+ Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi đã khóa sổ kế toán BCTCphải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kếtoán BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luậtcủa đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị

1.1.5 Nguyên tắc lập và trình bày BCTC

* Yêu cầu được đặt ra với BCTC là rất rõ ràng Vậy để đạt được các yêu cầu

đó việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc quy định tạiChuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày BCTC” như sau:

- Hoạt động liên tục - Tính trọng yếu và tập hợp

Trang 6

- Tính nhất quán - Nguyên tắc có thể so sánh được

1.1.6 Hệ thống Báo cáo tài chính

1.1.6.1 Quy định hệ thống BCTC

Hệ thống BCTC DN là sự thể hiện về tài chính có kết cấu của những sự kiện

có tác động tới một DN về những nghiệp vụ giao dịch mà bất kể đó là một DNriêng lẻ hay đối với cả tập đoàn

Theo quy định hiện hành của Luật Kế toán, chế độ kế toán Việt Nam, hệthống BCTC quy định cho các DN gồm các mẫu biểu sau:

* BCTC năm gồm:

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) Mẫu số B 01 - DNBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD) Mẫu số B 02 - DNBáo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DNBản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN

* BCTC giữa niên độ gồm:

(1) BCTC gi a niên ữa niên độ dạng đầy đủ gồm: độ dạng đầy đủ gồm: ạng đầy đủ gồm: d ng đầy đủ gồm: đủ gồm: ồm:y g m:

BCĐKT giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a - DNBCKQKD giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a - DNBáo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a - DNBản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a - DN

(2) BCTC gi a niên ữa niên độ dạng đầy đủ gồm: độ dạng đầy đủ gồm: ạng đầy đủ gồm: d ng tóm lược gồm:c g m:ồm:

BCĐKT giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b - DNBCKQKD giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 02b - DNBáo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b - DNBản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a - DNNgoài ra để phục vụ yêu cầu chỉ đạo, yêu cầu quản lý kinh tế, điều hành, DN

có thể tiến hành lập thêm các BCTC chi tiết khác

Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, sửa đổi hoặc chi tiếtcác chỉ tiêu cho phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của

DN, cần phải đề đạt bằng văn bản với Bộ tài chính và chỉ được phép bổ sung, sửađổi sau khi đã có sự chấp thuận của Bộ tài chính bằng văn bản

1.1.6.2 Trách nhiệm lập BCTC

(Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2000 của Bộ tài chính)

Trang 7

(1) Tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập vàtrình bày BCTC năm.

Các công ty, Tổng công ty có các đơn vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phảilập BCTC năm của công ty, Tổng công ty còn phải lập BCTC tổng hợp hoặcBCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị kế toántrực thuộc công ty, Tổng công ty

(2) Đối với DNNN, các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán còn phảilập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ

Các DN khác nếu tự nguyện lập BCTC giữa niên độ thì được lựa chọn dạngđầy đủ hoặc tóm lược

Đối với Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có đơn

vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất giữa niên

độ (việc lập BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008)

(3) Công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và BCTChợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại nghị định số 129/2004/NĐ-CPngày 31/5/2004 của Chính phủ Ngoài ra còn phải lập BCTC hợp nhất kinh doanhtheo quy định của Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”

1.1.6.3 Kỳ lập BCTC

- Đối với BCTC năm: Các DN phải lập BCTC năm theo kỳ kế toán là nămdương lịch hoặc 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế Trường hợp đặcbiệt DN được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn đến việc lập BCTCcho kỳ kế toán năm đầu tiên hay kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặcdài hơn 12 tháng nhưng không được vượt quá 15 tháng

- Đối với BCTC giữa niên độ: kỳ lập BCTC là mỗi quý của năm tài chính(không bao gồm quý IV)

1.1.6.4 Thời hạn lập và gửi BCTC

BCTC của các DN phải lập và gửi vào cuối quý, cuối năm tài chính cho các

cơ quan quản lý Nhà nước và cho các DN cấp trên theo quy định Trường hợp cócông ty con thì phải gửi kèm theo bản BCTC cùng quý, cùng năm của công ty con

Trang 8

- Các DN hạch toán độc lập hay phụ thuộc tổng công ty thì thời hạn gửiBCTC quý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

- Đối với tổng công ty, thời hạn gửi BCTC quý chậm nhất là 45 ngày kể từngày kết thúc quý

* BCTC năm:

- Đối với các DN Nhà nước: Các DN hạch toán độc lập và phụ thuộc Tổngcông ty hay các DN độc lập không nằm trong Tổng công ty, thời hạn gửi BCTCnăm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

- Đối với Tổng công ty: thời hạn gửi BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từngày kết thúc năm tài chính

- Đối với DN tư nhân, công ty hợp danh: thời hạn gửi BCTC năm chậm nhất

là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

- Đối với Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài vàCác loại hình HTX: thời hạn gửi BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kếtthúc năm tài chính

- Đối với DN có năm tài chính không trùng với năm dương lịch thì phải gửi BCTCquý kết thúc vào ngày 31/12 và có luỹ kế từ đầu năm tài chính đến hết ngày 31/12

1.1.6.5 Nơi nộp BCTC

Các loại doanh

nghiệp

Thời hạn lập báo cáo

Nơi nhận báo cáo

Cơquantàichính

Cơquanthuế

Cơ quanthống kê

Doanhnghiệpcấp trên

Cơ quanđăng kýkinhdoanh

Trang 9

phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tài sản của DN theo hai cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của DN tại một thời điểm nhất định.

1.2.2 Ý nghĩa, tác dụng của BCĐKT:

* Ý nghĩa: BCĐKT có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và về mặt pháp lý:

- Ý nghĩa về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện cơ cấu và hình

thức tồn tại cụ thể của giá trị các loại tài sản hiện có của DN đến thời điểm lập báocáo như: tiền, các khoản đầu tư tài chính, hàng tồn kho… Căn cứ nguồn số liệu này

có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụngvốn của DN Số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, nội dung và tính chất kinh

tế của các nguồn vốn mà DN đang sử dụng trong hoạt động kinh doanh

- Ý nghĩa về mặt pháp lý: Số liệu các chỉ tiêu phần tài sản thể hiện số vốn

đang thuộc quyền quản lý, quyền sử dụng của DN Số liệu các chỉ tiêu phần nguồnvốn thể hiện trách nhiệm về mặt pháp lý của DN đối với nhà nước, chủ sở hữu, chủ

nợ đối với tài sản đang quản lý, sử dụng ở DN

* Tác dụng của BCĐKT:

- Cung cấp tài liệu chủ yếu cho việc phân tích tình hình tài chính của DN

- Thông qua số liệu trên BCĐKT cho biết tình hình tài sản, nguồn hình thànhtài sản của DN đến thời điểm lập báo cáo

- Căn cứ vào BCĐKT có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chínhcủa DN, cho phép đánh giá một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của DN như tình hìnhthanh toán, khả năng thanh toán…

- Thông qua số liệu trên BCĐKT, có thể kiểm tra việc chấp hành các chế độkinh tế tài chính nhà nước của DN

1.2.3 Nguyên tắc lập và trình bày BCĐKT

Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính”, khi lập

và trình bày BCĐKT phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày BCTC.Ngoài ra, trên BCĐKT, các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả phải được trìnhbày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanhbình thường của DN, cụ thể như sau:

Trang 10

a) Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì Tàisản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới

kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng tới trở lên kể

từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn

b) Đối với DN có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tàisản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳkinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn

- Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơnmột chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn

c) Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳkinh doanh để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trảđược trình bày theo tính thanh khoản giảm dần

1.2.4 Nội dung, kết cấu của BCĐKT

BCĐKT được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán vàsắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý

BCĐKT được chia thành hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn theo kếtcấu dọc, hoặc ngang như sau (Biểu số 1.1):

Phần TÀI SẢN - phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN đến thời

điểm lập báo cáo và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của

DN Phần tài sản TS được chia làm 2 loại:

A- Tài sản ngắn hạn (TSNH): Là những tài sản luân chuyển nhanh,

không ngừng chuyển đổi hình thái và hoàn thành một vòng luân chuyển saumỗi chu kỳ SXKD

B- Tài sản dài hạn (TSDH): Là các tài sản có thời gian luân chuyển trên

1 năm, hoặc trên một chu kỳ kinh doanh (đối với DN có chu kỳ kinh doanhtrên 12 tháng)

Phần NGUỒN VỐN - phản ánh nguồn hình thành TS của DN tại thời điểm

lập báo cáo và các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của DN đối với

TS đang quản lý và sử dụng ở DN Phần nguồn vốn cũng được chia thành 2 loại:

Trang 11

A- Nợ phải trả: Gồm các chỉ tiêu phản ánh các khoản công nợ mà DN có

trách nhiệm phải thanh toán gồm: nợ ngắn hạn, nợ dài hạn

B- Vốn chủ sở hữu: Gồm các chỉ tiêu phản ánh các nguồn vốn thuộc quyền

sở hữu của DN gồm: vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác Vốn chủ sở hữu

có đặc điểm là không phải hoàn trả, DN có thể chủ động sử dụng ổn định

Các chỉ tiêu ở mỗi phần của BCĐKT đều được phản ánh theo bốn cột: cột mã

số, cột thuyết minh, cột số cuối năm và cột số đầu năm

Ngoài phần kết cấu chính BCĐKT còn có phần phụ đó là “Các chỉ tiêungoài BCĐKT”

1.2.5.1 Cơ sở số liệu:

- BCĐKT ngày 31/12 năm trước

- Số dư các tài khoản loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 trên các sổ kế toán chi tiết, sổ

kế toán tổng hợp của kỳ lập BCĐKT

- Bảng cân đối số phát sinh

- Số dư các tài khoản ngoài BCĐKT

1.2.5.2 Quy trình lập BCĐKT:

* Công tác chuẩn bị trước khi lập BCĐKT:

Để đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu trên BCĐKT, trước khi lậpBCĐKT cần làm tốt các công việc chuẩn bị sau:

• Kiểm soát các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh(NVKTPS) trong kỳ đã được cập nhật vào hệ thống sổ kế toán

• Tiến hành kết chuyển các khoản có liên quan giữa các tài khoản phù hợpvới quy định

• Kiểm tra, đối chiếu giữa các tài khoản, sổ kế toán có liên quan Nếu thấy

có chênh lệch thì phải tiến hành điều chỉnh theo phương pháp thích hợp trướckhi lập báo cáo

• Kiểm kê Tài sản trong trường hợp cần thiết và kiểm tra đối chiếu số liệutrong biên bản kiểm kê với thẻ Tài sản, sổ kho, sổ kế toán nếu thấy có chênh lệchphải tiến hành điều chỉnh kịp thời, đúng với kết quả kiểm kê trước khi lập báo cáo

Trang 12

• Chuẩn bị mẫu biểu theo quy định.

* Quy trình lập BCĐKT:

Chuẩn bị: Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước, Số dư các tàikhoản loại I, II, III, IV và 0 trên các sổ kế toán chi tiết, sổ cái cuối kỳ lập báo cáo,Bảng cân đối số phát sinh (nếu có)

Sau khi tiến hành xong công tác chuẩn bị, kế toán tiến hành lập BCĐKT dựatrên cơ sở số liệu đã được chuẩn bị Sau khi lập xong, kế toán trình kế toán trưởng

ký duyệt Có thể khái quát quy trình lập BCĐKT bằng sơ đồ sau (sơ đồ 1.1):

Sơ đồ 1.1: Quy trình lập Bảng cân đối kế toán

1.2.6 Phương pháp lập bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán

* Nguyên tắc chung:

- Cột số đầu năm: Lấy số liệu ở cột "số cuối năm" của BCĐKT ngày 31/12năm trước để ghi vào các chỉ tiêu Cột này không thay đổi trong bốn kỳ báo cáoquý của năm nay

- Cột số cuối năm: Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các sổ kế toán có liên quan

đã được khoá sổ ở thời điểm lập báo cáo để lập BCĐKT Ta có thể cụ thể như sau:

 Các chỉ tiêu trên BCĐKT có nội dung kinh tế phù hợp với số dư củacác Tài khoản (TK) cấp 1 hoặc cấp 2 thì căn cứ trực tiếp vào số dư của các tàikhoản có liên quan để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo theo nguyên tắc:

- Tổng số dư Nợ của tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết loại I và loại II đểghi vào các chỉ tiêu tương ứng của phần " Tài sản "

- Tổng số dư Có của tài khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết loại III và loại IV

để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng của phần " Nguồn vốn "

Kiểm tra, đối chiếu

các NVKTPS Đối chiếu số liệu

Tập hợp số liệu từ

sổ kế toán

Kiểm tra, ký duyệt

Thực hiện các bút toán kết chuyển, khóa sổ kế toán

Lập Bảng cân đối số phát sinh (nếu có)Lập BCĐKT

Trang 13

 Tuy nhiên có một số tài khoản đặc biệt thì phải tiến hành lập như sau:

- Các tài khoản dự phòng: TK 129, TK 139, TK 159, TK 229, và TK 214 trên

sổ cái không có số dư Nợ mà có số dư Có nên khi lập BCĐKT ta sử dụng số dư Có

để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong phần " Tài Sản " bằng cách ghi âm dướihình thức ghi trong dấu ngoặc đơn hoặc ghi đỏ

- TK 419 có số dư Nợ nhưng phản ánh ở chỉ tiêu tương ứng phần nguồn vốndưới hình thức ghi âm (ghi trong ngoặc đơn) hoặc ghi đỏ

- Các chỉ tiêu liên quan đến các TK 131, 138, 331, 333, 334, 338 không đượcphản ánh lên BCĐKT theo số dư bù trừ mà phải căn cứ vào sổ chi tiết tổng hợp đểghi vào các chỉ tiêu tương ứng: các chi tiết dư nợ tổng hợp lại ghi vào chỉ tiêutương ứng phần tài sản, các chỉ tiêu dư có tổng hợp lại ghi vào chỉ tiêu tương ứngphần nguồn vốn

- Một số TK có số dư lưỡng tính như: TK 412, 413, 421 cũng căn cứ vào số

dư của chúng để ghi vào chỉ tiêu tương ứng phần nguồn vốn: nếu dư Có thì ghi bìnhthường, nếu dư Nợ thì ghi âm dưới hình thức ghi trong dấu ngoặc đơn hoặc ghi đỏ

* Phương pháp lập các chỉ tiêu cụ thể:

PHẦN TÀI SẢN

A.TÀI SẢN NGẮN HẠN (MÃ SỐ 100)

TSNH phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các TSNHkhác có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng mộtnăm hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của DN có đến thời điểm báo cáo

Mã số (MS) 100 = MS 110 + MS 120 + MS 130 + MS 140 + MS 150

I Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)

MS 110 = MS 111 + MS 112

1 Tiền (Mã số 111): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các

TK 111 “Tiền mặt”, 112 “Tiền gửi ngân hàng”, 113 “Tiền đang chuyển” trên Sổcái hoặc Nhật ký - Sổ cái

Trang 14

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)

2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (Mã số 129)

Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tưngắn hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

III Các khoản phải thu (Mã số 130)

MS 130 = MS 131 + MS 132 + MS 133 + MS 134 + MS 138 + MS 139

1 Phải thu khách hàng (Mã số 131): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ

vào tổng số dư Nợ chi tiết TK 131 “Phải thu khách hàng” mở theo từng kháchhàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131

2 Trả trước cho người bán (Mã số 132): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn

cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết TK 331 “Phải trả cho người bán” mở theo từng ngườibán trên sổ kế toán chi tiết TK 331

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã số 133): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

số dư Nợ chi tiết TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 1368

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 134)

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ TK 337 “Thanh toán theotiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ cái

5 Các khoản phải thu khác (Mã số 138): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

tổng số dư Nợ của các TK 1385, 1388, 334, 338 trên sổ kế toán chi tiết

6 Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (Mã số 139): Số liệu chỉ

tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn Số liệu để ghivào chỉ tiêu này là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” trên

sổ kế toán chi tiết

Trang 15

IV Hàng tồn kho (Mã số 140): MS 140 = MS 141 + MS 149

1 Hàng tồn kho (Mã số 141): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ

của các TK 151 “Hàng mua đang đi đường”, 152 “Nguyên liệu vật liệu”, 153

“Công cụ dụng cụ”, 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, 155 “Thànhphẩm”, 156 “Hàng hóa”, 157 ”Hàng gửi đi bán” và 158 “Hàng hoá kho bảo thuế”trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái”

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Mã số 149): Số liệu chỉ tiêu này ghi bằng

số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư

Có TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

V Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)

MS 150 = MS 151 + MS 152 + MS 154 + MS 158

1 Chi phí trả trước ngắn hạn (Mã số 151): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số

dư Nợ của TK 142 “Chi phí trả trước ngắn hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

2 Thuế GTGT được khấu trừ (Mã số 152): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

số dư Nợ của TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

3 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước (Mã số 154): Số liệu để ghi vào chỉ

tiêu này căn cứ vào số dư Nợ chi tiết TK 333 “Thuế và các khoản phải thu Nhànước” trên Sổ kế toán chi tiết

4 Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 158): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư

Nợ TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, 141 “Tạm ứng”, 144 “Cầm cố, ký quỹ, kýcược ngắn hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

B TÀI SẢN DÀI HẠN (Mã số 200)

MS 200 = MS 210 + MS 220 + MS 240 + MS 250 + MS 260

I Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)

MS 210 = MS 211 + MS 212 + MS 213 + MS 218 + MS 219

1 Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu

này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ của TK 131 “Phải thu khách hàng” mở chi tiếttheo từng khách hàng

Trang 16

2 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (Mã số 212): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu

này là số dư Nợ của TK 1361 “Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc” trên sổ kếtoán chi tiết TK 136

3 Phải thu dài hạn nội bộ (Mã số 213): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là chi

tiết số dư Nợ của TK 1368 “Phải thu nội bộ khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 1368

4 Phải thu dài hạn khác (Mã số 218): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư

Nợ chi tiết các TK 138, 331, 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338

5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (Mã số 219): Số liệu chỉ tiêu này được

ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này

là số dư Có chi tiết của TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” chi tiết dự phòngphải thu dài hạn khó đòi

II Tài sản cố định (Mã số 220)

MS 220 = MS 221 + MS 222 + MS 223 + MS 224 + MS 225+ MS 226 + MS

227 + MS 228 + MS 229 + MS 230

1 Tài sản cố định hữu hình (Mã số 221): MS 221 = MS 222 + MS 223

- Nguyên giá (Mã số 222): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ TK 211

“TSCĐ hữu hình” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 223): Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dướihình thức ghi trong ngoặc đơn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2141

“Hao mòn TSCĐ hữu hình” trên sổ kế toán chi tiết TK 2141

2 Tài sản cố định thuê tài chính (Mã số 224): MS 224 = MS 225 + MS 226

- Nguyên giá (Mã số 225): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ TK 212

“TSCĐ thuê tài chính” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 226): Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dướihình thức ghi trong ngoặc đơn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2142

“Hao mòn TSCĐ thuê tài chính” trên sổ kế toán chi tiết TK 2142

3 Tài sản cố định vô hình (Mã số 227): MS 227 = MS 228 + MS 229

- Nguyên giá (Mã số 228): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên Nợ TK

213 “TSCĐ vô hình” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

Trang 17

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 229): Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dướihình thức ghi trong ngoặc đơn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có TK 2143

“Hao mòn TSCĐ vô hình” trên sổ kế toán chi tiết TK 2143

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này

là số dư Nợ của TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” trên Sổ cái hoặc Nhật ký- Sổ cái

III Bất động sản đầu tư (Mã số 240): MS 240 = MS 241 + MS 242

- Nguyên giá (Mã số 241): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của TK

217 “BĐS đầu tư” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

- Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 242): Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm dướihình thức ghi trong ngoặc đơn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có của TK

2147 “Hao mòn BĐS đầu tư” trên Sổ kế toán chi tiết TK 2147

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250):

MS 250 = MS 251 + MS 252 + MS 258 + MS 259

1 Đầu tư vào công ty con (Mã số 251): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số

dư Nợ của TK 221 “Đầu tư vào công ty con” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252): Số liệu để ghi vào chỉ

tiêu này là tổng số dư Nợ của TK 222 “Vốn góp liên doanh” và 223 “Đầu tư vàocông ty liên kết” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

3 Đầu tư dài hạn khác (Mã số 258): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư

Nợ TK 228 “Đầu tư dài hạn khác” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 259): Số liệu chỉ tiêu này

được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số

dư Có TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

V Tài sản dài hạn khác (Mã số 260): MS 260 = MS 261 + MS 262 + MS 268

1 Chi phí trả trước dài hạn (Mã số 261): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn

cứ vào số dư Nợ TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ

vào số dư Nợ TK 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

3 Tài sản dài hạn khác (Mã số 268): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số

Trang 18

Tổng cộng tài sản (Mã số 270): MS 270 = MS 100 + MS 200

1 Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư

Có TK 311”Vay ngắn hạn” và TK 315 “Nợ dài hạn đến hạn trả” trên Sổ cái hoặcNhật ký - Sổ cái

2 Phải trả cho người bán (Mã số 312): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng

số dư Có chi tiết TK 331 “Phải trả cho người bán” trên sổ kế toán chi tiết 331

3 Người mua trả tiền trước (Mã số 313): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn

cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 trên sổ kế toán chi tiết

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Mã số 314): Số liệu để ghi vào chỉ

tiêu này là số dư Có chi tiết TK 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” trên

kế toán chi tiết TK 333

5 Phải trả người lao động (Mã số 315): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số

dư Có của TK 334 “Phải trả người lao động” trên sổ kế toán chi tiết TK 334

6 Chi phí phải trả (Mã số 316): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Có

TK 335 “Chi phí phải trả” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

7 Phải trả nội bộ (Mã số 317): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số

dư chi tiết TK 336 “Phải trả nội bộ” trên sổ chi tiết TK 336

8 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Mã số 318): Số liệu để

ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có TK 337 “Thanh toán theo tiến độ kếhoạch hợp đồng xây dựng” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319): Số liệu để ghi

vào chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Có TK 338 “Phải trả phải nộp khác”, TK

138 “Phải thu khác” trên sổ kế toán chi tiết

Trang 19

10 Dự phòng phải trả ngắn hạn (Mã số 320): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này

là số dư Có chi tiết TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352

II Nợ dài hạn (Mã số 320)

MS 320 = MS 331 + MS 332 + MS 333 + MS 334 + MS 336 + MS 337

1 Phải trả dài hạn người bán (Mã số 331): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

số dư Có chi tiết TK 331 mở theo từng người bán

2 Phải trả dài hạn nội bộ (Mã số 332): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ

vào số dư Có TK 336 trên sổ kế toán chi tiết TK 333 (Chi tiết các khoản phải trảnội bộ được xếp vào loại nợ dài hạn)

3 Phải trả dài hạn khác (Mã số 333): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng

số dư Có chi tiết TK 338 và TK 344 “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” trên Sổ cái hoặcNhật ký - Sổ cái TK 344 và sổ kế toán chi tiết TK 338 (chi tiết phải trả dài hạn)

4 Vay và nợ dài hạn (Mã số 334): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số

dư Có TK 341 “Vay dài hạn”, 342 “Nợ dài hạn” và kết quả tìm được của số dư Có

TK 3431 trừ dư Nợ TK 3432 cộng dư Có TK 3433 trên sổ kế toán chi tiết TK 343

5 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 335): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là

số dư Có TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

6 Dự phòng trợ cấp mất việc làm (Mã số 336): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

số dư TK 351 “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

7 Dự phòng phải trả dài hạn (Mã số 337): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

số dư Có chi tiết TK 352 “Dự phòng phải trả” trên sổ kế toán chi tiết TK 352 (Chitiết các khoản dự phòng phải trả dài hạn)

B VỐN CHỦ SỞ HỮU (MÃ SỐ 400)

MS 400 = MS 410 + MS 420

I Vốn chủ sở hữu (Mã số 410)

MS 410 = MS 411 + MS 412 + MS 413 + MS 414 + MS 415 + MS 416 + MS 417+ MS 418 + MS 419 + MS 420 + MS 421

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

số dư Có của TK 4111 “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” trên sổ kế toán chi tiết TK 4111

Trang 20

2 Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư

bên Có của TK 4112 “Thặng dư vốn cổ phần” trên sổ kế toán chi tiết TK 4112

3 Vốn khác của chủ sở hữu (Mã số 413): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số

dư Có TK 4118 “Vốn khác” trên sổ kế toán chi tiết TK 4118

4 Cổ phiếu quỹ (Mã số 414): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ TK

419 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

5 Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Mã sô 415): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này

là số dư Có TK 412 “Chênh lệch đánh giá lại tài sản” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

6 Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Mã số 416): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là

số dư Có TK 413 trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

7 Quỹ đầu tư phát triển (Mã số 417): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư bên

Có của TK 414 “Quỹ đầu tư phát triển” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

8 Quỹ dự phòng tài chính (Mã số 418): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số dư

bên Có của TK 415 “Quỹ dự phòng tài chính” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

9 Quỹ khác thuộc vốn Chủ sở hữu (Mã số 419): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu

này là số dư Có TK 418 “Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu” trên Sổ cái hoặcNhật ký - Sổ cái

10 Lợi nhuận chưa phân phối (Mã số 420): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số

dư Có của TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

11 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (Mã số 421): Số liệu để ghi vào chỉ

tiêu này là số dư Có TK 441 “Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” trên Sổ cái hoặcNhật ký - Sổ cái

II Nguồn kinh phí, quỹ khác (Mã số 430)

MS 430 = MS 431 + MS 432 + MS 433

1 Quỹ khen thưởng và phúc lợi (Mã số 431): Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là

số dư Có TK 431 “Quỹ khen thưởng phúc lợi” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

2 Nguồn kinh phí (Mã số 432): Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số chênh

lệch giữa số dư Có TK 461 “Nguồn kinh phí sự nghiệp” với số dư Nợ TK 161 “Chi

sự nghiệp” trên Sổ cái hoặc Nhật ký - Sổ cái

3 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Mã số 433): Số liệu để ghi vào chỉ

tiêu này là số dư Có TK 466 “Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ” trên Sổ cáihoặc Nhật ký - Sổ cái

Tổng cộng nguồn vốn (Mã số 440): MS 440 = MS300 + MS 400

Tổng cộng TS (Mã số 270) = Tổng cộng NV (Mã số 440)

Trang 21

* Phương pháp lập các chỉ tiêu ngoài BCĐKT

Các chỉ tiêu ngoài BCĐKT gồm một số chỉ tiêu phản ánh những TS không thuộcquyền sở hữu của DN nhưng DN đang quản lý hoặc sử dụng và một số chỉ tiêu bổ sungkhông thể phản ánh trong BCĐKT Ta tiến hành lập các chỉ tiêu đó như sau:

- TS thuê ngoài: Là số dư Nợ của TK 001 trên Sổ cái

- Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công: Là số dư Nợ của TK 002 trên Sổ cái

- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi: Là số dư Nợ của TK 003 trên Sổ cái

- Nợ khó đòi đã xử lý: Là số dư Nợ của TK 004 trên Sổ cái

- Ngoại tệ các loại: Là số dư Nợ của TK 007 trên Sổ cái

- Hạn mức kinh phí còn lại: Là số dư Nợ của TK 008 trên Sổ cái

- Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có: Căn cứ vào số dư Nợ của TK 009 trên Sổ cái

1.3 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu cơ bản trên BCĐKT

1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua BCĐKT

* Khái niệm:

Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và sosánh số liệu về các kết quả tài chính hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúngthực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vữngtiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tậndụng triệt để điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu

* Ý nghĩa của việc phân tích BCĐKT:

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động SXKD Do đó, tất

cả các hoạt động SXKD đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của DN Ngượclại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm đối vớiquá trình SXKD của DN đó

Các BCTC phản ánh kết quả và tình hình thực hiện các mặt hoạt động của DNbằng các chỉ tiêu kinh tế Nó cung cấp các thông tin hữu ích cho những người cónhu cầu sử dụng các thông tin đó với các mục đích khác nhau

Có thể khái quát nhu cầu đó thông qua bảng sau (biểu số 1.2):

Trang 22

Biểu số 1.2: Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng

sử dụng khác nhau Đối

Yếu tố dự đoán cho tương lai Các câu hỏi được đặt ra

- Lập kế hoặch cho tương lai

- Đầu tư dài hạn

- Chiến lược sản phẩm và thị trường

- Chọn phương án nào sẽ cho hiệu quả cao nhất?

- Nên huy động nguồn đầu

- Năng lực của DN trong điều hành kinh doanh và huy động vốn đầu tư như thế nào?

- Các lợi ích khác đối với nhà cho vay?

- Tình hình công nợ của DN?

- Lợi tức có được chủ yếu

từ hoạt động nào?

- Tình hình và khả năng tăng trưởng của DN?

Có nên tiếp tục

làm việc cho

DN hay không?

- Hoạt động của DN có thích hợp và hợp pháp không?

- DN có thể tăng thêm thu nhập cho người lao động không?

- Có thể có biến động gì về vốn và thu nhập trong tương lai?

Qua bảng trên ta thấy thông tin cần thiết để giải đáp các câu hỏi của các đốitượng sử dụng khác nhau đều không có sẵn trên các BCTC Do vậy, để có thôngtin cần thiết ta phải tiến hành phân tích các báo cáo đó

1.3.2 Mục tiêu phân tích BCĐKT:

- Cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và các đốitượng sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyếtđịnh tương tự Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tươngđối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này

- Cung cấp các thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và các đối tượng

sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền

từ cổ tức và tiền lãi Vì các dòng tiền của nhà đầu tư liên quan với các dòng tiềncủa DN nên quá trình phân tích phải cung câp thông tin để giúp họ đánh giá sốlượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của DN

Trang 23

- Cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của DN, nghĩa vụ của DN đốivới các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện

và những tình huống có thể làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đốivới các nguồn lực đó

1.3.3 Phương pháp phân tích BCĐKT

Phân tích tình hình tài chính DN thông qua BCĐKT thường sử dụng cácphương pháp sau:

a) Phương pháp so sánh:

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích BCĐKT đểxác định được xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Trongphương pháp so sánh có 3 kỹ thuật so sánh chủ yếu:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là mức độ biến đổi tăng (+) hay giảm (-) của chỉtiêu phân tích kỳ phân tích so với kỳ gốc

+ So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của mức biến động giữa 2 kỳ

+ Phân tích các tỷ số chủ yếu và so sánh một số chỉ tiêu với chỉ tiêu bình quânchung của ngành để đánh giá vị thế của doanh nghiệp

b) Phương pháp phân tích tỷ lệ:

Phương pháp này áp dụng một cách phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựatrên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu

và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc

Trang 24

theo từng giai đoạn Qua đó nguồn thông tin kinh tế tài chính được cải tiến và cungcấp đầy đủ hơn.

c) Phương pháp cân đối:

Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồntại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng

Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp ngườiphân tích có được đánh giá quan trọng về tình hình tài chính

Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng sốnguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong DN

Ví dụ như: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

Hay: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Ngoài các phương pháp trên, còn có thể sử dụng các phương pháp khác đểphân tích như: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp tương quan, phươngpháp ngoại suy

1.3.4 Phân tích tình hình tài chính DN thông qua các chỉ tiêu trên BCĐKT

BCĐKT là một báo cáo tài chính quan trọng, không thể thiếu để tiến hànhphân tích tình hình tài chính DN Các chỉ tiêu trên BCĐKT được trình bày tổngquát và sắp xếp có hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt thông tin vàphân tích nhanh chóng Thông qua BCĐKT có thể đánh giá khái quát tình hình sửdụng vốn và nguồn vốn của DN, khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính và mức rủi

ro tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của DN

1.3.4.1 Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn theo thời gian:

Phân tích tình hình biến động tài sản (nguồn vốn) là việc xem xét chênh lệch

về mặt giá trị của từng chỉ tiêu năm nay so với năm trước Từ việc xem xét mức độtăng giảm của từng chỉ tiêu, ta có thể đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sựbiến động đó Qua đó rút ra những thông tin cần thiết cho công tác quản lý

Trong phân tích tình hình biến động tài sản (nguồn vốn), phương pháp phântích được sử dụng là phương pháp so sánh theo chiều ngang giữa số cuối kỳ với sốđầu năm để thấy được mức độ biến động (về số tương đối và tuyệt đối) của từng

Trang 25

chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán Có thể lập bảng phân tích tình hình biến động tàisản (nguồn vốn) như sau (biểu số 1.3)

Dựa vào những số liệu trong bảng phân tích biến động, ta có thể rút ra một sốnhận xét, đánh giá sau:

Về nguồn vốn:

Nguồn vốn của DN biến động theo hướng giảm hay gia tăng rủi ro; vốn vaytăng lên hay giảm đi và được dùng vào những mục đích nào, hoặc DN có thể trả nợvay từ những nguồn nào

- Nếu Số năm sau > Số năm trước: Phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốncho sản xuất tăng, tổng nguồn vốn tăng, tài sản được mở rộng, đó là điều kiện để

mở rộng quy mô sản xuất

- Nếu Số năm sau ≤ Số năm trước: Phản ánh nguồn vốn của DN có xu hướnggiảm sút, DN cần đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp tác động kịp thời

Để đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và xác đáng về tính hình biếnđộng của tài sản và nguồn vốn, ngoài việc đánh giá về tổng tài sản và nguồn vốncủa DN ta cần đi sâu nghiên cứu từng chỉ tiêu trong tài sản và trong nguồn vốn

1.3.4.2 Phân tích kết cấu, tình hình biến động kết cấu của tài sản và nguồn vốn:

Mục đích của phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn là giúp người phân tíchthấy được tỷ trọng của các yếu tố tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa chúngvới nhau, trong đó công ty sử dụng vốn chủ yếu vào những tài sản nào và nguồnvốn nào là nguồn vốn quan trọng mà công ty đang sử dụng (biểu số 1.4)

Phân tích kết cấu nhằm đánh giá tầm quan trọng của từng khoản mục tài sảntrong tổng tài sản, hay từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn từ đóđánh giá tính hợp lý của việc phân bổ vốn và đánh giá tình hình tài chính của DN Phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tàichính cũng như mức độ độc lập của DN, nắm được các chỉ tiêu liên quan đến tình

Trang 26

tiêu trên BCĐKT để xác định tình hình đảm bảo nguồn vốn của DN cho hoạt độngsản xuất kinh doanh dựa vào tính cân đối của BCĐKT: Tổng Tài sản (TS) = Tổngnguồn vốn (NV), ta có:

(1) TS [A (III + IV) + B (I + V)] là các khoản nợ phải thu của DN

(2) NV [A (I + II) – A (I (1) + II (4))] là các khoản phải trả không tính đến cáckhoản vay ngắn hạn, hoặc dài hạn hợp lý chưa đến hạn

* Nếu (1) > (2): doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn DN cần có biện phápđòi nợ và thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn

* Nếu (1) < (2): doanh nghiệp đang chiếm dụng được vốn của các đối táckhác, tuy vậy DN cũng cần có kế hoạch thanh toán đúng hạn các khoản nợ đến hạn

để giữ chữ tín lâu dài trong kinh doanh

Phân tích sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng vớingười quản lý DN và các chủ thể khác quan tâm đến DN Công việc này cho biết

sự an toàn và ổn định trong tài trợ vốn của DN

1.3.4.3 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:

* Phân tích khả năng thanh toán:

Tình hình tài chính của DN phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chínhcủa DN Nếu hoạt động tài chính tốt, DN sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn.Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài

Để phân tích tình hình thanh toán, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

 H s kh n ng thanh toán t ng quát (H1):ệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1): ố khả năng thanh toán tổng quát (H1): ả năng thanh toán tổng quát (H1): ăng thanh toán tổng quát (H1): ổng quát (H1):

Hệ số khả năng thanhtoán tổng quát =

Tổng tài sản

Nợ phải trảH1 thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản DN đang quản lý với tổng số nợphải trả

Nếu H1 < 1 : thể hiện giá trị tài sản của DN không đủ để trang trải các khoản

nợ, vốn chủ sở hữu thấp, DN có nguy cơ phá sản

 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (H2):

Hệ số khả năng thanhtoán hiện hành =

Tổng tài sản ngắn hạnTổng số nợ ngắn hạn

Trang 27

H2 đo lường khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tổng tàisản ngắn hạn (TSNH).

- Nếu H2 < 1 : đây là dấu hiệu không tốt, báo trước những khó khăn tài chính

đã, đang và sẽ xảy ra; công ty đang bị mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi rothanh toán cao, có thể công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư vào tàisản dài hạn

- Nếu H2 > 1 : điều đó có nghĩa là DN luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợngắn hạn Tuy nhiên, nếu hệ số này cao quá cũng không phải là tốt bởi khi đó khảnăng linh hoạt về vốn của DN bị hạn chế

 Hệ số thanh toán nhanh (H3):

Hệ số khả năng

thanh toán nhanh =

Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu

Tổng số nợ ngắn hạnH3 là thước đo khả năng chi trả ngay các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ khôngdựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa Không có cơ sở để yêu cầu chỉ tiêu nàyphải lớn hơn 1 vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạnthanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, còn những khoản chưa đến hạn thìchưa có nhu cầu thanh toán, tuy vậy nên duy trì hệ số này ở mức ≥ 0,5 là tốt nhất

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H4):

Hệ số khả năng thanh

toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Tổng số nợ ngắn hạnChỉ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằngnguồn tiền hiện có

 Kỳ thu tiền bình quân:

Doanh thu của DN có thể chia thành 2 phần: Doanh thu thu tiền ngay vàdoanh thu trả chậm ( thông qua các khoản phải thu)

- Kỳ thu tiền bình quân tính cho doanh thu trả chậm: là thời gian trung bình

để DN thu được tiền bán hàng trả chậm, hay còn gọi là thời gian tồn đọng khoảnphải thu khách hàng

Kỳ thu tiền bình quân (tính

= Bình quân các khoản phải thu

Trang 28

Thời gian tồn đọng khoản phải thu khách hàng thấp thì vốn của DN ít bị ứđọng trong khâu thanh toán Ngược lại, nếu thời gian tồn đọng các khoản phải thukhách hàng càng dài thì vốn của DN ứ đọng trong khâu thanh toán càng lớn Tuynhiên để đánh giá điều đó là tốt hay xấu cần phải xem xét thêm cả chính sách bánhàng của DN.

- S vòng quay kho n ph i thu khách h ng:ố khả năng thanh toán tổng quát (H1): ả năng thanh toán tổng quát (H1): ả năng thanh toán tổng quát (H1): àng:

Số vòng quay các khoản

Tổng số tiền hàng bán chịu

Số dư bình quân các khoản phải thu

Số vòng quay khoản phải thu càng lớn, chứng tỏ khả năng luân chuyển khoảnphải thu của DN là nhanh, thời gian thu tiền bán chịu ngắn, các khoản phải thukhách hàng chuyển hóa thành tiền nhanh, khả năng thanh toán của công ty tốt

* Phân tích khả năng sinh lời:

Nếu những nội dung phân tích trên phản ánh hiệu quả của từng hoạt độngriêng biệt của DN thì phân tích khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quảSXKD và hiệu năng quản lý của DN

Doanh thu Tổng vốn bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao có nghĩa là công ty có tỷ lệ tăngchi phí thấp hơn tỷ lệ tăng DT hoặc tỷ lệ giảm chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm DT

 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc sử dụngtài sản để tạo ra lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế, không phân biệt tàisản này được hình thành từ nguồn vốn vay hay vốn chủ sở hữu

Trang 29

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thu được trong kỳ DN có bao nhiêuđồng lợi nhuận sau khi đã làm nghĩa vụ thuế với nhà nước.

RO

Lợi nhuận ròng + Chi phí lãi vay đã khấu trừ thuế thu

nhậpTổng tài sảnRO

EBIT x (1 – t)Tổng tài sảnTrong đó: t là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Chỉ tiêu này là cơ sở quan trọng để những người cho vay xem xét xem công

ty có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không, còn chủ sở hữu thìđánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn

 T su t sinh l i trên v n ch s h u (ROE)ỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay ất lợi nhuận trước thuế và lãi vay ời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ố khả năng thanh toán tổng quát (H1): ủ gồm: ởng của 2 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay ữa niên độ dạng đầy đủ gồm:

Vốn chủ sở hữuChỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu vào công ty đemlại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập DN

Chương 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH TƯỜNG PHÁT

Trang 30

2.1 Tình hình đặc điểm chung của công ty TNHH Tường Phát

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Tường Phát

Tên đầy đủ của công ty là : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TƯỜNG PHÁT

Tên giao dịch quốc tế: TUONG PHAT COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: TUONG PHAT CO., LTD

Trụ sở chính tại: Cụm công nghiệp Đầm Triều, phường Quán Trữ, quận Kiến

2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tường Phát

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay là:

1 Sản xuất kinh doanh nông sản, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản;

2 Kinh doanh vật tư nông nghiệp (trừ những mặt hàng Nhà Nước cấm), hàngnông sản, trang thiết bị và phụ tùng; phân bón các loại;

3 Dịch vụ xuất nhập khẩu;

4 Vận tải và dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ./

Ra đời trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt không chỉ của các nhà đầu tư trongnước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài cùng với sự đổi mới của các điều luật (LuậtDoanh Nghiệp mới ra đời ngày 29/11/2005), nhưng doanh nghiệp đã sớm thíchnghi và hòa chung với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới nói chung và nềnkinh tế Việt Nam nói riêng, công ty đã và đang dần khẳng định mình trên thịtrường Với số vốn điều lệ ít ỏi là 1,2 tỷ đồng do sự đóng góp của 5 thành viênđóng góp, trong đó ông Nguyễn Thế Tuấn với số vốn góp cao nhất được bầu làm

Trang 31

chủ tịch Hội Đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty, đã từng bước đưa công typhát triển một cách ổn định, nhanh chóng chiếm giữ được thị trường trên toàn miềnBắc, góp phần nâng cao đời sống, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 100 cán bộcông nhân viên với mức lương ổn định và ngày một tăng Đồng thời công ty cũnggóp phần không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng đất nước, hàng năm nộp ngân sáchđầy đủ Công ty đã và đang cố gắng tìm cho mình một thương hiệu uy tín, chấtlượng trên toàn miền Bắc và sắp tới mở rộng ra cả nước.

2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng của công ty TNHH Tường Phát

- Mức lương bình quân trả cho người lao động, đặc biệt là lao động trực tiếpsản xuất còn thấp so với mặt bằng chung (1,5 triệu đồng/ tháng), điều đó giúp DNtiết kiệm được một khoản không nhỏ về chi phí lương trong tổng chi phí SXKD

- Sản phẩm của công ty đã và đang tạo được chỗ đứng trên thị trường, tạođược niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng và các đối tác khác

- Giá cả nguyên vật liệu đầu vào thường xuyên biến động thất thường

- Bên cạnh đội ngũ lao động lành nghề vẫn còn một số ít lao động phổ thông

ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, chưa bắt kịp với phong cách làm việc mới

- Nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế

Trang 32

- Công ty phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh là các công ty lớn đã có

uy tín lâu năm, với nhiều mặt hàng phong phú, ví dụ như công ty Sản xuất và chếbiến thức ăn gia súc Con Cò (Proconco)- một công ty đã và đang tạo được sự tínnhiệm của khách hàng trong nhiều năm

- Công ty vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên việc huy độngvốn cho các khâu còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt trong năm 2008, công ty cóđầu tư mở rộng SXKD bằng việc đầu tư xây mới cơ sở 2 của mình ở trên QuánToan, nên việc huy động vốn càng gặp nhiều khó khăn

* Phương hướng

+ Đối với công tác kế hoạch - thị trường:

Công tác thị trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trong giai đoạnhiện nay Ngoài việc giữ gìn và duy trì tốt quan hệ với khách hàng truyền thống cầnphải phát triển thêm khách hàng mới, mở rộng mạng lưới cửa hàng giới thiệu sản phẩmtrên toàn quốc Đưa công nghệ tin học mới vào công tác kế hoạch, quản lý

+ Đối với công tác tổ chức sản xuất kinh doanh:

Để có việc làm cho cán bộ công nhân viên, nhà máy đang tăng cường đầu tưxây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằmtăng năng suất lao động góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

+ Công tác tài chính kế toán: Triệt để tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh,tập trung cho những nhu cầu quan trọng Tăng cường công tác tham mưu cho giámđốc để ra những quyết định phù hợp

+ Công tác tổ chức - lao động và tiền lương: Tăng cường bồi dưỡng, nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động bên cạnh đó tuyển dụngthêm một số lao động mới để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh

+ Công tác an toàn lao động: Tăng cường công tác an toàn lao động, phòngchống cháy nổ, thường xuyên kiểm tra, trang bị bảo hộ lao động cá nhân Các thiết

bị trước khi vận hành đều phải được kiểm tra an toàn

2.1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty:

Để phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển củamình, Công ty TNHH Tường Phát tổ chức một bộ máy quản lý khá gọn nhẹ vàhoạt động khá hiệu quả (sơ đồ 2.1)

Trang 33

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Tường Phát

* Chức năng nhiệm vụ các phòng ban:

- Giám đốc công ty là người điều hành mọi hoạt động của công ty và chịutrách nhiệm trước pháp luật

- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trong một số lĩnh vực, chỉđạo đôn đốc công tác sản xuất, là người thay thế giám đốc khi giám đốc vắng mặt

- Phòng kinh doanh: đảm bảo công tác thị trường, tìm hiểu nghiên cứu thịtrường, xác định nhu cầu của khách hàng, xem xét ý kiến của khách hàng về cácsản phẩm công ty Thông qua đó, công ty định hướng lựa chọn phương án sản xuấtkinh doanh, nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhucầu của khách hàng

- Phòng tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ lập và cập nhật các chứng từ sổ sách

kế toán, theo dõi và báo cáo hoạt động về tài chính Tham mưu cho giám đốc các

Bộ phận vật tư

Bộ phận sản xuất

Bộ phận cơ khí

Trang 34

- Phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất ra những sản phẩm đảmbảo quy cách, chất lượng, bên cạnh đó phải đảm bảo công tác an toàn trong sản xuất.Các ban, tổ, đội và đơn vị sản xuất có chức năng tham mưu, giúp việc chogiám đốc công ty trong quản lý nội bộ sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển sảnxuất kinh doanh của công ty.

* Với sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc công ty, cùng sự nỗ lực của toànthể cán bộ công nhân viên, sau hơn 3 năm đi vào hoạt động thì cho đến nay công tyTNHH Tường Phát đã đạt được một số thành tích trên một số lĩnh vực như:

Biểu số 2.1: Thành tích đạt được trên một số lĩnh vực của công ty TNHH

Tường Phát

Doanh thu (đồng) 2.989.763.738 3.143.285.636 3.878.951.556Lợi nhuận sau thuế (đồng) -19.694.214 10.857.242 14.494.665Nộp ngân sách (đồng) 140.652.768 162.457.475 202.380.939Thu nhập bình quân đầu người

2.1.5 Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty:

2.1.5.1- Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:

Công ty TNHH Tường Phát là một doanh nghiệp có hệ thống kế toán độc lập,phòng kế toán được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, quản lý và theo dõitất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong DN

Trách nhiệm của các thành viên trong phòng kế toán:

- Kế toán trưởng: Phụ trách chung các mặt của phòng và là người chịu trách

nhiệm lớn về mặt quản lý kinh tế - tài chính trong toàn công ty Chỉ đạo, phân côngnhiệm vụ, lập chương trình công tác tháng, quý, năm cho các nhân viên trongphòng Trực tiếp phụ trách phần tài chính - Các khoản phải thu, phải trả, công nợ,tổng hợp sổ sách, thường xuyên tham mưu với giám đốc để có những quyết địnhkịp thời Ký duyệt các khoản thu - chi hàng ngày và báo cáo chính thức theo quyđịnh của Nhà nước Tập hợp, hệ thống các chế độ chính sách, các quy định đểhướng dẫn vận dụng tại công ty

Trang 35

- Các kế toán viên: hỗ trợ cho kế toán trưởng khi cần thiết, lập và theo dõi

tình hình biến động về TSCĐ luân chuyển trong xí nghiệp, tính và phân bổ khấuhao cho từng bộ phận một cách chính xác và hợp lý Theo dõi chi tiết, tổng hợpnhập xuất tồn từng loại nguyên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất

Hàng ngày, kế toán viên có trách nhiệm quản lý, phản ánh các nghiệp vụ phátsinh vào phần mềm kế toán Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin kế toánkhi kế toán trưởng và lãnh đạo công ty yêu cầu

- Thủ quỹ: có nhiệm vụ bảo quản tiền mặt của công ty, thực hiện thu chi theo

đúng nguyên tắc và hợp lý, lập báo cáo quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiềnvay theo định kỳ

- Thủ kho: quản lý toàn bộ tài sản, nguyên - nhiên vật liệu, thành phẩm tại

phân xưởng, theo dõi tình hình nhập xuất tồn trực tiếp tại kho

Sơ đồ 2.2: Mô hình bộ máy kế toán của công ty TNHH Tường Phát

2.1.5.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tại công ty:

Việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán là việc nâng cao hiệu suất côngtác kế toán thông qua tính năng ưu việt của máy vi tính và kỹ thuật tin học Trongđiều kiện nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, thìviệc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kế toán nói chung là điều cần thiết

để một doanh nghiệp có thể phát triển bền vững Nhận thức được điều đó, ngay từngày đầu thành lập, công ty TNHH Tường Phát đã đầu tư mua phần mềm kế toánAdsoft để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán của mình Chính vì vậy, hình

thức ghi sổ được áp dụng ở công ty hiện nay là hình thức kế toán máy với sự hỗ trợ

Kế toán trưởng

Trang 36

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy

Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối nămĐối chiếu, kiểm tra

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toáncùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định TK ghi Nợ, TKghi Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phầnmềm kế toán, Các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ,thẻ kế toán chi tiết liên quan

Cuối tháng hay bất cứ thời điểm nào cần thiết kế toán thực hiện các thao táckhóa sổ và lập báo cáo tài chính Thực hiện các thao tác để in các báo cáo tài chínhtheo quy định Cuối tháng, cuối năm in sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết ragiấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định như sổ kếtoán ghi bằng tay Như vậy với việc áp dụng hệ thống phần mềm kế toán đã tạođiều kiện thuận lợi trong việc xử lý các thông số một cách nhanh gọn, tiết kiệmthời gian, nâng cao hiệu quả công việc

* Các chính sách kế toán của công ty TNHH Tường Phát:

- Phương pháp khấu hao: Khấu hao theo đường thẳng

Sổ kế toán:

- Sổ chi tiết

- Sổ tổng hợp

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán quản trị

MÁY VI TÍNH

Trang 37

- Phương pháp hạch toán: Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khaithường xuyên, tính trị giá xuất kho theo phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập

và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ (Việt Nam đồng)

- Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 năm dương lịch

2.2 Công tác lập bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát:

Công ty TNHH Tường Phát là công ty hạch toán độc lập hàng năm công tyđều tiến hành lập BCĐKT theo quy định

2.2.1 Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán

Để lập BCĐKT công ty căn cứ vào những nguồn số liệu sau:

- BCĐKT năm trước

- Số dư cuối kỳ của các tài khoản tổng hợp và chi tiết loại 1, loại 2, loại 3,loại 4 tương ứng với các chỉ tiêu được quy định trong BCĐKT

- Bảng cân đối số phát sinh

- Số dư các tài khoản ngoài BCĐKT

* Trước khi lập BCĐKT, kế toán công ty đã tiến hành một số công việc chuẩn

bị như: tiến hành kết chuyển các tài khoản có liên quan giữa các tài khoản phù hợpvới quy định; kiểm kê tài sản và tiến hành điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo

số kiểm kê cho phù hợp, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan, khóa sổcái tài khoản tổng hợp, chi tiết để xác định số dư cuối kỳ

2.2.2 Trình tự lập BCĐKT tại công ty TNHH Tường Phát:

Với việc ứng dụng phần mềm kế toán Adsoft đã giảm đáng kể gánh nặngcông việc cho các kế toán viên trong việc ghi sổ và lập BCĐKT nói riêng vàBCTC nói chung

Quá trình lập BCĐKT của công ty TNHH Tường Phát có thể được khái quátqua sơ đồ sau (sơ đồ 2.4)

Trang 38

(a) Kiểm tra tính có thực của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế toán trên sổ Nhật ký chung.

Định kỳ, kế toán trưởng (kế toán viên) kiểm tra tính có thực của các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh (NVKTPS), nghĩa là các nghiệp vụ kinh tế được kế toán viênnhập vào máy tính có đúng hay không, có chứng từ hay không Nếu có sai sót, phải

có biện pháp xử lý kịp thời Các bước kiểm tra được thực hiện như sau:

Bước 1: Kế toán tiến hành in sổ Nhật ký chung

Bước 2: Sắp xếp chứng từ kế toán theo trật tự số thứ tự của chứng từ ghi sổnhật ký chung

Bước 3: Kiểm tra, đối chiếu chứng từ với các NVKTPS được phản ánh vào sổNhật ký chung

+ Đối chiếu số lượng chứng từ với số lượng các nghiệp vụ được phản ánh vào

Bảng cân đối

số phát sinh

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối kế toán năm 2008

Bảng cân đối kế toán năm 2007

(a)(b)

Ngày đăng: 21/03/2013, 10:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hệ thống chế độ kế toán mới theo chuẩn mực kế toán Việt Nam- Luật gia Quốc Cường và Hoàng Anh- NXB Thống kê Khác
2. Hệ thống kế toán Việt Nam- Bộ Tài Chính- NXB Tài Chính Khác
3. Giáo trình hạch toán kế toán trong các DN- Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Hồng- ĐH Kinh tế Quốc Dân Khác
4. Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính DN- PGS.TS Ngô Thế Chi, TS Vũ Công Ty- NXB Thống Kê Khác
5. Phân tích tài chính DN – Thạc Sĩ Ngô Kim Phượng- Trường ĐH Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh Khác
6. Phân tích hoạt động kinh doanh- PGS.TS Phạm Văn Dược- Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh- NXB Thống kê Khác
7. Quản trị tài chính DN- TS Nguyễn Đăng Nam- NXB Tài Chính Khác
8. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Thu Trang- QT703K 9. Tài liệu do công ty TNHH Tường Phát cung cấp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.2. Bảng cân đối kế toán và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN) - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
1.2. Bảng cân đối kế toán và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN) (Trang 8)
1.2. Bảng cân đối kế toán và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán  (Mẫu số B01 – DN) - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
1.2. Bảng cân đối kế toán và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN) (Trang 8)
- Tình hình công nợ của DN? - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
nh hình công nợ của DN? (Trang 22)
Sơ đồ 2.2: Mô hình bộ máy kế toán của công ty TNHH Tường Phát - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
Sơ đồ 2.2 Mô hình bộ máy kế toán của công ty TNHH Tường Phát (Trang 35)
Hình biến động về TSCĐ luân chuyển trong xí nghiệp, tính và phân bổ khấu hao  cho từng bộ phận một cỏch chớnh xỏc và hợp lý - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
Hình bi ến động về TSCĐ luân chuyển trong xí nghiệp, tính và phân bổ khấu hao cho từng bộ phận một cỏch chớnh xỏc và hợp lý (Trang 35)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy (Trang 36)
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy (Trang 36)
Bảng cân đối số phát sinh - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 38)
Bảng cân đối  số phát sinh - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 38)
Biểu số 2.4: Màn hình làm việc của phần mềm kế toán Adsoft - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 2.4: Màn hình làm việc của phần mềm kế toán Adsoft (Trang 40)
Kích chuột vào ô Sổ Nhật ký chung trên màn hình giao diện phần mềm, sổ Nhật ký chung xuất hiện (hoặc có thể kích vào Báo cáo kế toán\ Nhật ký chung): - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
ch chuột vào ô Sổ Nhật ký chung trên màn hình giao diện phần mềm, sổ Nhật ký chung xuất hiện (hoặc có thể kích vào Báo cáo kế toán\ Nhật ký chung): (Trang 41)
Biểu số 2.6. Mẫu sổ nhật ký chung được in trên màn hình - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 2.6. Mẫu sổ nhật ký chung được in trên màn hình (Trang 41)
Cách in sổ nhật ký chung: chọn Sổ nhật ký chung\ F5- In bảng → sổ nhật ký chung sẽ được in ra để kế toán đối chiếu. - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
ch in sổ nhật ký chung: chọn Sổ nhật ký chung\ F5- In bảng → sổ nhật ký chung sẽ được in ra để kế toán đối chiếu (Trang 42)
Sau khi chọn sổ kế toán cần kiểm tra, sổ kế toán được in ra màn hình như sau (biểu số 2.10) - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
au khi chọn sổ kế toán cần kiểm tra, sổ kế toán được in ra màn hình như sau (biểu số 2.10) (Trang 44)
Sau khi kết chuyển xong dữ liệu sẽ được xử lý tự động vào Bảng cân đối tài khoản. - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
au khi kết chuyển xong dữ liệu sẽ được xử lý tự động vào Bảng cân đối tài khoản (Trang 46)
xác của số liệu trên bảng cân đối tài khoản, kế toán cũng thực hiện việc xử lý dữ liệu trước khi in: Chọn Báo cáo tài chính trên thanh menu của phần mềm\ Xử lý  trước khi in Báo cáo tài chính. - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
x ác của số liệu trên bảng cân đối tài khoản, kế toán cũng thực hiện việc xử lý dữ liệu trước khi in: Chọn Báo cáo tài chính trên thanh menu của phần mềm\ Xử lý trước khi in Báo cáo tài chính (Trang 47)
Để in bảng này, kế toán kích vào biểu tượng hình máy in bên góc trái màn hình trang in - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
in bảng này, kế toán kích vào biểu tượng hình máy in bên góc trái màn hình trang in (Trang 48)
Biểu số 2.15. Bảng cân đối số phát sinh năm 2008 của công ty  TNHH Tường Phát. - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 2.15. Bảng cân đối số phát sinh năm 2008 của công ty TNHH Tường Phát (Trang 48)
Cách in Bảng cân đối kế toán trên màn hình: Chọn Báo cáo tài chính\ Bảng cân đối kế toán → xuất hiện cửa sổ “Kỳ phát sinh” (biểu số 2.16)\ OK → xuất hiện  cửa sổ yêu cầu khai báo cột cần in (biểu số 2.17) → mẫu bảng cân đối kế toán   được in trên màn hình - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
ch in Bảng cân đối kế toán trên màn hình: Chọn Báo cáo tài chính\ Bảng cân đối kế toán → xuất hiện cửa sổ “Kỳ phát sinh” (biểu số 2.16)\ OK → xuất hiện cửa sổ yêu cầu khai báo cột cần in (biểu số 2.17) → mẫu bảng cân đối kế toán được in trên màn hình (Trang 49)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 56)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Trang 56)
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 1.103.797.000 1.093.037.000 - Nguyên giá2221.355.146.8241.221.181.153 - Giá trị hao mòn lũy kế (*)223-251.349.824 -128.144.153 2 - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 1.103.797.000 1.093.037.000 - Nguyên giá2221.355.146.8241.221.181.153 - Giá trị hao mòn lũy kế (*)223-251.349.824 -128.144.153 2 (Trang 57)
Nhìn vào bảng trên có thể nhận thấy, đối với công ty TNHH Tường Phát, trong  BCĐKT  theo  Quyết  định  số 1141/TC/QĐ/CĐKT,  chỉ  tiêu  “Thuế  GTGT  được khấu trừ” được phản ánh ở phần “III - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
h ìn vào bảng trên có thể nhận thấy, đối với công ty TNHH Tường Phát, trong BCĐKT theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT, chỉ tiêu “Thuế GTGT được khấu trừ” được phản ánh ở phần “III (Trang 58)
(a) Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn theo thời gian: - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
a Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn theo thời gian: (Trang 61)
Biểu số 3.4. Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty TNHH Tường Phát theo thời gian - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 3.4. Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty TNHH Tường Phát theo thời gian (Trang 62)
Biểu số 3.3. Biểu đồ phân tích tình hình biến động tài sản của công ty TNHH Tường Phát (đơn vị tính: triệu đồng) - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 3.3. Biểu đồ phân tích tình hình biến động tài sản của công ty TNHH Tường Phát (đơn vị tính: triệu đồng) (Trang 62)
Biểu số 3.4. Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty  TNHH Tường Phát theo thời gian - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 3.4. Bảng phân tích tình hình biến động nguồn vốn của công ty TNHH Tường Phát theo thời gian (Trang 62)
Qua bảng phân tích và biểu đồ trên ta thấy: - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
ua bảng phân tích và biểu đồ trên ta thấy: (Trang 63)
Nội dung phân tích kết cấu và tình hình biến động kết cấu vốn của công ty TNHH Tường Phát được trình bày theo bảng sau: - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i dung phân tích kết cấu và tình hình biến động kết cấu vốn của công ty TNHH Tường Phát được trình bày theo bảng sau: (Trang 65)
Biểu số 3.6: Bảng phân tích kết cấu và sự biến động kết cấu tài sản  của công ty TNHH Tường Phát - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 3.6: Bảng phân tích kết cấu và sự biến động kết cấu tài sản của công ty TNHH Tường Phát (Trang 65)
Biểu số 3.8: Bảng phân tích kết cấu và sự biến động kết cấu nguồn vốn của công ty TNHH Tường Phát  - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 3.8: Bảng phân tích kết cấu và sự biến động kết cấu nguồn vốn của công ty TNHH Tường Phát (Trang 66)
Biểu số 3.8: Bảng phân tích kết cấu và sự biến động kết cấu nguồn vốn  của công ty TNHH Tường Phát - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 3.8: Bảng phân tích kết cấu và sự biến động kết cấu nguồn vốn của công ty TNHH Tường Phát (Trang 66)
- Về khả năng thanh toán nhanh: Nhìn vào bảng 3.10 ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của công ty tại các thời điểm đều ở mức dưới 1 và trung bình khoảng 0,6,  điều đó cho thấy các tài sản ngắn hạn của công ty mà có tính thanh khoản cao  tương đương với 60%  - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
kh ả năng thanh toán nhanh: Nhìn vào bảng 3.10 ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của công ty tại các thời điểm đều ở mức dưới 1 và trung bình khoảng 0,6, điều đó cho thấy các tài sản ngắn hạn của công ty mà có tính thanh khoản cao tương đương với 60% (Trang 68)
Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn chung của công ty tăng từ 5,652% lên 6,078% - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
ua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2008 hiệu quả sử dụng vốn chung của công ty tăng từ 5,652% lên 6,078% (Trang 70)
Câu hỏi 3: Nếu công ty có sự thay đổi về hình thức trả lương từ việc trả - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
u hỏi 3: Nếu công ty có sự thay đổi về hình thức trả lương từ việc trả (Trang 73)
Biểu số 3.17. Bảng tổng hợp câu trả lời của 12 nhân viên bộ phận bán hàng Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Số câu - Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Tường Phát
i ểu số 3.17. Bảng tổng hợp câu trả lời của 12 nhân viên bộ phận bán hàng Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Số câu (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w