1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình xây dựng lực lượng cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930-1945)

44 4,1K 55
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 694 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ hơn về công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1930-1945. Giúp cho người nghiên cứu cũng như người đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, đánh giá đúng hơn về công tác xây dựng lực lượng cách mạng và về thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945. Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn cách mạng sau.

Trang 1

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU.……….3

1 Lý do chọn đề tài……….3

2 Mục đích nghiên cứu đề tài……….4

3 Nhiêm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài……… 4

4 Phương pháp nghiên cứu……….4

5 Kết cấu đề tài……… 5

B NỘI DUNG……… 6

Chương I: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng……… 6

I Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị 1930-1935……….7

1 Hoàn cảnh lịch sử……… 7

a Tình hình thế giới….……… 7

b Tình hình trong nước……… 7

2 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị trong thời kỳ cao trào cách mạng 1930-1931……….8

3 Thời kỳ vừa đấu tranh khôi phục các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng, vừa lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị 1932-1935……….13

II Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng trong cao trào cách mạng 1936-1939……….……… 16

1 Hoàn cảnh lịch sử………16

a Tình hình thế giới….………16

b Tình hình trong nước………17

2 Chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng trong thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939……….18

Chương II: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng tiến tới vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền 1939-1945………21

Trang 2

I Hoàn cảnh lịch sử……….……… 21

1 Tình hình thế giới………21

2 Tình hình trong nước……… 21

II Chủ trương của Đảng trước tình hình mới……… 22

1 Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939……… 22

2 Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1940……… 22

3 Hội nghị trung ương Đảng tháng 5/1941………23

III Đảng xây dựng lực lượng cách mạng……….…….24

1 Xây dựng căn cứ địa cách mạng……….24

2 Xây dựng lực lượng chính trị……… 25

3 Xây dựng lực lượng vũ trang……… 27

IV Kết quả trong Cách mạng tháng Tám 1945………28

Chương III: Kinh nghiệm xây dựng lực lượng cách mạng……… 32

1 Từng thời kỳ, Đảng định ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, sát đúng để tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng………32

2 Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với trình độ giác ngộ và khả năng đấu tranh của các tầng lớp và các giai cấp……… 34

3 Kết hợp đúng đắn xây dựng lực lượng và lực lượng vũ trang……….36

4 Xây dựng và bố trí lực lượng đều khắp trên các địa bàn nông thôn và thành thị………38

5 Gắn xây dựng lực lượng với đấu tranh, thông qua đấu tranh để củng cố, phát triển lực lượng………40

C KẾT LUẬN……… 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứngminh một điều rằng: để đánh thắng được kẻ thù xâm lược, giành lại nền độc lậpcho tổ quốc và cuộc sống tự do, hoà bình cho nhân dân, thì ngoài sức mạnh tinhthần (lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, yêu chuộng hoà bình…) không thôi thìkhông thể đánh thắng được kẻ thù xâm lược Điều đó đã được lịch sử chứngminh bằng sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) vàcuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248)… chống quân xâm lược phương bắc Nên đểđánh thắng được kẻ thù xâm lược thì ngoài sức mạnh tinh thần cần có sức mạnhlực lượng quần chúng nhân dân Nếu kết hợp được sức mạnh của hai yếu tố đó,thì chúng ta có thể đánh bại được bất kỳ kẻ thù xâm lược hung mạnh nào, điều

đó được chứng minh bằng sự thắng lợi của quân và dân nhà Trần trong ba lầnkháng chiến chống Mông - Nguyên thế kỷ XIII, khởi nghĩa Lam Sơn đánh thắngquân Minh thế kỷ XV và cuộc đánh đuổi quân xâm lược nhà Thanh và Xiêm củaQuang Trung (Nguyễn Huệ) thế kỷ XVIII

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi mà hầu hết các dân tộc ở Châu Á,Phi, Mỹ la tinh đều nằm dưới sự thống trị và bóc lột của các nước đế quốc chủnghĩa Trong đó Việt Nam nằm dưới sự thống trị và bóc lột của thực dân Pháp

Kể từ khi Pháp tiến hành xâm lược nước ta từ 1858, đã có rất nhiều phong tràoyêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản nổ ra nhưng đều thấtbại Bởi vì các phong trào yêu nước đó đều không có đường lối cách mạng đúngđắn và phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân Từ bài học kinhnghiệm ấy và nhận ra được tầm quan trọng sức mạnh của quần chúng nhân dântức là sức mạnh của lực lượng cách mạnh đối với công cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc Việt Nam, thì ngay khi mới ra đời năm 1930, Đảng Cộng sản ViệtNam (Đảng Cộng sản Đông Dương) đã chú trọng đến công tác xây dựng và pháttriển lực lượng cách mạng Chính điều này là một trong những sự chuẩn bị và là

Trang 4

nhân tố quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, mở ra một kỷnguyên mới cho dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên của độc lập, tự do Vì vậy để hiểu

rõ hơn và làm sáng tỏ hơn quá trình xây dựng lực lượng cách mạng do Đảnglãnh đạo (1930-1945), là điều rất cần thiết đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là đốivới những nhà nghiên cứu lịch sử Đảng để từ đó thấy rõ hơn tầm quan trọngcủa việc xây dựng lực lượng cách mạng đối với thắng lợi của cuộc cách mạngTháng Tám 1945 Đồng thời rút ra những kinh nghiệm về xây dựng lực lượngcách mạng trong giai đoạn về sau Chính vì điều đó mà em tập trung nghiên cứu

đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm làm rõ hơn về công tác xây dựng lựclượng cách mạng của Đảng trong giai đoạn 1930-1945 Giúp cho người nghiêncứu cũng như người đọc có cái nhìn toàn diện, sâu sắc, đánh giá đúng hơn vềcông tác xây dựng lực lượng cách mạng và về thắng lợi của cuộc tổng khởinghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945 Đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệmcho giai đoạn cách mạng sau

3 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài

Với phạm vi nghiên cứu của một bài tiểu luận, trên cơ sở xác định mụcđích, nhiệm vụ của đề tài, thì đề tại tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn

đề cơ bản sau:

- Đường lối, chủ trương của Đảng

- Xây dựng lực lượng chính trị

- Xây dựng lực lượng vũ trang

Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu 3 vấn đề nói trên, trải dàitrong khoảng 15 năm, từ khi Đảng ra đời 1930 đến thắng lợi của cuộc Tổng khởinghĩa tháng Tám 1945

4 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, kết hợp

Trang 5

với việc thu thập và sử lý những tài liệu này giúp người nghiên cứu có cái nhìntổng quát và đúng đắn hơn về vấn đề nghiên cứu

5 Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung gồm 3 chương (có ảnh minhhoạ), kết luận và mục tài liệu tham khảo

Trang 6

Kể từ khi thức dân Pháp nổ súng tiến hành xâm lược nước ta từ giữa thế

kỷ XIX, biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địanửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ViệtNam với đế quốc Pháp và bè lũ tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ

Trang 7

yếu là nông dân) với địa chủ phong kiến Kể từ đó đã có rất nhiều phong tràoyêu nước nổ ra nhằm đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập, tự do chodân tộc nhưng đều thất bại Vì các phong trào yêu nước đó đều không có đườnglối cách mạng đúng đắn và phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc.

Để giải quyết được hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc này cần

có một tổ chức cách mạng có khả năng đề ra đường lối đúng đắn phù hợp vớinguyện vọng của nhân dân và xu thế của thời đại Với sự chuẩn bị về tư tưởngchính trị và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc, đầu năm 1930, Đảng cộng sản ViệtNam ra đời Cùng lúc đó thì mặt trận dân tộc thống nhất cũng ra đời và trongsuốt quá trình cách mạng, việc xây dựng lực lượng tập hợp trong mặt trận dântộc thống nhất là bộ phận hữu cơ trong đường lối chiến lược của Đảng

I Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị 1930-1935

1 Hoàn cảnh lịch sử

a Tình hình thế giới

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 nổ ra trong hệ thống cácnước tư bản chủ nghĩa, tàn phá nền kinh tế các nước này, đẩy lùi sản xuất về nửathế kỷ XIX Giai cấp tư sản ở các nước đế quốc trút gánh nặng khủng hoảng lênvai nhân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa Mâuthuẫn giữa nhân dân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa các nước thuộcđịa và nửa thuộc địa với các nước đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau trởnên gay gắt

Trong lúc này, Liên Xô đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên phát triểnnhanh chóng về kinh tế, xã hội và văn hoá và quốc phòng Tính ưu việt của chế

độ xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động các nước

tư bản vùng lên đấu tranh

b Tình hình trong nước

Ở Đông Dương trong đó có Việt Nam, thực dân Pháp chống đỡ những taihoạ của cuộc khủng hoảng bằng cách tăng cường bóc lột nhân dân Công nhân

Trang 8

và nông dân là những nạn nhân trực tíêp và chịu nhiều tai hoạ nhất, Công nhânthất nghiệp ngày càng đông, nông dân bị bần cùng, nạn đói xảy ra trầm trọng.hang vạn người phải rời bỏ làng xã, thợ thủ công bị phá sản, nhà buôn nhỏ đóngcửa, viên chức bị sa thải hang loạt, nhiều nhà tư sản dân tộc và tư sản nhỏ khôngtránh khỏi sa sút và phá sản Mâu thuẫn giữa nhân dân với thực dân Pháp và taysai ngày càng gay gắt.

Giữa lúc đó thì Đảng Cộng sản Việt nam ra đời lãnh trách nhiệm thúc đẩyphong trào quần chúng phát triển thành cao trào cả nước

2 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị trong cao trào cách mạng 1930-1931

Mùa xuân năm 1930, từ ngày 6/1 đến 7/2 Hội nghị hợp nhất các tổ chứccộng sản họp ở Cửu Long (Hương Cảng- Trung Quốc) dưới sự chủ trì củaNguyễn Ái Quốc, với sự tham gia của hai đại biểu Đông Dương cộng sản Đảng

và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng và hai đại biểu nước ngoài Hội nghị

đã nhất trí thành lập một Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày3/2/1930)1

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và cao trào cách mạng 1930-1931 đã hìnhthành trên thực tế khối liên minh công nông, tạo nên nền tảng vững chắc cho sựphát triển của cách mạng Việt Nam

Ngay sau khi Đảng ra đời, thì công tác xây dựng lực lượng cách mạng đãđược chú trong xây dựng từng bước Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên củaĐảng 1930, Đảng đã chỉ ra sự phát triển của cách mạng Việt Nam là độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, phù hợp với xu thế chung của thời đại và nguyện vọngcủa đông đảo quần chúng trong nhân dân, mở ra khả năng lớn để tập hợp và vàthống nhất các lực lượng yêu nước trong nhân dân

Cương lĩnh đã chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc và phongkiến, mở đường cho đất nước tiến lên xã hội cộng sản, “chủ trương làm tư sản

1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) đã quyết định lấy ngày 3/2/1930 là ngày kỷ niệm thành lập Đảng.

Trang 9

dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”2 Trong

đó nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc tự do chotoàn thể đồng bào

Cương lĩnh đã vạch ra những nguyên tắc chiến lược, sách lược nhằm xâydựng một đội quân vững mạnh của Đảng

Cương lĩnh chỉ rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phụccho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm sao cho giai cấp mình lãnh đạođược dân chúng… thu phục được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dâncày nghèo làm thổ địa cách mạng đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”3

Ở Việt Nam lúc này giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất chiếm90% dân số, nhưng đời sống lại rất khổ cực do bị đế quốc và phong kiến áp bứcnặng nề, nên trong cách mạng giải phóng dân tộc này họ là lực lượng tích cựcnhất chống đế quốc và phong kiến Mặc dù vậy, nhưng giai cấp nông dân lạikhông thể lãnh đạo được cách mạng vì họ không đại diện cho phương thức sảnxuất tiến bộ nào, không có hệ tư tưởng và vị trí chính trị độc lập Vì vậy, trongcuộc cách mạng này họ chỉ có thể đi theo giai cấp công nhân và chịu sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân thì giai cấp nông dân mới được giải phóng nên Đảngphải thu phục cho được nông dân đi theo mình, thì mới xây dựng được đội quânchính trị đông đảo được

Giai cấp công nhân ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thựcdân Pháp (1897-1914), xuất thân chủ yếu từ nông dân, nên giữa công nhân vànông dân có mối quan hệ khăng khít tự nhiên Để tăng thêm sức mạnh của mình,giai cấp công nhân phải biết dựa vào sức mạnh của giai cấp nông dân, người bạnđồng minh tin cậy, có tinh thần cách mạng và lực lượng to lớn Ngược lại giaicấp nông dân chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình nếu như liên minhvới giai cấp công nhân và chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân

Trong cuộc cách mạng này công nông là lực lượng chủ yếu trong đội quânđông đảo quần chúng cách mạng Vì vậy, muốn xây dựng được một đội quân

2 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 2.

3 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 4.

Trang 10

chính trị đông đảo hung mạnh thì Đảng cần thắt chặt được mối quan hệ giữa giaicấp công nhân và giai cấp nông dân, để thực hiện được các nhiệm vụ và mụctiêu của cách mạng.

Trong việc giải quyết mối quan hệ dân tộc giai cấp, Đảng có nhận định đúngđắn nhằm củng cố và mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân trong sựnghiệp cách mạng của cả dân tộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định giảiquyết vấn đề ruộng đất ở Việt Nam chỉ là: “Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủnghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo”4; “quốc hữu hoá toàn bộ đồn điền

và đất đai của bọn đế quốc và địa chủ phản cách mạng An Nam chia cho dânnghèo”5 đảng chỉ rõ, bọn địa chủ phản cách mạng là bọ địa chủ giàu ôm chân đếquốc, có quyền lợi gắn liền với quyền lợi của đế quốc Đó là đối tượng cáchmạng cần đánh đổ “Còn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản AnNam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họcđứng trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (Đảng lập hiến…) thìphải đánh đổ”6

Còn đối với giai cấp tiểu tư sản, trí thức, học sinh phải kéo họ vào phe vôsản giai cấp, vì họ có tinh thần yêu nước, rất hăng hái cách mạng và nhạy cảmvới thời cuộc

Còn giai cấp tư sản thì ngay từ khi mới ra đời đã phân hoá làm hai bộ phận:

tư sản mại bản có quyền lợi gắn chặt với với đế quốc Pháp, là kẻ thù của dântộc Còn tư sản dân tộc do bị đế quốc và tư sản mại bản chèn ép nên họ có tinhthần dân tộc Đảng phải biết lợi dụng họ hoặc ít ra làm cho họ trung lập, dần dầnkéo họ về phía vô sản để chống kẻ thù chung Đây là một sách lược hết sức đúngđắn của đảng để huy động sức mạnh dân tộc cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.Như vậy, ngay từ khi ra đời, đảng đã đề ra chủ trương hợp lý để liên minhcác giai cấp , tầng lớp nhằm thực hiện mục tiêu giành độc lập, tự do cho dân tộc.Mặc dù vậy, đảng cũng chỉ rõ: “trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn

4 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 3.

5 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 16.

6 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 4.

Trang 11

thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào conđường thoả hiệp”7.

Chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng đã thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia cách mạng, dấy lên một cao trào đấu tranh chưa từng có mà đỉnh cao là cao trào với sự ra đời của Xô Viết Nghệ -Tĩnh Trong cao trào, khí thế củaquần chúng công nông lên cao đã lôi cuốn phú nông, nhiều địa chủ vừa và nhỏ ởcác “làng đỏ” gia nhập các hội; lôi cuốn các tầng lớp nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc đến Nam, các dân tộc thiểu số và đa số

Bức tranh Xô Viết Nghệ Tĩnh, vẽ năm 1958 , hiện đang lưu giữ

trong Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Cũng qua cao trào, giúp đảng nhìn nhận và đánh giá đúng năng lực phản

đế cuả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội như giai cấp địa chủ, tư sản mại bản vàgiai cấp tiểu tư sản

Từ ngày 14-30/10/1930 Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành trung ươngĐảng họp tại Hương Cảng, do đồng chí Trần Phú chủ trì Hội nghị đã nhận thấytầm quan trọng và tính cấp thiết của cuộc vận động, tập hợp lực lượng quầnchúng Án nghị quyết và vấn đề phản đế được hội nghị thông qua nhận định: ỞĐông Dương có nhiều lực lượng phản đế mà hiện nay cần phải liên hiệp lạithành một phong trào cách mạng thống nhất để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mưugiải phóng cho xứ Đông Dương Phê phán những nhận thức sai, xem nhẹ các

“đoàn thể phản đế” Từ nhận định đó, nghị quyết chỉ rõ: “Việc tổ chức phản đế

là một nhiệm vụ cần kíp của Đảng, thế mà từ trước đến giờ, không có một cái kếhoạch cho xác đáng để tổ chức hội ấy”

7 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 2, Nxb CTQG, HN, 2002, trang 4.

Trang 12

Mục đích của Hội phản đế là đoàn kết các lực lượng phản đế để đánh đổ

đế quốc chủ nghĩa, mưu việc hoàn toàn độc lập cho các xứ Đông Dương và bênhvực phong trào giải phóng thuộc địa và bán thuộc địa Làm cho Hội ấy có tínhchất quần chúng, hoạt động công khai, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranhhang ngày của công nông

Nghị quyết về vấn đề phản đế của Đảng tại Hội gnhị trung ương tháng10/1930, những phác hoạ cụ thể đầu tiên về xây dựng mặt trận dân tộc thốngnhất nhằm tập hợp lực lượng toàn dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc chonên không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót “Luận cương chính trị” đánh giácác giai cấp, tầng lớp có một số quan điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầutiên của Đảng Luận cương chính trị khẳng định vai trò cách mạng của côngnông, coi công nông là động lực chính của cách mạng và phong trào giải phóngdân tộc phải diễn ra với sức mạnh của chính khối liên minh công nông Còn cácgiai cấp, tầng lớp khác, Đảng có nhận thức, đánh giá khác với Cương lĩnh chínhtrị đầu tiên

Còn đối với tư bản thương mại, tư bản công nghiệp, khi phong trào quầnchúng nổi lên cao thì bọn này sẽ theo đế quốc Còn tiểu tư sản có nhiều hạng:thủ công nghiệp đối với phong trào cách mạng vô sản, hang này cũng có áccảm… rất do dự Bọn thương gia không tán thành cách mạng Trí thức, tiểu tưsản, học sinh… đại biểu quyền lợi cho tất cả giai cấp tư sản bản xứ

Về nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản dân quyền: là đánh đổ phongkiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩaPháp Hai mặt đó có quan hệ mật thiết, trong đó vấn đề ruộng đất là cái cốt củacách mạng tư sản dân quyền Như vậy, Luận cương đã nhấn mạnh vấn đề đấutranh giai cấp, không thấy được kẻ thù cần tập trung đánh đổ là thực dân Pháp,phải đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu

Với nhận thức trên “Luận cương tháng 10” chỉ bó hẹp lượng cách mạngtrong phạm vi công nông, còn các giai cấp, tầng lớp khác, bị đẩy ra xa cuộc đấutranh giải phóng dân tộc Vì vậy, Đảng đã không phát huy được mọi nhân tốc

Trang 13

dân tộc dân tộc, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chung là đế quốc, phong kiến đểgiành lại độc lập, tự do.

Những quan niệm của Đảng trong “Luận cương tháng 10” và án nghịquyết xuất phát từ nhận thức chưa chính xác, giáo điều do không hiểu biết đầy

đủ về tình hình, đặc điểm giai cấp, xã hội, chưa đánh giá hết động lực to lớn củachủ nghĩa yêu nước Việt Nam… của một số lãnh đạo Đảng, nhất là do ảnhhưởng tả của Quốc tế cộng sản lúc đó

Thực tiễn sinh động của cao trào 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết NghệTĩnh là chất liệu được phản ánh trong chỉ thị của Ban thường vụ trung ươngĐảng về vấn đề thành lập Hội phản đế đồng minh ngày 18/11/1930

Chỉ thị nhắc lại những quan điểm đúng đắn của chánh cương vắn tắt, sáchlược vắn tắt: cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương đã phân tích rõ giaicấp công nhân không đồng minh với nông dân thì không đánh đổ được đế quốcPháp Mặt khác, không tổ chức được toàn dân lại thành lựclượng thật, thật kínthì cuộc cách mạng khó mà thành công

Trên cơ sở nhận thức trên, thường vụ trung ương Đảng quyết định thànhlập Mặt trận phản đế đồng minh “hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sảndân tộc… cho tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp

Hội nghị Trung ương tháng 3/1931 đã phê phán những sai lầm như cưỡngbức dân chúng đi đấu tranh trong khi họ chưa được giác ngộ Hội nghị đã đề ranhiệm vụ tiếp tục phát triển các tổ chức nông hội, công hội đỏ… để thu hút quầnchúng nhưng lại không đề cập phải rtanh thủ các tầng lớp khác như địa chủ, phúnông… có tinh thần dân tộc chống đế quốc, phong kiến

Cao trào cách mạng 1930-1931 đã góp phần hình thành trên thực tế khốiliên minh công nông, phong trào của các tầng lớp nhân dân Đó chính là nềntảng cho sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất Đông Dương

3 Thời kỳ vừa đấu tranh khôi phục các tổ chức Đảng và phong trào cách mạng, vừa lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị (1932-1935)

Trang 14

Giữa lúc phong trào cách mạng của quần chúng đang dâng cao Sauk hi Xôviết Nghệ Tĩnh ra đời, đế quốc Pháp và tay sai thẳng tay đàn áp hòng dập tắtphong trào cáchmạng Việt Nam và tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hàng chục vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng yêu nước đã bị bắt và giếthại Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở trung ương và địa phương lần lượt bị phá

vỡ Toà án của thực dân Pháp mở các phiên toà đặc biệt để xét xử những ngườicách mạng

Đi đôi với khủng bố, tàn sát, thực dân Pháp tìm cách lừa bịp, mị dân: tăng sốđại biểu người Việt ở các viện dân biểu ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, ở Hội đôngquản hạt Nam Kỳ và các hội đồng thành phố, đề ra cải cách giáo dục, cho địachủ lớn và tư sản mại bản một số quyền lợi

Sự khủng bố và lừa bịp của thực dân Pháp không làm cho những chiến sĩcách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng, rất nhiều cuộcđấu tranh của công nhân, nông dân vẫn nổ ra

Các đảng viên cộng sản trong nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), Kham Lớn (SàiGòn), Hải Phòng, Côn Đảo, Kon Tum… đã thành lập các chi bộ Đảng để lãnhđạo đấu tranh chống chế độ nhà tù hà khắc, đòi cải thiện đời sống và tổ chức họctập, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng

“Biến được cái rủi thành cái may, các đồng chí đã lợi dụng được những ngàytháng ở tù để hội họp và học tập lý luận Một lần nữa, việc đó lại chứng tỏ rằngchính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù… nó rèn luyện cho người cáchmạng càng them cứng rắn mà kết quả là cách mạng đã thắng, đế quốc đã thua”8 Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố tàn bạo, một số tổ chức Đảng ở CaoBằng, Hải Phòng, Nam Định… đã bám chắc quần chúng để hoạt động Cácđồng chí vượt tù đã tích cực tham gia khôi phục các tổ chức Đảng, lãnh đạoquần chúng đấu tranh

Năm 1932 theo chỉ thị của quốc tế cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong vàmột số đồng chí cán bộ chủ chốt tổ chức ban lãnh đạo trung ương Đảng Tháng

8 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NxbCTQG, HN, 2000, trang 3-4.

Trang 15

6/1932, ban lãnh đạo trung ương đã ra bản chương trình hành động củ ĐảngCộng sản Đông Dương được Quốc tế cộng sản công nhận Chương trình hànhđộng của Đảng đặt vấn đề phải lợi dụng hết thảy các hình thức đấu tranh côngkhai hợp pháp, nửa hợp pháp, gấp rút tổ chức quần chúng đấu tranh bằng nhiềuhình thứuc khác nhau Chương trình cũng đưa ra những yêu cầu cụ thể về kinhtế- chính trị- xã hội cho mỗi giai cấp, tầng lớp, các tổ chứ đoàn thể nhằm đấutranh đòi những quyền lợi thiết thân hàng ngày, từng bước tiến tới dẫn dắt quầnchúng tiến tới đấu tranh đòi những yêu cầu cao hơn.

Từ thực tiễn cách mạng những năm qua, đã giúp đảng nhìn nhận, đánh giáđúng các giai cấp, tầng lớp nhân dân Tư sản mại bản và đại địa chủ là những kẻtôi tớ trung thành của đế quốc, đó là đối tượng cần đánh đổ Tư sản dân tộc, địachủ nhỏ bị chèn ép có tinh thần chống đế quốc Giai cấp tư sản hoang mang, daođộng, nhưng họ luôn có tinh thần yêu nước Nếu được động viên giáo dục, tổchức họ sẽ hăng hái tham gia cách mạng

Năm 1934, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng được thành lập, các xứ uỷ Trung

Kỳ, Bắc Kỳ, Nam Kỳ được lập lại Nhiều cơ sở Đảng được phục hồi, hệ thống

tổ chức Đảng được khôi phục Phong trào quần chúng lại được tiép tục vươn lên.Tháng 3/1935, đại hội lần thứ nhất của Đảng họp ở Macao (Trung Quốc) đãnhận định sức mạnh của Đảng là dựa trên uy tín và ảnh hưởng của Đảng trongquần chúng Đại hội nhấn mạnh công tác tranh thủ rộng rãi quần chúng là nhiệm

vụ quan trọng nhất Đại hội đã thông qua nghị quyết về vận động công nhân,nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ… Điều đó chứng tỏ đảng tiếp tục chú ýxây dựng lực lượng cách mạng, lấy đó làm cơ sở để đảng khôi phục và pháttriển,chuẩn bị phát động phong trào đấu tranh mới

Đại hội đã ra quyết định thành lập tổ chức phản đế liên minh Đay là tổ chứctập hợp tất cả các lực lượng phản đế ở Đông Dương, bao gồm tất cà những đảngphái, đoàn thẻ, tổ chức, lớp, nhóm có tính chất cách mạng kể cả những phần tử

lẻ tẻ, với những hình thức và biện pháp đấu tranh phong phú

Trang 16

Đối với các đảng pháỉ cải lương, phản động thì tổ chức mặt tận phản đế bêndưới với các đoàn thể của tiểu tư sản có thể thống nhất bên dưới, vừa thống nhấtbên trên.

Trong khi thành lập được Mặt trận thống nhất phản đế, Đảng phải đưa rakhẩu hiệu tối thiểu, đề ra những sang kiến lãnh đạo mặt trận,với những chủtrương trên cho thấy đường lối của Đảng về thành lâpk phản đế liên minh đã có

sự linh hoạt, mềm dẻo hơn

Đảng đã chủ trương liên minh với tất cả các Đảng cải lương, những phần tửphản cách mạng lẻ tẻ để tăng cường lực lượng phản đế Điều đó cho thấy Đảng

đã có bước tiến mới trong việc xây dựng lực lượng cách mạng

Từ Hội phản đế đồng minh (1930) đến tổ chức phản đế liên minh (1935)được hình thành cả hai tổ chức đó đều đã góp phần quan trọng trong việc xâydựng và tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh trong cả nước và là sự chuẩn bịlực lượng cách mạng cần thiết cho cách mạng tháng tám sau này

II Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng trong cao trào cách mạng 1936-1939

1 Hoàn cảnh lịch sử

a Tình hình thế giới

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và nguy cơ của mộtcuộc khủng hoảng kinh tế mới làm mâu thuẫn xã hội ở các nước tư bản chủnghĩa them sâu sắc Các nước đế quốc Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập chế độphát xít, chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới và từ 1935 tiến hành xâm lượcmột số nước Mâu thuẫn giữa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản và Anh, Pháp, Mỹtrở nên gay gắt Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc đối với Liên Xô cũng rất sâusắc, phong trào đầu tranh chống phát xít, chống chiến tranh nổi lên ở nhiềunước

Tháng 7/1935, đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản được triệu tập tạiMatxcơva Đoàn đại biểu của đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí lê HồngPhong dẫn đầu đến tham dự đại hội

Trang 17

Đại hội xác định ke thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới lúcnày chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chúng mà là chủ nghĩa phát xít, nhiệm

vụ trước mắt của giai cấp công nhân chưa phải là đấu tranh chống lại toàn bộchủ nghĩa tư bản mà là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh,giành dân chủ, hoà bình, bảo vệ Liên Xô Để thực hiện nhiệm vụ ấy, cần phảithành lập mặt trận thống nhất của giai cấp công nhân và thiết lập mặt trận thốngnhất rộng rãi chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cảithiện đời sống

Ở Pháp, Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập do Đảng Cộngsản Pháp làm lòng cốt đã giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử tháng 4/1936,thành lập chính phủ phái tả gồm những người thuộc đảng Xã hội và Đảng cấptiến đối với các nước thuộc địa, cương lĩnh của mặt trận nhân dân Pháp nêu raviệc thả tù chính trị, cử các phải đoàn điều tra tình hình thuộc địa, đặc biệt là ởĐông Dương, thi hành một số cải cách cho giới lao động

b Tình hình trong nước

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và cuộc khủng bốtrắng kéo dài sau cao trào 1930-1931 cùng với những thủ đoạn vơ vét, bóc lộtnặng nề của thực dân Pháp, cuộc sống của các giai cấp và tầng lớp nhân dân, kể

cả những tư sản dân tộc, địa chủ vừa và nhỏ rất khó khăn Nguyện vọng củanhân dân lúc này là đòi quyền sống, quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình

Trong khi đó bọn cầm quyền ở Đông Dương đã phát xít hoá bộ máy chínhquyền, chúng ra sức bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ, kéo dài chính sáchkhủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta

Tình hình trên đây làm cho nhân dân ta bao gồm nhiều giai cấp, tuy cóquyền lợi khác nhau, càng thêm căm thù bè lũ thực dân, tư bản độc quyền Pháp

và đều có nguyện vọng chung trước mắt về quyền lợi dân sinh dân chủ, trừ mộtnhòm tư sản mại bản chỉ cam tâm làm tôi tớ cho bọn cướp nước Vì thế, yêu cầucải cách và cải thiện đời sống nhân dân là một đòi hỏi bức thiết đối với mọi giaicấp và tầng lớp xã hội, kể cả bộ phận lớp trên

Trang 18

Lúc này cơ sở đảng và cơ sở quần chúng đã được khôi phục và dựa trêntrận địa cách mạng cơ bản được tạo ra khá vững chắc trong thời kỳ 1932-1935.đây là một yếu tố rất quan trọng, quyết định bước phát triển của cách mạngthành một cao trào mới.

2 Chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng trong thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939

Trước tình hình thế giới và trong nước như vậy, thì tháng 7/1936, Hội nghịban chấp hành trung ương Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) đã kịp thờichuyển hướng chỉ đạo chiến lược, định ra đường lối, phương pháp tổ chức vàđấu tranh trong thời kỳ mới

Hội nghị khẳng định mục tiêu chiến lược vẫn là chống đế quốc và chốngphong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, song mục tiêutrước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chốngchiến tranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình Hội nghi quyết định thành lậpMặt trận dân chủ thống nhất nhân dân phản đế phối hợp với Đảng cộng sản vànhân dân lao động chống phát xít, phản động thuộc địa, đông thời nêu ra khẩuhiệu ủng hộ chính phủ Pháp nhằm đòi thực hiệnc các yêu cầu dân chủ cho nhândân Đông Dương

Hội nghị chủ trương hình thức bí mật sang hình thức tổ chức công khai, hợppháp và nửa hợp pháp nhằm thực hiện quần chúng rộng rãi, giáo dục và lãnh đạoquần chúng đầu tranh Để giữ vững sự lãnh đạo đối với các hình thứuc tổ chức

và đấu tranh công khai hợp pháp Đảng cần củng cố tổ chức bí mật của Đảng.Hội nghị tháng 7/1936 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêuchiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, các mối quan hệ giữaliên minh công nông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộcvới vấn đề giai cấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cáchmạng ở Pháp và trên thế giới Đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạtthích hợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hang ngày,chuẩn bị cho những cuộc đấu tranh cao hơn vì nền độc lập và tự do Nghị quyết

Trang 19

hội nghị đánh dấu một bước trưởng thành của Đảng về chính trị và tư tưởng, thểhiện bản lĩnh, tinh thần độc lập, sang tạo của Đảng, mở ra một cao trào mớitrong cả nước.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào quần chúng từ những năm 1936,khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong việc tập hợp rộng rãi lựclượng chi9nhs trị, nên đội quân chính trị của Đảng ngày càng đựoc củng cố và

mở rộng rãi hơn

Hàng ngàn cuộc đấu tranh của lực lượng chính trị do Đảng lãnh đạo, đã nổ

ra với những hình thức phong phú, bí mật, công khai, nửa công khai với hìnhthức đấu tranh linh hoạt qđòi quyền dân sinh dân chủ, tự do, hoà bình như: đấutranh đòi thả tù chính trị, tự do báo chí, văn hoá, lợi dụng dân biểu, Hội đồngquản hạt hình thức đấu tranh lôi kéo được nhiều trí thức học sinh Đỉnh cao lànhững cuộc đấu tranh này là cuộc mít tinh của hai vạn người tại quảng trườngđấu xảo Hà Nội kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1/5/1938 Trong thực tiễn đấutranh Đảng đã tập hợp được một đội quân chính trị rộng lớn

Tuy nhiên trong giai đoạn này, một bộ phận đảng viên có tư tưởng tả, đưa ranhững yêu cầu quá cao đối với các giai cấp, tầng lớp nhân dân khi họ muốntham gia mặt trận, đề ra khẩu hiệu quá cao trong đấu tranh quần chúng, cùng với

nó lại có những Đảng viên có tư tưởng hữu khuynh, họ đề cao hình thức đấutranh côgn khai hợp pháp, ít chú ý đến những cuộc đấu tranh của đông đảo quầnchúng nhân dân, mà chỉ chú ý đến những tầng lớp bên trên Chính hai tư tưởngnày đã ngăn cản phong trào cách mạng đi lên

Tháng 8/1938, Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng họp, xác địnhnhiệm vụ trung tâm là thành lập mặt trận dân chủ Đông Dương, đề ra những chủtrương cụ thể về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, các tầnglớp tiểu tư sản thành thị, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ Hội nghị nhắc nhở đấutranh chống khuynh hướng tả đưa khẩu hiệu quá cao, tư tưởng hẹp hòi đối với tríthức, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và chống khuynh hướng hữu coi thường phongtrào đấu tranh của công nông, thiết kiên quyết chống bọn Tờ-rớt-kit Thông qua

Trang 20

tác phẩm “Tự chỉ trích” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ, cho thấy những kinhnghiệm thành công trong việc xây dựng và tập hợp lực lượng.

Tổng kết hoạt động của mặt trận dân chủ, đồng chí Nguyễn Văn Cừ nêu lênmấy bài học kinh nghiệm: Mặt trận dân chủ là sự liên hiệp các giai cấp, các đảngphái tán thành cải cách, nhưng không thể liên hiệp được với các đảng phái phảnđộng, vừa liên minh bên trên, vừa liên minh bên dưới, phân biệt kẻ thù nguyhiểm nhiều với kẻ thù nguy hiểm ít, cô lập bọn phản động, tranh thủ người tiến

bộ và lưng chừng, tranh thủ đông đảo quần chúng trong các đảng phái cải lương,liên minh với giai cấp tư sản, phải vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, Mặt trận dân chủđoàn kết được đông đảo quần chúng, đòi những quyền tự do tư sản, chống phátxít nhưng không phải duy trì mãi chế độ tự do tư sản mà để tiến lên chế độ tự docao hơn

Nhờ chính sách đúng, lại có phương pháp vận động khôn khéo, phươngpháp đấu tranh linh hoạt, Đảng đã động viên hàng triệu quần chúng vào mặt trậnđấu tranh, bao gồm công nhân, nông dân, trí thức, thợ thủ công, người buôn bánnhỏ, hình thành đội quân chình trị rộng lớn, thực sự là bước phát triển mới trongxây dựng lực lượng cách mạng, là một trong những thành quả nổi bật của caotrào cách mạng 1936-1939 Đó là bước tiến mới trong nhận thức và chỉ đạo thựctiễn của Đảng về xây dựng lực lượng cách mạng Khuyết điểm của Đảng là lãnhđạo không sát, nhiều nơi cán bộ phạm vào bệnh hẹp hòi, bệnh công khai, say sưavới thắng lợi bộ phận mà sao lãng việc củng cố công tác bí mật

Mặc dù còn nhiều thiết sót nhưng những thắng lợi dành được trong cuộc vậnđông dân chủ 1936-1939 Đảng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ đông đảo,dày dặn trong đấu tranh, trưởng thành về tư tưởng chính trị, tổ chức và tích luỹđược nhiều kinh nghiệm mới

Trang 21

Chương II: Đảng lãnh đạo xây dựng lực lượng cách mạng

tiến tới vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền

Ngày 22/6/1941, Đức bất ngờ tiến công Liên Xô Ngày 8/12/1941, Nhật bảnbất ngờ tấn công trân châu cảng ở Quần đảo Ha Oai (Mỹ), chiến tranh lan sangchâu Á- Thái Bình Dương Từ khi phát xít Đức tấn công sang Liên Xô, tính chấtchiến tranh đế quốc chuyển thành chiến tranh giữa các lực lượng dân chủ doLiên Xô làm trụ cột với lực lượng phát xít do Đức cầm đầu

2 Tình hình trong nước

Chiến tranh thế giới thứ hai đã ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến nước ta.Chính phủ phản động thực dân Pháp thực hiện chính sách đàn áp các lực lượngcộng sản và tiến bộ ở trong nứoc và ở thuộc địa

Ở Đông Dương thực dân Pháp điên cuồng tấn công Đảng Cộng sản ĐôngDương và các đoàn thể quần chúgn do Đảng lãnh đạo Một số quyền tự do, dânchủ giành được trong thời kỳ 1936-1939 bị thủ tiêu Đông chí Lê Hồng Phong bịbắt cuối tháng 9/1939 Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt giam, tù đày Hàng vạnthanh niên bị bắt lính để đưa sang Pháp

Thực dân Pháp tăng thuế, trưng thu, trưng dụng các xí nghiệp tư nhân choquốc phòng, kiểm soát trực tiếp, gắt gao sản xuất và phân phối, sản xuất và nhậpkhẩu Trừ bọn tay sai của Pháp, địa chủ lớn và tư sản mại bản, tất cả các giai cấp

Trang 22

và tầng lớp trong xã hội Việt Nam đều bị ảnh hưởng tai hại bởi chính sách phảnđộng của đế quốc Pháp.

II Chủ trương của Đảng trước tình hình mới

1 Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1939

Trước những biến động của tình hình thế giới và trong nước Tháng11/1939, Trung ương Đảng họp Hội nghị tại bà Điểm (Gia Định), gồm các đồngchí Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai… Hội nghị nhấn mạnh

“giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương”, “Cáchmệnh phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mạng tư sản dân quyền…Các nguyên tắc ấy không bao giờ thay đổi được, nhưng nó phải được ứng dụngmột cách khôn khéo thế nào để thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cáchmệnh là đánh đổ đế quốc”9

Dựa trên sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược ấy Hội nghị chủ trương tạmgác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chỉ đề ra chính sách chốngđịa tô cao, chống cho vay nặng lãi và tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủphản bội lại quyền lợi dân tộc chia cho dân cày; thay khẩu hiệu lập chính quyền

Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu thành lập chính phủ cộng hoà dân chủ.Hội nghị quyết định thành lập mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương Lực lượngchính của cách mạng là công nhân, nông dân, trí thức đoàn kết với tiểu tư sảnthành thi và nông thôn, đồng minh hoặc trung lập giai cấp tư sản bản xứ, trung

và tiểu địa chủ, do giai cấp công nhân lãnh đạo Như vậy trước những biến độngtrên thế giới và trong nước, Đảng đã kịp thời điều chỉnh chiến lược cách mạngphù hợp với tình hình thực tế để tập hợp quần chúng vào mặt trận thống nhấtphản đế Đông Dương nhằm thựuc hiện các mục tiêu cách mạng

2 Hội nghị trung ương Đảng tháng 11/1940

Tháng 11/1940, Hội nghị trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (Bắc Ninh).Hội nghị khẳng định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược mà hội nghị trung

9 Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, NxbCTQG, HN, 2000, trang 58.

Ngày đăng: 20/03/2013, 10:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w