Xây dựng lực lượng chính trị

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng lực lượng cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930-1945) (Trang 25 - 27)

III. Đảng xây dựng lực lượng cách mạng

2. Xây dựng lực lượng chính trị

Để tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng chính trị tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám giành chính quỳên 1945. Ngay từ Hội nghị trung ương đảng tháng 11/1939, Đảng đã nhận định nhiệm vụ chấn chỉnh các tổ chức quần chúng và quyết định thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương để liên hiệp tất cả các dân tộc ở Đông Dương, tất cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tử phản đế muốn giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bản xứ và bọn tay sai đế quốc.

Với chủ trương trên, cho thấy Đảng đã vận dụng khéo léo 2 nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là chống đế quốc và chống phong kiến để thực hiện nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng, là đánh đổ đế quốc. Đảng cho rằng phải “đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc lam tối cao, tất cả mọi vấn đề của cách mệnh, cả vấn đề điện địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết ”10. Việc xây dựng lực lượng cach mạng đươc tập hơp trong một tổ chức mặt trận mới thích hợp hơn. Lực lượng chính của măt trận là công, nông, trung, tiểu địa chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Chủ trương về xây dựng và phát triển lực lượng chính trị được đề ra từ hội nghị trung ương tháng 11 – 1939 của Đảng, tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện ở hội nghị trung ương tháng 5 – 1941. Sau khi nhận định tình hình, hội nghị khẳng định “trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi đươc độc lập,tự do cho toàn thể dân tộc,thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của đại bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”11.

10 văn kiện Đảng toàn tập: tập 6,NXBCTQG,HN.2000,Tr.539

Trên tình thần đó, hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), bao gồm các tổ chưc quần chúng lấy tên là hội cứu quốc nhằm: liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng dân tộc và sinh tồn. Ngay khi ra đời, Mặt trận Việt Minh đã thông qua 10 chính sách lớn mà tinh thần cơ bản là ích nước, lợi nhà. Những chủ trương và chính sách đó phù hợp vốimị tầng lớp nhân dân nên đã thu hút đươc ngày càng nhiều các giai cấp, tầng lớp yêu nước đánh thức được tinh thần dân tộc trong nhân dân.

Tháng 2 – 1943, Ban thường vụ trung ương Đảng họp bàn việc mở rộng Măt trận dân tộc thống nhất, chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Hội nghị nhận định phong trào việt minh đã phát triển ở nông thôn , mền núi nhưng phong trào ở đô thị còn yếu, phong trào công nhân chưa mạnh đồng thời còn yếu ớt. Từ nhận định đó phong trào đề ra biện pháp cụ thể nhằm phát triển phong trào quần chúng rộng khắp,đặc biệt chú trọng công tác vận động. Đồng thời phải mở rộng phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, trí thức nhằm làm cho cuộc khởi nghĩa mang tính chất toàn dân.

Quán triệt tinh thần đó, từ năm 1943 đến 1945, phong trào việt minh phát triển mạnh trong công nhân, nông dân nghèo, phong trào học sinh, sinh vên, trí thức ở thành phố cũng bắt đầu phát triển. đảng đã đẩy mạnh tuyên truyền đường lới cứu nước, cổ vũ quần chúng lên trận tuyến đấu tranh cách mạng.

Năm 1943, Đảng đưa ra bản Đề cương văn hoá Việt Nam, thành lập hội văn hóa cứu quốc Việt Nam và tháng 6 – 1941, Đảng dân chủ Việt Nam ra đời , đã thu hút các nhà trí thức, tư sản dân tộc, các nhà hoạt động văn hoá, thanh niên công chức,… khi ra đời các tổ chức này đều tham gia Mặt trận Việt Minh. Cùng với đó Đảng cũng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội pháp và tranh thủ cả những ngoại kiều ở Đông Dương có tinh thần chống phát xít chủ yếu là người pháp thuộc phái kháng chiến và hoa kiều chống Nhật.

Lực lượng chính trị được Đảng dày công xây dựng từ năm 1930 đã từng bước phát triển và ngày càng trưởng thành vững mạnh. Đó là cơ sở để Đảng từng bước xây dựng lực lượng vũ trang. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Muốn có đội quân vũ trang phải có đội quân tuyền vận động, đội quân chính trị trước đã. Nên việc này phải làm ngay, sao cho đội quân chính trị ngày càng đông. Như ở nước ta nếu muốn đánh Pháp - Nhật thì ai vác súng? Ai là người tự nguyện vác súng? Ta phải có quần chúng giác ngộ chính trị tự nguyện thì mới thắng được.

Một phần của tài liệu Quá trình xây dựng lực lượng cách mạng do Đảng lãnh đạo (1930-1945) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w