Các cơ quan bảo vệ pháp luật còn bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém trong đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học pot (Trang 60 - 63)

5. Hình phạt đối với người phạm tội không tố giác tội phạm

2.2.3. Các cơ quan bảo vệ pháp luật còn bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém trong đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm

trong đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm

Trong những năm qua, mặc dù Đảng, Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình kế hoạch làm cơ sở và nội dung thực hiện cho quá trình tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm, song trên thực tế, các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa có các biện pháp cụ thể để các văn bản này phát huy đầy đủ tác dụng và có hiệu lực cao trong cuộc sống. Mặc dù Công an các các địa phương đều xác định phòng ngừa xã hội là công tác quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội không tố giác tội phạm nói riêng, nhưng một số cán bộ, chiến sĩ chưa coi trọng công tác tuyên

truyền, vận động quần chúng tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm. Vấn đề nổi cộm trong tình hình an ninh trật tự ở nước ta hiện nay là tội phạm chưa giảm một cách cơ bản, một số loại tội phạm như: tội phạm về tham nhũng, tội phạm về ma túy... có chiều hướng diễn biến phức tạp. Bên cạnh nguyên nhân chưa có giải pháp hữu hiệu để hạn chế khắc phục nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, thì có một nguyên nhân quan trọng đó là công tác phòng ngừa chưa được tổ chức thực hiện đúng tầm chiến lược cơ bản; chưa có một tổ chức hoàn chỉnh để điều hành công tác phòng ngừa tội phạm từ Bộ Công an đến Công an quận (huyện); hoạt động phòng ngừa tội phạm còn mang nặng tính hình thức và hành chính. Thực tế trong nhiều năm qua Công an các địa phương đã có những bộ phận làm công tác phòng ngừa, tuy nhiên, các bộ phận công tác nói trên chưa phát huy được hiệu lực và tác dụng. Thực chất cho đến nay chưa có mô hình tổ chức hợp lý chuyên trách làm công tác này, do đó đã hạn chế khả năng và hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm.

Công tác phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và giữ gìn trật tự an toàn xã hội có nơi, có lúc còn buông lỏng, thiếu thường xuyên, chưa liên tục kém hiệu quả. Một số cán bộ, chiến sĩ Công an ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến các tổ chức quần chúng tham gia công tác phòng ngừa tội phạm ở cụm địa bàn dân cư như Tổ bảo vệ dân phòng, Tổ dân phố, Ban hòa giải, Hội chữ thập đỏ… Đặc biệt, chưa quan tâm đến hạt nhân của các tổ chức này như Tổ trưởng dân phố, già làng, trưởng bản…

Công an một số địa phương tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chưa làm tốt vai trò thường trực, nòng cốt trong việc tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, chỉ đạo, phối hợp với các ban, ngành, tổ chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh… để phát huy sức mạnh tổng hợp trong phát hiện, tố giác tội phạm.

Phong trào quản lý, giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng dân cư chưa được triển khai sâu rộng, cho nên tỷ lệ tái phạm còn cao. Trong số đối tượng tù tha, số đối tượng cắt cơn cai nghiện phục hồi trở về gia đình, cộng đồng, còn

nhiều người không tìm được việc làm, một số lớn bị mọi người kỳ thị, xa lánh, nên dễ đẩy họ trở lại con đường phạm tội.

Công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội không tố giác tội phạm nói riêng của các cơ quan bảo vệ pháp luật do chưa có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, chưa chuyên sâu, cho nên hiệu quả hoạt động chưa cao; ít tổng kết, nghiên cứu thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo chuyên đề, cấp cơ sở ít quan tâm, nghiên cứu, cho nên chưa rút ra được quy luật, đặc trưng của loại tội phạm này trên từng địa bàn, khu vực; công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tiến hành các biện pháp phòng ngừa ở một số địa bàn còn hạn chế. Trong Công an các địa phương, chưa có quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm dẫn tới một số biện pháp phòng ngừa của Cảnh sát hình sự, Cảnh sát khu vực ở nhiều địa bàn còn chồng chéo, trùng dẫm; các ngành Tòa án, Kiểm sát cũng chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Trên thực tế, loại tội không tố giác tội phạm xảy ra tương đối phổ biến, nhưng việc xử lý hình sự còn nhiều hạn chế do sự buông lỏng của các cơ quan chức năng. Tình hình này đã tồn tại trong một thời gian khá dài và tạo nên tâm lý khinh nhờn coi thường phép nước.

Sự phối hợp, hiệp đồng hoạt động giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm còn nhiều bất cập, còn có hiện tượng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về tội không tố giác tội phạm; chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm. Sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan, tổ chức trong đấu tranh phòng, chống tội phạm chưa đi vào chiều sâu, cho nên một số cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và một bộ phận không nhỏ trong nhân dân chưa thấy rõ trách nhiệm và phát huy đầy đủ vai trò của mình trong hoạt động phòng chống tội phạm, có xu hướng tâm lý ỷ lại vào các cơ quan bảo vệ pháp luật làm hạn chế đến kết quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học pot (Trang 60 - 63)