C ầ PV Nm
3.3.3. Hoàn thiện xây dựng và lựa chọn phương án chiến lược của Công ty
Một điểm cần lưu ý khi xây dựng phương án chiến lược phải luôn luôn xác định trên thực tế không chỉ có một phương án duy nhất mà thường tồn tại nhiều phương án khác nhau. Bởi vậy, nhà hoạch định cần phải đưa ra nhiều phương án, “nhiều kịch bản” khác nhau kèm theo thứ tự ưu tiên, lúc đó Công ty sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, chiến lược kinh doanh sẽ vững chắc và tính khả thi cao hơn. Từ đó, luận văn đề xuất giải pháp sử dụng phương pháp ma trận SWOT để hoàn thiện việc xây dựng phương án chiến lược kinh doanh của Công ty.
Bả 3 4 X Công C ầ C C P V N m m r SWOT
(Ngu n: Đề xuất của tác giả)
Sau khi phân tích ma trận SWOT, Công ty nên áp dụng ma trận QSPM để
đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh khả thi. Từ ma trận SWOT cho thấy Công ty nên lựa chọn các chiến lược được hình thành trên cơ sở kết hợp những điểm mạnh chủ yếu của Công ty với những cơ hội do môi trường tạo ra nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng về doanh thu, thị phần, doanh số bán hàng Cụ thể các chiến lược đó là chiến lược gia tăng thị phần (thị phần TACN và thực phẩm chế biến sẵn); Chiến lược mở rộng thị trường và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nhằm cung cấp những sản phẩm mới đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
- Chiến lược tăng thị phần được xây dựng trên cơ sở với điểm mạnh sản phẩm đa dạng về mẫu mã và chủng loại, chất lượng đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng ISO, TCVN, GMP các sản phẩm đã khẳng định thượng hiệu trên thị trường
M r SWOT Đ ểm mạ (Strenghts – S) S1: Hệ thống sản xuất và QLCL hiện đại S2: Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt
S3: Kênh phân phối tốt S4: Nguồn tài chính mạnh S5: Thương hiệu mạnh S6: Nghiên cứu và phát triển
Đ ểm (Weaknesses– W)
W1:Chất lượng nhân sự chưa cao
W2: Giá cao hơn so với thị trường
W3: Hoạt động xúc tiến chưa tốt W4: Hệ thống thông tin
C ộ (Opportunities – O)
O1: Nhu cầu thức ăn chăn nuôi và thực phẩm trong nước tăng
O2:Nguồn nguyên liệu dồi dào O3:Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam và thế giới
O4: Sự quan tâm của Chính phủ O5: Chính trị Việt Nam ổn định
S/O
-S2,3,5O1: Chiến lược gia tăng thị phần
-S1,2,3,4,5O1,2,3: Chiến lược mở rộng thị trường
- S1,4,6O2: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
W/O
- W2,4 O3,5: Chiến lược hợp tác, liên minh
T (Threats – T)
T1:Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
T2:Tỷ giá VND/USD giảm T3:Lạm phát cao
T4:Chất lượng nguồn nguyên liệu không đồng đều
T5:Cạnh tranh giữa các DN trong nước
S/T
- S1,2T2,4: Chiến lược khác biệt hóa
- S1,2T1,5: Chiến lược hợp nhất, sát nhập
W/T
- W1,2,4,T1,2,3,4: Chiến lược thu hẹp hoạt động
thông qua việc sử dụng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước của Công ty để cung cấp các sản phẩm ra thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thức ăn chăn nuôi và nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm ngày càng cao của cá nhân, tổ chức Từ đó, gia tăng thị phần của công ty trên thị trường hiện tại.
- Chiến lược mở rộng thị trường được hình thành trên việc tận dụng cơ hội về nguồn nguyên liệu dồi dào và tiềm lực tài chính mạnh của công ty, cùng với hệ thống sản xuất và quản lý chất lượng hiện đại để cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng sản xuất. Đồng thời phát huy điểm manh về thương hiệu và hệ thống kênh phân phối để đưa sản phẩm của công ty đến những thị trường mới, đặc biệt Công ty nên chớp lấy thời cơ về tình hình quan hệ đối ngoại mở rộng của Việt Nam và khu vực để xuất khẩu sản phẩm mang thương hiệu C.P ra các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Với thế mạnh về nguồn tài chính, công nghệ sản xuất hiện đại, hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm và nguồn nguyên liệu dồi dào giúp cho Công ty nghiên cứu các sản phẩm mới với đa dạng các mẫu mã và đặc tính sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của khách hàng. Tạo dựng lợi thế cạnh tranh về sản phẩm cho Công ty trên thị trường, từ đó thúc đấy tăng doanh số và gia tăng thị phần của Công ty. Hơn nữa, đối với Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành như C.P Việt Nam thì đa dạng hóa sản phẩm là một chiến lược xuyên suốt trong quá trình hoạt động và phát triển của mình trên 3 mảng kinh doanh là thức ăn chăn nuôi, con giống và thực phẩm.
Bả 3 5 L Công C ầ C C P V N m m r QSPM C ố bả Thang ểm C T ầ Mở rộ r ờ Đ ạ hóa SP
A B A B A B
C ố b à
Nhu cầu TACN và thực phẩm trong nước tăng 0.04 4 0.16 4 0.16 3 0.12
Tăng trưởng kinh tế cao 0.05 4 0.2 4 0.2 2 0.1
Nguồn nguyên liệu dồi dào 0.05 3 0.15 3 0.15 3 0.15
Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và TG 0.03 2 0.06 3 0.09 2 0.06
Sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ 0.02 3 0.06 2 0.04 2 0.04
Môi trường cạnh tranh lành mạnh 0.03 3 0.09 3 0.09 2 0.06
Sự gia nhập ngành của các ĐTCT tiềm năng 0.02 2 0.04 2 0.04 2 0.04
Lạm phát tăng cao 0.03 2 0.06 2 0.06 1 0.03
Tỷ giá VND/USD giảm 0.05 3 0.15 2 0.1 1 0.05
Cạnh tranh giữa các DN trong nước 0.06 2 0.12 2 0.12 2 0.12
Chất lượng nguồn nguyên liệu không đều 0.05 2 0.1 2 0.1 2 0.1
C ố b r
Hệ thống sản xuất và QLCL hiện đại 0.07 4 0.28 3 0.21 3 0.21
Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt 0.07 3 0.21 3 0.21 2 0.14
Kênh phân phối tốt 0.07 3 0.21 3 0.21 3 0.21
Nguồn tài chính mạnh 0.075 4 0.3 2 0.15 2 0.15
Thương hiệu mạnh 0.08 3 0.24 3 0.24 2 0.16
Chất lượng nhân sự chưa cao 0.02 2 0.04 2 0.04 1 0.02
Giá cao hơn so với thị trường 0.045 2 0.09 2 0.09 2 0.09
Hoạt động xúc tiến chưa tốt 0.08 3 0.24 2 0.16 2 0.16
Hệ thống thông tin 0.06 2 0.12 2 0.12 2 0.12
T 1.0 2.92 2.58 2.13
C ố b à C ố b r
1 = Yếu 3 = Khá
2 = Trung bình 4 = Tốt 1 = Yếu 3 = Hơi mạnh
2 = Hơi yếu 4 = Mạnh
Dựa vào bảng 3.5 cho thấy, chiến lược tăng thị phần có tổng số điểm độ hấp dẫn là lớn nhất (2.92), sau đó là chiến lược phát triển thị trường với số điểm là 2.58 và cuối cùng là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với số điểm là 2.13. Do đó, Công ty nên lựa chọn và ưu tiên thực hiện chiến lược gia tăng thị phần để sử dụng hiệu quả hơn các cơ hội về nhu cầu thức ăn chăn nuôi và tiêu dùng thực phẩm tăng, và điểm mạnh, phòng ngừa, giảm thiểu các thách thức và điểm yếu một cách tốt nhất
nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra và nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường.
Với chiến lược gia tăng thị phần đã lựa chọn, công ty nên thiết lập nội dung phương án chiến lược kinh doanh hợp lý nhằm khai thác các thế mạnh của công ty và yếu tố thuận lợi từ môi trường bên ngoài nhằm tạo cơ sở triển khai chiến lược đã được lựa chọn và đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh. Ngoài các mục tiêu dài hạn về doanh thi, lợi nhuận, thị phần, nội dung của phương án chiến lược kinh doanh còn để cập đến các vấn đề chủ yếu sau:
a. Phương thức cạnh tranh
- Nhấn mạnh về việc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm kết hợp với dịch vụ đi kèm để đem lại lợi thế cạnh tranh bền vững so với các phương thức cạnh tranh khác như cạnh tranh về giá vì phương thức cạnh tranh này dễ bắt chước và có thể gây nên sự thiệt hại cho cả hai bên khi có sự cạnh tranh giá diễn ra.
- Tăng cường và hoàn thiện dịch vụ khách hàng: hỗ trợ giao hàng nhanh chóng, tăng cường đầu tư các phương tiện vận tải để làm tốt công tác dịch vụ vận chuyển sản phẩm từ nhà máy đến khách hàng; bảo quản hàng hóa cho khách hàng trong thời gian chờ đợi giao hàng; tiếp thu những phản hồi từ khách hàng thông qua bộ phận quan hệ khách hàng để hoàn thiện công tác này được tốt hơn.
- Chính sách giá bán sản phẩm linh hoạt: giá bán thanh toán ngay đối với đại lý cấp 1,; giá bán thanh toán trả chậm có bảo lãnh của ngân hàng; đưa ra giá ưu đãi cho các đại lý với tỷ lệ chiết khấu 8-15% để khuyến khích các đại lý đặt hàng trước, mua hàng với số lượng lớn
- Phương thức thanh toán linh hoạt, tăng cường thanh toán qua tài khoản để tiết kiệm thời gian và chi phí.
b. Về định vị cạnh tranh
Định vị cạnh tranh trên thị trường mục tiêu là việc làm quan trọng, làm cho sản phẩm chiếm một vị trí rõ rang, nhất quán, đem lại lợi ích khác biệt hoặc vượt trội so với sản phẩm cùng loại mà đối thủ cung cấp trong tâm trí khách hàng.
Trong phạm vi thị trường nội địa, công ty C.P Việt Nam đứng cùng với các công ty tập đoàn lớn ở tốp đầu như GreenFeed, Vissan, Anco, Massan. Để xác lập vị thế trong đối sánh với các đối thủ cạnh tranh trực diện trên thị trường, C.P Việt Nam không chỉ tập trung khẳng định lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và chính sách chiết khấu mà còn cần tăng cường các dịch vụ bán hàng. So với các công ty cùng tốp đầu, chất lượng các sản phẩm của C.P được xác định ở mức giữa, cao hơn so với các công ty ở tốp dưới 2 mức. Về chính sách giá thì linh hoạt, giá bán cao hơn các công ty ở tốp dưới và có phần nhỉnh hơn so với một số công ty ở tốp đầu như Vissan, Greenfeed. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu C.P vững mạnh trên thị trường với hình ảnh chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý và dịch vụ khách hàng tốt hơn so với các đối thủ trên thị trường.
c. Hoạt đ ng Marketing
* Về sản phẩm
- Tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, con giống cho đến thực phẩm theo các tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế đã quy định cho từng loại sản phẩm.
- Tiếp tục sản xuất và phân phối các loại thức ăn chăn nuôi với đa dạng các mã thức ăn phù hợp với vật nuôi theo độ tuổi, giống vật nuôi và nhu cầu sử dụng của người chăn nuôi.
- Gắn sản phẩm của công ty với nhãn hiệu C.P, đăng ký với nhà nước bảo hộ về sở hữu trí tuệ của công ty để tránh hàng giả, hàng nhái ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và hình ảnh mà công ty đang xây dựng.
* Về xúc tiến
Là công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn vơi danh thu hàng năm lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, mức tăng trưởng lợi nhuận hàng năm tăng vào khoảng 18,5% thì việc tăng cường công tác xúc tiến là rất cần thiết đối với tình hình hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao như hiện nay. Công ty cần thực hiện một số hoạt động xúc tiến như:
- Phân bổ ngân sách cho các hoạt động quảng cáo trên các báo, tạp chí, truyền hình
- Nâng cấp và hoàn thiện việc cây dựng website của công ty, coi đây là kênh quan trọng để giới thiệu về công ty, các sản phẩm, các hoạt động của công ty từ đó tạo dựng hình ảnh của công ty đối với khách hàng một cách sâu sắc và đậm nét. Đồng thời, thông qua website để cập nhật các thông tin về sản phẩm, giá cả, chính sách bán hàng, giá sản phẩm đến với khách hàng được liên tục và kịp thời.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ khách hàng để thu thập các ý kiến phản hồi từ khách hàng từ đó có các chính sách đối với khách hàng hiệu quả, tạo dựng uy tín và mối quan hệ lâu bền đối với khách hàng.
* Về phân phối
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống kênh phân phối thông qua việc kiểm soát và đánh giá các chỉ tiêu về doanh số, khách hàng, mức tồn kho, thời gian giao hàng.
- Tiếp tục gây dựng các kênh phân phối cấp I và cấp II để phân phối nhiều sản phẩm hơn ra thị trường. Hỗ trợ các đại lý trong việc trưng bày sản phẩm, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.