Đối với Cơ quan Công an

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học pot (Trang 86 - 92)

Trong công tác phòng ngừa xã hội, việc phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và vấn đề phối hợp giữa cơ quan Công an với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Để làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cơ quan Công an các cấp cần chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể tổ chức xã hội thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời tích cực thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trách nhiệm trong chương trình phối hợp hành động theo các Nghị quyết, Kế hoạch liên tịch giữa Công an với các ngành, đoàn thể trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Để đẩy mạnh sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và nhân dân trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, cơ quan Công an cần cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau:

Thứ nhất, đề cao hơn nữa trách nhiệm, vai trò chủ động thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành đoàn thể nhân dân nhằm phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong hoạt động phòng

ngừa tội phạm. Trước mắt, lực lượng công an phải chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo quyết liệt và sâu sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch và chương trình hành động phòng chống tội phạm trong tình hình mới theo Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho mọi cán bộ đảng viên, các cấp, các ngành đoàn thể đưa Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm thực sự đi vào cuộc sống, trở thành hành động thiết thực trong đấu tranh phòng chống, tội phạm. Cần chú ý đưa vào nội dung phòng ngừa tội phạm vào hoạt động thường xuyên của các cấp, các ngành, đoàn thể. Gắn các biện pháp có ý nghĩa phòng ngừa xã hội cơ bản trong các nội dung của chương trình quốc gia phòng chống tội phạm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa vào các công tác lớn của địa phương, ngành, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong hoạt động của mình, qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đồng bộ trên các lĩnh vực nhằm kiềm chế tốc độ gia tăng của tội phạm, từng bước làm giảm tội phạm góp phần đảm bảo sự ổn định vững chắc về trật tự xã hội.

Thứ hai, tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về tác hại của tội phạm cho các tầng lớp nhân dân, làm cho Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy thâm nhập sâu rộng vào cuộc sống bằng hình thức phong phú và phù hợp để làm chuyển biến nhận thức của mỗi người về trách nhiệm công dân đối với nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự, từ đó tự giác đóng góp sức lực, tinh thần, vật chất vào hoạt động phòng ngừa tội phạm, giúp đỡ các cơ quan bảo vệ pháp luật bằng việc phát hiện, tố giác tội phạm.

Thứ ba, tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa tội phạm đến từng gia đình, tổ dân phố, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ quan doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang trên từng địa bàn. Tiếp tục xây dựng hoàn thiện các quy ước, quy định đảm bảo an ninh trật tự trong cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư, xây dựng và nhân rộng mô hình "Nhóm liên gia tự quản", "Gia đình an toàn - văn hóa",

cụm dân cư, tổ dân phố "Không còn tội phạm và tệ nạn xã hội" trong địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm.

Tổ chức thực hiện có chiều sâu, hiệu quả các nội dung của chương trình phối hợp hành động trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc theo các nghị quyết, kế hoạch liên tịch giữa Công an với các ngành, đoàn thể, nhất là với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm đẩy mạnh thực hiện Đề án 1 - Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, đó là phát động toàn dân tham gia phòng, ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và cộng đồng dân cư. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các chuyên đề phối hợp giữa Công an với các ngành đoàn thể, tham gia phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội (Bộ Công an phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bộ Lao động và Thương binh, xã hội về công tác phòng chống ma túy trong trường học; Bộ Công an phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin về công tác đấu tranh bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực; Bộ Công an phối hợp với Hội Cựu chiến binh về việc xây dựng phong trào tự quản về an ninh trật tự ở cụm dân cư; Bộ Công an phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về công tác phòng, chống ma túy trong gia đình; Bộ Công an phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên về công tác phòng ngừa, ngăn chặn thanh thiếu niên phạm tội và hoạt động tệ nạn xã hội…

Gắn hoạt động phòng ngừa tội phạm vào quá trình đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, cờ bạc… trong cuộc sống cộng đồng. Thực tế đấu tranh phòng chống tội phạm đã chứng minh rằng các đối tượng tham gia các tệ nạn nói trên có quan hệ rất gần gũi với tội phạm (theo số liệu của Bộ Công an: khoảng 60% đối tượng phạm tội là người nghiện ma túy). Do vậy, nếu hạn chế đến mức thấp nhất được các loại tệ nạn nói trên sẽ tạo ra môi trường xã hội lành mạnh trong từng gia đình, tổ dân phố, cụm dân cư, sẽ góp phần tích cực để loại trừ các tiêu cực xã hội là nguyên nhân, điều kiện phát sinh và tồn tại của tình trạng phạm tội.

Củng cố tăng cường hoạt động của các tổ chức quần chúng cơ sở như: Bảo vệ dân phố, Dân phòng, đội vây bắt người phạm tội, đội tự quản, đội thanh niên tình nguyện làm công tác xã hội, tổ hòa giải, Ban thanh tra nhân dân... Đây là những tổ

chức quần chúng có thể góp phần tích cực vào hoạt động phòng ngừa hoạt động tội phạm như tuần tra bảo vệ an ninh trật tự, tham gia quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật tại cơ sở, hòa giải mẫu thuẫn nội bộ nhân dân, phát hiện, ngăn chặn những hành vi vi phạm cho cơ quan Công an. Để xây dựng những tổ chức quần chúng nói trên trở thành người cộng tác đắc lực và là cơ sở xã hội vững chắc của lực lượng Công an, cán bộ, chiến sĩ làm công tác xây dựng phong trào của Công an phường, xã phải tích cực tham mưu hướng dẫn cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và tổ chức hoạt động đối với các tổ chức quần chúng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, tạo nên sức mạnh chung của toàn xã hội trong phòng ngừa tội phạm ở địa phương.

Thứ tư, thường xuyên thông báo về các phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các loại đối tượng để quần chúng nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm và vận động đối tượng phạm tội ra đầu thú. Công an cần phối hợp với các cấp, các ngành, tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án 1 của Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, trong đó cần làm tốt công tác vận động nhân dân cung cấp tin báo, tố giác tội phạm, thiết lập ‘hòm thư tố giác", "đường dây nóng"... để nhân dân có điều kiện thuận lợi cung cấp thông tin về tội phạm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Thứ năm, về mặt tổ chức, đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu cho xây dựng các tổ chức chuyên trách làm công tác phòng ngừa từ Bộ Công an đến công an các địa phương quận (huyện) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong ngành, đồng thời phát huy tốt vai trò là cơ quan thường trực trong ban chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm ở các cấp.

Ngoài ra, để làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm, động viên, khuyến khích người dân phát hiện, tố giác tội phạm, Công an cũng cần làm tốt công tác quản lý hành chính là biện pháp quản lý nhà nước về trật tự xã hội của ngành Công an được Nhà nước giao như đăng ký quản lý hộ khẩu, quản lý đặc doanh, quản lý vũ khí, chất nổ, quản lý trật tự an toàn giao thông đô thị, quản lý phòng cháy, chữa cháy, trên cơ sở chế độ, thể lệ, quy tắc đã ban hành. Đây là biện pháp nghiệp vụ công khai của ngành Công

an có tác dụng to lớn về phòng ngừa tội phạm. Việc sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục đối tượng, đề phòng tái phạm, thu thập tài liệu chứng cứ để phục vụ yêu cầu điều tra khám phá các vụ án hoặc lập hồ sơ những đối tượng cần đưa đi giáo dục tập trung theo quy định của pháp luật. Để khắc phục những hạn chế thiếu sót còn tồn tại trong công tác của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính nhất là cảnh sát khu vực ở địa bàn phường, đồng thời phát huy hết tác dụng của biện pháp hành chính để phòng ngừa tội phạm, lực lượng Công an về quản lý hành chính cần tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, làm tốt công tác quản lý nhân khẩu theo hướng đi sâu nắm vững từng hộ, từng người để nắm chắc tình hình hoạt động của các loại đối tượng và địa bàn trọng điểm. Quán triệt đúng quan điểm của Bộ Công an về công tác đăng ký quản lý hộ khẩu phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, nhưng phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với tình hình đặc điểm của sự phát triển kinh tế - xã hội, có biện pháp thích hợp để kiểm soát tình trạng cư trú trái phép, thực hiện đúng phương châm "ở đâu có con người cư trú, ở đó phải tiến hành quản lý chặt chẽ".

Hai là, lãnh đạo Công an địa phương cần tăng cường chỉ đạo công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu để nắm vững tình hình an ninh trật tự ở địa bàn dân cư thuộc phạm vi phụ trách, nhất là tình hình vi phạm pháp luật, tình hình tội phạm, phát hiện đối tượng truy nã, đối tượng từ nơi khác đến hoạt động. Đặc biệt, chú trọng công tác quản lý tạm trú, tạm vắng, giáo dục nhân dân tự giác thực hiện quy định khai báo tạm trú, tạm vắng, mặt khác nghiên cứu cải tiến quy trình đăng ký quản lý hộ khẩu, bảo đảm chặt chẽ và tiện lợi tránh gây phiền hà cho nhân dân để khuyến khích sự tự giác của nhân dân về chấp hành các quy định về đăng ký quản lý hộ khẩu, nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng. Thực hiện tốt chế độ thông tin về biến động nhân khẩu, hộ khẩu giữa các địa phương góp phần phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Ba là, lực lượng Cảnh sát khu vực cần chủ động phối hợp với Cơ quan Điều tra, phục vụ hoạt động điều tra, khám phá vụ án hình sự, trong đó Cảnh sát khu vực cần nắm tình hình về những người nắm thông tin về vụ án để động viên họ chủ động cộng tác với Cơ quan Điều tra.

Bốn là, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự xã hội trong công tác quản lý vũ khí, chất nổ, quản lý đặc doanh, phát huy đầy đủ tác dụng của các mặt công tác này trong phòng ngừa tội phạm. Đối với công tác quản lý vũ khí, chất nổ, cần tăng cường hoạt động tuần tra kiểm soát, vận động nhân dân giao nộp thu gom vũ khí chất nổ, hạn chế tình trạng mất mát, mua bán, tạo ra sơ hở để bọn phạm tội sử dụng vũ khí, chất nổ hoạt động phạm tội.

Năm là, cần duy trì và đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát trật tự để phát huy tác dụng phòng ngừa tội phạm, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của ngành về công tác tuần tra kiểm soát là "Tiến hành tuần tra, kiểm soát thường xuyên liên tục nhất là khu vực địa bàn trọng điểm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, gây rối trật tự xã hội, tạo nên sức mạnh răn đe, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự". Nhận thức đầy đủ về vị trí công tác tuần tra, kiểm soát và tổ chức thực hiện tốt là yếu tố quyết định việc phát huy tác dụng phòng ngừa của công tác này. Công an địa phương cũng cần tổ chức tốt hoạt động tuần tra, kiểm soát, phối hợp giữa cán bộ, chiến sĩ Công an với lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng ở địa bàn dân cư, huy động quần chúng nhân dân tham gia công tác tuần tra, nhân dân tạo thành thế trận phòng ngừa khép kín, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Ngoài những biện pháp mang tính phòng ngừa nói trên, cơ quan Công an cần áp dụng các biện pháp sau đây nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm sau đây:

Thứ nhất, lãnh đạo Công an các cấp phải nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm. Cần coi đây là công tác rất quan trọng trong quá trình điều tra các vụ án hình sự. Nếu không tiếp nhận và giải quyết đầy đủ, kịp thời chính xác các tin báo, tố giác tội phạm, sẽ làm mất đi một nguồn thông tin quan trọng về tội phạm. Xuất phát từ quan điểm "lấy dân làm gốc", cán bộ, chiến sĩ Công an phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân để xử lý một cách nghiêm túc những tin báo, tố giác tội phạm, coi đó là nguồn thông tin quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thứ hai, cần đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, nhất là trong việc bố trí cán bộ làm công tác trực ban hình sự, có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm. Bố trí những cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ điều tra, có khả năng phán đoán, lập các giải thuyết điều tra, chỉ đạo, điều hành các hoạt động điều tra, xác minh ban đầu; có phẩm chất đạo đức trong sáng, yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với công việc, không ngại khó, không ngại khổ, thì mới có thể tập trung khai thác hết các giá trị thông tin, giải quyết triệt để các tin báo, tố giác tội phạm, phục vụ công tác đầu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là trong điều kiện tình hình tội phạm đang diễn biến rất phức tạp hiện nay.

Thứ ba, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho lực lượng tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm, trước hết là các phương tiện thông tin liên lạc như bộ đàm, điện thoại di động, máy nhắn tin, máy ghi âm…, phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, vũ khí, công cụ hỗ trợ. Cần trang bị hệ thống máy vi tính được nối mạng trong phạm vi cả nước và trong từng địa phương để phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học pot (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)