Xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin chiến lược

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi c.p việt nam (Trang 101)

C ầ PV Nm

3.3.4.Xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin chiến lược

Chất lượng của hoạch định chiến lược kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và tính kịp thời của thông tin chiến lược. Tuy nhiên, công tác thu thập thông tin chiến lược của Công ty hiện nay vẫn còn rất nhiều tồn tại cần khắc phục như việc thu thập và xử lý thông tin thị trường lại thiếu tính kịp thời và độ chính xác không cao do không quản lý đước các kênh thông tin từ các nhân viên thị trường, họ là những người tiếp xúc trực tiếp với thị trường và khách hàng của Công ty.

Vì vậy cần thành lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin chiến lược một cách chuyên nghiệp, có được điều kiện này sẽ giúp cho Công ty có những phản ứng đúng lúc và chủ động điều chỉnh chiến lược khi yếu tố môi trường kinh doanh thay đổi. Để đổi mới hệ thống thu thập, phân tích và xử lý thông tin chiến lược cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau:

- Rà soát, đánh giá hệ thống thu thập và xử lý thông tin hiện hành của Công ty để từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, tính hợp lý và bất hợp lý của nó do với yêu cầu mới của công tác hoạch định CLKD trong điều kiện kinh doanh mới.

- Thiết lập một bộ máy tổ chức hệ thống thu thập và xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác hoạch định chiến lược và quản lý điều hành hoạt động kinh doanh.

- Tiếp tục sử dụng những phần mềm mới của công nghệ thông tin vào công tác thu thập, xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin. Đặc biệt lưu ý việc khai thác các thông tin trên internet.

- Tiếp tục duy trì và nâng cấp hệ thống mạng nội bộ trong Công ty, sử dụng các phần mềm tiện ích trong việc truyền thông tin.

Việc thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin chiến lược là việc làm không thể thiếu và có ảnh hưởng lớn tới chất lượng và hiệu quả hoạch định chiến lược kinh doanh Công ty. Xây dựng được hệ thông thông tin đảm bảo chất lượng sẽ là tiền đề cho những thành công mà Công ty.

3.3.5. M t số giải pháp khác

- Tăng cường công tác kiểm tra và liên hệ ngược trong hoạch định chiến lược kinh doanh với tần suất 3-4 tháng một lần để đảm bảo hoạch định chiến lược được thực hiện theo đúng lộ trình, không có thiếu sót. Việc kiểm tra, kiểm soát quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh giúp cho tiến trình hoạch định chiến lược được diễn ra một cách đầy đủ các nội dung của hoạch định, đồng thời giúp phát hiện và điều chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình hoạch định CLKD, góp phần nâng cao tính hiệu quả và khả thi của các CLKD được xây dựng và lựa chọn.

- Tăng tỉ lệ chi ngân sách cho hoạch định CLKD và triển khai chiến lược từ 8% - 10% lợi nhuận sau thuế mỗi năm. Để quá trình hoạch định CLKD được thực hiện và mang lại hiệu quả thì cần phải có ngân sách cho việc xây dựng hệ thống thông tin và chi trả cho việc thu thập các thông tin, các bản dự báo từ các cá nhân tổ chức bên ngoài về tình hình thị trường, tình hình tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường của Công ty. Tùy vào từng thời điểm

cụ thể Công ty có thể xem xét, thay đổi tỉ lệ chi ngân sách cho hoạch định và triển khai CLKD dựa trên tình hình biến động của môi trường kinh doanh và tình hình thực hiện mục tiêu của Công ty qua từng thời kỳ.

- Tăng cường huấn luyện, đào tạo và tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để phục vụ quá trình hoạch định CLKD của Công ty. Hiện nay, việc áp dụng lý luận vào thực tiễn rất được chú trọng và đáng lưu tâm đối với mọi hoạt động của Công ty. Đặc biệt trong hoạch định CLKD của Công ty thì việc vận dụng lý luận về hoạch định CLKD vào trong thực tiễn của Công ty là rất cần thiết. Sự vận dụng các lý luận vào thức tiễn giúp hoạch định CLKD được diễn ra một cách linh hoạt và gắn kết chặt chẽ các nội dung hoạch định chiến lược, nâng cao tính khả thi của các phương án chiến lược được đưa ra.

Hơn nữa cũng cần xây dựng các kế hoạch, chính sách hợp lý để tạo điều kiện thu hút đội ngũ cán bộ, chuyên gia của các ngành có liên quan như đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành chế biến, phát triển sản phẩm mới, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, quảng bá thương hiệu, chuyên gia marketing

- Nâng cao lợi thế cạnh tranh thông qua cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, bao gồm GMP, HACCP và ISO... được thực hiện bởi đội ngũ kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm, cùng với trợ giúp của phương tiện phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, công ty còn tiếp tục đầu tư bổ sung các máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại của Italia, Đức vào sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất xúc xích và thịt xông khói. Việc xây dựng lợi thế cạnh tranh giúp cho các CLKD của Công ty được thực hiện hiệu quả và đạt được mục tiêu CLKD đã đề ra.

- Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thông qua đưa các nhà máy thức ăn chăn nuôi ở Hải Dương, Cần Thơ, Hà Nội và Bình Định vào hoạt động. Tăng sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi của công ty lên 4 triệu tấn mỗi năm. Riêng năm 2010, công ty bắt đầu đưa các nhà máy chế biến thực phẩm ở KCN Phú Nghĩa, KCN Biên Hòa đi vào hoạt động nhằm xâm nhập vào thị trường sản xuất và kinh doanh thực phẩm để thực hiện mục tiêu hoàn thiện mô hình sản xuất khép kín 3F.

Việc hoàn thiện mô hình sản xuất khép kín 3F cũng là một việc làm góp phần tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho Công ty, giúp phân biệt Công ty với đối thủ cạnh tranh.

3.4. Mộ ố

3.4.1. M t số kiến nghị với Nhà nước

Tăng cường vai trò quản lý của các cơ quan Nhà nước như Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, các Cục, Sở ban ngành liên quan tới ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm ở Việt Nam một cách hệ thống, toàn diện và liên tục. Trong đó, trọng tâm là hỗ trợ các cơ sở pháp lý, tạo môi trường thông thoáng và ổn định để Công ty đứng vững và phát triển, cạnh tranh trên thị trường chăn nuôi. Cụ thể:

*Đối với ngành sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi

- Bộ NN&PTNT cần tiến hành quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho sản xuất; khuyến khích khai thác và chế biến các loại thức ăn bổ sung từ nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài; hỗ trợ công nghệ sau thu hoạch để sơ chế và bảo quản nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước. Nhờ đó, làm giảm giá thành thức ăn chăn nuôi tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Tài chính cần nghiên cứu trình Chính phủ về phương án tăng nguồn dự trữ ngô, sắn, khô đậu tương, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi nhằm ổn định và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu để gảm chi phí nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp từ đó làm giảm giá thành phẩm thức ăn chăn nuôi tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Các Sở NN&PTNT, Sở Công thương các tỉnh, thành phố cần ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng thức ăn chăn nuôi như tạo điều kiện cho Công ty xây dựng các nhà máy sản xuất TACN tại địa phương, hỗ trợ Công ty trong việc thực hiện các thủ tục hành chính pháp lý

- Bộ Công thương Việt Nam cần có hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực các phòng phân tích phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thức ăn chăn nuôi. Do đó, nhà nước có thể kiểm soát được tình trạng các nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi thức ăn có chất lượng và uy tín trên thị trường bị làm giả làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu và uy tín của Công ty trên thị trường.

- Bộ Công thương chỉ đạo và phối hợp với Cục Thuế, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý cạnh tranh .để đặt ra các hàng rào kỹ thuật về thuế, hành lang pháp lý về sản xuất và kinh doanh TACN nhằm giảm bớt sự cạnh tranh, hạn chế bớt các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường làm nhiễu loạn thị trường. Đặc biệt, Cục quản lý thị trường và Cục Quản lý cạnh tranh cần tăng cường giám sát và quản lý tình hình thị trường thức ăn chăn nuôi tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển bền vững.

*Đối với ngành chăn nuôi gia súc gia cầm thủy sản và chế biến thực phẩm

- Bộ NN&PTN cùng với Cục quản lý thị trường, thường xuyên thông tin tuyên truyền đến người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về những vấn đề có liên quan đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi và kiểm tra thức ăn hỗn hợp trước khi xuất ra khỏi nhà máy; kiểm soát chặt chẽ các lọai thuốc thú y, hóa chất phụ gia đang được bày bán trên thị trường.

- Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cần có kế hoạch xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể về bảo đảm an toàn thực phẩm, quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn theo chuỗi cung cấp thực phẩm được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Chính phủ và Bộ Công thương cần tiếp tục các hoạt động khuyến khích, tạo điều kiện cho hội, hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước

ngoài đầu tư, tham gia vào các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.

3.4.2. iến nghị với Hiệp h i chăn nuôi và Hiệp h i thức ăn chăn nuôi Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệp hội chăn nuôi và Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam là đơn vị đại diện cho quyền lợi cho các đợn vị tham gia ngành chăn nuôi tại Việt Nam và Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam là một thành viên trong đó. Do đó, các hiệp hội cần phải:

- Thực hiện tốt vai trò là cầu nối trung gian để cung cấp các dự báo, nhận định về thị trường giúp cho các doanh nghiệp trong ngành nắm bắt được kịp thời các thông tin về thị trường. Công tác dự báo, đánh giá xu hướng hoạt động và phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và lĩnh vực thức ăn chăn nuôi nói riêng có hiệu quả và chất lượng thì nguồn thông tin cung cấp cho việc phân tích môi trường kinh doanh và thiết lập mục tiêu chiến lược của C.P Việt Nam mới phù hợp với bối cảnh chung của thị trường. Từ đó góp phần tạo nên thành công trong hoạch định CLKD của Công ty và trong hoạt động sản xuất kinh doanh của C.P Việt Nam. Do đó, các dự báo của hiệp hội phải đảm bảo tính chính cá, minh bạch và cập nhật liên tục.

- Hiệp hội cũng cần phát huy vai trò đại diện của mình trong việc kiến nghị với các cơ quan nhà nước tạo dựng hành lang pháp lý như thủ tục xuất nhập khẩu nguyên liệu, thành phẩm ; các chính sách về lãi suất, thuế, tỷ giá hối đoái thông thoáng và hợp lý nhằm tạo ra các cơ hội phát triển cho các Công ty trong ngành.

- Thông qua hoạt động của hiệp hội để tạo dựng và liên kết các nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi, tạo nguồn nguyên liệu ổn định và dồi dào đạt chất lượng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm các chi phí nguyên liệu hạ giá thành phẩm nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế đã đề ra.

ẾT LU N

Hoạch định CLKD của doanh nghiệp là một công việc quan trọng và hết sức khó khăn và phức tạp. Điều này đòi hỏi nhà hoạch định phải có lý thuyết được đúc kết và sáng tạo trên cơ sở thực tiễn để đánh giá thực trạng. Từ đó, đưa ra được những giải pháp phát huy điểm mạnh bên trong doanh nghiệp, tận dụng cơ hội từ môi trường kinh doanh bên ngoài mang lại. Đồng thời khắc phục những điểu yếu của doanh nghiệp, hạn chế và né tránh các nguy cơ, thách thức của môi trường kinh doanh luôn biến động nhằm đưa ra CLKD phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu CLKD của doanh nghiệp đã đề ra.

Trên cơ sở xác định mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đã giải quyết được những nội dung cơ bản và thu được kết quả sau đây:

- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạch định CLKD của doanh nghiệp. Từ khái niệm, vai trò, nội dung của quá trình hoạch định CLKD cho đến các phương pháp hoạch định CLKD của một doanh nghiệp.

- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạch định CLKD của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, rút ra những thành công, tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân của những thành công, tồn tại đó.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạch định CLKD của Công ty như hoàn thiện việc phân tích môi trường kinh doanh của Công ty thông qua việc áp dụng phương pháp ma trận vào phân tích và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của Công ty; hoàn thiện quá trình xây dựng và lựa chọn các phương án CLKD của công ty; giải pháp đổi mới tư duy, nhận thức của nhà quản trị về hoạch định CLKD của Công ty...

Với những kết quả như trên, tác giả hy vọng, đề tài nghiên cứu này sẽ phần nào giúp Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam hoàn thiện hoạch định CLKD của mình. Tuy nhiên, do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên luận

văn của tác giả không tránh khỏi sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC T I LI U THAM HẢO T V

[1]Trần Hữu Chung (2005), Xây dựng chiến lược kinh doanh của đăng ki m Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Thương mại.

[2] Fred .R. David (1995), hái luận về Quản trị chiến lược , NXB Thống Kê. [3] Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (1994), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống ê

[4] PGS.TS. Lê Thế Giới – TS. Nguyễn Thanh Liêm - ThS. Trần Hữu Hải(2007),

Quản trị chiến lược – NXB Thống Kê, Hà Nội

[5] Nguyễn Mạnh Hà (2006), Hoàn thiện công tác hoạch định CLKD ở Công ty May Việt Tiến, Luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Thương mại, Hà Nội. [6] ThS. Nguyễn Thanh Hải (2009), Hoạch định chiến lược kinh doanh, NXB Bưu Điện, Hà Nội.

[7] Trần Văn Huy (2005), Một số giải pháp hoàn thiện hoạch định CLKD tại Công ty Xây lắp điện 3 – Bộ Công nghiệp,Luận văn thạc sỹ kinh tế - Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

[8] PGS.TS Nguyễn Bách Khoa (2004), Chiến lược kinh doanh quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.

[9] PGS.TS Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Thống Kê, Hà Nội.

[10] Michael E.Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, T.P Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần chăn nuôi c.p việt nam (Trang 101)