Đồng dollar trong thời kì hậu chế độ Bretton Woods

Một phần của tài liệu Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx (Trang 33 - 54)

5.1.1. Chỉ số USD index

Tháng 3 năm 1973, quốc gia lớn nhất thế giới ngồi lại với nhau tại thủ đô Washington và tất cả đồng ý cho phép đồng tiền của họ lưu hành tự do qua lại lẫn nhau. Một chỉ số mới sinh ra để do giá trị đồng USD là chỉ số USD (USD index). Chỉ số USD đo tương quan của đồng USD so với 6 loại tiền tệ lớn khác trên thế giới đó là đồng Euro(EUR), đồng yên Nhật (JPY), đồng bảng Anh (GBP), đồng USD Canada (CAD), đồng franc Pháp (F??) và đồng Sek (SEK) Thụy Điển. Nếu chỉ số công nghiệp Dow Jones cho biết thông tin tổng thể về giá trị của thị trường chứng khoán Mỹ thì chỉ số USD cho biết diễn biến về thay đổi giá trị của đồng USD đối với các loại tiền tệ khác. Chỉ số USD(USDX) thể hiện được điều này thông qua mối tương quan đối với 6 loại tiền tệ lớn khác trong rổ tiền tệ.

Chỉ số USD liên quan đến 17 nước (trong đó có 12 nước trong khu vực sử dụng đồng Euro và 5 nước khác với tiền tệ thể hiện bằng chỉ số USD) có giao dịch thương mại lớn với Mỹ, những nước này đồng thời có thị trường ngoại hối phát triển mạnh với tỷ giá hối đoái điều chỉnh tùy theo những đối tượng tham gia vào thị trường. Chỉ số USD được tính 24h/ngày, 7 ngày/tuần. Bởi vì chỉ số USD được tính toán dựa trên giá trị tỷ lệ ngoại hối, chỉ số này nhiều khi có thể khác với giá trị tính toán sử dụng dữ liệu từ những nguồn khác.17 quốc gia chỉ chiếm một phần nhỏ trên thế giới song rất nhiều đồng tiền khác phải theo sát chỉ số Dollar U.S. Chính điều này khiến USDX trở thành công cụ rất tốt để đo lường sức mạnh toàn cầu của đồng Dollar U.S.

Giá trị khởi đầu của USDX là 100 vào năm 1973. Nếu hiện nay, USDX là 86.212 nghĩa đồng Dollar đã rớt 13.788% kể từ lúc khởi đầu của

chỉ số. (86.212 – 100.000). Nếu USDX là 120.650 nghĩa là giá trị của đồng Dollar đã tăng 20.650% kể từ lúc khởi đầu của chỉ số. (120.650 – 100.000)

USDX được tính bằng một công thức hết sức phức tạp và đòi hỏi tính chặt chẽ cao

USDX = 50.14348112 x EUR/USD^(-0.576) x USD/JPY^(0.136) x GBP/USD^(-0.119) x USD/CAD^(0.091) x USD/SEK^(0.042) x USD/CHF^(0.036)

Hình 5: biểu đồ chỉ số USD từ năm 1973-2010

Từ năm 1973 đến nay, USD index biến đổi liên tục đáng chú ý nhất là giai đoạn tăng giá mạnh 1980-1985, giai đoạn sụt giảm liên tục 2002-nay

Trong khoàng thời gian từ tháng 1 năm 1980 đến tháng 3 năm 1985 đồng USD không ngừng tăng giá. Tỷ giá danh nghĩa cũng như tỷ giá thực của USD tăng gần 50%.

Nguyên nhân chính khiến cho đồng USD tăng giá mạnh mẽ là do chính sách vĩ mổ của Mỹ và các nước châu Âu được điều chỉnh khác nhau. Các ngân hàng châu Âu áp dụng chính sách thắt chặt đồng thời cả tiền tệ lẫn tài khóa. Trong khi đó, Mỹ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhưng nới lỏng tài khóa. Kết quả là thâm hụt ngân sách tăng từ $16 tỷ năm 1979 lên đến $204 tỷ năm 1986. Chính sách mở rộng tài khóa quá mức làm cho mức lãi suất thực của Mỹ cao hơn của châu Âu, dẫn đến luồng vốn đổ vào Mỹ ngày càng lớn. Nhờ đó, giá trị của đồng USD ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, việc USD tăng giá cũng gây nhiều bất lợi cho Mỹ. Trước hết, đó là sự thu hẹp các ngành sản xuất hàng xuất khẩu cũng như các ngành sản xuất hành cạnh tranh với hàng nhập khẩu, dẫn đến cán cân vãng lai của Mỹ xấu đi rõ rệt. Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ kêu gọi phải áp dụng biện pháp bảo hộ nhằm chống đỡ với hàng hóa các nước bạn. Nhật và các nước châu Âu ngày càng chịu áp lực từ gia tăng bảo hộ từ phía Mỹ cho rang nguyên nhân chính gây ra thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ là do thâm hụt ngân sách, và kêu gọi Mỹ thắt chặt chính sách tài khóa. Những tranh chấp này được giải quyết bằng hiệp định Plaza.

Tháng 5 năm 1985, hiệp định Plaza được hình thành. Nội dung của hiệp định nói lên rằng tỷ giá của USD không phản ành đúng thay đổi của các thông số kinh tế cơ bản. Chính phủ Mỹ cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách và Nhật sẽ tìm kiếm các biện pháp kích cầu nền kinh tế. Các nước cam kết hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa để khiến cho USD tiếp tục giảm giá. Để làm được điều này, các chính phủ mua mark, yên vào và bán dollar ra.

Sau hiệp định Plaza, dollar giảm giá liên tục theo chiều thằng đứng trong suốt năm 1986. Giá trị dollar giảm nhanh đến mức năm 1987, các nước G-7 tiến hành họp tại Paris công bố hiệp định Louvre. Hiệp định nói rằng, chính phủ các nước đã can thiệp để dollar giảm đáng kể và các tỷ giá đã phản ánh được các thông số kinh tế cơ bản. Chính phủ các nước cũng thỏa thuận sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau để duy trì mức tỷ giá giao động hợp lý xung quanh tỷ giá trung tâm. Trong hiệp định, các nước đặt ra mục tiêu duy trì sự giao động tỷ giá USD với mark và yên trong biên độ 5%. Tuy nhiên, thảo thuận này không được công bố.

Sau hiệp đinh Louvre, tỷ giá được duy trì tương đối ổn định. 5.1.3. Giá trị đồng dollar giai đoạn 2002-nay

5.1.3.1. Diễn biến giá trị đồng dollar trong giai đoạn từ 2002-nay Sau sự kiện 11/9/2001, đồng dollar liên tục mất giá và chạm đáy vào năm 2009, hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 xuất phát từ Mỹ. Từ năm 2002 đến nay, đồng dollar đã mất giá trên 20%.

Trong thời gian qua, đồng USD giảm giá kỷ lục so với các đồng tiền chủ chốt cũng như so với các đồng tiền châu Á khác. Kể từ đầu năm 2007 tới nay, đồng USD nhìn chung đã mất giá khoảng 16%.Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9/2007, giá trị đồng USD đã giảm 5,4% so với đồng Euro và giảm 6,8% so với đồng yên Nhật. Đồng USD liên tục xuống dốc không phanh trong những tháng cuối năm 2007. Đồng USD đã thực sự đạt được một dấu mốc khi nó vượt cả mức thấp nhất so với đồng Mark Đức hồi đầu năm 1995, tương đương với khoảng 1,455-1,457 USD/Mark và đồng Euro tăng lên với 1 Euro đổi được 1,48 USD. Đồng đôla Canada (CAD) đã tăng lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ qua so với đồng USD, tương đương với 1 CAD đạt xấp xỉ 1,05 USD. Đồng Bảng Anh đã có lúc tăng lên 2,0317 USD/bảng Anh - mức cao nhất kể từ năm 1981.

Trên các thị trường châu Á, đồng USD liên tục giảm giá so với đồng baht Thái Lan và đạt ngưỡng 34 Baht/USD - mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998. Đồng Peso của Philippines cũng đã tăng lên mức cao nhất trong 7 năm qua so với đồng USD, trong khi đồng dollar Singapore tăng cao nhất kể từ 10 năm nay. Tại Ấn Độ, đồng Rupee tăng 12% so với đồng USD trong năm. Còn đồng Rupiah của Indonesia, đồng Won của Hàn Quốc, đồng đôla Đài Loan đều tăng mạnh so với đồng USD. Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc liên tục lập các mức cao kỷ lục mới trong nhiều phiên giao dịch liên tiếp. Nếu tính từ đầu năm đến nay, đồng NDT đã 67 lần lập mức cao kỷ lục và tăng tổng cộng trên 4%. Đồng đôla Australia (AUD) cũng đã tăng lên 0,9023 USD/AUD - mức cao nhất trong 23 năm qua.

5.1.3.2. Nguyên nhân của sự sụt giảm giá trị đồng dollar

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giá các đồng tiền, đặc biệt là tầm ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách, chính sách lãi suất trên khắp thế giới, sự mất cân đối thương mại, những điểm khác biệt về tăng trưởng kinh tế và chính sách kiểm soát tiền tệ.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự sụt giảm giá trị đồng dollar là mức thâm hụt ngân sách khổng lồ của Mỹ. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ liên tục bỏ ra nhiều triệu dollar cho cuộc chiến chống khủng bố, và tiếp theo là tham chiến ở Trung Đông. Việc nới lỏng chính sách tài khóa quá mức, cùng với sự sụt giảm uy tín của Mỹ đã khiến cho giá trị của đồng dollar liên tục sụt giảm.

Đồng USD đã chịu sức ép trong 4 năm qua do tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ. Và gần đây là những lo ngại về lĩnh vực cho vay thế chấp yếu, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Mất cân bằng trong cán cân thanh toán là vấn đề đáng lo ngại trong vòng 10 năm

trở lại đây đối với nhiều nước. Theo thống kê của IMF, thâm hụt cán cân buôn bán của Mỹ trong năm 2006 tương đương 6% GDP, mức cao chưa từng có trong lịch sử nước này. Trong khi đó, một số nước châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản lại đạt thặng dư thương mại ngày càng lớn. Năm 2006, thặng dư thương mại của Nhật Bản đạt 3,9% GDP, trong khi con số này của Trung Quốc là 9,4% GDP. Các số liệu Hải quan Trung Quốc cũng cho biết khối lượng thặng dư mậu dịch của nước này trong 9 tháng đầu năm đã lên tới 185,7 tỷ USD, vượt qua cả số lượng thặng dư mậu dịch của cả năm 2006 (177,47 tỷ USD). Dự đoán thặng dư thương mại năm 2007 của Trung Quốc sẽ tăng lên 250 - 300 tỷ USD. Xu hướng thâm hụt thương mại kéo dài đã tạo nên áp lực khiến đồng USD tiếp tục giảm giá.

Một nhân tố khác cũng có tác động đồng thời lên đồng USD là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Đồng USD yếu đã kích thích luồng vốn lớn từ nước ngoài đổ vào Mỹ. Nhờ vào việc đồng Euro có sức mua mạnh, các doanh nghiệp trong khu vực Eurozone và Anh có thể đẩy mạnh chuyển hướng đầu tư và mua lại các công ty Mỹ. Năm 2000, khi người ta bắt đầu đề cập tới vấn đề đồng Euro yếu, châu Âu đã đầu tư 125 tỷ USD vào Mỹ dưới dạng FDI. Năm 2006, con số này đã giảm xuống chỉ còn 122 tỷ USD và trong 6 tháng đầu năm 2007 mới chỉ có 12,1 tỷ USD được giải ngân trong lĩnh vực này. Trong khi đó, luồng FDI từ Mỹ sang châu Âu đã tăng từ 77 tỷ USD năm 2000 lên 127 tỷ USD năm 2006, và trong 6 tháng đầu năm 2007, con số này cũng đã đạt 85 tỷ USD. Như vậy, tính từ năm 2006 đến nay, dòng vốn FDI có xu hướng chảy từ Mỹ sang châu Âu. Và xu hướng này cũng đã được kiểm chứng trên phạm vi toàn cầu khi mà trong 6 tháng đầu năm 2007, lượng vốn FDI vào Mỹ là 85 tỷ USD, trong khi lượng vốn chạy ra khỏi Mỹ lại lên tới 150 tỷ USD. Thêm vào đó là cán cân tài khoản vãng

lai bị thâm hụt từ năm 1989 khiến cho các luồng tài chính phải chịu sức ép không thuận lợi của việc đồng USD mất giá.

Đồng dollar giảm giá một phần do sự nổi lên của các nước phát triển, đặc biệt là Trung Quốc. Đồng USD ngay lập tức bị ảnh hưởng sau khi vài quan chức ngân hàng Trung Quốc phát biểu rằng Trung Quốc có thể thay đổi cơ cấu tiền tệ của kho dự trữ ngoại hối khổng lồ. Tính đến cuối tháng 9/2007, dự trữ ngoại tệ của quốc gia này đã lên tới 1.430 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2006. Nhiều đối tác làm ăn của Trung Quốc cho rằng các kho dự trữ ngoại tệ này tăng từ 40-50 tỷ/tháng trong 6 tháng đầu năm nay khiến cho đồng NDT bị đánh giá thấp hơn giá trị thật của nó.

Đồng dollar giảm giá do FED liên tục giảm lãi suất từ năm 2007. Tiền tệ luôn có xu hướng di chuyển qua biên giới để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Bởi vậy, tiền tệ sẽ tăng khi thị trường kỳ vọng vào triển vọng kinh tế khả quan và giảm khi kinh tế suy giảm. Sự mạnh lên hay yếu đi về kinh tế được thể hiện trong thu nhập từ trái phiếu và lãi suất trái phiếu của quốc gia đó. Vào thời điểm này, thị trường cho rằng nền kinh tế Mỹ đang phát triển chậm lại. Bởi vậy, các nhà đầu tư đã liên tục từ đồng USD sang các loại tiền tệ khác cho lãi cao hơn.

Tuy nhiên, các nhân tố kinh tế vĩ mô này cũng chưa giải thích toàn bộ các vấn đề trên thị trường ngoại hối. Theo quan điểm của IMF và bộ trưởng tài chính các nước G7, sự định giá quá thấp của các đồng tiền châu Á, đặc biệt là đồng NDT của Trung Quốc và đồng Yen Nhật, là nguyên nhân chính khiến đồng tiền chủ chốt trong thanh toán quốc tế này giảm giá. Để hạn chế sự mất cân bằng thương mại hiện nay, Trung Quốc và Nhật Bản cần phải kích thích tiêu dùng nội địa và không định hướng chính sách tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu. Để làm được điều đó, không có gì thích hợp hơn là áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi để cho đồng nội tệ tự định

giá. Đối với Trung Quốc, biện pháp này không những có thể giúp họ kiềm chế xuất khẩu và hạn chế những tác động do lạm phát gây ra, mà việc tăng giá đồng NDT còn tạo điều kiện cho người dân Trung Quốc có thể mua được nhiều hàng hóa của Mỹ và châu Âu hơn. Kịch bản này cũng nên được Nhật áp dụng và nếu điều đó thành hiện thực, thâm hụt thương mại của Mỹ sẽ giảm bớt và đồng USD khi đó sẽ có thể tăng giá trở lại.

5.1.3.3. Tác động của sự sụt giảm giá trị đồng dollar

Theo các chuyên gia kinh tế, việc nhiều đồng tiền của các nước châu Á tăng giá so với đồng USD trong năm nay đã khiến cho hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn và lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm giá trị. Giá trị đồng USD sụt giảm sẽ khiến cho các mặt hàng xuất khẩu của các nước châu Á trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng ở Mỹ. Ấn Độ và Thái Lan là những nước đáng lo ngại nhất, vì tỷ giá hối đoái sẽ tạo lợi thế cho hàng hóa của Trung Quốc so với hàng hóa của hai nước này trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, chính phủ các nước châu Á không quá lo ngại đối với vấn đề giá cả hàng hóa xuất khẩu đắt đỏ hơn, một phần vì sự sụt giảm lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ có thể bù lại bằng việc xuất khẩu sang châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, chính phủ các nước châu Á được hưởng lợi từ việc đồng nội tệ tăng giá vì điều này sẽ giúp họ mua dầu mỏ - được bán với giá tính bằng USD - rẻ hơn. Nhiều nước cũng mua được hàng hóa của Mỹ với giá rẻ hơn, giúp những nước phụ thuộc vào nhập khẩu như Singapore có thể bù đắp lại sự gia tăng giá cả của một số mặt hàng nhập khẩu.

Đồng USD yếu khiến các mặt hàng được giao dịch bằng USD như dầu thô trở nên rẻ hơn đối với những khách hàng sử dụng đồng tiền có giá trị hơn và do đó khuyến khích nhu cầu tiêu thụ. Điều này giúp bù đắp giá dầu đang ở mức cao kỷ lục trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, đồng USD yếu sẽ làm giảm giá trị doanh thu từ xuất khẩu dầu của các nước khai thác dầu thô

lớn. Thực tế này khiến Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không vội vã tăng sản lượng một lần nữa, mặc dù nguồn cung trên thị trường thế giới đang eo hẹp. Cho đến nay, nền kinh tế Khu vực đồng Euro vẫn chưa phải hứng chịu tác động của sự bất ổn về tỷ giá hối đoái, nhưng các rủi ro đang tăng lên. Đồng USD tiếp tục giảm giá là mối lo ngại lớn bởi nó làm cho hàng hóa và các dịch vụ của châu Âu trở nên đắt đỏ hơn so với hàng hóa

Một phần của tài liệu Đề tài: Vị thế của các đồng USD qua các thời kỳ potx (Trang 33 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w