1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi

69 500 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA THỦY SẢN



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG

TÔM SÚ TẠI QUẢNG NGÃI

NGÀNH: THỦY SẢN

KHÓA: 2001 -2005

SINH VIÊN: NGUYỄN VĂN TUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

09/2005

Trang 2

ii

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT

Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi Nghề sản xuất giống tôm sú đang phát triển một cách mạnh mẽ ở những vùng biển như: Nghĩa An (Tư Nghĩa), Tịnh Khê (Sơn Vinh),Bình Châu (Bình Sơn), Đức Minh – Đức Phong (Mộ Đức), Phổ Quang – Phổ Vinh (Đức Phổ)

Quảng Ngãi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề sản xuất giống tôm sú Đặc biệt ở những vùng sản xuất giống như hiện nay không bị ô nhiễm bởi các chất thải Công nghiệp, Nông nghiệp, Du lịch và khu sinh hoạt của dân

Hiện nay tỉnh Quảng Ngãi có 30 trại giống, sản xuất được 102 triệu post15 Tỉ lệ kỹ sư điều hành trại chiếm 40%, bên cạnh đó cũng còn một số hạn chế trong sản xuất giống như: trình độ học vấn của chủ trại, người điều hành trại chưa cao và tình hình dịch bệnh còn xảy ra Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả của trại Tuy thật sự chưa hoàn hảo nhưng cũng đáp ứng được cho nghề sản xuất giống tôm sú hiện tại và lâu dài Hiện nay các trại cung cấp giống cho thị trường tỉnh Quảng Ngãi là 40% nhu cầu thả nuôi trong toàn Tỉnh

Định hướng năm 2010 có 200 trại giống tôm sú Sản xuất được 1093 triệu post15, nhằm cung cấp đủ giống cho nhu cầu của nghề nuôi tôm sú tại Quảng Ngãi

Trang 3

iii

CẢM TẠ

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:

Ban giám hiệu Nhà Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ chí minh

Quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu trong các năm vừa qua

Xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến:

Thầy Đinh Thế Nhân, đã tận tình hướng dẫn, giúp chúng tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này

Chân thành cảm ơn các anh (chị) trong Sở thủy sản, Trung Tâm Khuyến Nông, Khuyến Ngư, các chủ trại giống tôm sú tỉnh Quảng Ngãi

Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã tận tình giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, trình độ và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù có nhiều tâm huyết với đề tài nhưng chúng tôi không thể tránh những thiếu xót Kính mong nhận được sự đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô và các bạn để luận văn của chúng tôi hoàn chỉnh hơn

Trang 4

iv

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC

TRANG TỰA

TÓM TẮT TIẾNG VIỆT ii

CẢM ƠN iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG vii

DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH viii

I GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 3

2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý và địa hình 3

2.1.2 Đặc điểm điều kiện và khí hậu 5

2.1.3 Tình hình dân số 7

2.2 Sơ lược tình trạng kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ngãi 8

2.3 Sơ lược tình hình phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi 9

2.4 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ngãi 9

2.4.1 Nuôi trồng thủy sản nước lợ 11

2.4.2 Nuôi trồng thủy sản nước ngọt 13

2.5 Đánh giá tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh quảng ngãi 13

2.6 Đặc điểm sinh học tôm sú 14

2.7 Đặc điểm phân loại tôm sú 15

2.8 Phân bố 16

2.9 Tập tính sống 17

2.10 Đặc điểm dinh dưỡng 17

2.11 Yếu tố môi trường sống 18

2.12 Đặc điểm sinh trưởng 18

2.13 Tình hình nuôi tôm trên Thế giới và Việt Nam 19

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

Trang 5

v

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 20

3.2 Bố trí điều tra 22

3.3 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu 23

3.4 Phương pháp phân tích 23

3.4.1 Phân tích các yếu tố kỹ thuật 24

3.4.2 Phân tích các yếu tố kinh tế 25

3.4.3 Phân tố số liệu 25

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Quy trình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi 26

4.1.1 Kỹ thuật nuôi vỗ tôm sú bố mẹ 26

4.1.2 Kỹ thuật ương ấu trùng 30

4.2 Quy mô sản xuất của các trại giống tôm sú tại Quãng Ngãi 30

4.2.1 Thiết kế trại 31

4.2.2 Kết cấu và tuổi thọ trại 31

4.3 Tình hình sản xuất 32

4.3.1 Trình độ của người quản lý và người điều hành trại 34

4.3.2 Nguồn nước cung cấp cho trại sản xuất giống 36

4.3.3 Mùa vụ sản xuất 37

4.3.4 Mật độ thả ương 38

4.3.5 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm 39

4.3.6 Hình thức thay nước của ấu trùng 40

4.3.7 Số lượng tôm bố mẹ 41

4.3.8 Số lượng post xuất mỗi đợt 41

4.3.9 Số đợt sản xuất trong năm 42

4.4 Tình hình dịch bệnh tôm 42

4.4.1 Phòng bệnh cho ấu trùng 43

4.4.2 Trị một số bệnh thường gặp trong SXG tôm sú tại Quảng Ngãi 44

4.5 Đánh giá hiện trạng trại sản xuất giống dựa trên TCN 44

4.5.1 Khu vực xây dựng trại 45

4.5.2 Các hạng mục công trình xây dựng 46

4.6 Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất 46

4.6.1 Thức ăn cho ấu trùng 46

4.6.2 Thuốc trị bệnh và trang thiết bị phục vụ sản xuất 48

4.6.3 Nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất 49

4.6.4 Nguồn thức ăn cung cấp cho bố mẹ 50

4.6.5 Dụng cụ và phương tiện vận chuyển 51

4.6.6 Thị trường tiêu thụ 52

4.7 Hiệu quả kinh tế 52

Trang 6

vi

4.8 Chính sách nhà nước 53

V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55

5.1 Kết luận 55

5.2 Đề nghị 55

Trang 7

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

TRANG

Bảng 4.1 Quy mô trại sản xuất giống tôm sú được chia theo thể tích nước bể

ương 23

Bảng 4.2 Tình trạng hoạt động của quy mô trại tại Quảng Ngãi 24

Bảng 4.3 Trình độ học vấn chủ trại so với các quy mô trại 26

Bảng 4.4 Trình độ chuyên môn của người vận hành trại 26

Bảng 4.5 Nguồn nước cung cấp xử lý hóa chất và không xử lý hóa chất 28

Bảng 4.6 Tỷ lệ sống của ấu trùng trong sản xuất ở hai hình thức sử dụng nước 32

Bảng 4.7 Số lượng tôm bố mẹ trung bình cần trong một đợt sản xuất tôm giống 35

Bảng 4.8 Số lượng Post sản xuất ứng với quy mô trại khác nhau ở Quảng ngãi .37

Bảng 4.9 Thời gian một đợt sản xuất và số đợt sản xuất/1 năm của các quy mô trại 38

Bảng 4.10 Hệ thống bể ương của khu vực quảng ngãi so với Tiêu Chuẩn Ngành .42

Bảng 4.11 Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ của khu vực Quảng Ngãi so với Tiêu Chuẩn Ngành 43

Bảng 4.12 Hệ thống bể chứa bước so với Tiêu Chuẩn Ngành 44

Trang 8

viii

DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

TRANG

BẢN ĐỒ

Bản đồ 1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi 4

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Thời gian sử dụng trại sản xuất giống tôm tại Quảng Ngãi 25

Biểu đồ 4.2 Tình hình thay nước của các trại tại Quảng Ngãi 33

HÌNH ẢNH Hình 1 Cách nặng tinh của tôm đực 36

Hình 2 Bỏ tôm mẹ vào ống cấy tinh 36

Hình 3 Aáu trùng tôm (post4) 37

Hình 4 Đang vệ sinh bể ương 43

Hình 5 Hệ thống lọc 46

Hình 6 Các loại thức ăn của ấu trùng tôm sú 47

Hình 7 Thùng ấp trứng Artemia 48

Hình 8 Dụng cụ thức ăn ấu trùng 48

Hình 9 Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ 50

Hình 10 Tôm mẹ 50

Hình 11 Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư còn vỏ) 51

Hình 12 Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư không còn vỏ) 51

Trang 9

I GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề

Với chiều dài bờ biển 3260 km hơn 660.000 ha mặt nước có khả năng nuôi tôm nước lợ (Bộ thủy sản, 1995) và khí hậu thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản Để đáp ứng nhu cầu con giống cho việc nuôi tôm nhiều trại sản xuất giống được xây dựng ở khu Miền Trung, nhiều nhất là tỉnh Khánh Hòa

Quảng ngãi là một tỉnh của miền trung có chiều dài bờ biển khoảng

130 km, nguồn nước không bị ô nhiễm, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nghề sản xuất giống tôm sú

Tuy nhiên nghê sản xuất giống tôm sú còn hạn chế so với các vùng khác của cả nước Nghề sản xuất tôm sú tại Quảng Ngãi đang từng bước phát triển Năm 2000 số trại sản xuất trong Tỉnh là 12 trại, sản lượng đạt 48 triệu con giống Post15 Đến nay toàn Tỉnh có 30 trại sản xuất giống Sản lượng đạt 102 triệu con Post15

Nghề sản xuất tôm sú ở quảng ngãi đã tạo việc làm cho nhiều người và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương Nghề sản xuất giống tôm sú ở đây cần có định hướng để phát triển theo quy hoạch một cách bền vững

Nhằm tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển nghề sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi

Việc điều tra để đánh giá hiện trạng và tiềm năng sản xuất giống là hết sức cần thiết Với mục đích đó, được sự chấp nhận của Khoa Thủy sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:

“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ TẠI

TỈNH QUẢNG NGÃI”

Trang 10

1.2 Mục tiêu đề tài:

Khảo sát tình hình, thuận lợi và khó khăn trong sản xuất giống tôm sú tại Quãng Ngãi

Đánh giá tiềm năng để phát triển nghề sản xuất giống tại Quảng Ngãi

Trang 11

II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc Điểm Điều Kiện Tự Nhiên

2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý và địa hình

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh Duyên Hải miền Trung bộ có vị trí giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 14031’N – 15026’N, kinh độ 108013’E –

109005’E Bắc giáp với tỉnh Quảng Nam, Nam giáp tỉnh Bình Định, Tây giáp tỉnh Kom Tum, Đông giáp biển Đông

Địa hình Quảng Ngãi nói chung lớn từ tây sang đông, phần lớn diện tích là Đồi Núi và Trung Du, các con sông đều ngắn và dốc cho nên đồng bằng châu thổ không rộng, lại bị chia cắt bởi các con sông, dải đồi núi, cồn cát cao chạy sát dọc theo ven biển Do đó diện tích nuôi trồng thủy sản nói chung không nhiều như các ven biển phía Nam, nhưng cũng chứa đựng tiềm năng kinh tế lớn nếu được quy hoạch, khai thác sử dụng hợp lý

Bờ biển có chiều dài khoảng 130 km, có 6 cửa rạch: Sa Kỳ, Sa Cần, Cổ Lũy, Cửa Lở, Mỹ Á và Sa Huỳnh Vùng đất đai, mặt nước thủy triều xâm nhập thuộc hạ lưu các con sông chính như: Trà Bồng, Tra Khúc, Sông Vệ, Sông Thoa, Vùng Đầm, An khê,… có diện tích hàng chục nghìn hecta là địa bàn chủ yếu phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ

Ngoài ra vùng ven biển bãi ngang có những dải đất cát chạy dọc theo ven biển được chia cắt dọc thành 2 phần rỏ rệt bởi những cồn cát cao đã trở thành đặc dụng phòng hộ ven biển, phía ngoài rừng phòng hộ là phần dải cát hẹp chiều rộng từ 100 – 200 m chạy sát mép biển phía trong rừng phòng hộ là vùng đất cát trống hoặc đất trồng trọt kém hiệu quả chiều rộng trung bình 200 – 500 m vùng đất cát ven biển có diện tích gần 4000 ha Từ trước tới nay chưa được khai thác có hiệu quả thì nay là tiềm năng đất đai quý giá để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản với quy mô công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao bằng việc áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi tôm trên cát Tiêu biểu cho vùng đất cát này là các huyện Mô Đức, Đức Phổ

Trong nội địa, do địa hình hẹp và dốc nên Quảng Ngãi có nhiều ao hồ đầm tự nhiên để nuôi thủy sản nước ngọt, nhưng bù lại, Tỉnh Quảng Ngãi có hồ chứa nước thủy lợi khá dày đặc ở các địa phương từ Đồng Bằng đến Trung Du Nếu được đầu tư theo hướng tận dụng mặt nước thủy lợi sẽ là một lợi thế tới cho nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt Do đặc điểm địa hình bờ

Trang 12

biển chủ yếu là bãi ngang, không có nhiều đầm vịnh kín ven biển, mặt biển ven bờ thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng to, gió lớn, nên việc tổ chức nuôi thủy sản nước mặn rất khó có điều kiện phát triển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi

Trang 13

2.1.2 Đặc điểm điều kiện và khí hậu

Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có hai

mùa rỏ rệt Mùa nắng từ tháng 1 – 8, thời tiết khô kéo dài, mùa mưa từ

tháng 9 – 12, thời tiết lạnh, ẩm ước

Nhiệt độ không khí thay đổi biên độ không lớn, theo số liệu thống kê

nhiều năm, nhiệt độ trung bình cả năm 25,80C, trung bình các tháng trong

28,3

33,7 24,3

29

34,5 24,8

28,9

34,4 25,0

28,5

31,9 24,7

27,2

29,1 23,7

20,5

27,2 22,7

24,4

27,2 21,7

22,5

25,5 20,1

25,8

34,5 19,2 + Chế độ gió mùa:

Gió mùa đông: Hướng gió thịnh hành từ tháng 9 – 2 năm sau là gió

Đông Bắc và Bắc

Gió mùa hè: Hướng gió thịnh hành từ tháng 3 – 8 là gió Đông Nam

và Nam Tốc độ gió trung bình 2,86 m/s, khi có bão tố độ gió cao tới 40 m/s

Hàng năm có trên 130 ngày có gió cấp 6 trở lên Bão tố thường xuất hiện từ

tháng 9 -11, hàng năm có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp khoảng 1 -2 cơn bão,

thường gây ra lũ lụt có thể tàn phá các công trình nuôi trồng thủy sản

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tốc độ

gió (m/s)

2,8 3 3,3 3,7 3 2,7 2,9 2,7 2,4 2,4 2,9 2,5

+ Số giờ nắng trung bình 3,9 giờ/ngày và 2134 giờ nắng/năm Số giờ

nắng trung bình các tháng trong năm như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Giờ

nắng

120 154 207 245 279 258 262 238 200 160 110 108

Trang 14

+ Độ bốc hơi trung bình cả năm 837 mm/năm

+ Mưa: mưa kéo dài từ tháng 9 – 12 lượng mưa trong những tháng

này chiếm từ 73 – 75% lượng mưa cả năm Tổng lượng mưa cả năm trung

bình 2.287 mm, cực đại là 3.500 mm

Do địa hình hẹp dốc, nên mùa mưa thường gây ra lũ lụt lớn, mùa khô

thường bị hạn hán gây khó khăn cho việc tích trữ nước phục vụ nông nghiệp

cũng như cho nuôi trồng thủy sản Lượng mưa trung bình các tháng trong

năm như sau:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lượng

mưa

(mm)

33,4 32,4 25,9 104 118,5 72,6 132 132 251 593 506 203

Tình hình mưa, nắng, bốc hơi độ ẩm trung bình có thể tóm tắt theo

bản dưới đây:

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ

Đặc điểm thủy triều: Quảng Ngãi nằm trong vùng nhật triều không

điều Trong tháng có 18 – 22 ngày nhật triều, số ngày còn lại là bán nhật

triều Thời gian triều dâng dài hơn triều rút Độ lớn trung bình kỳ nước

cường 1,2 – 2m Độ lớn trung bình kỳ nước kém 0,5 m Thủy triều đưa nước

mặn vào sâu trong vùng hạ lưu các con sông Trà Bồng, Trà, Khúc, Châu

Me, Sông Vệ, Sông Thoa,… Hình thành vùng có tiềm năng nuôi trồng thủy

sản nước lợ

Độ mặn nước biển ổn định ở mức cao 33 – 34%0 Gần các cửa sông

và vào trong sông độ mặn giảm dần Độ mặn cũng thay đổi theo mùa, mùa

khô độ mặn ở mức cao, mùa mưa độ mặn giảm Thời gian xuất hiện độ mặn

Trang 15

từng vùng trong năm, thường ảnh hưởng đến thời gian mùa vụ nuôi tôm cũng như sản xuất giống tôm sú Nhiệt độ nước biển khá cao, cao nhất 300C vào tháng năm đến tháng 6, thấp nhất khoảng 240C vào tháng hai hàng năm

Chất lượng nước nuôi trồng thủy sản cũng như cho trại sản xuất giống trong toàn tỉnh được đánh giá là còn rất sạch, hầu như chưa bị ô nhiễm Nguồn nước ngọt phong phú từ các con sông và hệ thống thủy lợi trong tỉnh là nguồn cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản nước lợ Nguồn nước ngầm

ở Quảng Ngãi phân bố rộng từ đồng bằng đến vùng đất cát ven biển, có chất lượng tốt, dự báo có thể khai thác nước ngầm khu vực đồng bằng bắc sông vệ là 1000 m3/ngày Với trữ lượng mưa ngầm như trên, việc khai thác nước ngầm phục vụ cho nuôi trồng và sản xuất giống tôm sú có hạn chế

Tóm lại các yếu tố khí hậu, thời tiết, thủy văn… rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống tôm sú tại quảng ngãi

2.1.2 Tình hình dân số

Bảng phân phối nguồn lao động

Phân phối nguồn lao động 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Số người tham gia trong các

ngành kinh tế

Số người trong độ tuổi lao

2.2 Sơ Lược Hiện Trạng Kinh Tế Xã Hội Tỉnh Quảng Ngãi

Trong những năm qua tình hình kinh tế – xã hội tỉnh quảng ngãi đã có những bước chuyển biến đáng kể Tốc độ tăng GDP trong thời kỳ 1996 –

2000 cao hơn trung bình toàn quốc, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt Tuy vật tỉnh Quảng Ngãi đi lên từ điểm xuất phát thấp nên tổng giá trị thu nhập vẫn còn rất thấp, GDP bình quân đầu người (giá so sánh năm 1994) mới đạt 162,4 USD bằng khoảng 41% mức trung bình cả nước

Nhìn chung tỉnh quảng ngãi là một Tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, giá trị sản phẩm từ nông lâm ngư nghiệp, chiếm 43,42% GDP toàn Tỉnh Sản xuất nông nghiệp vẫn bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chưa thật sự là nền sản xuất hàng hóa Sản xuất công

Trang 16

nghiệp còn nhỏ bé chiếm 20,6% GDP đến năm 2004 tăng lên 26 – 27%, chưa có cơ sở công nghiệp chủ lực có tác động mạnh để chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội nhất là đối với vùng Miền Núi

Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, đời sống văn hóa xã hội nói chung đã được đầu tư, tiến bộ rất nhiều so với 10 năm trước đây nhưng chưa đủ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ tới

2.3 Sơ Lược Tình Hình Phát Triển Ngành Thủy Sản Tỉnh Quảng Ngãi

Tỉnh Quảng Ngãi có 13 huyện, thị xã, trong đó có 5 huyện ven biển và 1 huyện đảo (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ Và Đảo Lý Sơn) là địa bàn chủ yếu phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ Đến năm

2000 số hộ tham gia ngư nghiệp khoảng 40.000 hộ gồm 65.000 lao động nghề cá, trong đó có 26.000 lao động khai thác, 250 lao động đóng sửa tàu thuyền, 3.500 lao động nuôi trồng thủy sản, 2500 lao động chế biến thủy sản và khoảng 30.000 lao động dịch vụ Các huyện thị khác, đặc biệt là vùng trung du miền núi có nhiều điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Người quảng ngãi cần cù lao động Chịu khó, ham tiềm tòi học hỏi, tiết kiệm là những đức tính qúy báu để phát triển nghề cá nhân ở khắp các địa bàn vùng ven biển Song đa số khu vực dân cư nghề cá nhân xa thị trấn, đô thị điều kiện giao thông, văn hóa khó khăn, dân trí chưa phát triển, đồng thời cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất còn nhiều thiếu thốn

Trước năm 1990 ngành thủy sản sa sút nghiêm trọng nhiều năm trở lại đây, nhờ đường lối đổi mới kinh tế, ngành thủy sản từng bước phục hồi và phát triển Nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy sản Đồng thời nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân được vay vốn ưu đãi trừ các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình biển đông hải đảo, chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ, chương trình đầu từ khắc phục hậu quả lũ lụt,… để đóng tàu thuyền công suất lớn, mở rộng diện tích nuôi tôm, xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản Sự phát triển mạnh mẽ các ngành nghề thủy sản trong những năm qua đã góp phần rất lớn việc chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế nông thôn vùng biển từ việc khai thác bằng phương tiện tàu thuyền nhỏ bé chuyển sang khai thác thủy sản xa bờ với lực lượng tàu thuyền công suất lớn, từ sản xuất lúa một vụ nhiễm mặn

Trang 17

năng suất bấp bênh chuyển sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao hơn, từ thu mua nguyên liệu thủy sản thuần túy chuyển sang chế biến nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống nhân dân Đến năm 2000 tỷ trọng

cơ cấu kinh tế của ngành thủy sản, khai thác chiếm 71% nuôi trồng chiếm 13%, chế biến chiếm 16% Từng bước chuyển dịch cơ cấu đến năm 2004, khai thác chiếm 53%, nuôi trồng chiếm 24%, chế biến 23%

2.4 Tình Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tỉnh Quảng Ngãi

2.4.1 Nuôi trồng thủy sản nước lợ

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước lợ, đặc biệt là nuôi tôm sú nước lợ phát triển khá mạnh, có nhiều tiến bộ kỹ thuật Trong mấy năm qua tuy diện tích nuôi tôm không tăng nhiều, năm 1995 là 430 ha, đến năm 2000 diện tích tăng lên là 550 ha, năm 2001 diện tích là 601 ha, năm 2002 diện tích là 657 ha, đến năm 2004 diện tích là 736 ha Tốc độ tăng hàng năm là khoảng 6,8%, nhưng sản lượng tôm sú hàng năm tăng lên rất nhanh, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 50% Năm 1995 sản lượng tôm sú là 225 tấn, năm 1999 đạt 605 tấn, năm 2000 là 800 tấn, đạt 114% chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tăng gấp 3,3 lần so với sản lượng năm 1995 Năm 2001 sản lượng đạt

1000 tấn, năm 2002 đạt 1100 tấn Năm 2004 sản lượng đạt 1325 tấn Năng suất bình quân tôm thu hoạch được nâng lên rõ rệt từ 523 kg/ha/năm (1995), tăng lên 662 kg/ha/năm, và 1450 kg/ha/năm (2000), 1650 kg/ha/năm (2001) Chỉ tiêu nay đã đánh giá sự tiến bộ rất lớn về việc áp dụng khoa học kỹ thuật của nghề nuôi tôm sú tại Quảng Ngãi Những vùng nuôi tôm có sự đầu

tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng về nguồn vốn đầu tư của nhà nước và nhân dân (chương trình 773 ở vùng cửa biển Mỹ Á xã Phổ Quang – Đức Phổ) đã cho năng suất nuôi tôm rất cao, trung bình 6 – 6,5 tấn/ha/năm Đặc biệt trong năm 2000 -2001 quy trình nuôi tôm trên cát ven biển đã được ngành thủy sản đưa vào thử nghiệm và khuyến khích nhân dân cùng làm đã thành công tốt đẹp Mở ra triển vọng to lớn cho nghề nuôi tôm trên vùng đất cát ven biển Tỉnh

Khâu sản xuất giống tại địa phương cũng có bước phát triển Năm

1995 toàn tỉnh chỉ có 03 trại sản xuất giống, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 30 trại sản xuất giống, chất lượng giống sản xuất đạt yêu cầu, nhưng chỉ cung cấp 1/3 nhu cầu giống trong toàn Tỉnh

Trang 18

Tình hình nuôi tôm sú ở Quảng Ngãi 2001

TT Địa phương Diện tích

(ha)

Năng suất (tấn/ha/năm)

18

18

42

15 23,5

16 1,5

Trang 19

2.4.2 Về nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Do đặc điểm địa hình quảng ngãi hình thành những con sông ngắn và dốc, đồng bằng nhỏ hẹp cho nên không có nhiều ao hồ đầm nước ngọt tự nhiên, mặt khác người dân thường có thói quen ăn cá biển, cho nên Quảng Ngãi không có truyền thống nuôi cá nước ngọt Cá nước ngọt thường chỉ được khai thác ít trong đầm tự nhiên vào mùa mưa nước cạn

Từ ngày giải phóng nghề nuôi cá nước ngọt bắt đầu hình thành từ phong trào ao cá Bác Hồ Nhà nước đã tổ chức nuôi cá ở một số hồ chứa nước thủy lợi, đã xây dựng trại cá giống tại Đức Phổ, tuy nhiên nghề nuôi cá chưa thực sự phát triển rộng rãi, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sau ngày chia tách tỉnh đặc biệt trong mấy năm gần đây nghề nuôi cá nước ngọt mới bắt đầu phát triển rộng từ đồng bằng, trung du đến miền núi và nhiều nơi khác nhau, như ao hồ nhỏ, hồ chứa nước thủy lợi hồ đầm tự nhiên Toàn tỉnh hiện nay có 550 ha nuôi cá nước ngọt năng suất bình quân

440 kg/ha, sản lượng năm 2001 đạt khoảng 245 tấn Riêng 5 huyện miền núi phát triển tương đối nhanh đến nay có 476 hộ nuôi cá trên diện tích mặt nước 37 ha Bà con đồng bào miền núi dựa vào địa hình ven sông, ven suối để đào đắp ao hồ, mua con giống về thả nuôi Đối tượng cá nước ngọt thường là cá Mè, cá Trắm Cỏ, cá Trôi, cá Rô Phi, cá Chép, ngoài ra còn có các loài khác như Ba Ba, Lươn, Eách, cá Tai Tượng, cá Bống Tượng, cũng đã được nuôi thử nghiệm thành công nhưng do thị trường hạn chế cho nên chưa thể đầu tư quy mô lớn

Năng suất nuôi cá nước ngọt trong tỉnh bình quân là 440 kg/ha riêng các huyện miền núi là 3 tấn/ha, đã xuất hiện nhiều hộ đạt năng suất cao 4 tấn/ha, về việc giải quyết thực phẩm hàng ngày còn có thu nhập thêm từ nuôi cá Hiện nay mô hình nuôi thử nghiệm cá tra xuất khẩu của công ty chế biến thực phẩm xuất khẩu quảng ngãi bước đầu thành công mở ra khả năng lớn cho việc nuôi cá xuất khẩu trên địa bàn Tỉnh Hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến Thức ăn là các loại tinh bột mì, cám gạo bánh dầu, ngoài ra bà con còn tận dụng thức ăn tự nhiên tại chổ như lá mì, cỏ dại

Nguồn cá giống nước ngọt chủ yếu từ trại cá giống đức phổ và mua từ các địa phương khác Toàn Tỉnh chỉ có 1 trại cá giống đức phổ, hàng năm cung cấp khoảng 1,5 – 2 triệu con cá giống cho các huyện trong Tỉnh, nhưng không thể đáp ứng nhu cầu con giống trong thời gian tới Thực tế cơ sở vật

Trang 20

chất kỹ thuật chỉ có thể ương giống một số loài cá có giá trị kinh tế mà không có khả năng cho đẻ nhân tạo, chỉ cho đẻ một số loài cá như: Cá Chép, Cá Trôi, Cá Mè…

Tình hình nuôi cá nước ngọt năm 2001

nuôi TS

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (tấn)

3

104 378,5

-

1 0,77

1 0,23 0,14

- 2,75

3 0,8

4 1,2 2,7

-

2.4.3 Nuôi thủy sản nước mặn (nước biển)

Nuôi thủy sản nước mặn trên biển chưa phát triển do đặc điểm điều kiện tự nhiên không có nhiều thuận lợi Từ năm 1997 ngành thủy sản đã ứng dụng nuôi tôm hùm lồng trên biển ở đảo Lý Sơn, nuôi cá mú lồng trong đầm nước mặn Sa Huỳnh nhưng do điều kiện sóng gió khắc nghiệt nên kết quả còn khá hạn chế

Nhìn chung phong trào nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước ngọt những năm gần đây trên đà phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực, góp phần chủ yếu trong việc cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu, trực tiếp nâng cao đời sống của nhân dân vùng biển, giải quyết được nhiều lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất ở nông thôn ven biển lúa, đất màu và đất nuôi tôm Nếu được đầu tư đúng mức, cung cấp đủ giống tốt, tác động tích cực về mặt khoa học kỹ thuật Nhà nước có chính sách cho vay vốn tập trung và ưu đãi, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thu mua, chế biến và tiêu

Trang 21

thụ sản phẩm,… chắc chắn nuôi trồng thủy sản sẽ có bước phát triển nhanh chóng trong những năm tới đem lại hiệu quả kinh tế xã hội vô cùng to lớn

2.5 Đánh Giá Tiềm Năng Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Tỉnh Quảng Ngãi

Qua điều tra khảo sát các yếu tố điều kiện tự nhiên và thực tế tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản trong nhiều năm qua, có thể khẳng định tỉnh quảng ngãi có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản chủ yếu hai vùng nước lợ và nước ngọt bởi các yếu tố cơ bản như sau:

Các yếu tố điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai thổ dưỡng, nguồn nước ngọt, nước lợ, và môi trường sinh thái phù hợp cho việc chăm sóc nuôi dưỡng nhiều đối tượng nuôi trồng thủy sản Đặc biệt với việc ứng dụng thành công nuôi tôm sú nước lợ trên vùng đất cát và các vùng đất trên cao triều khác có thể cho phép nuôi tôm sú quanh năm một cách hoàn toàn chủ động, đó là một lợi thế lớn nhất của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ tới

Diệnt tích đất đai mặt nước có tiềm năng phát triển hàng chục lần so với hiện nay Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ vùng triều ở đồng bằng ven biển hiện nay là 600 ha, nhưng với tiến bộ kỹ thuật trong nghề nuôi tôm trên vùng đất trên cao triều nói chung và trên vùng đất cát ven biển nói riêng, cùng với chủ trương chính sách của trung ương và địa phương trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp, chuyển đất mặn kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản nước lợ, thì sẽ đưa diện tích đất đai, mặt nước nuôi trồng thủy sản nước lợ trong tương lai lên tới trên 12.000 ha

Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt có nhiều khả năng phát triển trên

cơ sở tận dụng hệ thống chứa nước thủy lợi (1.670 ha/81) trong tỉnh khá hoàn chỉnh cùng với việc phát triển ao hồ nhỏ nuôi cá ở các vùng trung du miền núi, đóng góp không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cap mức sống của nhân dân

Nuôi nước mặn: vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi có nhiều eo vịnh kín gió, mà chủ yếu là bãi ngang, do đó chịu ảnh hưởng lớn của sóng gió, nên việc phát triển nuôi biển bị hạn chế

Trang 22

Nguồn lợi giống thủy sản tự nhiên khu vực khá phổ biến và phong phú Vùng biển có các loài thủy sản tự nhiên có thể đem vào nuôi trồng

thủy sản, như tôm sú (penaeus monodon) cá Mú, cá Cam, cá Vược… có thể

khai thác được bố mẹ giống tự nhiên Các loài cá có sẵn trong tự nhiên hoặc đã thu nhập phổ biến ở địa phương trong nhiều năm qua như cá chép, cá trắm cỏ, cá trôi, cá rô phi đơn tính, cá bống tượng,… điều thích nghi với môi trường có thể đưa vào nuôi chăm sóc chủ động trong các ao hồ nhỏ, hồ chứa thủy lợi trên khắp địa bàn tỉnh

Lực lượng lao động nông thôn vùng biển dồi dào, người dân có đức tính chịu khó, tìm tòi học hỏi, thực tiễn mạnh dạng đầu tư phát triển sản xuất

Tuy nhiên, cũng phải thấy rõ những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản trong thời gian tới Việc nuôi trồng thủy sản nước lợ hiện nay hầu như mang tính tự phát sản xuất phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, năng suất hiệu quả chưa cao, không ổn định, môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên gặp rủi ro do dịch bệnh gây ra Do đó cần phải đầu tư thêm rất nhiều, để nâng cao cải tạo và quan tâm đến việc bảo vệ và xử lý môi trường vụ nuôi Diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ vùng hạ triều và trung triều để đầu tư khai thác nhưng còn quá ít Diện tích đất trên cao triều, đất cát còn quá lớn nhưng đòi hỏi sức đầu tư lớn, đồng thời phải giải quyết nhiều vấn đề về cơ chế chính sách chuyển đổi sử dụng đất đai, giải pháp kỹ thuật xây dựng công trình, nguồn nước thủy lợi cho nuôi trồng thủy sản Diện tích nước ngọt ở các hồ chứa nước thủy lợi nhân tạo nghèo chất nghèo chất dinh dưỡng tự nhiên, khả năng cho năng suất không cao, ngoài ra tập quán thói quen tiêu thụ cá nược ngọt của người dân địa phương còn hạn chế Tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước mặn trong tỉnh còn hạn chế, chỉ có thể phát triển quy mô nhỏ, ở vùng sa huỳnh, vùng ven đảo lý sơn Trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật của người nuôi còn hạn chế, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn quá mỏng so với yêu cầu phát triển trong thời kỳ tới

Tóm lại, phát huy những lợi thế điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với chủ trương chính sách đúng đắn của nhà nước và sự nổ lực của ngành thủy sản đề ra những giải phát khắc phục những hạn chế khó khăn nói trên, nuôi trồng thủy sản Quảng Ngãi hoàn toàn có khả năng biến tiềm năng thành hiện thực, trọng tâm là nuôi trồng thủy sản nước lợ góp phần quan trọng trong sự nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trong tỉnh

Trang 23

2.6 Đặc Điểm Sinh Học Tôm Sú

Tôm sú thuộc họ Penaeus sinh trưởng rất nhanh khoảng 4 -5 tháng là tôm trưởng thành Trọng lượng khoảng 28 -30gr, đó là trọng lượng lý tưởng trên thị trường tiêu thụ quốc tế Trong thiên nhiên tôm sú sinh trưởng trên biển tới mùa sinh sản, chúng tiến vào gần bờ để đẻ trứng Trứng nở ra ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysis, ấu trùng theo các làng sóng dạt vào cửa sông, nơi đó nước biển và nước sông pha trộn với nhau độ mặn thấp hơn ngoài biển, thích hợp cho sự tăng trưởng của ấu trùng Tại môi trường nước lợ ấu trùng Larvae chuyển sang thời kỳ hậu ấu trùng Postlarvae, sau đó chuyển sang thời kỳ ấu niên, tiếp tục tăng trưởng, sinh sản và tiếp diễn chu trình sống

2.7 Đặc Điểm Phân Loại Tôm Sú

(Theo hệ thống phân loại của Holthius, 1989)

2.8 Phân bố

Trên thế giới tôm phân bố rộng ở các thủy vực thuộc vùng nhiệt đới, tập trung ở vùng Aán Độ Tây Thái Bình Dương, Đông và Nam Châu Phi Đặc biệt phân bố tập trung ở vùng đông nam á như: Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan và Việt Nam

Ơû việt nam tôm phân bố tập trung ở duyên hải miền trung, miền bắc và một số ít ở miền nam

2.9 Tập Tính Sống

Tôm sú chủ yếu sống ở vùng nước lợ, cửa sông ven biển, có đặt tính sống đất nơi có bùn cát, độ trong cao Là loài rộng muối nên thuận lợi cho việc

Trang 24

nuôi tôm ở những độ mặn khác nhau Tôm hoạt động bắt mồi về ban đêm, sống vùi mình

2.10 Đặc Điểm Dinh Dưỡng

Tôm sú là loại ăn tạp, tập tính ăn thay đổi theo từng giai đoạn giai đoạn Post sử dụng ăn giáp xác nhỏ, nhuyễn thể, giun nhiều tơ và cả thức ăn chế biến, giai đoạn trưởng thành sử dụng thức ăn có kích thước lớn hơn như giáp xác đáy, nhuyễn thể, hậu ấu trùng của các động vật đáy và bùn bả hữu cơ

2.11 yếu tố môi trường sống

Yếu tố Hàm lượng thích hợp Hàm lượng tối ưu

>5

25 – 30

> 100

30 - 40

2.12 Đặc Điểm Sinh Trưởng

Tôm tăng trưởng về trọng lượng về kích thước qua những lần lột vỏ, khi nhỏ tốc độ tăng trưởng nhanh, càng về sau tăng trưởng còn chậm và đến kích thước tối đa (< 300mm)

2.13 Tình Hình Nuôi Tôm Thế Giới Và Việt Nam

+ Thế giới

Theo thống kê tình hình sản xuất tôm tại miền đông bán cầu năm

1991 thì sản lượng trên toàn thế giới là 556.000 tấn, diện tích nuôi là 819.500 ha, năng suất 676 kg/ha (vũ thế trụ, 1993)

Năm 1997, khu vực tây bán cầu Ecuador đạt 130.000 tấn chiếm 66% tổng sản lượng tôm nuôi của khu vực Khu vực đông bán cầu sản lượng tôm nuôi đạt 462.000 tấn chiếm 70% trên toàn thế giới Thái lan là nước đứng

Trang 25

đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Aán Độ, Banglades, Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo)

Các nước nhật, Uùc, Đài loan, mỹ có nền kỹ thuật tiến bộ và khả năng đầu tư công nghiệp cao đạt năng suất bình quân > 3000 kg/ha (nhật đạt cao nhất là 4000 kg/ha)

Các quốc gia có tổng diện tích lớn, các hình thức nuôi quảng canh và bán thâm canh chiếm tỷ lệ cao có năng suất thấp Thái lan có tổng diện tích nuôi tôm khoảng 70.000 ha với 80% nuôi tôm công nghiệp đạt tổng sản lượng 150.000 tấn và dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm nuôi

+ Việt Nam

Việt Nam với bờ biển dài 3260 km từ quảng ninh ở phía bắc đến kiên giang ở phía nam, với nhiều cửa sông, đầm, rất thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Đặc biệt vùng đất bãi bồi ven biển, đất ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi tôm Diện tích nuôi tôm nhanh chóng từ 50.000 ha năm 1985 lên đến 295.000 ha năm 1998 với 30 Tỉnh nuôi tôm sú (Bộ Thủy sản, 1999)

Diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước trong năm 2001 tiếp tục tăng mạnh Tính chung diện tích chuyển đổi đối tượng sản xuất từ nông sang ngư nghiệp trên cả nước là trên 220.000 ha

Trong những năm gần đây năng suất tôm nuôi của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt từ khoảng 200 – 300 kg/ha (nuôi quảng canh) lên đến 3 -4 tấn/ha (nuôi thâm canh), cá biệt có nơi lên đến 9 -10 tấn/ha

Năm 2004 cả nước có 5000 trại giống, sản xuất được 26 tỷ tôm Post15(Bộ thủy sản, tháng 1/1995)

Trang 26

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài

Thời gian: từ đầu tháng 4 đến 8 năm 2005

Địa điểm: tại tỉnh Quảng Ngãi

3.2 Bố Trí Điều Tra

Chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 30 hộ sản xuất giống tôm sú tại tỉnh Quảng Ngãi

3.3 Phương Pháp Điều Tra Và Thu Thập Số Liệu

3.3.1 Số liệu thứ cấp

Các tư liệu được thu thập chủ yếu từ các phòng chức năng (Sở thủy sản, trạm khuyến nông, khuyến ngư…)

Các tư liệu thu thập gồm:

Các yếu tố khí tượng thủy văn, tình hình kinh tế xã hội, và tiềm năng mặt nước của vùng khảo sát

Tính chất thủy lý hóa của khu vực sản xuất

Cơ sở hạ tầng: đường xá, điện, nước

Tiềm năng và quy mô của trại sản xuất trong vùng

Chính sách của địa phương đối với nghề sản xuất giống trong vùng

3.3.2 Số liệu sơ cấp

Vật chất phục vụ cho sản xuất giống

Điều tra trực tiếp từ trại sản xuất giống

Thông tin chung Tính chất mùa vụ Các vấn đề trong sản xuất, cách thức trong phân phối sản phẩm

Những thuận lợi và khó khăn nổi bậc

Người trực tiếp sản xuất

Trang 27

3.4 Phương Pháp Phân Tích

3.4.1 Phân tích các yếu tố kỹ thuật

Khảo sát quy trình thiết kế và xây dựng trại, quy trình xử lý bể, quy trình ương ấu trùng

3.4.2 Phân tích các yếu tố kinh tế

Nhận định hiệu quả kinh tế của trại sản xuất giống

+ Chi phí cố định: là chi phí cho tài sản cố định được sử dụng dài hạn hơn một vụ, một đợt sản xuất bao gồm: cơ sở hạ tầng, tiền thuê đất, tiền xây dựng trại

+ Khấu hao chi phí cố định: tài sản cố định khấu hao theo một đợt sản xuất

+ Chi phí lưu động: được thể hiện bằng tiền của các tài sản lưu thông trong quá trình sản xuất và được thu hồi ngay sau khi thực hiện có giá trị hàng hóa Chi phí lưu động bao gồm: tôm bố mẹ, thức ăn, nhân công, thuốc, hóa chất, điện…

Tổng chi phí = chi phí cố định + chi phí lưu động

Doanh thu: là giá tiền thu được khi bán sản phẩm được tính bằng công thức

Doanh thu = số lượng PL * giá bán trung bình

Lợi nhuận ròng = tổng thu – tổng chi

Tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận/vốn đầu tư * 100%

Các số liệu được tính theo một đợt sản xuất

3.4.3 Phân tích số liệu

Số liệu được tổng hợp và lưu trữ bằng máy vi tính, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, kết hợp với thông tin thu được để phân tích kết quả

Trang 28

IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Quy trình Sản Xuất Giống Tôm Sú Tại Quảng Ngãi

4.1.1 Kỹ thuật nuôi vỗ tôm sú bố mẹ

+ Chọn tôm bố mẹ

Kích thước: Con cái đạt 120-180gr

Hình thái: màu sắc tươi sáng, khoẻ mạnh, nguồn tôm biển khơi, vỏ không bị xây sát, đầy đủ phần phụ Tinh dục có túi tinh màu trắng đục nằm

ở gốc chân bò thứ V, petasma không bị tổn thương Con cái có túi tinh màu trắng đục nằm trong Thelycum Thelycum phồng trong không bị chấm đen, không sây sát Con cái không hoặc có mang trứng đều được

+ Kích thước phát dục

Tôm mẹ mua về tắm formol 200 ppm trong 15 phút, để nghỉ ngơi 2-3 ngày, sau đó dùng phanh kẹp hơ đỏ, kẹp một cuốn mắt tôm để kích thích phát dục

+ Nuôi vổ tôm bố mẹ và giao vĩ

Các chỉ tiêu môi trường

-Độ mặn: Tôm sú có thể nuôi vỗ thành thục ở độ mặn rộng từ 15-33

do đó độ mặn không ảnh hưởng đến sự thành thục của tôm

-Mật độ: Tôm đực, tôm cái nuôi riêng, mật độ 3-5con/m2

-Thức ăn: Cho ăn mực, ngao, ốc,…cho ăn theo nhu cầu, trước khi cho ăn phải siphon thức ăn vừa thải ra ngoài

-Nhiệt độ nước: duy trì từ 27-290C, trong quá trình thay nước tránh gây sốt cho tôm

-Aùnh sáng: che tối toàn bộ bể

Trang 29

-Thay nước: thay nước khi cần thiết

-Giao vĩ: Trong quá trình nuôi, theo dõi khi tôm có hiện tượng lột xác thì bắt ra giao vĩ, để nước thấp Chọn 2 con đực có túi tinh trắng đục cho vào Thường chỉ có một đực bám theo con cái vừa lột xác Thường tỷ lệ giao

vĩ chỉ đạt 50% nên phải dùng phương pháp ghép tinh nhân tạo Ghép tinh phải tiến hành sau khi con cái lột vỏ sau 24-28 giờ Nếu để lâu vỏ cứng sẽ không thao tác được

Thu hoạch Nauplius

Ở nhiệt độ 28-300C, sau 14-16 giờ trứng sẽ nở ra Nauplius Sau khi nở khoảng 20-24 giờ, tắt khí và chong đèn cho Naulipus nổilên mặt nước Dùng vợt vớt nhẹ ra thau nhựa, xử lý formol 100 ppm trong 5 phút, sau đó cho vào bể ương

4.1.2 Kỹ thuật ương ấu trùng

+Giai đoạn Nauplius

Nước thả Nauplius xử lý EDTA 5ppm và Fungistop 0,01 ppm

Mật độ thả 100-150 con/lít

Sụt khí nhẹ, không cho ăn, che kín bể

Nhiệt độ duy trì 27-290, pH =7-8,5, độ mặn =28-32%o

+ Giai đoạn Zoea

Cho ăn: Hi vừa chuyển Zoea1, cho ăn tảo và men tiêu hoá Cho ăn 8 lần/ngày, mỗi lần 1gr/triệu Aûtemia Những giai đoạn sau cho ăn thức ăn hỗn hợp + vitamin, tuỳ theo sức ăn của ấu trùng mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp Loại thức ăn thường dùng là Frippak1, Lány, AP1, No…

Trang 30

Các yếu tố môi ttrường: Sục khí nhẹ để Zoea phát tán đều, không nổi trên mặt và tránh hiện tượng phân tôm nổi Nhiệt độ duy trì 27-290, nồng độ muối 28-32%o

+Giai đoạn Myis

Đây là giai đoạn hiểm nghèo nhẩttong quy trình sản xuất tôm súvì Myis rất nhạy cảm với môi trường

Thức ăn: Thức ăn tổng hợp 8 lần/ngày, mỗi lần 2gr/triệu Aûtemia Sau đó điều chỉnh dần Đến giai đoạn Myis3 bổ sung ảtemia dạng dù từ 1-2 lần mỗi ngày.Mỗi lần 5gr trứng Artemia đã khử vỏ/triệu Atermia Thức ăn tổng hợp thường dùng là: Frippak1, Lány, AP1,N0…

Siphon, thay nước: Không siphon đáy, không thay nước Cuối Myis3 có thể thay 20-30% để kích thích lột vỏ sang Post Xử lý thuốc phòng bệnh sau khi thay nước Trong khi xử lý kháng sinh thì khong xử lý chế phẩm sinh học Thuốc thường dùng trong giai đoạn này là: Nystatin 0,5ppm, Mycostatin 0,5ppm, Rifamycine 0,5ppm, Mistasol blue 0,5ppm, Oxytetracyline 2-5ppm,…

+ Giai đoạn Post larvae

Cho ăn: Thức ăn tổng hợp và Artemia mới nở cho xen kẽ 3 giờ/lần Lượng thức ăn 3-4gr/lần/1triệu Artemia Lượng trứng Artemia cho ăn 10gr/lần/1 triệu Artemia Say đó điều chỉnh dần

Điều kiện môi trường: Sục khí mạnh, nhiệt độ giảmdần cho đến lúc xuất bán, pH = 7-8,5.Độ mặn hạ dần theo yêu cầu của khách hàng

Siphon và thay nước: Giai đoạn Post1,Post2 không thay nước, chỉ siphon đáy Giai đoạn Post3 siphon đáy thật sạch, thay 20-30% nước Các giai đoạn sau thay cách 1-2 ngày tuỳ thuộc chất lượng nước và sức khoẻ ấu trùng Lượng nước thay từ 30-70% Xử lý phòng bệnh sau khi thay nước Thuốc thường dùng là: Cephalexin 0,5ppm, Mycostatin 0,5ppm…

Trước khi xuất bán phải xử lý formol 100ppm trong 30 phút,sau đó thay nước Việc xử lý này loại trừ các cá thể nhiêmx virus đốm trắng, nấm và nguyên sinh động vật

Trang 31

Tóm tắt quy trình sản xuất giống

4.2 Quy Mô Sản Xuất Của các Trại Giống Tôm Sú Tại Quảng Ngãi

4.2.1 Thiết kế trại

Quy mô sản xuất trại không tuân theo một tiêu chuẩn ngành , đa số

phụ thuộc vào vốn từng chủ trại Đa số trại sản xuất giống tại Quảng Ngãi

thường là trại vừa, thường nuôi từ 12 đến 20 bể, một bể ương ấu trùng từ

5m3 đến 6m3 nước Ta có thể phân ra các quy mô trại sau đây:

Bảng 4.1 Quy mô trại sản xuất giống Tôm Sú ở Quảng Ngãi được chia

theo thể tích nước bể ương

Quy mô trại Tổng thể tích Số lượng trại Số lượng công

Tỉ lệ(%)

bể ương(m 3 ) nhân(người)

Quy mô nhỏ 46-72 11 2-3 36,6

Quy mô vừa 73-99 15 3-4

Postlarvae

P 15

Trang 32

Qua bảng 4.1 quy mô trại xay dựng phụ thuộc rất nhiều vào vốn của chủ trại, có một số trại phải vay vốn tư nhân hoặc nhà nước với lãi suất từ 0,8-1%/tháng Các chủ trại thường có khuynh hướng chung vốn để đầu tư xây dựngnhiều trại hơn là xây dựng một trại Do mức độ rủi ro của nghề là không ổn định, người sản xuất không muốn rủi ro trong sản xuất của trại ảnh hưởng đến vốn đầu tư của mình Đầu tư xây dựng nhiều trại thì rủi ro trong sản xuất có sự sang sẻ bù đắp bởi những trại còn lại.Tuy nhiên do đầu

tư nhiều trại, sự quan tâm đến vấn đề sản xuất bị hạn chế, điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất

4.2.2 Kết cấu và tuổi thọ trại

Theo thống kê của chi cục bảo vệ nguồn lợi tỉnh Quảng Ngãi đến cuối năm 2004 toàn tỉnh có 30 trại giống tôm sú, phân bố ở 5 khu vực chính: Tịnh Khê, Nghĩa An, Đức Phong, Phổ Quang, Bình Châu Nhưng chủ yếu tập trung ở Tịnh Khê 16 trại Các trại xây dựng bằng ximăng, có kết cấu tuổi thọ cao

Các bể nuôi tôm bố mẹ phải có nhà bao và mái che, nhà bao có cửa sổ, thường một nhà bao là khoảng 4-6 cửa sổ và một cổng chính đi vào Các cửa sổ được bố trí hợp lý để ánh sáng phân phối đều, tránh chiếu sáng cục bộ Ở các trại giống Quảng Ngãi toành bộ xung quanh tường nền nhà cửa nhà nuôi được tô bằng ximăng để làm láng bóng dể thoát nước cho việc vệ sinh khử trùng dể dàng

Đối với ấu trùng tôm, khoảng nhiệt độ tối ưu cho chúng là 28-300 Trong khi đó nhiệt độ ở Quảng Ngãi vào mùa đông nhiệt độ xuống khá thấp từ 22-240.Do ảnh hưởng rất lớn đến đến tỷ lệ sống ấu trùng tôm Chính vì vậy các nhà sản xuất giống tôm sú ở Quảng Ngãi ít sản xuất giống vào mùa đông

Bảng 4.2 Tình trạmg hoạt động của quy mô trại tại Quảng Ngãi(n=30)

Tình trạng hoạt Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn Tỷ lệ(%) động của trại

Tốt 7(23,3%) 9(30%) 3(10%) 63,3% Trung bình 4(13,4%) 6(20%) 1(3,3%) 36,7%

Trang 33

Qua bảng 4.2, tính trạng trại sản xuất giống của tỉnh Quảng Ngãi hiện nay là 63,3% trại trong tình trạng hoạt động tốt, còn lại là khoảng 36,7% trại trong tình trạng hoạt động tốt, còn lại khoảng 36,7% trại trong tình trạng hoạt động bình thường Vả lại để đáp ứng được nhu cầu sản xuất của trại đem lại hiệu quả cao, thì cần tu bổ trại hàng năm

Tóm lại sự phát triển của trại sản xuất giống tôm sú ở Quảng Ngãi trong thời gian qua phát triển tương đối nhanh Đó cũng là một khó khăn cho nghề sản xuất giống trên địa bàn Quảng Ngãi Tình trạng ô nhiễm nguồn nước bắt đầu xuất hiện, dịch bệnh lây lan và phương tiện vận chuyển ấu trùng tôm trong mùa cao điểm rất khó khăn

Về tuổi thọ của các trại sản xuất giống tôm trong vùng, thời gian sử dụng trại chưa lâu thể hiện qua biểu đồ sau: (n=30)

43%

37%

dựng 1-4 năm trại xây dựng 5-6 năm trại xây dựng trên 6 năm

Biểu đồ 4.1 : Thời gian sử dụng trại sản xuất giống tôm sú tại Quảng

Ngãi

4.3.Tình hình sản xuất

4.3.1.Trình độ của người quản lý và người vận hành trại

4.3.1.1 Trình độ của người quản lý

Đa số các chủ trại có trình độ từ cấp II trở lên, trong đó tỷ lệ người có trình độ Đại học chiếm 30%, trình độ học vấn của người quản lý ảnh hưởng nhiều đến vấn đề điều hành sản xuất tại giống Số liệu dưới đây cho thấy trình độ học vấn của ngưòi chủ trại

Trang 34

Bảng 4.3 TRình độ học vấn chủ trại so với quy mô trại

Trình độ(*) Quy mô nhỏ Quy mô vừa Quy mô lớn

Cấp II 5(45,4%) 3(20%)

Cấp III 6(54,6%) 5(33,3%) 2(50%)

Đại học 7(46,7%) 2(50%)

*: Học vấn chủ trại

Trong đó trình độ từ cấp III đến Đại học tăng lên rõ rệt xu hướng những ngưòi có kỹ thuật(trình độ Đại học) xây dựng trại với quy mô vừa chiếm 46,7% Điều đó có ý nghĩa là khả năng quản lý trại sản xuất giống phụ thuộc rất nhiều về trình độ học vấn của chủ trại Trại trung bình và lớn đòi hỏi khả năng quản lý tốt và cần phải có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao

4.3.1.2 Trình độ của người vận hành trại

Tình hình người điều hành trại như sau:

Bảng 4.4 Trình độ chuyên môn của người vận hành trại

Trình độ(*) Chủ trại(trại) Thuê người điều Tỷ lệ(%)

hành trại(trại)

Kinh nghiệm 3 15 60

Kỹ sư 4 8 40

Tỷ lệ(%) 23,3 76,7 100

(**) Chuyên môn của người vận hành trại

Ở Quảng Ngãi tình hình người vận hành trại đa số có trình độ học vấn cấp II và cấp III, chỉ làm theo kinh nghiệm (trước kia theo làm công nhân trong trại giống sau vài năm có kinh nghiệm được những người chủ trại thuê làm) họ ít đào tạo qua nghề, qua trường lớp, tập huấn, chỉ có 40% là kỹ

sư thuỷ sản vận hành trại Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến trình độ kỹ thuật ương nuôi ấu trùng của từng trại

Nhìn chung trình độ học vấn của người vận hành ở mức trung bình.Từ những số liệu có thể thấy được yếu tố kinh nghiệm đóng một vai trò

Ngày đăng: 19/03/2013, 15:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình mưa, nắng, bốc hơi độ ẩm trung bình có thể tóm tắt theo bản dưới đây:  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh hình mưa, nắng, bốc hơi độ ẩm trung bình có thể tóm tắt theo bản dưới đây: (Trang 14)
Tình hình nuôi tôm sú ở Quảng Ngãi 2001 - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh hình nuôi tôm sú ở Quảng Ngãi 2001 (Trang 18)
Tình hình nuôi cá nước ngọt năm 2001 - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh hình nuôi cá nước ngọt năm 2001 (Trang 20)
2.4.3 Nuôi thủy sản nước mặn (nước biển) - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
2.4.3 Nuôi thủy sản nước mặn (nước biển) (Trang 20)
2.13 Tình Hình Nuôi Tôm Thế Giới Và Việt Nam + Thế giới  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
2.13 Tình Hình Nuôi Tôm Thế Giới Và Việt Nam + Thế giới (Trang 24)
4.2 Quy Mô Sản Xuất Của các Trại Giống Tôm Sú Tại Quảng Ngãi 4.2.1 Thiết kế trại  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
4.2 Quy Mô Sản Xuất Của các Trại Giống Tôm Sú Tại Quảng Ngãi 4.2.1 Thiết kế trại (Trang 31)
Bảng 4.1 Quy mô trại sản xuất giống Tôm Sú ở Quảng Ngãi được chia theo thể tích nước bể ương    - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.1 Quy mô trại sản xuất giống Tôm Sú ở Quảng Ngãi được chia theo thể tích nước bể ương (Trang 31)
Bảng 4.1 Quy mô trại sản xuất giống Tôm Sú ở Quảng Ngãi được chia - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.1 Quy mô trại sản xuất giống Tôm Sú ở Quảng Ngãi được chia (Trang 31)
Bảng 4.2 Tình trạmg hoạt động của quy mô trại tại Quảng Ngãi(n=30) - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.2 Tình trạmg hoạt động của quy mô trại tại Quảng Ngãi(n=30) (Trang 32)
Bảng 4.3 TRình độ học vấn chủ trại so với quy mô trại. - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.3 TRình độ học vấn chủ trại so với quy mô trại (Trang 34)
Tình hình người điều hành trại như sau: - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh hình người điều hành trại như sau: (Trang 34)
Bảng 4.4 Trình độ chuyên môn của người vận hành trại - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.4 Trình độ chuyên môn của người vận hành trại (Trang 34)
Bảng 4.3 TRình độ học vấn chủ trại so với quy mô trại. - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.3 TRình độ học vấn chủ trại so với quy mô trại (Trang 34)
Tình hình sử dụng nước ở các trại ở Quảng Ngãi như sau: (n=30) - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh hình sử dụng nước ở các trại ở Quảng Ngãi như sau: (n=30) (Trang 36)
Bảng 4.5 Nguồn nước cung cấp xử lý hoá chất và không xử lý hoá chất của các quy mô trại  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.5 Nguồn nước cung cấp xử lý hoá chất và không xử lý hoá chất của các quy mô trại (Trang 36)
Bảng 4.5 Nguồn nước cung cấp xử lý hoá chất và không xử lý hoá chất  của các quy mô trại - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.5 Nguồn nước cung cấp xử lý hoá chất và không xử lý hoá chất của các quy mô trại (Trang 36)
Sơ đồ nguồn nước cung cấp cho trại qua những bước sau: - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Sơ đồ ngu ồn nước cung cấp cho trại qua những bước sau: (Trang 36)
Bảng  4.6  Tỷ  lệ  sống  của  ấu  trùng  trong  sản  xuất  ở  hai  hình  thức  sử  dụng nước - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
ng 4.6 Tỷ lệ sống của ấu trùng trong sản xuất ở hai hình thức sử dụng nước (Trang 40)
Biểu đồ 4.2 Tình hình thay nước của các trại tại Quảng Ngãi - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
i ểu đồ 4.2 Tình hình thay nước của các trại tại Quảng Ngãi (Trang 41)
Bảng 4.7 Số lượng tôm bố mẹ trung bình cần trong một đợt sản xuất tôm giống   - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.7 Số lượng tôm bố mẹ trung bình cần trong một đợt sản xuất tôm giống (Trang 43)
Bảng  4.7  Số  lượng  tôm  bố  mẹ  trung  bình  cần  trong  một  đợt  sản  xuất  toâm gioáng - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
ng 4.7 Số lượng tôm bố mẹ trung bình cần trong một đợt sản xuất toâm gioáng (Trang 43)
Hình 2: Bỏ tôm mẹ vào ống cấy tinh 4.3.8 Số lượng Post xuất mỗi đợt  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 2 Bỏ tôm mẹ vào ống cấy tinh 4.3.8 Số lượng Post xuất mỗi đợt (Trang 44)
Hình 1: Cách nặng tinh của tôm đực - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 1 Cách nặng tinh của tôm đực (Trang 44)
Hình 1: Cách nặng tinh của tôm đực - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 1 Cách nặng tinh của tôm đực (Trang 44)
Hình 2: Bỏ tôm mẹ vào ống cấy tinh  4.3.8 Số lượng Post xuất mỗi đợt - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 2 Bỏ tôm mẹ vào ống cấy tinh 4.3.8 Số lượng Post xuất mỗi đợt (Trang 44)
Hình 3. Aáu trùng tôm (post4) 4.3.9 Số đợt sản xuất trong năm  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 3. Aáu trùng tôm (post4) 4.3.9 Số đợt sản xuất trong năm (Trang 45)
Bảng 4.8 Số lượng Post sản xuất ứng với quy mô trại khác nhau ở Quảng Ngãi  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.8 Số lượng Post sản xuất ứng với quy mô trại khác nhau ở Quảng Ngãi (Trang 45)
Hỡnh 3. Aỏu truứng toõm (post 4 )  4.3.9 Số đợt sản xuất trong năm - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh 3. Aỏu truứng toõm (post 4 ) 4.3.9 Số đợt sản xuất trong năm (Trang 45)
Bảng 4.8 Số lượng Post sản xuất ứng với quy mô trại khác nhau ở Quảng  Ngãi - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.8 Số lượng Post sản xuất ứng với quy mô trại khác nhau ở Quảng Ngãi (Trang 45)
Bảng 4.10 Hệ thống bể ương của khu vực Quảng Ngãi so với TCN - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.10 Hệ thống bể ương của khu vực Quảng Ngãi so với TCN (Trang 50)
Bảng 4.10 Hệ thống bể ương của khu vực Quảng Ngãi so với TCN - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.10 Hệ thống bể ương của khu vực Quảng Ngãi so với TCN (Trang 50)
Bảng 4.11 Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ của khu vực Quảng Ngãi so với TCN  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.11 Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ của khu vực Quảng Ngãi so với TCN (Trang 51)
Hình 4: Đang vệ sinh bể ương 4.5.2.2Bể nuôi tôm bố mẹ   - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 4 Đang vệ sinh bể ương 4.5.2.2Bể nuôi tôm bố mẹ (Trang 51)
Hỡnh 4: ẹang veọ sinh beồ ửụng  4.5.2.2  Beồ nuoõi toõm boỏ meù - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh 4: ẹang veọ sinh beồ ửụng 4.5.2.2 Beồ nuoõi toõm boỏ meù (Trang 51)
Bảng 4.11 Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ của khu vực Quảng Ngãi so với - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.11 Hệ thống bể nuôi tôm bố mẹ của khu vực Quảng Ngãi so với (Trang 51)
Bảng 4.12 Hệ thống bể chứa nước so với Tiêu Chuân Ngành - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.12 Hệ thống bể chứa nước so với Tiêu Chuân Ngành (Trang 52)
Bảng 4.12 Hệ thống bể chứa nước so với Tiêu Chuân Ngành - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Bảng 4.12 Hệ thống bể chứa nước so với Tiêu Chuân Ngành (Trang 52)
Hình 5. Hệ thống lọc 4.5.2.6 Xử lý nước thải  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 5. Hệ thống lọc 4.5.2.6 Xử lý nước thải (Trang 54)
Hình 5. Hệ thống lọc  4.5.2.6  Xử lý nước thải - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 5. Hệ thống lọc 4.5.2.6 Xử lý nước thải (Trang 54)
Hình 6: Các loại thức ăn của ấu trùng tôm sú - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 6 Các loại thức ăn của ấu trùng tôm sú (Trang 55)
Hình 6: Các loại thức ăn của ấu trùng tôm sú - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 6 Các loại thức ăn của ấu trùng tôm sú (Trang 55)
Hình 7: Thùng ấp trứng Artemia - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 7 Thùng ấp trứng Artemia (Trang 56)
Hình 8: Dụng cụ lọc thức ăn ấu trùng 4.4.1 Thuốc phòng trị bệnh và trang thiết bị phục vụ sản xuất  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 8 Dụng cụ lọc thức ăn ấu trùng 4.4.1 Thuốc phòng trị bệnh và trang thiết bị phục vụ sản xuất (Trang 56)
Hình 7: Thùng ấp trứng Artemia - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 7 Thùng ấp trứng Artemia (Trang 56)
Hình 8: Dụng cụ lọc thức ăn ấu trùng  4.4.1 Thuốc phòng trị bệnh và trang thiết bị phục vụ sản xuất - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 8 Dụng cụ lọc thức ăn ấu trùng 4.4.1 Thuốc phòng trị bệnh và trang thiết bị phục vụ sản xuất (Trang 56)
Hình 9: Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 9 Bể nuôi vỗ tôm bố mẹ (Trang 58)
Hình 10: Tôm mẹ 4.6.4 Nguồn thức ăn cung cấp cho bố mẹ  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 10 Tôm mẹ 4.6.4 Nguồn thức ăn cung cấp cho bố mẹ (Trang 58)
Hỡnh 9: Beồ nuoõi voó toõm boỏ meù - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh 9: Beồ nuoõi voó toõm boỏ meù (Trang 58)
Hỡnh 10: Toõm meù  4.6.4 Nguồn thức ăn cung cấp cho bố mẹ - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
nh 10: Toõm meù 4.6.4 Nguồn thức ăn cung cấp cho bố mẹ (Trang 58)
Hình 11: Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư còn vỏ) - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 11 Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư còn vỏ) (Trang 59)
Hình 12: Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư không còn vỏ) 4.6.8Dụng cụ và phương tiện vận chuyển  - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 12 Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư không còn vỏ) 4.6.8Dụng cụ và phương tiện vận chuyển (Trang 59)
Hình 11: Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư còn vỏ) - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 11 Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư còn vỏ) (Trang 59)
Hình 12: Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư không còn vỏ) - Điều tra tình hình sản xuất giống tôm sú tại Quảng Ngãi
Hình 12 Thức ăn tôm bố mẹ (cua kí cư không còn vỏ) (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w