Thực trạng và động thái của tình hình tội không tố giác tội phạm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học pot (Trang 39 - 47)

5. Hình phạt đối với người phạm tội không tố giác tội phạm

2.1.1. Thực trạng và động thái của tình hình tội không tố giác tội phạm

Theo lý luận chung về tội phạm học, thực trạng của tình hình tội không tố giác tội phạm có thể được đánh giá thông qua số liệu thống kê án hình sự được xét xử trên phạm vi toàn quốc, bao gồm toàn bộ số tội phạm và số bị cáo đã có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, là một phần của tình hình tội không tố giác tội phạm xảy ra trên thực tế được các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, xử lý và được đưa vào thống kê.

Nghiên cứu về tình hình tội không tố giác tội phạm ở Việt Nam, không thể không chú ý tới tình hình tội phạm ẩn, vì đây là một bộ phận đáng kể của tổng số các tội không tố giác tội phạm đã xảy ra trong thực tế. Cho đến nay, ở nước ta việc đánh giá tình hình tội phạm thường chủ yếu dựa vào số liệu thống kê về những tội phạm đã được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử. Thực tế số liệu đó chỉ phản ánh một phần của tổng số những tội phạm đã xảy ra, còn một phần quan trọng khác mà các cơ quan pháp luật chưa phát hiện ra do vậy chưa xử lý được, nên chưa có cơ sở đưa vào thống kê. Đó là tội phạm bị bỏ lọt hay còn gọi là tội phạm ẩn.

Tình hình tội phạm ẩn có thể hiểu một cách khái quát là: tổng thể những hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, cùng các chủ thể của những hành vi đó, trong một khoảng thời gian và không gian xác định mà chưa bị các cơ quan chức năng phát hiện, chưa bị xử lý bằng hình sự hoặc không có trong thống kê hình sự

Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng và động thái của tình hình không tố giác tội phạm trong những năm gần đây trên phạm vi toàn quốc một cách toàn diện, cần phải tiến hành nghiên cứu sâu để phân tích, làm rõ cơ cấu và tình chất của loại tội phạm này đồng thời cần đặt nó trong tương quan với tình hình diễn biến tội phạm nói chung.

Về tình hình và số lượng tội phạm nói chung, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong 09 năm qua (1997 - 2005), Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 408.771 vụ với 739.832 bị cáo và đã xét xử sơ thẩm hình sự 390.566 vụ với 604.504 bị cáo, cụ thể như sau:

- Năm 1997, đã thụ lý 40.022 vụ, 81.692 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 32.364 vụ, 61.962 bị cáo; đình chỉ xét xử 506 vụ, 1.087 bị cáo; hoàn lại Viện kiểm sát 4.115 vụ, 14.542 bị cáo. Còn lại 3.037 vụ, 4.101 bị cáo chưa xử lý.

- Năm 1998, đã thụ lý 45.780 vụ, 75.656 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 38.614 vụ, 62.136 bị cáo; đình chỉ xét xử 544 vụ, 834 bị cáo; hoàn lại Viện kiểm sát 4.537 vụ, 8.711 bị cáo. Còn lại 2.085 vụ, 3.975 bị cáo chưa xử lý.

- Năm 1999, đã thụ lý 58.094 vụ, 91.508 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 49.729 vụ, 76.302 bị cáo; đình chỉ xét xử 440 vụ, 706 bị cáo; hoàn lại Viện kiểm sát 4.447 vụ, 8.392 bị cáo. Còn lại 3.478 vụ, 6.108 bị cáo chưa xử lý.

- Năm 2000, đã thụ lý 48.875 vụ, 74.261 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 41.409 vụ, 61.491 bị cáo; đình chỉ xét xử 762 vụ, 1.185 bị cáo; hoàn lại Viện kiểm sát 4.200 vụ, 7737 bị cáo. Còn lại 2.504 vụ, 3.848 bị cáo chưa xử lý.

- Năm 2001, đã thụ lý 48.365 vụ, 70.290 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 41.265 vụ, 58.221 bị cáo; đình chỉ xét xử 462 vụ, 604 bị cáo; hoàn lại Viện kiểm sát 4.124 vụ, 7435 bị cáo. Còn lại 2.514 vụ, 4.030 bị cáo chưa xử lý.

- Năm 2002, đã thụ lý 51.350 vụ, 74.265 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 43.012 vụ, 61.256 bị cáo; đình chỉ xét xử 350 vụ, 492 bị cáo; hoàn lại Viện kiểm sát 5.225 vụ, 8.108 bị cáo. Còn lại 2.763 vụ, 4.409 bị cáo chưa xử lý.

- Năm 2003, đã thụ lý 53.903 vụ, 83.649 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 45.949 vụ, 68.365 bị cáo; đình chỉ xét xử 405 vụ, 554 bị cáo; hoàn lại Viện kiểm sát 3.755 vụ, 7568 bị cáo. Còn lại 3.794 vụ, 7.162 bị cáo chưa xử lý.

- Năm 2004, đã thụ lý 56.546 vụ, 92.290 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 48.287 vụ, 75.453 bị cáo; đình chỉ xét xử 370 vụ, 499 bị cáo; hoàn lại Viện kiểm sát 4.000 vụ, 8.776 bị cáo. Còn lại 3.889 vụ, 7.562 bị cáo chưa xử lý.

- Và năm 2005, đã thụ lý 58.121 vụ, 96.221 bị cáo; trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 49.935 vụ, 79.318 bị cáo.

Để đánh giá đúng thực trạng và động thái của tội không tố giác tội phạm, chúng ta cũng cần đánh giá cụ thể tình hình tội không tố giác tội phạm trên cơ sở số liệu vụ án được khởi tố, điều tra và tòa án thụ lý, xét xử, đồng thời xem xét mối tương quan trên cơ sở so sánh tỷ lệ giữa số vụ và bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm với tổng số vụ và bị cáo về các tội phạm đưa ra xét xử hàng năm từ năm 1997 đến năm 2005, cho thấy mối tương quan đó được thể hiện như sau:

- Năm 1997, số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được phát hiện khởi tố, điều tra gồm 6 vụ, 6 bị can; Viện kiểm sát ra quyết định truy tố cả cả 6 vụ, 6 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm tổng số 8 vụ, 14 bị cáo về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 1997 là 32.364 vụ với 61.962 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,024% tổng số vụ và 0,022% tổng số bị cáo.

- Năm 1998, số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được phát hiện khởi tố, điều tra gồm 9 vụ, 18 bị can; Viện kiểm sát ra quyết định truy tố cả 9 vụ, 17 bị can, quyết định đình chỉ truy tố đối với 01 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm tổng số 12 vụ, 30 bị cáo về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 1998 là 38.614 vụ với 62.136 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,031% tổng số vụ và 0,048% tổng số bị cáo.

- Năm 1999, số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được phát hiện khởi tố, điều tra gồm 3 vụ, 14 bị can; Viện kiểm sát ra quyết định truy tố 01 vụ với 01 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm tổng số 5 vụ, 13 bị cáo về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án

hình sự được đưa ra xét xử năm 1999 là 49.729 vụ với 76.302 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,01% tổng số vụ và 0,017% tổng số bị cáo.

- Năm 2000, số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được phát hiện khởi tố, điều tra gồm 2 vụ, 2 bị can; Cộng với số vụ án của năm trước Viện kiểm sát ra quyết định truy tố 4 vụ, 6 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm tổng số 6 vụ, 8 bị cáo về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2000 là 41.409 vụ với 61.491 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,014% tổng số vụ và 0,00013% tổng số bị cáo.

- Năm 2001, số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được phát hiện khởi tố, điều tra gồm 4 vụ, 5 bị can; Viện kiểm sát ra quyết định truy tố cả 4 vụ, 5 bị can, trên cơ sở đó, Tòa án đã xét xử sơ thẩm toàn bộ số vụ và bị cáo đã bị truy tố trên về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2001 là 41.265 vụ với 58.221 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,09% tổng số vụ và 0,008% tổng số bị cáo.

- Năm 2002, số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được phát hiện khởi tố, điều tra gồm 5 vụ, 7 bị can; Viện kiểm sát ra quyết định truy tố 2 vụ, 2 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm tổng số 5 vụ, 8 bị cáo về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2002 là 43.012 vụ với 61.256 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,011% tổng số vụ và 0,013% tổng số bị cáo.

- Năm 2003, số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được phát hiện khởi tố, điều tra gồm 3 vụ, 8 bị can; Viện kiểm sát ra quyết định truy tố 4 vụ, 5 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm tổng số 5 vụ, 8 bị cáo về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2003 là 45.949 vụ với 68.365 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,010% tổng số vụ và 0,011% tổng số bị cáo.

- Năm 2004, số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được phát hiện khởi tố, điều tra gồm 8 vụ, 15 bị can; Viện kiểm sát ra quyết định truy tố 01 vụ, 6 bị can. Cộng cả số vụ án, bị can giải quyết từ năm trước chưa xét xử, Tòa án đã xét xử sơ thẩm tổng số 7 vụ, 23 bị cáo về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2004 là 48.287 vụ với 75.435 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,014% tổng số vụ và 0,03% tổng số bị cáo.

- Và năm 2005, Tòa án phải thụ lý 10 vụ, 16 bị cáo về tội không tố giác tội phạm, trong đó đã tiến hành xét xử sơ thẩm 8 vụ, 11 bị cáo về tội không tố giác tội phạm. So với số lượng các vụ án hình sự được đưa ra xét xử năm 2005 là 49.935 vụ với 79.318 bị cáo, thì các vụ án về tội không tố giác tội phạm chiếm 0,016 tổng số vụ và 0,013% tổng số bị cáo.

Như vậy, theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến 2005, Tòa án trong cả nước đã xét xử 60 vụ với 120 bị cáo phạm tội không tố giác tội phạm. Trong đó, có 70 bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chiếm tỷ lệ 58%, 20 bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, chiếm 16%; 01 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ; 03 bị cáo bị phạt cảnh cáo. Không có trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt. Số liệu thống kê về tội không tố giác tội phạm được thể hiện cụ tại Bảng số 2.1:

Bảng 2.1. Số vụ án về tội không tố giác tội phạm được xét xử sơ thẩm

Năm Số vụ án hình sự Số vụ án về tội

không tố giác tội phạm Tỷ lệ (%)

1997 32.364 08 0,024 1998 38.616 12 0,031 1999 49.729 5 0,001 2000 41.409 6 0,014 2001 41.265 4 0,009 2002 43.012 5 0,011

2003 45.949 5 0,01

2004 48.287 7 0,014

2005 49.935 8 0,016

Tổng 390.566 60

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Từ số liệu thống kê trên, có thể biểu thị số vụ án về tội không tố giác tội phạm bằng Biểu đồ 2.1. như sau:

Từ thống kê trên, có thể rút ra một nhận xét sau đây:

Thứ nhất, các vụ án về tội không tố giác tội phạm được xét xử sơ thẩm, chiếm tỷ lệ là rất nhỏ trong tổng số các vụ án hình sự được xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Từ năm 1997 đến năm 2005, tỷ lệ các vụ án về tội không tố giác tội phạm được xét xử sơ thẩm trong tổng số các vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm, đạt cao nhất là 0,031% vào năm 1998 và thấp nhất vào năm 2001 là 0,009%.

Thứ hai, từ sau khi khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, số vụ án về tội không tố giác tội phạm được xét xử sơ thẩm có tăng nhẹ vào năm 2000 và giảm xuống mức thấp nhất vào năm 2001. Nguyên nhân là do mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01- 07-2000, được xây dựng theo hướng thu hẹp phạm vi xử lý hình sự đối

0 2 4 6 8 10 12 S v á n v t i k h ô n g t g c t i p h m 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Năm

tội không tố giác tội phạm, nhưng được xây dựng theo hướng dễ thống nhất áp dụng hơn.

Để có cái nhìn toàn diện và nghiêm túc về thực trạng, động thái của tội không tố giác tội phạm, chúng ta không chỉ đặt nó trong mối tương quan tỷ lệ so sánh với tổng số tội phạm mà còn đặt nó trong tương quan tỉ lệ với tổng số các tội xâm phạm hoạt động tư pháp và một số tội khác mang tính chất điển hình khác (tội che giấu tội phạm, tội giết người, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt trái phép chất ma túy) thể hiện qua số liệu thống kê dưới đây:

- Về tổng số các vụ /bị cáo xâm phạm hoạt động tư pháp và tương quan tỷ lệ giữa vụ/bị cáo tội không tố giác tội phạm với vụ/bị cáo các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thể hiện qua số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao hàng năm từ năm 1997 đến 2005.

Bảng 2.2. Tỷ lệ số vụ án về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp với tội không tố giác tội phạm

Năm Số vụ án các tội xâm phạm hoạt động tư pháp

Số vụ án về tội không tố giác tội

phạm Tỷ lệ (%) 1997 418 08 1,9 1998 434 12 2,7 1999 333 5 1,5 2000 332 6 1,8 2001 250 4 1,6 2002 454 5 1,1 2003 314 5 1,6 2004 250 7 2,8 2005 210 8 3,8

Tổng 60

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Bảng 3. Tỷ lệ số bị cáo về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp với tội không tố giác tội phạm

Năm

Số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm hoạt động tư

pháp

Số bị cáo bị xét xử về tội

không tố giác tội phạm Tỷ lệ (%)

1997 611 14 2,2 1998 555 30 5,4 1999 399 13 3,2 2000 437 8 1,8 2001 372 5 1,3 2002 615 8 1,3 2003 390 8 2,0 2004 321 23 7,1 2005 272 11 4,0 120

(Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao)

Số liệu thống kê tại các bảng trên cho thấy số vụ phạm tội không tố giác tội phạm được Tòa án nhân dân các cấp tiến hành xét xử sơ thẩm trong 8 năm vừa qua (1997-2005) nhìn chung chiếm tỷ lệ không cao so với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó tỷ lệ tội không tố giác tội phạm so với tổng số các tội xâm phạm các hoạt động tư pháp cao nhất vào năm gần đây nhất là năm 2005 lên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tội không tố giác tội phạm - một số khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học pot (Trang 39 - 47)