1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk

5 4,3K 26
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 174,48 KB

Nội dung

Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk

Trang 1

điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ

huyện M’Đrăk tỉnh đăk Lăk

A survey on cattle production in households in M’Drak district, Daklak province

Nguyễn Tuấn Hùng 1 , Đặng Vũ Bình 2

Summary

A survey on cattle production of 240 households in M’Drak district (Daklak province) was carried out from December 2001 to June 2002 Results showed that all cattle were kept either as breeding stock or for meat production The average household herd was 12.93 heads with more than 70% cattle in those households having 11 heads or above The crossbred “Lai Sin” accounted for 36.64% of the total cattle population, which was higher than the average rate of Lai Sin in the whole country Households with big herd sizes applied extensive systems, employing herding labor but with minimal investment per head

of cattle Meanwhile, smaller cattle holders applied semi-intensive systems using family labor with more investment per head of cattle for feed supplements in addition to grazing The total investment varied from 10 to 150 million VND per cattle holder, depending on the herd size

Key words : Cattle, household

1

Khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Nguyên

2

Trường Đại học Nông nghiệp I

Tỉnh Đăk Lăk có diện tích 19.599 km2,

chiếm gần 6% tổng diện tích tự nhiên của

cả nước - bao gồm 18 huyện và thành phố,

dân số 2.003.520 người, mật độ trung bình

102,23 người/km2

Là một tỉnh nằm trong vùng sinh thái

khí hậu đặc thù Tây Nguyên, Đăk Lăk có

đồng cỏ tự nhiên rộng và đa dạng Đây

chính là thế mạnh để phát triển chăn nuôi

đại gia súc Tính đến cuối năm 2002, đàn

bò của tỉnh là 94.845 con (Cục Thống kê

tỉnh Đăk Lăk, 2003) Thu nhập về chăn nuôi

bò đang giữ một vai trò quan trọng trong

kinh tế nông hộ của Đăk Lăk, đặc biệt là tại

huyện M’Đrăk - một huyện có nhiều tiềm

năng nuôi bò của tỉnh Để có thể căn cứ xây

dựng các chương trình phát triển chăn nuôi,

chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ trong huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk

nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các nông hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện M’Đrăk, tỉnh

Đăk Lăk

Huyện M’Đrăk có diện tích 1.348 km2 nằm ở phía Đông của tỉnh Đăk Lăk không chỉ chịu tác động của khí hậu cao nguyên

mà còn bị chi phối bởi khí hậu vùng duyên hải miền Trung, nên mùa khô ngắn hơn các vùng khác Dân số của huyện năm 2002 là 55.570 người; mật độ dân số thấp nhất so với các huyện khác trong tỉnh (41,22 người/km2); thu nhập nông lâm nghiệp

Trang 2

chiếm 69,76% so với tổng thu nhập Đàn bò

của huyện có 16.850 con chiếm 17,77%

tổng đàn bò của tỉnh Đăk Lăk (Cục Thống

kê tỉnh Đăk Lăk, 2003)

M’Đrăk là vùng đất phi bazan không

thích hợp với các loại cây có giá trị cao như

cà phê, cao su , nhưng lại có đồng cỏ tự

nhiên rộng và đa dạng Hơn nữa mùa mưa

ngắn nên ít gặp khó khăn về mùa vụ thức ăn

cho bò Chính vì vậy mà M’Đrăk là vùng quy

hoạch phát triển chăn nuôi bò thịt của tỉnh,

đến năm 2010 dự kiến sẽ đạt 35.000 con, tỷ lệ

bò lai đạt 70-80% (Viện Quy hoạch và Thiết

kế nông nghiệp, 2000; ủy ban nhân dân

tỉnh Đăk Lăk, 2001) Từ năm 1995, Trung

tâm bò giống M’Đrăk thuộc Công ty Chăn

nuôi tỉnh đã tiến hành chương trình cải tạo

đàn bò địa phương và tỷ lệ bò lai đã đạt

khoảng 30-40%

2.2.Phương pháp nghiên cứu

Trong khoảng thời gian từ tháng

12/2001 đến tháng 6/2002, chúng tôi đã

tiến hành điều tra 240 hộ theo cách bốc

thăm chọn mẫu tại 12 xã thuộc huyện

Việc điều tra được thực hiện theo phiếu

điều tra có chủ đề Các nội dung điều tra

chủ yếu bao gồm: quy mô chăn nuôi, cơ

cấu đàn và cơ cấu giống, phương thức chăn

nuôi, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đầu

tư cho chăn nuôi

Số liệu điều tra được xử lý theo

phương pháp thống kê sinh học bằng phần

mềm Excel 7.0

Về cơ cấu giống, nhìn chung bò Vàng là chủ yếu (chiếm tỷ lệ 62,58%), bò Laisind chiếm 36,64%, đây là tỷ lệ cao so với cơ cấu giống bò của nước ta (bò Laisind chỉ chiếm 10-15%, Lê Viết Ly, 1995) Tỷ lệ bò Laisind tương đối cao ở các nông hộ có quy mô nuôi

từ 5 tới 20 con Các nông hộ có quy mô dưới

5 con hoặc từ 21 tới 40 con có tỷ lệ bò Laisind thấp hơn, đặc biệt ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn tỷ lệ bò Laisind thấp nhất

3.1 Quy mô chăn nuôi bò trong nông hộ

Các số liệu thu được cho thấy: quy mô nuôi trung bình là 12,9 con/hộ Số hộ nuôi dưới 5 con chiếm tỷ lệ cao nhất (32,50%), nhưng số lượng bò nuôi trong các hộ này chỉ chiếm 8,54% tổng đàn đã điều tra

Ngư-ợc lại, tuy các hộ chăn nuôi với quy mô lớn (trên 40 bò/hộ) chỉ chiếm một tỉ lệ thấp (5,42%), nhưng số lượng bò lại chiếm 22,20% so với tổng đàn đã điều tra

Nhìn chung, trên 70% bò được nuôi tại các nông hộ có quy mô chăn nuôi từ 11 đến trên 40 con, số nông hộ này chiếm 40% tổng số các hộ điều tra

3.2 Cơ cấu giống và cơ cấu đàn

Về cơ cấu đàn, chủ yếu là bò sinh sản

và bê chiếm hơn 90%, tỷ lệ bò cày kéo thấp 2,19%) Điều này cho thấy mục đích chăn nuôi bò của các nông hộ M’Đrăk là nuôi bò sinh sản và bò thịt

Bảng 1 Quy mô chăn nuôi bò trong nông hộ

Nhóm quy mô (con)

Số hộ Tỷ lệ

(%)

Số bò

(con)

Tỷ lệ

(%)

Trungbình

(con/hộ)

Trang 3

Bảng 2 Cơ cấu đàn và cơ cấu giống

Quy mô (bò/hộ)

(265 bò)

5-10

(520 bò)

11-20

(951 bò)

21-40

(678 bò)

>40

(689 bò)

Tổng

(3.003 bò)

Cơ cấu đàn

(%)

Cơ cấu

giống

3.3 Địa điểm chăn thả, phương thức

nuôi, sử dụng lao động và ứng dụng

KHKT

Kết quả bảng 3 cho thấy, quy mô chăn

nuôi càng lớn thì địa bàn chăn thả chủ yếu

là trảng cỏ dưới tán rừng và các bãi cỏ tự

nhiên Chăn thả quanh nhà và nuôi nhốt chủ

yếu được áp dụng ở các nông hộ có số

lượng bò ít

3.4 Mức độ đầu tư cho chăn nuôi bò

Phương thức nuôi quảng canh, chăn thả

khai thác bãi chăn và sử dụng nguồn thức

ăn tự nhiên là phương thức chăn nuôi chủ

yếu mà hầu hết các nông hộ đều áp dụng

Một tỷ lệ nhỏ các nông hộ áp dụng phương

thức chăn nuôi bán quảng canh, tỷ lệ này

giảm dần khi quy mô chăn nuôi tăng lên

Phương thức chăn nuôi thâm canh được áp

dụng ở các nông hộ có quy mô từ 10 con trở

xuống và với một tỷ lệ rất thấp

Về sử dụng lao động trong chăn nuôi

bò: Các nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ

chủ yếu huy động lao động phụ là con cái

và người già trong gia đình Quy mô chăn

nuôi tăng lên, lao động chính được huy

động nhiều hơn Các hộ chăn nuôi với quy

mô 11 bò trở lên phải sử dụng nhân công

thuê, quy mô càng tăng nhân công thuê

càng nhiều

Về trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật :

70% số hộ thực hiện tiêm phòng cho đàn

bò, 46% số hộ áp dụng thụ tinh nhân tạo cho bò Như vậy, biện pháp kỹ thuật thụ tinh nhân tạo đã được các nông hộ thực sự quan tâm bởi vì chất lượng con giống liên quan trực tiếp đến giá cả và chất lượng đàn bao gồm ngoại hình, sức khỏe, khả năng tăng trọng

Kết quả tính toán cho thấy : đầu tư con giống chiếm tỷ lệ lớn kinh phí (từ 89 đến 96% kinh phí tuỳ theo quy mô) Tổng đầu tư tính cho một bò cao nhất ở các nông hộ chăn nuôi quy mô dưới 5 con Quy mô chăn nuôi tăng, tổng đầu tư cho một bò sẽ giảm Tổng đầu tư cho chăn nuôi bò thịt ở các nông hộ dao động trong khoảng 10 tới 150 triệu đồng, tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi nhỏ hay lớn

Khi quy mô chăn nuôi tăng lên, đầu tư cho các khâu giống, chuồng trại, thức ăn, thụ tinh nhân tạo, thú y giảm xuống, đầu tư cho nhân công tăng lên

Các phân tích trên cho thấy khi thực thi các chương trình kinh tế - xã hội tại tỉnh Đăk Lăk nói chung và huyện M’Đrăk nói riêng, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo bằng biện pháp phát triển chăn nuôi bò thịt, cần có những tác động khác nhau phù hợp với quy mô chăn nuôi bò của các nông hộ

Trang 4

Bảng 3 Địa bàn chăn thả, phương thức nuôi, sử dụng lao động và ứng dụng KHKT

Quy mô (bò/hộ)

Chỉ tiêu

<5 5-10 11-20 21-40 >40

Đồng cỏ tự nhiên (%) 11,54 32,31 39,93 42,31 46,15 Dưới tán rừng (%) 10,26 50,77 58,62 57,69 53,85

Địa bàn chăn thả

Quảng canh (%) 82,05 86,15 87,93 92,31 92,31 Bán quảng canh (%) 15,38 12,31 12,07 7,69 7,69 Phương thức nuôi*

Sử dụng lao động

Thụ tinh nhân tạo (%) 39,74 44,62 55,17 61,54 30,77 ứng dụng KHKT

Tiêm phòng (%) 67,95 70,77 72,41 69,23 61,53

Ghi chú : Quảng canh : Chăn thả hoàn toàn

Bán quảng canh : Chăn thả có bổ sung thức ăn

Thâm canh : Nuôi nhốt hoàn toàn và cho ăn tại chuồng

Bảng 4 Mức độ đầu tư cho chăn nuôi bò

Quy mô (bò/hộ)

Chỉ tiêu <5 5-10 11-20 21-40 >40

- Chuồng trại (1.000 đồng/1 bò) 260 160 130 90 50

- Thụ tinh nhân tạo (1.000 đồng/1 bò) 20 20 10 10 -

- Con giống (1.000 đồng/1 bò) 2.620 2.630 2.640 2.610 2.590

Tổng đầu tư (1.000 đồng/1 bò) 2.940 2.840 2.810 2.740 2.680

Ước tính tổng đầu tư (triệu đồng/hộ) 9.996 22.720 46.084 71.514 142.040

Ghi chú : Giá tính theo thời điểm tháng 6/2002

Các kết quả điều tra khảo sát về tình

hình chăn nuôi bò tại huyện M’Đrăk tỉnh

Đăk Lăk cho phép rút ra một số kết luận

sau:

- Quy mô chăn nuôi bò ở nông hộ khá

lớn: trung bình mỗi hộ nuôi 12,93 con/hộ,

trên 70% đàn bò được nuôi tại các nông hộ

có quy mô chăn nuôi từ 11 đến trên 40 con

- Các hộ nuôi bò nhằm mục đích sinh sản và nuôi thịt Tỷ lệ bò Laisind trong cơ

cấu giống khá cao (chiếm 36,64%)

- Các hộ chăn nuôi với quy mô lớn áp dụng phương thức chăn nuôi quảng canh, bò

được chăn thả dưới tán rừng hoặc bãi cỏ tự

Trang 5

nhiên, tuy phải thuê thêm nhân công chăn

nuôi, nhưng đầu tư chi phí cho nuôi một

con bò thấp Các hộ chăn nuôi với quy mô

nhỏ thường áp dụng phương thức chăn

nuôi bán thâm canh, có bổ sung thêm thức

ăn tại chuồng, sử dụng chủ yếu lao động

phụ trong gia đình, đầu tư chi phí cho một

bò cao hơn Tổng đầu tư cho chăn nuôi bò

dao động trong khoảng 10 tới 150 triệu

tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi

Tài liệu tham khảo

Lê Viết Ly, (1995) Nuôi bò thịt và những kết

quả bước đầu ở Việt Nam Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội, tr.36

Tổng cục Thống kê, Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk

(4/2003) Niên giám thống kê 2002, tr 83

ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Lăk, (6/2001) Báo

cáo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh

Đăk Lăk đến năm 2010, tr.39, 59-60 và 98

Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Phân

viện miền Trung, (12/2000) Quy hoạch phát

triển kinh tế xã hội huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk đến năm 2010, tr.48

Ngày đăng: 19/03/2013, 16:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Quy mô chăn nuôi bò trong nông hộ - Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk
Bảng 1. Quy mô chăn nuôi bò trong nông hộ (Trang 2)
Bảng 1. Quy mô chăn nuôi bò trong nông hộ - Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk
Bảng 1. Quy mô chăn nuôi bò trong nông hộ (Trang 2)
Bảng 2. Cơ cấu đàn và cơ cấu giống - Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk
Bảng 2. Cơ cấu đàn và cơ cấu giống (Trang 3)
Bảng 4. Mức độ đầu t− cho chăn nuôi bò - Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk
Bảng 4. Mức độ đầu t− cho chăn nuôi bò (Trang 4)
Bảng 3. Địa bàn chăn thả, ph−ơng thức nuôi, sử dụng lao động và ứng dụng KHKT Quy mô (bò/hộ)  - Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk
Bảng 3. Địa bàn chăn thả, ph−ơng thức nuôi, sử dụng lao động và ứng dụng KHKT Quy mô (bò/hộ) (Trang 4)
Hình chăn nuôi bò tại huyện M’Đrăk tỉnh - Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk
Hình ch ăn nuôi bò tại huyện M’Đrăk tỉnh (Trang 4)
Bảng 4. Mức độ đầu t− cho chăn nuôi bò - Điều tra tình hình chăn nuôi bò ở các nông hộ tỉnh Đắk Lắk
Bảng 4. Mức độ đầu t− cho chăn nuôi bò (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w