Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: Học hát: Bài Lí Cây Đa pdf

6 5K 9
Giáo án lớp 7 môn Âm Nhạc: Học hát: Bài Lí Cây Đa pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Học hát: Bài Lí Cây Đa Dân ca quan họ Bắc Ninh I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Tìm hiểu và làm quen với dân ca quan họ, tập hát làn điệu dân ca quan họ bắc Ninh - Tập hát luyến 3 nốt nhạc. 2- Kỹ năng: - Hát bài Lí cây đa theo đúng cách quan họ. - Hát luyến âm với 3 nốt nhạc chính xác (một phách và luyến đúng cao độ). 3- Thái độ: Nhận thấy cái hay cái đẹp của dân ca quan họ Bắc Ninh nói riêng và dân ca Việt Nam nói chung, từ đó yêu thích các bài hát dân ca. II. CHUẨN BỊ; 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7- Sách giáo viên Âm nhạc 7. - Tập bài hát Dân ca ba miền - NXB Âm nhạc Tp Hồ Chí Minh, 1999. 2- Đồ dùng dạy học: + Giáo viên: - Đàn Organ điện tử, thanh phách, song loan, băng nhạc, bảng phụ, máy hát. + Học sinh: Sách giáo khoa Âm nhạc 7, thanh phách, song loan. 3. Kiểm tra bài cũ: 1/ Nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của NS Hồng Việt? 2/ Nêu nội dung bài hát Nhạc rừng của nhạc sĩ Hồng Việt? III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1- Ổn định tổ chức. 2- Kiểm tra bài cũ. 3- Bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG Nội dung 1: Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS quan sát bảng phụ bài hát. - Quan sát bài hát và trả lời câu hỏi của GV - Bắc Ninh là tỉnh giáp thủ đô Hà Nội. - Nguồn gốc của bài Lí cây đa? - Lí cây đa là một bài dân ca quan họ Bắc Ninh. - Vùng Kinh Bắc là quê hương của nhiều bài dân ca nổi tiếng như: Người ở đừng về, Ba mươi sáu thứ chim, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm, Bèo dạt mây trôi - Vị trí địa lí của tỉnh Bắc Ninh? - Là một tỉnh phía Bắc, giáp thủ đô Hà Nội. - Giới thiệu về vùng kinh Bắc và một bài bài hát quen thuộc: Cây trúc xinh, Bèo dạt mây trôi Vậy Bắc Ninh còn có những bài dân ca quan họ nào nữa? - Bắc Ninh còn có các bài ca nổi tiếng như: Còn duyên, Qua cầu gió bay, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm, Ba mươi sáu thứ chim NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG - Trò chơi: Cho HS nghe trích đoạn để đốn tên bài hát. - Lắng nghe các trích đoạn để nhận diện bài hát chính xác. - Bài hát Lí cây đa là một trong những bài hát dân ca quan họ quen thuộc. Với chất nhạc vui tươi, dí dỏm, mềm mại bài hát gợi nên không khí của ngày hội quan họ. - Em hãy hát một bài dân ca quan họ Bắc Ninh mà em thích? - Thể hiện bài hát ưa thích. - Yêu cầu HS đọc lời ca bài Lí cây đa. - Đọc lời ca của bài hát. - Em hãy nêu nội dung bài hát. - Bài ca gợi lên không khí vui tươi, nhộn nhịp của ngày hội qua họ. Nội dung 2: Học hát Cho HS nghe bài hát Lí cây đa - Lắng nghe và cảm nhận - Hãy nêu về nhịp và tính chất của nhịp trong bài hát? - Nhịp 4 2 gồm 2 phách trong mỗi ô nhịp, giá NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG trị mỗi phách tương ứng với một nốt đen, phách 1 - mạnh, phách 2 - nhẹ - Tính chất vui, rộn rã. - Em có nhận xét gì về ô nhịp đầu tiên? - Là ô nhịp lấy đà (thiếu một nốt đen) - Trong bài có những từ nào hát luyến bởi 2 nốt nhạc, và 3 nốt nhạc? - Hát luyến 2 nốt nhạc; "ai", "tang". Hát luyến 3 nốt nhạc: "quán", "ngồi", "tôi". - Ô nhịp thứ 13 trong bài có gì lạ? - Ở phách thứ nhất bắt đầu bằng dấu lặng đơn. - Những từ nào được ngân dải phách? - Đó là các từ: "đa" (nốt trắng nối sang nốt đen) - Yêu cầu HS đánh dấu câu hát và chỗ lấy hơi - Đánh dấu chia câu và chỗ lấy hơi vào bài hát. - Đàn từng câu ngắn cho HS tập hát. - Tập hát từng câu theo đàn. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS BỔ SUNG - Cho HS thực hiện hát luyến nhiều lần. - Tập hát luyến mềm mại. - Cho HS hát tồn bài. - Hát tồn bài theo đàn. - Yêu cầu HS hát kết hợp gõ phách, hoặc song loan - Hát kết hợp với gõ phách hoặc song loan. - Chia nhóm luyện tập dưới hình thức thi đua. - Nghe đàn và thực hiện bài hát theo nhóm. - Cho HS đứng hát kết hợp vận động nhẹ nhàng. - Hát tồn bài và vận động tại chỗ. - Kiểm tra nhóm, cá nhân. - Cá nhân, nhóm thực hiện. * Đánh giá kết quả học tập: - Hát đúng nhịp đặc biệt tập hát nghịch phách ở ô nhịp 13 chính xác. - Còn một số ít HS hát luyến chưa mềm mại; ngân từ "đa" chưa đủ 3 phách. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1- Bài vừa học: - Học thuộc lời hát Lí cây đa. - Tập hát đúng, mềm mại và kết hợp vận động tại chỗ. - Trả lời câu hỏi số 2 trang 14 SGK. 2- Bài sắp học: - Tìm hiểu ý nghĩa, tính chất nhịp 4 4 - So sánh về ý nghĩa, tính chất của nhịp 4 4 và nhịp 4 2 , 4 3 V. RÚT KINH NGHIỆM: - Cho HS nghe các nốt được luyến nhiều lần để hát chuẩn xác. - Cho HS hát đối đáp để tăng hứng thú học tập. - Có thể vào bài bằng cách cho HS nghe các trích đoạn dận ca và đốn tên bài hát. . thích các bài hát dân ca. II. CHUẨN BỊ; 1- Tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa Âm nhạc 7 - Thiết kế bài giảng Âm nhạc 7- Sách giáo viên Âm nhạc 7. - Tập bài hát Dân ca ba miền - NXB Âm nhạc. hiểu bài - Yêu cầu HS quan sát bảng phụ bài hát. - Quan sát bài hát và trả lời câu hỏi của GV - Bắc Ninh là tỉnh giáp thủ đô Hà Nội. - Nguồn gốc của bài Lí cây đa? - Lí cây đa là một bài. lời ca của bài hát. - Em hãy nêu nội dung bài hát. - Bài ca gợi lên không khí vui tươi, nhộn nhịp của ngày hội qua họ. Nội dung 2: Học hát Cho HS nghe bài hát Lí cây đa - Lắng nghe

Ngày đăng: 06/08/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan