vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
Qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước,được sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tưnhân hoạt động dưới các hình thức hộ kinh doanh cá thể, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh
đã phát triển rộng khắp cả nước; qua đó đã khơi dậy, huy động và khai thácđược các nguồn lực to lớn trong nhân dân như: trí tuệ, tiền vốn, sức laođộng, kinh nghiệp quản lý, tài nguyên , và các nguồn lực khác vào sựnghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ năm của Đảng (khoá IX)một lần nữa khẳng định, phát triển các thành phần kinh tế trong đó có kinh
tế tư nhân theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trongphát triển đất nước, đề án này chỉ có mong muốn góp một cách nhìn nhậnnhỏ bé của mình trình bày những vấn đề lý luận và vai trò, thực trạng củakinh tế tư nhân, đồng thời đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế tư nhânnước ta
Trang 2NỘI DUNG
I Những vấn đề lí luận và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
1 Những vấn đề lí luận
1.1 Đặc điểm của kinh tế tư nhân
1.1.1 Một là, kinh tế tư nhân gắn liền với lợi ích cá nhân - một trong
những động lực thúc đẩy xã hội phát triển
Thực tế cho thấy, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung đã đề cao quá mứclợi ích nhà nước, tập thể, coi nhẹ lợi ích cá nhân, do đó làm thui chột độnglực phát triển kinh tế - xã hội.Trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thịtrường, với việc tôn trọng lợi ích cá nhân, đã tạo ra một động lực mạnh mẽthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Hai là kinh tế tư nhân, mà tiêu biểu là doanh nghiệp của tư nhân, là mô
hình tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hoá
Hoạt động sản xuất trao đổi hàng hoá ra đời gắn liền với sự phân cônglao động xã hội Hình thức tổ chức sản xuất doanh nghiệp là sản phẩm củanền sản xuất xã hội hoá.Trong đó, cơ cấu của kinh tế thị trường chủ yếudựa trên cơ sở của mô hình tổ chức doanh nghiệp có mục tiêu cao nhất vàcuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư và không ngừng chuyển giá trị thặng dưthành tích luỹ tăng thêm của sự phát triển kinh tế
Ba là, kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọng của kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tưnhân và kinh tế tư nhân Nói cách khác, cơ chế thị trường hiện đại chính làdạng thức sinh tồn của kinh tế tư nhân mà điển hình là mô hình tổ chứcdoanh nghiệp
Bất kì một nền kinh tế nào hoạt động theo cơ chế thị trường đều phảithừa nhận và khuyến khích mô hình tổ chức doanh nghiệp này Ngược lại,
mô hình tổ chức doanh nghiệp tự nó ứng xử theo cơ chế thị trường và cósức sống mãnh liệt trong môi trường của cơ chế thị trường
Trang 3Ơ Việt Nam muốn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa thì phải phát triển kinh tế tư nhân nói chung và mô hình tổ chứcdoanh nghiệp nói riêng.
1.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân nước ta hiện nay
Kinh tế tư nhân nước ta đang tồn tại và phát triển trong những điều kiệnchủ yếu sau:
Một là, kinh tế tư nhân nước ta mới được phục hồi và phát triển nhờ
công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo
Hai là, kinh tế tư nhân hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà
nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Nhànước có thể chi phối và định hướng sự phát triển của các thành phần kinh tếthông qua hệ thống các chính sách, công cụ quản lý kinh tế vĩ mô nhưchính sách tài chính, tiền tệ, kế hoạch hoá, chích sách kinh tế đốingoại,v.v Đảng Cộng sản có thể thông qua thể chế chính trị cùng với hệ tưtưởng và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc có tác động mạnh mẽ, thậmchí có tính quyết định đối với các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân
Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển trong điều kiện quan
hệ sản xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa Sự tồn tại và phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay đượccoi như một công cụ, là những hình thức sản xuất - kinh doanh, là bộ phậncấu thành của quan hệ sản xuất theo mục tiêu và định hướng xã hội chủnghĩa
Bốn là, kinh tế tư nhân nước ta ra đời và phát triển ở một nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phát triển chậm, trong bối cảnhthực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng sức sản xuất, chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm
Kinh tế tư nhân ở nước ta có đặc điểm khác về bản chất so với kinh tế tưnhân ở các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay, điều đó thể hiện ở chỗ:
Trang 4Một là, kinh tế tư nhân ở nước ta là kết quả của chính sách phát triển
kinh tế nhiều thành phần, là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế định hướng xãhội chủ nghĩa, ra đời và phát triển vì chính cuộc đổi mới và phục vụ cho sựnghiệp đổi mới Chủ các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp thuộc khuvực kinh tế tư nhân phần lớn là những đảng viên, đoàn viên, cán bộ quânđội đã chuyển ngành, phục viên, hưu trí và đội ngũ trí thức, sinh ra vàtrưởng thành trong chế độ mới Người lao động trong các doanh nghiệpcũng thuộc giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức được hìnhthành trong xã hội mới Hơn nữa, trong các doanh nghiệp ở nước ta đã vàđang hình thành các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản tổ chức vàlãnh đạo hoạt động vì mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
Hai là, kinh tế tư nhân ở nước ta bị chi phối và phát triển theo định
hướng mà Đảng Cộng sản đề ra thông qua hệ thống các chính sách, phápluật của Nhà nước Bằng các công cụ kinh tế Nhà nước có thể hướng sựphát triển của các doanh nghiệp vào những ngành, những địa bàn đáp ứngnhu cầu của nhân dân, tăng cường tính xã hội chủ nghĩa trong quá trìnhphát triển của đất nước Thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước
có thể điều tiết việc sử dụng lao động, phân phối thu nhập của kinh tế tưnhân nhằm đảm bảo các mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa
Ba là, kinh tế tư nhân ở nước ta ngay từ khi mới ra đời đã mang những
yếu tố tích cực Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Góp phần quan trọng vào giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế và trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề xã hội gay gắt (lao động,việc làm, xoá đói giảm nghèo )
- Góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, gắn liền các giai tầng
xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
- - Mối quan hệ trực tiếp giữa chủ với công nhân, người lao động khôngcòn là mối quan hệ đối kháng mà mang tính chất hợp tác Quan hệ giữa chủ
Trang 5và nông dân cũng là mối quan hệ hợp tác, hai bên cùng có lợi thông quacác hợp đồng cung cấp nông sản, nguyên liệu, các đại lý Trong điều kiệncủa cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, quan hệ giữa các chủ
và đội ngũ trí thức cũng được tăng cường theo hướng hợp tác cùng có lợinhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp
- Sự phát triển của kinh tế tư nhân góp phần tăng tính cộng đồng dân tộc,hình ảnh của dân tộc trong cộng đồng quốc tế mà sự mở rộng của các loạisản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế là một minhchứng cho điều đó
2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- - Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực kinh tế tưnhân là tạo công ăn việc làm Hệ thống các doanh ngiệp nhà nước hiệnđang trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới;khu vực hành chính nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mớikhông nhiều Do đó khu vực kinh tế tư nhân chính là nơi thu hút, tạo việclàm mới cho xã hội
- - Hầu hết các doanh nghiệp cũng góp phần chủ yếu đào tạo và nâng caotay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực, do đó có tácdụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn đang rất mất cânđối ở nước ta hiên nay
- - Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng vào GDP và thúc đẩytăng trưởng kinh tế, nhất là trong những năm gần đây Đặc biệt, trong nôngnghiệp, nó đã đóng góp đáng kể trong trồng trọt, chăn nuôi và quan trọnghơn cả là trong các ngành chế biến, xuất khẩu, nhờ đó kinh tế nông nghiệp
đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng sản xuất hàng hoá, đẩy nhanhquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
Trang 6- Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách Kinh tế tư nhân lànguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị trường xuấtkhẩu, thậm chí một số doanh nghiệp đã vươn lên chiếm lĩnh thị trường xútkhẩu về một số mặt hàng quan trọng.
- - Đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước có xu hướngtăng nhanh, bao gồm các nguồn thu: thuế công thương nghiệp và dịch vụngoài quốc doanh, thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các khoản phíkhác
- - Khu vực kinh tế tư nhân đã có đóng góp rất lớn trong việc thu hút cácnguồn vốn đầu tư xã hội
- - Khu vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng tạo môi trường kinhdoanh, thúc đẩy phát triển cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, xoá đói giảm nghèo
- II Thực trạng kinh tế tư nhân ở nước ta từ đổi mới đến nay
- 1.Những thành tựu
- Nhìn tổng thể, sự hồi sinh và phát triển khu vực kinh tế tư nhân từ sau
đổi mới đến nay đã mang lại nhiều kết quả kinh tế - xã hội to lớn, mà nổibật là:
- 1.1 Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư thamgia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạoviệc làm
1.1.1, Huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển
Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp một lượng vốn đầu tư rất đáng kểcho nền kinh tế: 49% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội năm 1990 và trên21% năm 1998, tức là chiếm trên 1/5 tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội - là
tỷ trọng không nhỏ
1.1.2 Tạo việc làm, toàn dụng lao động xã hội
Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng tham giatích cực và có hiệu quả đối với vấn đề giải quyết việc làm Tính đến năm
Trang 71996 đă giải quyết việc làm cho 4.700.742 lao động, chiếm gần 70% lựclượng lao động xã hội trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp.
1.1.3 Đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưởng nền kinhtế
Năm 1995, khu vực tư nhân đóng góp 43,50% GDP, khối tư bản tư nhânchiếm 7,5% GDP Mặc dù các năm 1996, 1997 có sự giảm sút nhưng năm
1998 khu vực này vẫn chiếm tỉ trọng 41,1% GDP, khu vực tư bản tư nhânchiếm 7,47% GDP Nhờ vậy, khu vực kinh tế tư nhân đã góp một phầnquan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 8%/năm, liên tục trong giai đoạn 1992 -1997, và đỉnh cao đạt 9,5% vào năm1995
Ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng tăng nguồnthu cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế - xãhội đặt ra Tính đến năm 1998 khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kểkinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) nộp ngân sách qua thu thuế là 11.086 tỷđồng, chiếm 3,5% GDP; tính ra bình quân hàng năm đã đóng góp vàonguồn thu cho ngân sách trên dưới 3% GDP của cả nước, cao gấp trên 3 lầnđóng góp của khu vực liên doanh với nước ngoài (0,9% GDP/ năm) và gầnbằng đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào nguồn thu ngân sáchhàng năm (khoảng 7% GDP/năm)
1.2 Thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản
lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế
Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, cònlại hầu hết là do khu vục kinh tế tư nhân tham gia, thậm chí còn chiếm tỷtrọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thuỷ hải sản,đánh cá, lâm nghiệp, hàng hoá bán lẻ, chế biến, sành sứ, giày dép, dệt may,v.v ,đã mang về hàng tỷ đô la ngoại tệ cho nền kinh tế.Chính sự phát triểnphong phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩmdịch vụ, các hình thức kinh doanh, v.v của khu vực kinh tế tư nhân đã tác
Trang 8động mạnh đến các doanh nghiệp nhà nước, buộc khu vực kinh tế nhà nướcphải cải tổ, sắp xếp lại, đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới phương thứckinh doanh dịch vụ,v.v để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường.Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khuvực kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nênsức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhà nước phải đổi mới đápứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thịtrường nói chung.
- 1.3 Hình thành và phát triển các chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh
tế tư nhân, góp phần xây dựng đội ngũ các nhà doanh nghiệp Việt Nam,làm đầu tầu thúc đẩy nên kinh tế bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, mở cửa hợp tác với bên ngoài
- Chúng ta đã từng bước hình thành được đội ngũ các nhà doanh nghiệphoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề với số lượng ngàymột lớn: khoảng trên 40.000 chủ doanh nghiệp và trên 120.000 chủ trangtrại (trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp), lớn hơn nhiều lần lượng giámđốc doanh nghiệp nhà nước được đào tạo trong nhiều thập kỉ trước Nhờđược đào luyện trong kinh tế thị trường, đội ngũ các nhà doanh nghiệp tưnhân đã tỏ rõ bản lĩnh, tài năng, thích ứng khá kịp thời với sự chuyển đổicủa nền kinh tế Họ đã vươn lên tham gia và làm chủ hầu hết các lĩnh vực,ngành nghề sản xuất kinh doanh, trong đó bao gồm cả những ngành kĩthuật cao (điện tử, phần mềm, v.v ) Đặc biệt, trong lĩnh vực nông - lâm -ngư nghiệp, hàng trăm ngàn trang trại cung cấp nông sản hàng hoá cho xuấtkhẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo.Vai trò của các trang trại ngày càng đượckhẳng định như đầu tầu, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá vàtăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp nước ta
1.4 Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp, thúc đẩy lựclượng sản xuất phát triển, thực hiện công bằng xã hội
Trang 9Chính nhờ phát triển kinh tế tư nhân với nhiều loại hình kinh tế khácnhau, đã góp phần làm cho quan hệ sản xuất chuyển biến phù hợp với lựclượng sản xuất trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế nước ta.
Trước hết là sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu Nếu trước đây quan hệ
sở hữu ở nước ta chỉ bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể thì giờ đâyquan hệ sản xuất đã được mở rộng hơn: còn có sở hữu tư nhân về tư liệusản xuất và sở hữu hỗn hợp
Sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu nói trên kéo theo sự chuyển biếntrong quan hệ quản lý: hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp tư bản tưnhân bên cạnh đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; đội ngũnhững người lao động làm thuê trong các doanh nghiệp tư bản tư nhân bêncạnh những người làm công ăn lương trong các doanh nghiệp nhànước Xuất hiện quan hệ chủ thợ, quan hệ thuê mướn lao động thông quahợp đồng kinh tế
Quan hệ phân phối giờ đây càng trở nên linh hoạt, đa dạng: ngoài phânphối chủ yếu dựa trên lao động, còn sử dụng các hình thức phân phối theovốn góp, theo tài sản, theo cổ phần và các hình thức khác, v.v
Những chuyển biến của quan hệ sản xuất nói trên đã khơi dậy và pháthuy được tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuât, tài nguyên thiên nhiên, đặcbiệt là nguồn lao động dồi dào và tiềm lực của hàng triệu hộ nông dân, hộ
cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân vào công cuộc phát trểin kinh tếđất nước Nhờ vậy đã góp phần quan trọng xoá đói giảm nghèo (từ 16,5%
hộ nghèo đói năm 1995 giảm xuống còn 11% năm 2000), cải thiện đờisống dân cư (mức tiêu dùng của dân cư nông thôn tăng 5,4% hàng năm vàcủa dân thành thị tăng 9,6%); góp phần đưa đất nước vượt qua khủnghoảng và là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhiều nămliền trong khu vực và trên thế giới
2 Những hạn chế
Trang 10Một là, phần lớn các cơ sơ kinh tế tư nhân đều có quy mô nhỏ, năng lực
và sức cạnh tranh hạn chế, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường Hiệnnay có tới 87,2% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; trong đó29,4% có mức vốn dưới 100 triệu đồng; những doanh nghiệp có mức vốn
từ 10 tỷ đồng trở nên chỉ chiếm 1%, trong đó từ 100 tỷ đồng trở nên có0,1% Ngân hàng thì luôn ở trong tình trạng thủ thế “chờ doanh nghiệp đếnvay với đầy đủ các điều kiện về tài sản thế chấp” chứ không phải là “tìmcác phương án kinh doanh có hiệu quả để cho vay” Mặt khác, bản thândoanh nghiệp cũng có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận cácnguồn vốn, tiếp cận thông tin.Thành lập doanh nghiệp chủ yếu là dựa trênkinh nghiệm chứ chưa tính toán đầy đủ nhu cầu thị trường và khả năng tiêuthụ chác chắn, nên hầu hết các chủ doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tưnhân (nhất là hộ cá thể và tiểu chủ) hoạt động thiếu phương án cũng như kếhoạch kinh doanh, vì vậy dễ đổ vỡ trước biến động của thị trường
Hệ thống ngân hàng, kể cả hệ thống tài chính trung gian yếu kém cùngvới những thủ tục thế chấp phức tạp và nạn quan niêu đã khiến cho hơn20% các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa không muốn vay ngân hàng, chỉ
có 18% các doanh nghiệp tư nhân vừa và lớn vay được vốn dài hạn; đối vớidoanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa con số này chắc chắn sẽ còn thấp hơn
Hai là, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu và nguồn nhân lực còn hạn
chế, do đó không nâng cao được khả năng cạnh tranh của sản phẩm hànghoá Doanh nghiệp sử dụng máy móc, công nghệ mới cũng như thuê máymóc thiêt bị rất ít; có khoảng 18% số doanh nghiệp ở thành phố Hồ ChíMinh và 5% số doanh nghiệp ở Hà Nội không thể tăng khả năng sản xuấtvới những thiết bị hiện có; khoảng 50% số doanh nghiệp ở thành phố HồChí Minh đang sử dụng tới 90% công suất của máy móc Tỷ lệ này ở cácthành phố khác chỉ có 13% và ở nông thôn là 15-20% Số doanh nghiệpđược trang bị máy móc công nghệ hiện đại chưa nhiều, chỉ có khoảng 24%doanh nghiệp tư nhân và 25% công ty trách nhiệm hữu hạn
Trang 11Lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là lao động phổthông, ít được đào tạo, thiếu kĩ năng, trình độ văn hoá thấp, chỉ có 5,13%lao động có trình độ đại học, khoảng 48,4% số chủ doanh nghiệp không cóbằng cấp chuyên môn.
Ba là, thiếu mặt bằng sản xuất và mặt bằng sản xuất không ổn định là
tình trạng phổ biến đã tác động bất lợi tới chiến lược kinh doanh của cácdoanh nghiệp Quyền sử dụng đất không được chuyển nhượng công khai,giá đất thiếu ổn định, dẫn tới tình trạng đất đai bị đầu cơ, sử dụng kém hiệuquả, do đó các cơ sở kinh tế tư nhân mới thành lập rất khó có được mặtbằng đất đai ổn định.Thêm vào đó, sự phân biệt đối xử trong việc giao đấtcủa Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và cho thuê đối với các cơ sởkinh tế tư nhân cũng gây ra bất lợi và thiệt thòi cho khu vực kinh tế tưnhân Ngay cả khi doanh nghiệp đã bỏ ra rất nhiều chi phí để có mặt bằngsản xuất, nhưng sau đó họ lại rất khó khăn trong việc dùng đất đai để làmtài sản thế chấp vay ngân hàng
Bốn là, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đây là vấn đề cản trở lớn đến
phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân Hầu hết cácdoanh nghiệp mua nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thịtrường địa phương và dựa vào mạng lưới quan hệ cá nhân (chỉ có khoảng20% số doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm tại các thành phố lớn và khoảng33% được bán cho khu vực nhà nước) Hiện nay một số sản phẩm hàng hoácủa khu vực kinh tế tư nhân cũng đã có mặt trên thị trường thế giới, tuy vậysản phẩm đủ chất lượng xuất khẩu còn ít và chịu sức ép cạnh tranh gay gắt,còn lại phần lớn sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường nội địa Nhưng vàinăm gần đây, do tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực,thu nhập của dân cư sút kém nên sức mua trong nước cũng giảm.Thêm vào
đó, hàng hoá trong nước còn tồn đọng với khối lượng lớn, cùng với hàngnhập lậu tràn lan không kiểm soát được (qua biên giới) đã làm cho việc tiêu
Trang 12thụ hàng hoá rơi vào tình thế cực kì bất lợi, làm cho nhiều cơ sở sản xuất bịđình đốn, phá sản.
Năm là,khả năng cạnh tranh để tồn tại, đứng vững trong cơ chế thị
trường của các cơ sở kinh tế tư nhân còn hạn chế, một số tiêu cực nảy sinh
đã làm cho tốc độ phát triển của cả khu vực kinh tế tư nhân đang chững lại
và có biểu hiện suy giảm trong những năm gần đây, từ mức 32% năm 1997giảm xuống còn 4% năm 1998 Một số doanh nghiệp lớn chia nhỏ doanhnghiệp, không muốn đăng kí thành lập các doanh nghiệp lớn, mà chỉ liêndoanh liên kết với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể để núpbóng trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, hoạt động kinh tế ngầm; một sốchủ doanh nghiệp móc nối, cấu kết với một số cán bộ nhà nước thoái hoá
để bòn rút, chiếm đoạt tài sản nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng nhiềumặt đối với nền kinh tế - xã hội, v.v Tình hình trên một mặt do sự tác độngbất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nhưng mặt quan trọng hơnlại bắt nguồn từ sự yếu kém về năng lực của bản thân khu vực kinh tế tưnhân nói riêng và sự yếu kém của nền kinh tế nước ta nói chung - đặc biệt
là những hạn chế của chính sách, giải pháp quản lý vĩ mô của Nhà nước
3 Một số nguyên nhân chủ yếu
3.1 Nguyên nhân từ phía cơ chế, chính sách của Nhà nước
Một là, luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước vẫn
chưa hoàn toàn tạo lòng tin cho những hộ cá thể, tiểu chủ và doanh nghiệp
tư bản tư nhân, nhất là những nhà doanh nghiệp có vốn lớn, có đầu óc kinh
doanh yên tâm làm ăn lâu dài
Một thời gian dài trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã không chủ trươngkhuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân, bởi vậy việc tích lũ vốn,trau dồi kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường và mở rộng quan
hệ quốc tế của các doanh nghiệp nay gần như không có Chuyển sang nềnkinh tế thị trường, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, LuậtDoanh nghiệp v.v ,tuy nhiên trong thực tế, nhiều chủ trương, chính sách bị