Chức năng của đồng bạc Mỹ là tiền tệ dự trữ hàng đầu vẫn là trụ cột chính của vị trí ưu thế của Washington trên thế giới kể từ chiến tranh thế giới thứ 2. Nhiều thập kỷ qua, đồng đôla vẫn là đồng tiền các nước trên thế giới có xu hướng sử dụng trong kinh doanh. Hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới giữ phần lớn lượng dự trữ ngoại tệ bằng đồng đôla, mặt
khác, hầu hết các hàng hóa được giao dịch trên toàn cầu (như dầu lửa) cũng được định giá bằng đồng tiền của nước Mỹ này. Những thứ đó đều đem lại nhiều lợi thế cho Mỹ, đáng kể nhất là chi phí vay mượn thấp hơn (bởi vì luôn có nhu cầu về đồng tiền dự trữ này lớn hơn những đồng tiền khác). Và sau đó là những ảnh hưởng về chính trị và văn hóa tăng lên – quyền lực và thanh thế – với đồng tiền đứng đầu trật tự phân hạng kinh tế.
Một trường phái lập luận khác lại đưa ra kết luận ngược lại. Một số người coi sự xuống dốc của đồng đôla là một bằng chứng nữa cho thấy giai đoạn dài với vai trò ưu thế trên toàn cầu của Mỹ sắp kết thúc. Ngoài ra, việc tạo ra đồng euro và sự nổi lên của những nền kinh tế như Trung Quốc thực tế đang mở ra triển vọng cho hệ thống tiền tệ toàn cầu ít phụ thuộc hơn vào đồng đôla như hiện tại. Vì thế sẽ không có gì là bất ngờ khi xuất hiện những dự đoán về sự “băng hà” của đồng đôla có xu hướng đi cùng với dự đoán rằng vai trò siêu cường của Mỹ đang chỉ còn đếm từng ngày.
Mặc dù vậy, để chuyện đó diễn ra đòi hỏi những thay đổi gấp vạn lần với khoảng hàng năm hay hàng thập kỷ nữa. Và trong khi đó, Benjamin Cohen, từ đại học California-Santa Barbara chỉ ra rằng, “rõ ràng đồng đôla vẫn là đồng tiền hàng đầu trong hầu hết mọi lĩnh vực". Nhìn chung, đồng đôla tiếp tục duy trì vai trò chính trong các giao dịch ngoại hối, thương mại, và thị trường ngân hàng quốc tế.
Để đem đến câu trả lời cho tranh luận nay, ta cần phải nghiên cứu quan hệ của đồng dollar với các đồng tiền mạnh khác trên thế giới.
6.1. Quan hệ đồng dollar-nhân dân tệ: liệu có xảy ra chiến tranh tiền tệ
6.1.1. Vị thế của đồng nhân dân tệ
Trung Quốc nhờ tận dụng triệt để lợi thế của việc ra nhập WTO đã nhanh chóng đưa đất nước của mình phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc mới nổi, là đề tài bàn luận thường xuyên của thế giới, và đang trở thành đối trọng với Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Đồng nhân dân tệ, ngược lại, không phải là một đồng tiền mạnh, không phải là đồng tiền chuyển đổi và có vị thế trong hệ thống tài chính thế giới. Mặc dù vậy, với tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc với thế giới, lãnh đạo Trung Quốc đa bắt đầu xây dựng nền móng đầu tiền cho vị thế của đồng Nhân dân tệ.
Trung Quốc đang thực hiện những bước đầu tiên để đưa Nhân dân tệ thành một trong số những đồng tiền dự trữ của thế giới, sánh ngang với những đồng tiền như USD hay Euro. Có thể ngày đó còn xa, nhưng dường như Trung Quốc rất quyết tâm để đạt mục tiêu này. Tờ New York Times nhận xét, “sốt ruột” trước những “đặc quyền” mà nước Mỹ có được trong việc phát hành đồng tiền dự trữ hàng đầu, Trung Quốc có thể sẽ tìm cách gây ảnh hưởng với phần còn lại của thế giới thông qua đồng Nhân dân tệ.
Bắc Kinh đang thúc đẩy việc sử dụng đồng Nhân dân tệ bên ngoài biên giới Trung Quốc, xây dựng nền tảng đưa đồng tiền này trở thành phương tiện thanh toán quốc tế. Những người tin tưởng ở sự vươn xa của đồng Nhân dân tệ càng có cơ sở để củng cố thêm niềm tin này khi vào ngày 17/6 vừa qua, Trung Quốc đã mở rộng một chương trình thử nghiệm cho phép sử dụng Nhân dân tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu, thay thế cho USD và các ngoại tệ khác. Chương trình này đã được mở rộng tới các doanh nghiệp tại 20 tỉnh thành ở Trung Quốc, thay vì chỉ 5 thành phố như ban đầu, và được áp dụng với đối tác thuộc mọi quốc gia và vùng lãnh thổ, thay vì chỉ các đối tác ở Hồng Kông, Macau và Đông Nam Á như trước.
Việc thử nghiệm sử dụng Nhân dân tệ cho xuất khẩu đã bắt đầu từ tháng 7/2009, ban đầu khá chậm nhưng về sau đã tăng tốc. New York Times cho hay, trong thời gian từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5/2010, tổng kim ngạch thương mại được thanh toán bằng Nhân dân tệ đã tăng gấp đôi, lên mức 44,6 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 6,6 tỷ USD. So với kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc, con số trên chẳng thấm vào đâu. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tiếp tục tăng cường tính linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ đúng như cam kết đưa ra hôm 19/6, nhu cầu của các công ty ở nước này muốn tránh những rủi ro về tỷ giá bằng cách thanh toán bằng đồng nội tệ chắc chắn sẽ tăng lên. Đối với các công ty xuất khẩu hàng vào Trung Quốc, ý nghĩ cho rằng Nhân dân tệ sẽ tăng giá là một động lực lớn để họ nhận thanh toán bằng đồng tiền này. Thậm chí các chuyên gia kinh tế của HSBC tại Trung Quốc còn dự báo trong vòng 3 - 5 năm tới, hơn một nửa tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, chủ yếu là trong quan hệ thương mại với các thị trường mới nổi, sẽ được thanh toán bằng Nhân dân tệ.
Với vị thế là đơn vị đo lường, đồng Nhân dân tệ còn quá nhỏ bé để so sánh với đồng dollar hay đồng euro. Tuy nhiên, một số nỗ lực đang được xem xét thực hiện. Nếu gửi Nhân dân tệ vào các ngân hàng ở Hồng Kông, nơi hiện được xem là đầu mối chính cho hoạt động thanh toán thương mại bằng đồng tiền này, thì mức lãi suất nhận được khá eo hẹp. Các công ty vì thế đã đa dạng hóa các phương thức đầu tư Nhân dân tệ ở Hồng Kông. Vào tuần trước, một công ty thu phí đường bộ mang tên Hopewell Highway Infrastructure đã công bố phát hành trái phiếu doanh nghiệp bằng Nhân dân tệ tại Hồng Kông. Các hợp đồng bảo hiểm tính theo Nhân dân tệ cũng được kỳ vọng sẽ sớm xuất hiện. Các nhà chức trách Hồng Kông hiện còn đang đưa ra kế hoạch, cho phép các công ty môi giới nhận tiền gửi Nhân dân tệ và đầu tư vào thị trường vốn ở đại lục. Trong chương trình này, một số quỹ đầu
tư ngoại được phép chuyển đổi 30 tỷ USD sang Nhân dân tệ, để đầu tư vào Trung Quốc đại lục.
Tháng 3/2009, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã vạch ra một kế hoạch dài hơn, nhằm thay thế đồng USD bằng một đồng tiền siêu chủ quyền tương tự như quyền rút vốn đăc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trung Quốc ra dấu cho thấy, họ muốn Nhân dân tệ là một phần của đồng tiền siêu chủ quyền này. Hiện SDR của IMF bao gồm các đồng tiền USD, Euro, Yen Nhật và Bảng Anh.
IMF đã cam kết sẽ chuyển ít nhất 5% trong quyền bỏ phiếu tại định chế này sang cho các thành viên là các nền kinh tế mới nổi. Giám đốc IMF, ông Dominique Strauss-Kahn, thì muốn bổ sung thêm các đồng tiền khác vào rổ tiền tệ của SDR, mà khởi đầu sẽ là đồng Nhân dân tệ.Bên cạnh việc xem Hồng Kông như một trung tâm cho việc thúc đẩy sự phổ biến của đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc vẫn thực hiện nhiều biện pháp kiểm soát thị trường vốn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, một khi thương mại xuyên biên giới bằng đồng Nhân dân tệ gia tăng và các lực lượng thị trường dần được phép định giá Nhân dân tệ, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ trở nên cởi mở hơn với sự ra vào của các dòng vốn. Khi đó, việc đưa Nhân dân tệ vào SDR sẽ khả thi hơn. “Đây mới chỉ là những bước đi nhỏ, nhưng lại là những bước đi hướng tới đưa Nhân dân tệ thành một đồng tiền quốc tế, đem đến cho Trung Quốc một vai trò toàn cầu, mở cửa thị trường vốn và sự chuyển đổi linh hoạt cho các dòng vốn”, ông Stephen Roach, Chủ tịch Morgan Stanley châu Á, phát biểu về những sáng kiến của Bắc Kinh.
Thực chất, trong hệ thống tiền tệ, đồng yuan chỉ giữ vị trí là đồng nội tệ của một nước, và gần như không được chú ý tới nếu như không có những tranh chấp hết sức căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tỷ giá của nước này trong những năm gần đây.
6.1.2. Tương quan giữa đồng nhân dân tệ và dollar
Những tranh chấp của Mỹ và Trung Quốc bắt đầu leo thang khi tân bộ trưởng bộ tài chính Mỹ Timothy Geithner đã gọi Trung Quốc là “kẻ thao túng tiền tệ” hồi giữa tháng 1, 2009. Ngay sau đó, thủ tướng n Gia Bảo đã lên tiếng bảo vệ chính sách tỷ giá hiện thời của Trung Quốc tại hội nghị lãnh đạo cấp cao các nước tổ chức tại Davos, Thụy Sĩ. Ông đảm bảo rằng giá trị đồng nhân dân tệ luôn được giữ ở mức độ hợp lý và ổn định.
Có 2 lý do quan trọng nhất để Trung Quốc muốn giữ tỷ giá yuan/dollar cố định. Thứ nhất, nếu tỷ giá này không đổi như thời kì từ năm 1995 đến năm 2004, nó sẽ giữ vai trò cột mốc cho chính sách tiền tệ trong nước, giúp ổn định cho mức giá hàng nội địa. Sau thời kì lạm phát ở mức trên 20% từ năm 1993-1997, chính tỷ giá cố định này đã giúp Trung Quốc nhanh chóng thiết lập lại sự ổn định cho mức giá. Thứ hai, tỷ giá cố định đảm bảo cho giá trị dự trữ quốc tế khổng lồ của Trung Quốc mà phần nhiều trong số đó được giữ dưới dạng trái phiếu chính phủ Mỹ. Ngoài ra, vào thời điểm cuối năm 2009, đầu năm 2010, gói kích cầu của Trung Quốc sẽ có đạt hiệu quả tốt khi tỷ giá được cố định hơn là khi tỷ giá biến động thị trường quốc tế.
Theo dõi diễn biến tỳ giá yuan/dollar trong 20, từ năm 1995 đến 2009, ta có thể thấy chính sách tiền tệ của Trung Quốc là đồng nhân dân tệ yếu. Trung Quốc neo giá đồng tiền của mình vào dollar Mỹ, và giữ cho tỷ giá yuan/dollar cố định. Tỷ giá chỉ được hạ xuống một cách miễn cưỡng khi Trung Quốc bị nhiếu sức ép bên ngoài, đặc biệt là từ phía Mỹ.
Từ năm 1995 đến giữa năm 2005, tỷ giá yuan/dollar nhìn chung được giữ ổn định ở mức 8.28. Từ cuối năm 2004, Mỹ gia tăng áp lực, đòi Trung Quốc phải nâng giá đồng yuan. Đến tháng 7 năm 2005, chính phủ Trung Quốc bắt đầu đế cho đồng nhân dân tệ từ từ lên giá, khoảng 6% một năm so với đồng dollar. Sự thay đổi này đã làm nguồn vốn gián tiếp FII đổi chiều và không thề giúp cân bằng thặng dư cán cân thương mại như trước kia. Ngân hàng và tổ chức tài chính từ chối nhận những giấy tờ có giá bằng dollar, đông tiền chắc chắn sẽ mất giá trong tương lai. Giới đầu cơ liên tục mua tài sản bằng đồng nhân dân tệ, đồng tiền chắc sẽ lên giá trong tương lai. Hệ quả là nguồn vốn nóng quốc tế liên tục đổ vào Trung Quốc khiến cho BOP của Trung Quốc thặng dư lớn, nền kinh tế xuất hiện bong bóng bất động sản, và đứng trước nguy cơ phát triển quá nóng.
Để ngăn chặn đồng nhân dân tệ lên giá, ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa (ngân hàng trung ương của Trung Quốc) can thiệp vào thị trường bằng cách bán một lượng lớn nhân dân tệ và mua vào dollar. Đến cuối tháng 7,
2008, Trung Quốc đã tích trữ được khoảng $2 nghìn tỷ dự trữ chính thức (official exchange reserves). Ngân hàng Nhân Dân Trung Hoa thậm chí còn đặt một tỷ lệ dữ trữ bắt buộc rất cao lên các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đồng nội tệ vẫn tăng lên, gây ra lạm phát từ năm 2006 đến tháng 7, 2008, đạt đỉnh là mức 8% vào quý một năm 2008.
Khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu rơi vào khủng hoảng tháng 7, 2008, đồng dollar mạnh bỗng nhiên trở thành đồng dollar yếu: dollar bất ngờ lên giá từ 20 đến 30% so với tất cả các đồng tiền mạnh trên thế giới, trừ đồng yên Nhật. Đồng dollar lên giá khiến cho đồng nhân dân tệ, vốn phải phụ thuộc được neo vào đồng dollar lên giá theo. Bởi vậy, ngân hàng trung ưong Trung Quốc đã ngay lập tức dừng việc giảm tỷ giá yuan/dollar và giữ tỷ giá này cố định ở mức 6.85, với biên độ giao động là 0.3% từ tháng 7, 2008. Việc đầu cơ vào tài sản có giá bằng đồng nhân dân tệ cũng vì thế mà chấm dứt. Ngân hàng trung ương cắt giảm mức dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại, làm cho tín dụng nội địa nhanh chóng mở rộng. Dòng vốn FII lại chảy ra ngoài biên giới giúp cân bằng thặng dư cán cân vãng lai. Nguồn dự trữ chính thức của Trung Quốc không tăng nữa.
Việc giữ tỷ giá cố định giữa đồng yuan/usd từ giữ năm 2008 đến hết năm 2009 đã góp phần giúp cho Trung Quốc giữ vững nhịp độ tăng trường nhanh khoảng 9% ngay cả trong thời kì khủng hoảng. Tuy nhiên, trên thực tế, trong khoảng thời gian này, đồng dollar liên tục mất giá, tỷ giá của đồng usd với các đồng tiền mạnh trên thế giới tăng lên liên tục. Bởi vậy, việc đồng nhân dân tệ giữ tỷ giá cố định so với usd cũng có nghĩa là đồng nhân dân tệ đang bị định giá thấp. Hình 11 cho thấy từ giữa năm 2008, chênh lệch giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thật của đồng nhân dân tệ và đồng dollar ngày càng lớn và lên đến đỉnh vào năm 2009.
Hình 11: tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của yuan/dollar từ 2005-2010
Ngay từ năm 2009, Mỹ đã nhận thấy Trung Quốc đang thi hành chính sách đồng nhân dân tệ yếu và liên tục yêu cầu Trung Quốc đánh giá đúng giá trị đồng tiền của mình. Tuy nhiên, lúc này Mỹ đang suy yếu và là trung tâm của cuộc khủng hoảng thế giới. Trung Quốc lại là một trong những chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nắm giữ một khối lượng trái phiếu Mỹ khổng lồ mà nếu Trung Quốc bán đi thì không chỉ gây ảnh hưởng đến giá trị đồng dollar, làm mất uy tín nước Mỹ mà còn làm hỏng gói kích cầu Obama. Tác động lan tỏa của nó là không tính được. Bởi vậy trong suốt năm 2009, tỷ giá của nhân dân tê và dollar vẫn được giữ nguyên.
Sang đến năm 2010, tình hình có nhiều chuyển biến. Tháng 9, 2010 bộ trưởng tài chính Brazil Guido Mantega đưa ra quan ngại rằng chính phủ nhiều nước đang cố tình đánh định giá thấp đồng tiền nước mình để thúc đẩy
xuất khẩu. Bởi vậy, ông đề nghị IMF tiến hành nghiên cứu và đưa ra biện pháp can thiệp.
Cuộc điều tra của IMF và nhiều tổ chức quốc tế khác cho thấy có rất nhiều nước đang can thiệp lên tỷ giá của mình nhằm ngăn đồng nội tệ tăng giá trị. Nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Nam Phi, Thụy Điển, Đài Loan, Thái Lan… đều được cho là có can thiệp vào thị trường để điều tiết tỷ giá và/hoặc khống chế nguồn vốn để hạn chế việc lên giá của đồng tiền nước họ. Bảng 2 cho thấy có trên một nửa các quốc giá trong cuộc điều tra đang sử dụng các biện pháp để can thiệp vào thị trường, ngăn chặn việc tăng giá của đồng nội tệ. Những quốc gia còn lại chọn chính sách thả nổi, để thị trường tự điều chỉnh tỷ giá. Và không có quốc gia nào can thiệp để ngăn sự