1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx

85 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG – TÀI CHÍNH  BÀI TẬP NHÓM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NÂNG CAO §Ò tµi: Vị thế của đồng USD qua các thời kì Danh sách nhóm: 1. CQ500045 Đỗ Tuấn Anh 2. CQ501155 Lê Ngọc Huyền 3. CQ500710 Nguyễn Diệp Hà 4. CQ501372 Đỗ Minh Khuyên 5. CQ502209 Nguyễn Thị Thuý Quỳnh Hà nội, 2011 1 Mục lục Phần 1: cơ sở lý thuyết 1. Tiền tệ và chức năng của tiền tệ 1.1. Khái niệm tiền tệ Sự ra đời của tiền tệ gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Trong thời kì đầu của chế độ cộng sản nguyên thủy, với 2 công cụ sản xuất thô sơ, sản xuất chỉ nhằm tự cung tự cấp, khối lượng sản phẩm ít ỏi. Khi đời sống cộng động phát triển, ý thức phân công lao động được hình thành và lượng sản phẩm dư thừa làm nảy sinh quan hệ giao đổi giwuax các thị tộc. Trong giai đoạn này, trao đổi mang tính ngẫu nhiên và được thực hiện bằng cách trực tiếp H-H’. Đây là một bước tiến lớn để xã hội công xã thoát khỏi tình trạng tự cung tự cấp. Tuy nhiên, hình thức mua bán này có nhiều điểm bất tiện. Hai bên trao đổi mua bán phải có nhu cầu phù hợp về hàng hóa, khối lượng hàng hóa, và phải thống nhất được tỷ lệ giá trị hàng hóa trao đổi. Hình thức này chỉ phù hợp trong giai đoạn nền sản xuất còn sơ khai và quan hệ trao đổi chưa mở rộng. Khi năng suất lao động được nâng cao và hàng hóa trên thị trường trở nên phong phú và đa dạng, người ta không giao đổi trực tiếp mà đặt ra vật trung gian làm phương tiện trao đổi: H- vật trung gian- H’. Ban đầu vật trung gian được chọn là những hàng hóa mang nét đặc trung phổ biến của từng vùng, sau đó đó vật trung gian là một loại hàng hóa chung, được chấp nhận phổ biến. Vật trung gian đó trở thành tiền tệ. Tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức từ dạng hóa tệ, kim tệ (vàng và bạc), và ngày nay chủ yếu là thời đại của tiền giấy và tiền ngân hàng là loại tiền hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm mà không có vật đảm bảo. 1.2. Chức năng tiền tệ 1.2.1. Chức năng phương tiện giao đổi Tiền thực hiện chức năng này khi đóng vai trò là phương tiện đáp ứng cho nhu cầu lưu thông hàng hóa và các quan hệ giao dịch khác trong đời sống kinh tế, xã hội. Để thực hiện chức năng này tiền phải được lưu thông tức là phải được trao và được nhận trong quan hệ: H-T-H’. Chức năng này 3 của tiền bao gồm sự có mặt của tiền trong quan hệ mua bán trả tiền ngay (T và H vận động song song), trong những quan hệ mua bán chịu (T và H vận động tách rời) và ngay cả những quan hệ thành toán khác như thanh toán lương, nộp thuế… Chức năng phương tiện trao đổi là chức năng cơ bản của tiền tệ. Nó không chỉ giúp chúng ta phân biệt giữa tiền với những tài sản khác như chứng khoán, bất động sản mà còn biểu hiện một trạng thái động của tiền tệ khi bộc lộ bản chất kinh tế vốn có. Thực hiện chức năng này, tiền tệ đã tạo điều kiện cho quan hệ trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện. Giả sử không có tiền tệ, chúng ta sẽ quay lại với hình thức trao đổi sản phẩm trực tiếp và như vậy việc hao phí thời gian khi phỉa kiếm tìm một nhu cầu phù hợp về sản phẩm trao đổi là tất nhiên, điều này sẽ làm hạn chế quá trình lưu thông hàng hóa, đặc biệt trong điều kiện kinh tế có chuyên môn hóa cao và phân công lao động ngày càng sâu sắc. Đối với người sản xuất, khi hàng hóa tiêu thụ được nghĩa là chuyển từ hình thái H sang hình thái T cho thấy hàng hóa sản xuất ra được thị trường chấp nhận, giá trị hàng hóa được thực hiện. Mặt khác, giúp cho người sản xuất bảo tồn được giá trị sản phẩm không bị xâm thực do điều kiện tự nhiên. Với lượng tiền tệ đang sở hữu người ta có thể chuyển đổi ra bất kì món hàng hóa nào để thỏa mãn nhu cầu. Nói cách khác tiền tệ đã tạo một khả năng thanh toán tức thì và đây chính là ý nghĩa thiết thực của tiền tệ trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. 1.2.2. Chức năng thước đo giá trị Với chức năng này, tiền tệ trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tất cả hàng hóa, từ đó làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hóa. Bởi lẽ, trong nền kinh tế phát triển với sự tham gia của hàng nghìn mặt hàng trên thị trường, nếu không có một đơn vị thanh toán chung người 4 ta sẽ tốn nhiều thời gian để xác định những quan hệ tỷ lệ giữa các hàng hóa với nhau khi muốn thực hiện trao đổi. Khi có một đơn vị thanh toán chung, người ta không chỉ quy định được mức giá hiện tại mà còn dự đoán cả giá trị tương lai. Mặt khác, thông qua việc biểu hiện giá trị bằng thước đo chung, tiền tệ còn tạo điều kiện để người ta có thể so sánh, đánh giá và lựa chọn các loại hàng hóa trên thị trường. Vận dụng chức năng này của tiền tệ đã giúp cho các doanh nghiệp có thể hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất , tính giá thành sản phẩm và qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh để chọn phương án đầu tư thích hợp. Hơn nữa, ở tầm vĩ mô trong hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng thước đo giá trị đã được vận dụng để tính toán tổng mức GDP, GNP trong từng thời kì. Từ đó, ngoài việc phục vụ cho qua trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân, tiền tệ còn giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả của nền kinh tế để có chiến lược khai thác và sử dụng hợp lý. 1.2.3. Chức năng phương tiện tích lũy Đồng tiền không chỉ được sử dụng cho chi tiêu mà còn được thực hiện tích lũy để đề phòng rủi ro trong tương lai hoặc tích lũy để tiêu dùng, nghĩa là ta muốn chuyển nhu cầu tiêu dùng từ thời điểm này sang thời điểm khác. Trước đây, trong chế độ lưu thông tiền kim loại, người ta tích lũy tiền tệ như một dạng của cải xã hội nên việc chôn dấu kim loại quý trong chum, lọ là phổ biến. Ngày nay, khi các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất , dân cư có nhu cầu mua sắm sản phẩm có giá trị cao, người ta thường tích lũy dưới dạng tiền tiền giấy hoặc số dư trên tài khoản kí quỹ ở ngân hàng. Chức năng tiền tệ là phương tiện tích lũy cho phép người sở hữu nó dự trù một sức mua cho các giao dịch tương lai. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chức năng tích lũy này không chỉ có ở tiền tệ mà phần lớn các tài sản dạng động sản, vật trang sức, chứng khoán 5 đều có thể đóng vai trò lưu trữ giá trị, thậm chí trong một số trường hợp như nền kinh tế có phạm phát thì tích lũy một số dạng tài sản khác có tính ưu việt hơn tiền mặt. Mặc dù vậy, đồng tiền thực hiện chức năng đã tạo điều kiện lưu giữ một khả năng sử dụng ngay tức khắc (tính thanh khoản), trong khi các dạng dự trữ tài sản khác đòi hỏi thời gian và chi phí giao dịch khi cần chuyển sang tiền để sử dụng. 2. Chức năng tiền tệ quốc tế Cũng như bất kì loại tiền tệ nào, một đồng tiền quốc tế cũng có 3 chức năng chính: được dùng để thanh toán hoạt động thương mại và tài chính quốc tế, dùng để xác định giá cả, được tích trữ làm đồng tiền dự trữ quốc tế. Nếu xét trên giác độ của chủ thể tham gia thị trường tài chính quốc tế, đồng dollar có 6 chức năng. Đồng dollar được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong những giao dịch tư nhân hoặc làm phương tiện để ngân hàng trung ương mua bán để điều tiết tỷ giá. Thước đo giá trị thể hiện ở việc nhiều hợp đồng thương mại quốc tế được định giá bằng đồng dollar và một số nước neo đồng tiền của mình vào đồng dollar. Cuối cùng, chức năng phương tiện tích lũy được thề hiện ở việc chính phủ các nước tích trữ đồng dollar hoặc các giấy tờ có giá bằng đồng dollar làm dự trữ quốc tế và cá nhân dùng đồng dollar để đảm bảo giá trị tài sản của mình (một nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng dollar hóa) Chức năng của tiền Chính phủ (ngân hàng trung ương) Tư nhân Phương tiện trao đổi Phương tiện can thiệp tỷ giá Thanh toán trong giao dịch quốc tế 6 Thước đo giá trị Cơ sở xác định giá trị của nhiều đồng tiền Xác định giá trị các hoạt động thương mại và tài chính Phương tiện tích lũy Dự trữ quốc tế Đồng tiền thay thế (đô la hóa) Trong từng trường hợp cụ thế, việc phân tích những chức năng này có thể được tiến hành theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Trong chế độ bản vị vàng, vàng thực hiện chức năng của tiền đối với chính phủ( vàng là cơ sở xác định giá trị của các đồng tiền trên thế giới, vàng dùng làm dự trữ quốc tế và chính phủ dùng vàng để điều chỉnh tỷ giá) và đồng bảng Anh( sterling) thực hiện chức năng của tiền đối với cá nhân trong nền kinh tế. Trong cơ chế tỷ giá “con rắn trong hang” của các đồng tiền châu Âu vào giữa những năm 70, các đồng tiền được neo giá lẫn nhau tuy nhiên đồng dollar vẫn được dùng làm phương tiện can thiệp của chính phủ và làm dự trữ quốc tế. Thậm chí chúng ta có thể tách biệt chức năng phương tiện trao đổi và thước đo giá trị. Một ví dụ rất nổi tiếng là quốc gia vùng vịnh Persian năm 1974 đã ấn định giá dầu của họ với đồng dollar nhưng lại chỉ chấp nhận thanh toán bằng đồng bảng Anh. 2.1. Chức năng phương tiện trao đổi quốc tế Đối với tư nhân, vai trò làm phương tiện trao đổi quốc tế của một đồng tiền thể hiện bằng việc nó được dùng phổ biến trong việc thanh toán giao dịch quốc tế. Nếu phân theo chủ thể tham gia giao dịch, giao dịch quốc tế có thể chia thành 3 loại: thanh toán giữa những tổ chức phi tín dụng với 7 nhau, thanh toán giữa tổ chức tín dụng và tổ chức phi tín dùng, và thành tóan giữa các tổ chức tín dùng. Quan hệ giữa các tổ chức phi tín dụng với nhau chủ yếu là hoạt động kinh doanh quốc tế. Ở đây, đồng dollar đóng vai trò thước đo giá trị: xác định giá trị của các hợp đồng giao dịch, và sẽ được đề cập trong phần 2. Trong quan hệ giữa các tổ chức phi tài chính và tổ chức tài chính, đồng dollar không đóng vai trò đặc biệt nào. Một ngân hàng ở Thụy Điển có thể bán đồng kronor (curon) để lấy đồng pesetas (đồng tiền của Tây Ban Nha) hoặc ngược lại và không có sự tham gia gì của đồng USD. Đồng dollar thể hiện chức năng phương tiện thanh tóan của mình là trong quan hệ thanh tóan liên ngân hàng. “Gần như tất cả hoạt động giao dịch liên ngân hàng nào, dù chủ thể tham gia ở trong nước hay quốc tế, đều có sự liên quan đến việc mua bán đồng usd lấy một đồng tiền nước ngoài khác. Điều này đúng ngay cả khi một ngân hàng dự định mua đồng mark bằng đồng bảng.” (Kubarych 1978, p.18). Đối với chính phủ phương tiên thanh toán của đồng tiền quốc thể được họ sử dụng để can thiệp vào thị trường liên ngân hàng. Ngay cả cộng đồng chung châu Âu cũng phải dùng đến đồng dollar để can thiệp tỷ giá trong hệ thống tiền tệ của mình. 2.1.1. Cơ sở lý thuyết Để hiểu rõ hơn việc quá trình dùng đồng tiền chung làm phương tiên trao đổi quốc tế, ta xét mô hình 3 quốc gia. Hình 1: mô hình thành toán giữa 3 quốc gia 8 Nguồn: the international role of dollar, Paul Krugman Giả sử thế giới chỉ bao gồm 3 quôc gia: A, B và C. Mỗi quốc gia có đồng bản tệ tương ứng là α, β, γ. Hình 1.a thề hiện sự thanh toán thế giới. P ab , P bc , P ca là giá trị cuối cùng của hoạt động kinh tế quốc tế, đo lường cùng một đơn vị và được coi là cân bằng song phương. Vậy việc thanh toán được thực hiện như thế nào? Khả năng thứ nhất, được thể hiện ở hình 1.b, rằng việc thanh toán được tiến hành trực tiếp. Cả ba đồng bản tệ đều được sử dụng trong giao dịch. Trong trường hợp đó, số lượng giao đổi ở mỗi thị trường đều đúng bằng gía trị thanh toán cuối cùng. Tuy nhiên, nếu nước A là đối tác buôn bán và đầu tư rất lớn của nước B và C và giá trị của quan hệ kinh tế với A lớn hơn rất nhiều quan hệ của B và C: P ab , P ca >>P bc . Trong trường hợp đó, việc giao đổi đồng β và đồng γ sẽ tiết kiệm hơn nếu thông qua đồng α, và việc thanh toán sẽ giống như hình 1.c. Việc thanh toán gián 9 tiếp này làm mở rộng thị trường đối với đồng α và tăng cuờng thêm lợi thế của nó trên thị trường tiền tệ quốc tế. Đồng α trở thành phương tiện trao đổi quốc tế. Tiếp theo, ta nghiên cứu thế giới bao gồm N quốc gia. Việc xem xét thế giới với N quốc gia làm có phần phức tạp hơn nhưng những nguyên tác cơ bản vẫn không thay đổi. Có 2 khả năng trong sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế. Thứ nhất, đồng tiền của một quốc gia từ chỗ là một đồng bản tệ trở thành phương tiện thanh toán quốc tế thông qua hiệu ứng “bóng tuyết”. Thế giới sử dụng chung một phương tiện thanh toán. Thứ hai, hệ thống tiền tệ thế giới trở thành đa cực với những khu vực sử dụng chung một phương tiện giao đổi. Trong trường hợp thứ nhất, hiện tượng “bóng tuyết” có thể được giải thích bằng ví dụ sau. Giả sử thế giới bao gồm rất nhiều quốc gia nhỏ, một vài quốc gia lớn, trong đó chỉ có một quốc gia nhỉnh hơn những quốc gia còn lại. Dễ thấy, việc thanh toán quốc tế giữa những quốc gia lớn sẽ sử dụng trực tiếp đồng tiền của họ và việc thanh toán của những quốc gia nhỏ sẽ sự dụng gián tiếp đồng tiền của quốc gia lớn nhất (như trong mô hình ba quốc gia). Điều này dẫn tới việc thị trường sử dụng tiền tệ của nước lớn nhất này được mở rộng, phạm vi ảnh hưởng của đồng tiền này lớn dần. Khi tầm ảnh hưởng của đồng tiền này phát triển đến một mức độ nhất định, việc thanh toán giữa những quốc gia lớn với nhau lại tuân theo mô hình ba quốc gia và đồng tiền của quốc gia lớn nhất sẽ trở thành đồng tiền thế giới. Điều này giúp giải thích được quá trình hình thành vị trí thống trị của đồng bàng Anh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Trường hợp thứ 2, thế giới hình thành nhiều cực; nhiều đồng tiền sẽ được sử dụng đồng thời làm phương tiện thanh tóan quốc tế. Xét quan hệ 10 [...]... lẫn người dân đều đang có xu hướng đa dạng hóa tài sản của mình nên đồng tiền thế giới (hiện nay là đồng dollar) giảm dần vị thế độc tôn trong chức năng này 3 Hệ thống tiền tệ quốc tế 3.1 Khái quát hệ thống tiền tệ quốc tế 17 Các mối quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện thông qua các quan hệ tiền... sử dụng USD 5 Đồng dollar trong thời kì hậu chế độ Bretton Woods 5.1 Giá trị đồng dollar từ 1973-nay 33 5.1.1 Chỉ số USD index Tháng 3 năm 1973, quốc gia lớn nhất thế giới ngồi lại với nhau tại thủ đô Washington và tất cả đồng ý cho phép đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau Một chỉ số mới sinh ra để do giá trị đồng USD là chỉ số USD (USD index) Chỉ số USD đo tương quan của đồng USD so với... trên thế giới đó là đồng Euro(EUR), đồng yên Nhật (JPY), đồng bảng Anh (GBP), đồng USD Canada (CAD), đồng franc Pháp (F??) và đồng Sek (SEK) Thụy Điển Nếu chỉ số công nghiệp Dow Jones cho biết thông tin tổng thể về giá trị của thị trường chứng khoán Mỹ thì chỉ số USD cho biết diễn biến về thay đổi giá trị của đồng USD đối với các loại tiền tệ khác Chỉ số USD( USDX) thể hiện được điều này thông qua mối... 40, vị thế đồng bảng có vẻ vẫn lấn áp được đồng dollar Ngay cả khi đã thành lập hệ thống Bretton Woods vào năm 1944, đồng dollar cũng chưa được sủ dụng rộng rãi như đồng bảng Mãi đến tận cuối những năm 60, đầu những năm 70, đồng bảng mới biến mất trên bản đồ thế giới vào Việc đồng bảng vẫn duy trì được vị thế thống trị của mình qua hơn nửa thế kỉ sau khi nước Anh mất vị trí nền kinh tế hàng đầu thế. .. thanh toán đều thông qua đồng α và “khu vực beta” (nước B và E) việc thanh toán đều thông qua đồng β Nước D không thuộc khu vực nào nên có thế thanh toán thông qua cả 2 thị trường αδ và βδ Đồng tiền của quốc gia A và B đều trở thành đồng tiền thanh toán quốc tế Hệ thống tài chính quốc tế có 2 cực α-β Cấu trúc lưỡng cực trong việc thanh tóan quốc tế đã từng tồn tại trong thời kì chiến tranh thế giới với... nay, USDX là 86.212 nghĩa đồng Dollar đã rớt 13.788% kể từ lúc khởi đầu của 34 chỉ số (86.212 – 100.000) Nếu USDX là 120.650 nghĩa là giá trị của đồng Dollar đã tăng 20.650% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số (120.650 – 100.000) USDX được tính bằng một công thức hết sức phức tạp và đòi hỏi tính chặt chẽ cao USDX = 50.14348112 x EUR /USD^ (-0.576) x USD/ JPY^(0.136) x GBP /USD^ (-0.119) x USD/ CAD^(0.091) x USD/ SEK^(0.042)... tài sản) Trong khoảng thời gian này, đồng usd chỉ có vai trò là đồng bản vị của nước Mỹ 3 Đồng dollar trong thời kì hai đại chiến thế giới Năm 1914, đại chiến thế giới thứ nhất nổ ra buộc các nước chấm dứt chuyển đổi đồng tiền của mình ra vàng Hệ thống tỷ giá cố định thời kì bản vị vàng phải nhường chỗ cho chế độ tỷ giá thả nổi Chính phủ các nước thay đổi chính sách tiền tệ tài trợ cho chiến tranh làm... một hệ thống các giải pháp của IMF nhắm hoàn thiện BP của quốc gia thành viên Khi rút vốn, mỗi thành viên dùng đồng bản tệ của mình mua tài sản dự trữ (thông thường là dollar) Mọi khoản vay từ IMF đều phải được hoàn trả trong thời hạn từ 18 tháng đến 5 năm, và việc hoàn trả được tiến hành bằng việc quốc gia thành viên dùng tài sản dự trữ để mua lại đồng bản tệ của mình 4.3 Vị thế của đồng dollar trong... phủ các nước chính thức hóa bằng việc quy định các đồng tiền của các nước thành viên trong hệ thống đều được định giá qua đồng dollar và được cam kết duy trì tỷ giả trung tâm với độ dao động không quá 1% Bảng 2: tỷ giá một số đồng tiền các nước với đồng dollar Thời gian Tháng 8, 1946 21, tháng 6, 1948 27, tháng 12, 1945 27, tháng 12, 1945 4, tháng 1, 1946 17, tháng 7, 1959 27, tháng 12, 1945 1954 Đồng. .. trị của Nhật không để đồng Yên trở thành đồng tiền quốc tế nên hợp đồng giao dịch của Nhật được xác định bằng đồng dollar Bảng 1: đồng tiền định giá hợp động thương mai quốc tế Nguồn: Page (1977), Rao and Magee (1980) Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nước lại thích sử dụng đồng tiền của một nền kinh tế lớn Trong trường hợp đó, đồng tiền của một quốc gia mạnh, có phạm vị giao dịch rộng sẽ có lợi thế . đều thông qua đồng α và “khu vực beta” (nước B và E) việc thanh toán đều thông qua đồng β. Nước D không thuộc khu vực nào nên có thế thanh toán thông qua cả 2 thị trường αδ và βδ. Đồng tiền của. những năm 70, đồng bảng mới biến mất trên bản đồ thế giới vào. Việc đồng bảng vẫn duy trì được vị thế thống trị của mình qua hơn nửa thế kỉ sau khi nước Anh mất vị trí nền kinh tế hàng đầu thế giới. quan hệ kinh tế quốc tế nói chung và các quan hệ kinh tế đối ngoại của các quốc gia nói riêng bằng cách này hay cách khác đều được biểu hiện thông qua các quan hệ tiền tệ. Từ đây đã hình thành

Ngày đăng: 02/08/2014, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: đồng tiền định giá hợp động thương mai quốc tế - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng 1 đồng tiền định giá hợp động thương mai quốc tế (Trang 14)
Hình 3: mô hình lựa chọn tiền tệ trong hoạt động thương mại quốc tế - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 3 mô hình lựa chọn tiền tệ trong hoạt động thương mại quốc tế (Trang 15)
Hình 4: kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và Anh trong giai đoạn 1900-1956 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 4 kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và Anh trong giai đoạn 1900-1956 (Trang 23)
Bảng 2: tỷ giá một số đồng tiền các nước với đồng dollar - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng 2 tỷ giá một số đồng tiền các nước với đồng dollar (Trang 30)
Bảng 3: BP của Mỹ từ 1959 đến 1973 (tỷ USD) - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng 3 BP của Mỹ từ 1959 đến 1973 (tỷ USD) (Trang 32)
Hình 5: biểu đồ chỉ số USD từ năm 1973-2010 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 5 biểu đồ chỉ số USD từ năm 1973-2010 (Trang 35)
Bảng 5: tỷ lệ những đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thị trường FOREX 1989-1995 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng 5 tỷ lệ những đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thị trường FOREX 1989-1995 (Trang 43)
Bảng 6 : 10 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thị trường ngoại hối 2008-2010 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng 6 10 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trên thị trường ngoại hối 2008-2010 (Trang 43)
Bảng 7: các giao dịch được thực hiện nhiều nhất trên thị trường ngoại hối - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng 7 các giao dịch được thực hiện nhiều nhất trên thị trường ngoại hối (Trang 44)
Hình 6: tỷ lệ tiền mặt của Mỹ được sử dụng bên ngoài nước Mỹ - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 6 tỷ lệ tiền mặt của Mỹ được sử dụng bên ngoài nước Mỹ (Trang 46)
Hình 7: lãi suất của Mỹ 2002-2010 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 7 lãi suất của Mỹ 2002-2010 (Trang 48)
Hình 8: giá trị chứng khoán của Mỹ được Trung Quốc nắm giữ từ 2002 - 2008 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 8 giá trị chứng khoán của Mỹ được Trung Quốc nắm giữ từ 2002 - 2008 (Trang 50)
Bảng cho thấy Trung Quốc liên tục tăng lương mua chứng khoán của Mỹ trong suốt 7 năm từ 2002 đến 2008 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng cho thấy Trung Quốc liên tục tăng lương mua chứng khoán của Mỹ trong suốt 7 năm từ 2002 đến 2008 (Trang 51)
Hình 9: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng USD và Euro - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 9 Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng USD và Euro (Trang 54)
Hình 11: tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của yuan/dollar từ 2005-2010 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 11 tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của yuan/dollar từ 2005-2010 (Trang 62)
Bảng 9 : cách thức can thiệp tỷ giá và giá trị đồng tiền của các nước trong tháng 10, 2010 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng 9 cách thức can thiệp tỷ giá và giá trị đồng tiền của các nước trong tháng 10, 2010 (Trang 63)
Hình 12: tỷ giá yuan/dollar trong năm 2010; sự kiện ngoại giao lớn của Trung Quốc trong năm 2010 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 12 tỷ giá yuan/dollar trong năm 2010; sự kiện ngoại giao lớn của Trung Quốc trong năm 2010 (Trang 65)
Hình 14: Tỷ giá USD/EUR từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010 - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 14 Tỷ giá USD/EUR từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010 (Trang 71)
Bảng 12 : Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán (FCD/M2) - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Bảng 12 Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng USD trên tổng phương tiện thanh toán (FCD/M2) (Trang 77)
Hình 16: tỷ giá VND/USD chính thức và tỷ giá chợ đen của Việt Nam - Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx
Hình 16 tỷ giá VND/USD chính thức và tỷ giá chợ đen của Việt Nam (Trang 83)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w