Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 89 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
89
Dung lượng
764,17 KB
Nội dung
Lụứi mụỷ ủau 1. S CN THIT CA TI: Sp xp, i mi, phỏt trin v nõng cao hiu qu doanh nghip nh nc l mt trong nhng yờu cu bc thit ca ng v Nh nc ta hin nay. Thc tin hot ng ca doanh nghip nh nc Vit Nam hng chc nm qua cho thy mc dự doanh nghip nh nc c giao phú vai trũ ch o song hot ng ca chỳng cú nhiu im bt cp. a s cỏc doanh nghip nh nc lm n thua l, gõy tht thoỏt ti sn ca Nh nc mt cỏch nghiờm trng. Chớnh vỡ vy cho ti nay, vn sp xp, i mi doanh nghip nh nc loi hỡnh doanh nghip ny tr thnh ng lc ch yu ca nn kinh t luụn luụn c ng v Nh nc ta quan tõm. Mt trong nhng gii phỏp i mi doanh nghip nh nc c thc hin cú hiu qu v mang li nhiu thay i trit trong hot ng ca doanh nghip nh nc l c phn húa. C phn húa l mt bin phỏp quan trng trong vic sp xp i mi phỏt trin v nõng cao hiu qu doanh nghip nh nc tng i trit v phự hp vi ch trng xõy dng nn kinh t th trng nh hng xó hi ch ngha ca ng v Nh nc ta. Trong Vn kin i hi i biu ton quc ln th X ca ng ó ch rừ. y mnh v m rng din c phn húa doanh nghip nh nc, k c cỏc tng cụng ty, nhm to ng lc mnh m v c ch qun lý nng ng, vn nh nc c s dng cú hiu qu v ngy cng tng lờn ng thi thu hỳt mnh cỏc ngun lc trong, ngoi nc cho phỏt trin. Thc hin nguyờn tc th trng trong vic c phn húa doanh nghip nh nc Khỏnh Hũa l mt trong nhng Tnh cú tim nng to ln v du lch, l vựng t c mnh danh thiờn thi, a li, nhõn hũa. Nhn thc c th mnh ú, Khỏnh Hũa ó cú nhng chớnh sỏch phỏt trin kinh t xó hi to ng lc cho cỏc thnh phn kinh t trờn a bn phỏt trin gúp phn to nờn nhng thnh tu to ln cho nn kinh t t nc. Thụng qua cụng cuc sp xp, i mi doanh nghip nh nc núi chung v cụng tỏc c phn húa doanh nghip nh nc núi riờng, tnh Khỏnh Hũa ó v ang thc hin mnh m cụng tỏc c phn doanh nghip v bc PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com đầu đã đem lại hiệu quả đáng kích lệ. Để hiểu rõ thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại tỉnh Khánh Hòa trong thời gian qua, em quyết định chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp của mình là “ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa trên cơ sở những mặt đạt được và những mặt tồn tại để đề xuất một số biện pháp hoàn thiện nhằm đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện nội dung đề tài, đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thống kê, tổng hợp, liên hệ, phỏng vấn, quan sát thực tế. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: - Hệ thống hóa toàn bộ những vấn đề lý luận liên quan đến công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. - Tìm hiểu thực trạng công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa và chỉ ra những mặt đạt được và những mặt tồn tại trong công tác cổ phần hóa tại tỉnh Khánh Hòa - Đưa ra một số biện pháp góp phần đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa 6. NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo đề tài gồm những phần sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác cổ phần hóa DNNN tỉnh Khánh Hòa. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa Trong quá trình viết đề tài này, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng do trình độ còn hạn chế cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế, cũng như thời gian nghiên cứu của em không nhiều nên không thể tránh những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến cũng như nhận xét của các thầy cô giáo trong khoa, các cô chú trong Sở để tự hoàn thiện cũng như đúc rút kinh nghiệm cho bản thân được tốt hơn hơn. Với lòng biết ơn chân thành, em xin cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa kinh tế, trường đại học Nha Trang, và các cô chú phòng tài chính doanh nghiệp tại Sở tài chính. Đặc biệt là thầy Hoàng Văn Huy và Cô Lê Ngọc Tường Loan đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em trong thời gian qua, để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Nha trang, tháng 11 năm 2006 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hà Vi CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước: Điều 1, Luật doanh nghiệp nhà nước quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau: “ Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” 1.1.2 Vài trò của doanh nghiệp nhà nước: - Doanh nghiệp nhà nước có vị trí rất quan trọng, góp phần để khu vực kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là động lực thúc đẩy sự phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hóa, hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa, đô thị mới, trang bị lại kỹ thuật, đổi mới công nghệ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề và tạo thêm điều kiện hạ tầng cho quá trình phát triển. Việc liên tục đổi mới hệ thống chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước nói riêng và kinh tế nhà nước nói chung bước đầu đã giúp hình thành đòn bẩy thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế khác liên doanh với doanh nghiệp nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế. - Doanh nghiệp nhà nước là công cụ vật chất để Nhà nước điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Doanh nghiệp nhà nước đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong nhiều ngành kinh tế chủ chốt, bảo đảm các điều kiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội ngày một tốt hơn; cung ứng hàng hóa, vật tư, năng lượng chủ yếu cho sản xuất và đời sống. Doanh nghiệp nhà nước PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com giữ vai trò quyết định trong việc cung cấp những sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc dân, như điện, sắt thép, xi măng, phân bón, xăng dầu, giấy viết, đồng thời là một trong các lực lượng chủ lực thực hiện các chính sách xã hội thông qua các doanh nghiệp công ích. (Nhờ có doanh nghiệp nhà nước và lực lượng vũ trang, chúng ta có khả năng ứng phó đặc biệt có kết quả trong việc khắc phục hậu quả thiên tai). Sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước trong các ngành hạ tầng như giao thông, năng lượng, bưu chính viễn thông, dịch vụ, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Mặc dù đã giảm mạnh về số lượng doanh nghiệp và phần tài trợ của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước vẫn đạt được nhiều tiến bộ trong việc bảo đảm hầu hết yêu cầu sản phẩm và dịch vụ công ích, các điều kiện giao thông, điện, nước, thông tin, vật tư, hàng hóa cho xuất khẩu và thị trường trong nước, đóng góp cho ngân sách nhà nước. - Doanh nghiệp nhà nước đang đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã hội và ổn định chính trị - xã hội, định hướng công bằng, văn minh, góp phần cùng với khu vực kinh tế khác giải quyết các vấn đề việc làm, thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa giáo dục, y tế làm cơ sở và nền tảng cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá cao về xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm đạt 20%. Doanh nghiệp nhà nước là đầu mối xuất khẩu hầu hết các mặt hàng quan trọng như dầu thô, than, gạo, hàng may mặc. Đồng thời, doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm trên 98% tổng số dự án liên doanh với nước ngoài, đã góp phần tạo ra nguồn thu đáng kể từ khu vực này. - Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí quan trọng trong các nguồn thu của ngân sách nhà nước. Mặt khác, các khoản tài trợ trực tiếp và gián tiếp từ ngân sách cho các doanh nghiệp nhà nước đã giảm làm cho phần đóng góp thực của doanh nghiệp nhà nước vào ngân sách tăng lên. - Tổng công ty nhà nước đã thể hiện vai trò nòng cốt, chủ lực trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, duy trì tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách, ổn định việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và tích cực tham gia vào các chính sách xã hội. Đồng thời huy động nguồn lực nội bộ trong toàn bộ tổng công ty kết hợp với các PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com nguồn vốn khác để điều hòa thực hiện các chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, khai thác thị trường trong nước và mở rộng thị trường nước ngoài. 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 1.2.1 Khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một sở hữu thành Công ty cổ phần, tức là có nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hóa có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty liên doanh và tại doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa là quá trình đa dạng hóa sở hữu tại doanh nghiệp Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có thể giữ tư cách là một cổ đông, tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn có cả hình thức doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thức phát hành thêm cổ phiếu để trở thành Công ty cổ phần. 1.2.2 Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần: Cổ phần hóa nhằm đạt mục tiêu sau đây: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước, huy động nguồn vốn của người lao động, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu tăng vốn dài hạn cho nền kinh tế, năng lực kinh doanh, hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP “ Về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần” thay thế Nghị Định 64/2002/NĐ-CP thì mục tiêu và yêu cầu của việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công cổ phần hiện nay là: - Chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. - Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com - Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Với ba mục tiêu trên, có thể thấy rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước cần được giải quyết một cách cơ bản. Cổ phần hóa là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết cơ bản vấn đề này, đồng thời tạo ra một mô hình doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đáp ứng nhu cầu của kinh doanh hiện đại. 1.2.3 Đối tượng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì đối tượng cổ phần hóa hiện nay là: - Công ty nhà nước không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa, bao gồm: các tổng công ty nhà nước (kể cả ngân hàng thương mại nhà nước và các tổ chức tài chính nhà nước); công ty nhà nước độc lập; công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty nhà nước (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp cổ phần hóa). Danh mục công ty nhà nước thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ. - Các công ty nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành cổ phần hóa khi còn vốn nhà nước (chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi giảm trừ giá trị tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý; các khoản tổn thất do lỗ, giảm giá tài sản, công nợ không có khả năng thu hồi và chi phí cổ phần hóa. - Việc cổ phần hóa đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nhà nước thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiến hành khi: + Đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập. + Không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp. 1.2.4 Hình thức cổ phần hóa: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay bao gồm ba hình thức sau đây: - Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tuỳ thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ảnh trong phương án cổ phần hóa. - Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. - Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn. 1.2.5 Đối tượng và điều kiện mua cổ phiếu. Theo Điều 4 Nghị Định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định rõ đối tượng và điều kiện mua cổ phiếu hiện nay như sau: - Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động theo luật pháp Việt Nam và cá nhân người Việt Nam định cư ở trong nước (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư trong nước) được quyền mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài) được mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hóa phải mở tài khoản tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần; nhận, sử dụng cổ tức và các khoản thu khác từ đầu tư mua cổ phần đều phải thông qua tài khoản này. 1.2.6 Tác động của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Cổ phần hóa có vai trò to lớn trong việc đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nhất là ở những nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác dụng của cổ phần hóa thể hiện ở các khía cạnh sau đây: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com - Cổ phần hóa có tác dụng làm cho sở hữu trong doanh nghiệp trở nên đa dạng hơn. Chính vì vậy, nó giải quyết được khá triệt để vấn đề sở hữu một chủ trong doanh nghiệp nhà nước vốn gây ra nhiều vướng mắc về hiệu quả và sự kém năng động trong sản xuất kinh doanh. - Cổ phần hóa có tác dụng trong việc xã hội hóa tư liệu sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ. Như vậy, các thực thể kinh tế vi mô cũng trở nên đa sở hữu như bản thân nền kinh tế vĩ mô. Điều này tạo ra sự tương thích nhất định của các giải pháp quản lý vĩ mô và vi mô. - Cổ phần hóa tạo ra cho người lao động cơ hội thực sự làm chủ doanh nghiệp nếu như họ mong muốn. Bằng việc sở hữu cổ phần (hay phần vốn góp) trong doanh nghiệp, người lao đông có thể tham gia vào việc giải quyết các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thông qua cái gọi là “nền dân chủ cổ phần”. Họ góp phần hình thành nên các cơ quan quản lý doanh nghiệp, quyết định các vấn đề trọng đại của nó. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính chủ động, tích cực của người lao động không chỉ đối với các vấn đề của doanh nghiệp mà cả đối với các vấn đề kinh tế - chính trị xã hội của đất nước. Những tác động to lớn mang tính phổ biến trên của cổ phần hóa đương nhiên đúng với giải pháp cổ phần hóa doanh nghiêp nhà nước mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành. 1.3 TẠI SAO PHẢI CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Doanh nghiệp nhà nước bên cạnh tác động tích cực không thể phủ nhận, thì đây là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất gây ra những tổn thất to lớn về nguồn lực phát triển đất nước, đòi hỏi phải được đổi mới một cách cấp thiết, nguyên nhân là do: Một là, Các doanh nghiệp nhà nước được sinh ra và trưởng thành trong cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp kéo dài hàng chục năm với chính sách cấp phát, giao nộp. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong điều kiện vốn được Nhà nước bao cấp, vật tư nhận theo chỉ tiêu kế hoạch, sản phẩm làm ra giao nộp theo địa chỉ qui định. Các điều kiện vật chất được Nhà nước cân đối theo chỉ tiêu, định mức, trong thực tế doanh nghiệp đơn thuần chỉ là một đơn vị gia công hàng hóa cho Nhà nước, chính vì vậy doanh nghiệp không là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ và khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nó bộc lộ rõ yếu kém của mình về hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ cấu chắp vá, không đồng bộ và xơ cứng không thích hợp với cơ chế vận động của nền kinh tế thị trường .Các mục tiêu mà nhà nước áp đặt cho PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com doanh nghiệp, nhiều khi làm cho doanh nghiệp hoạt động không đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế_kỹ thuật, chẳng hạn vì lý do bảo đảm phát triển đồng đều giữa các vùng và các doanh nghiệp nhà nước buộc phải đặt ra các vị trí không thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Hai là, các doanh nghiệp nhà nước đã từ lâu không được đặt trong môi trường cạnh tranh, không gắn với thị trường, không chú trọng đổi mới thiết bị, công nghệ và điều tất yếu là vốn liếng không được bảo toàn phát triển, thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu hàng chục năm so với mức trung bình của thế giới. Nói chung sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn yếu, một bộ phận không nhỏ sản phẩm làm ra không tiêu thụ được vì giá thành cao, chất lượng thấp, và không phù hợp được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo nguyên tắc “cào bằng” không phụ thuộc vào lợi nhuận mà nó mang lại, dẫn đến làm mất tác dụng của cơ chế cạnh tranh, kích thích tính hiệu quả của doanh nghiệp. Ba là, quan niệm không rõ ràng về chế độ sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước đã làm cho bộ máy quản lý của chúng trở nên cồng kềnh, chồng chéo, xơ cứng, không thích nghi được với biến động của nền kinh tế thị trường. Tình trạng làm chủ chung chung mà thực chất là “vô chủ” tồn tại phổ biến hầu hết ở các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù với số lượng nhân viên gián tiếp nhiều hơn hẳn các doanh nghiệp tư nhân nhưng việc quản lý diều hành ở các doanh nghiệp nhà nước vừa yếu vừa kém hiệu quả. Chính kết hợp quản lý yếu kém với công nghệ lạc hậu của các doanh nghiệp nhà nước, đã làm cho năng suất lao lao động và hiệu quả sản xuất chỉ đạt ở mức thấp. Bốn là, phân phối không dựa trên nguyên tắc phân phối theo lao động mà chủ yếu nhằm vào chính sách xã hội, mang nặng tính bình quân chủ nghĩa, không có tác dụng kích thích cán bộ quản lý, người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quảt lao động. Thêm vào đó, một bộ phận cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước không thạo kinh doanh, không có đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết về quản lý nền kinh tế thị trường, thiếu năng động và không dám mạo hiểm trong kinh tế để dành thắng lợi nhanh chóng cũng làm cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. 1.4 PHÂN BIỆT CỔ PHẦN HÓA VÀ TƯ NHÂN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Trong quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... định số 143/HĐBT - Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần - Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp nhà nước - Tách một bộ phận doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa; Nghị định số 28/CP - Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định số 44/CP - Phát hành cổ phần để chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần - Bán một. .. Số lượng doanh nghiệp đã được cổ phần hóa Quyết định số 143/HĐBT Trong thời gian cổ phần hóa theo quyết định số 143/NĐBT, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa được cố phần hóa là 6 Nghị định số 28/CP Trong thời gian cổ phần hóa theo Quyết định số 28/CP, số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa là khoảng 350 Nghị định số 44/CP Trong thời gian cổ phần hóa theo Quyết định số 44/CP số lượng doanh nghiệp. .. ty cổ phần - Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp nhà nước - Tách một bộ phận doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa - Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp để chuyển thành công ty cổ phần Nghị định số 64/NĐ-CP - Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp; phát hành cổ phần thu hút thêm vốn - Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp PDF created with... một chủ sở hữu là Nhà nước) sang Công ty cổ phần (có nhiều chủ sở hữu) trong đó người lao động làm trong doanh nghiệp được mua cổ phần tham gia quản lý, kiểm soát đồng vốn mình bỏ ra Do đó, doanh nghiệp sau cổ phần hóa vẫn thuộc về đa số người lao động và có thể còn một phần vốn nhà nước Trong doanh nghiệp cổ phần hóa, có cổ phần của nhà nước (cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt hoặc cổ phần ở mức thấp)... Nhìn chung việc cổ phần hóa không làm cho vốn nhà nước giảm mà ngược lại tăng thêm bởi: vốn nhà nước được tăng thêm ở những doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, vốn nhà nước ở những doanh nghiệp nhà nước bán cổ phần tuy giảm đi nhưng nhà nước thu hồi vốn để sử dụng cho việc phát triển chính doanh nghiệp đã cổ phần hóa hoặc đầu tư vào một doanh nghiệp mới, vốn nhà nước ở những doanh nghiệp bán, khoán... chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Ưu đãi người lao động Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa - Được trừ vào tiến bán cổ phần thuộc vốn nhà nước các khoản chi phí thực tế, hợp lý, và cần thiết cho quá trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần Quyết định số 143/HĐBT - Được cho nhà nước vay để mua 01 cổ phần Nghị định số 28/CP - Được cấp cổ phiếu để hưởng cổ tức theo... thức công ty cổ phần, doanh nghiệp hoạt động với cam kết của các cổ đông đầu tư vốn "lời ăn lỗ chịu", do đó không thể trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và buộc doanh nghiệp phải tự thân vận động theo hướng năng động hơn để tồn tại và ngày càng phát triển Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không phải là tư nhân hóa vì: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chuyển một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp (có một. .. sắp xếp doanh nghiệp nhà nước Từ năm 1998 đến hết năm 2005, công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tại Khánh Hòa đạt kết quả như sau : a Cổ phần hoá xong 41 doanh nghiệp độc lập và bộ phận doanh nghiệp Trong đó: - 36 doanh nghiệp độc lập - 05 bộ phận doanh nghiệp b Giao, bán 05 doanh nghiệp Trong đó: - Giao 0 1doanh nghiệp - Bán 04 doanh nghiệp c Hợp nhất 12 doanh nghiệp. .. của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa đã được đẩy mạnh và thực hiện một cách triệt để Từ năm 1998, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành một số Nghị quyết, Chỉ thị về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; thành lập Ban Đổi mới Quản lý doanh nghiệp tỉnh, từ hình thức hoàn toàn kiêm nhiệm đến năm... Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa phải đủ các điều kiện sau: - Có quy mô vừa và nhỏ; - Không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn; - Có phương án kinh doanh có hiệu quả Nghị định số 44/CP - Tất cả các doanh nghiệp nhà nước trừ các doanh nghiệp mà nhà nước cần nắm giữ 100% vốn Đối tượng mua cổ phần Quyết định số 143/HĐBT - Công nhân viên chức của doanh nghiệp được cổ phần hóa; - Công nhân viên chức của doanh . Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần: Cổ phần hóa nhằm đạt mục tiêu sau đây: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước, huy. xuất một số biện pháp hoàn thiện nhằm đẩy nhanh công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh Khánh Hòa. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu công tác cổ phần hóa doanh nghiệp. tại doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hóa là quá trình đa dạng hóa sở hữu tại doanh nghiệp Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần,