5. Hình phạt đối với người phạm tội không tố giác tội phạm
2.3.4. Nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
biến, giáo dục pháp luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa được ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển theo hướng phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mục đích điều chỉnh của pháp luật được thực hiện thông qua hành vi xử sự của công dân và hoạt động cụ thể của cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó việc xử sự tự giác của công dân theo đúng yêu cầu của pháp luật là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, để bảo đảm cho pháp luật phát huy được hiệu lực trên thực tế. Một trong những phương tiện quan trọng giúp hình thành và củng cố sự tự giác đó của công dân là hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm đã được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đoàn thể mà trước hết phải kể đến vai trò nòng cốt của các cơ quan chức năng như Công an, Tòa án, Kiểm sát, Tư pháp... Đã tổ chức được nhiều triển lãm giới thiệu về tình hình đấu tranh phòng, chống tội phạm và những thông tin về khoa học pháp lý về việc phát hiện, tố giác tội phạm. Các cơ quan chức năng cũng đã tổ chức hàng trăm buổi nói chuyện, về phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phong trào quần chúng tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, giới thiệu nhiều gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Các cơ quan truyền thông đại chúng đã mở các chuyên mục về tin báo, tố giác tội phạm.. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, còn có những mặt yếu kém sau đây:
- Về nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: còn nghèo nàn, chưa sâu, chưa cụ thể, phản ánh chưa đầy đủ thông tin về những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm và những thông tin về tình hình tội không tố giác tội phạm, hậu quả gây ra cũng như thông tin về tình hình xử lý hành chính và xử lý hình sự những hành vi phạm tội không tố giác tội phạm.
- Về đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: chưa có sự chú ý đầy đủ tới đặc điểm đối tượng cần tuyên truyền, nên hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tính chất cào bằng, chung chung, kém hiệu quả.
- Về phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: còn đơn điệu, kém hấp dẫn và thiếu sức thuyết phục.
- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thường mang tính chất chiến dịch, quy mô nhỏ, cục bộ, chưa mang tính thường xuyên, liên tục trên toàn bộ địa bàn các địa phương nên hiệu quả chưa cao, chưa vững chắc.
- Chưa có biện pháp cụ thể, thiết thực để bồi dưỡng kiến thức pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng cho cán bộ và nhân dân, cũng như chưa kết hợp tốt việc giáo dục ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa với giáo dục đạo đức, lối sống có văn hóa để tạo thành thói quen tuân thủ pháp luật trong đời sống hàng ngày của mọi người dân.
- Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, chưa đạt hiệu quả cao, chưa bám sát những thông tin mới về cuộc đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm. Chưa có những phóng sự, thông tin chuyên đề hấp dẫn thu hút được khán giả, độc giả nhằm tạo ra được làn sóng dư luận mạnh mẽ đấu tranh phòng, chống tội phạm, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, chưa khơi dậy được phong trào cách mạng của quần chúng tự giác chấp hành pháp luật, chưa chỉ ra được tác hại, hậu quả cả về vật chất lẫn tinh thần của tình hình không tố giác tội phạm, cho nên không ít quần chúng có thái độ bàng quan với diễn biến của tình hình vi phạm pháp luật nói chung, tình hình tội phạm nói riêng. Chúng ta chậm tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống tội không tố giác tội phạm, chưa tập trung giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa các quy định về tội không tố giác tội phạm làm cơ sở
cho việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao. Vì vậy, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, sẽ có tác dụng thiết thực nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân nói chung, ý thức tham gia phát hiện, tố giác tội phạm nói riêng.
Vấn đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, những quy định của pháp luật có liên quan đến tố giác tội phạm nói riêng, đang trở nên có tính cấp thiết, đòi hỏi phải tạo dư luận đồng tình, hưởng ứng rộng rãi trong xã hội. Thực hiện nhiệm vụ này phải có sự tham gia của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, trong đó các cơ quan chức năng như Công an, Tòa án, Kiểm sát, Tư pháp… đóng vai trò nòng cốt.