Vai trò hỗ trợ phát triển chính thức nhật bản đối với một số nước châu á
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Cùng với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một kênh vốn đầu tư phát triển
quan trọng đối với tất cả các quốc gia đang phát triển Nói đến Hỗ trợ
Phát Triển Chính Thức (ODA), không thể không nhấn mạnh vai trò chủ
chốt của Nhật Bản Nhật Bản được coi là nhà tài trợ số một thế giới về
viện trợ phát triển chính thức (ODA) với phần lớn số tài trợ tập trung cho
các nước Châu Á Vai trò quan trọng của ODA Nhật trong việc phát triển
kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á có thể thấy rõ qua việc
ODA Nhật thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và khu vực sản
xuất của các nước nhận viện trợ
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế với khu vực và thế giới, để tạo
được một nền móng vững chắc, thực hiện được chiến lược lâu dài của
Việt Nam đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển thì
việc huy động vốn đầu tư nước ngoài luôn là một trong những vấn đề cốt
yếu có tính chất quan trọng
Trong hơn 10 năm qua Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt
Nam trong số hơn 20 nước và tổ chức cung cấp ODA cho nước ta Nguồn
vốn ODA từ Nhật Bản nói riêng đã đóng vai trò quan trọng, góp phần
giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và cải
thiện đời sống nhân dân
Trước thực tế trên, em đã chọn đề tài: Vai trò của Hỗ trợ Phát
triển Chính thức (ODA) Nhật Bản đối với một số nước Châu Á Thái
Bình Dương và Việt Nam Đề tài tập trung vào việc xem xét và đánh giá
tác động của ODA Nhật Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình Dương và
Trang 2Bản nhằm đóng góp vào việc nghiên cứu về ODA nói chung và ODA Nhật
Bản nói riêng
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài này đưa ra một sự xem xét toàn cảnh hiện trạng ODA Nhật
Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt là ở Việt Nam
trong những năm vừa đồng thời qua đó cố gắng đưa ra các kiến nghị để
sử dụng tốt hơn ODA Nhật tại Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ODA Nhật Bản và đề tài tập
trung nghiên cứu tình hình ODA Nhật tại các nước Trung Quốc,
Indonesia và Việt Nam trong vòng khoảng 10 năm trở lại đây
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp duy vật biện chứng…
5 Kết cấu khoá luận
Ngoài các phần Lời nói đầu, Mục lục, Kết luận… Khoá luận gồm có 4
phần chính sau:
Chương I Khái quát chung về ODA và ODA Nhật Bản
Chương II Hiện trạng ODA Nhật Bản tại một số nước Châu Á Thái Bình
Dương
Chương III Tổng quan ODA Nhật Bản đối với Việt Nam
Chương IV Kiến nghị để thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản tốt hơn
Chương 1
Trang 3Khái quát chung về Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (ODA)
và ODA Nhật Bản
I Khái quát về nguồn vốn ODA
1 Khái niệm về nguồn vốn ODA
Vốn ODA hay còn gọi là nguồn viện trợ phát triển chính thức
(ODA - Official Development Assistance) là nguồn tài chính mang tính
chất hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội gồm các khoản viện trợ không hoàn
lại hoặc cho vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và
trả nợ mà các nước thế giới thứ ba nhận được từ chính phủ của một nước
phát triển (gọi là viện trợ song phương) hoặc từ các tổ chức tài chính quốc
tế như WB, IMF, ADB ( gọi là viện trợ đa phương)
Hỗ trợ phát triển chính thức - ODA có thể ràng buộc (phải chi tiêu
ở nước cấp viện trợ) hoặc không ràng buộc (có thể chi tiêu ở bất cứ nơi
nào) hoặc có thể ràng buộc một phần (một phần chi ở nước cấp viện trợ,
phần còn lại chi ở bất cứ nơi nào)
2 Đặc điểm của nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA có những đặc điểm dưới đây:
Trang 42.1 Tính chất ưu đãi
Lãi suất thấp hơn các khoản tín dụng thông thường rất nhiều
Thời gian sử dụng vốn dài
Trong cơ cấu cả gói viện trợ thường gồm 2 phần: không hoàn lại (cho
không) và hoàn lại
Trong cơ cấu thời gian cũng gồm 2 phần: thời gian ân hạn (miễn trả
lãi) và thời gian chịu lãi suất
2.2 Mục đích sử dụng vốn
Theo truyền thống, nguồn vốn phát triển chính thức thường được
chính phủ các nước tiếp nhận định hướng sử dụng vào các mục đích:
Bù đắp thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế (do nhập siêu) để
chính phủ các nước tiếp nhận có đủ thời gian để quản lý tốt hơn ngân
sách trong giai đoạn cải cách tài chính hay chuyển đổi hệ thống kinh
tế
Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải
tạo, nâng cấp, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội làm nền tảng
vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư của tư
nhân trong và ngoài nước
Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, môi trường sinh thái, dinh dưỡng
Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính
phủ sở tại hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư
Trang 5nhân bằng các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện
trạng kinh tế -kỹ thuật -xã hội các ngành, các vùng lãnh thổ
2.3 Mặt trái của nguồn vốn ODA
Bên cạnh những lợi ích mà nguồn ODA mang lại, còn có các mặt trái
của ODA như:
Các nước nhận viện trợ phải đáp ứng yêu cầu của bên cấp viện trợ, các
nước cấp viện trợ cả song phương lẫn đa phương đều sử dụng viện trợ
để buộc các nước đang phát triển phải thay đổi chính sách kinh tế đối
ngoại cho phù hợp với lợi ích của bên cấp viện trợ
Sự phân biệt đối xử trong việc cấp ODA như: chỉ có nước nào thảo
mãn được điều kiện mà bên cấp viện trợ đưa ra thì mới nhận được sự
tài trợ Sự phân biệt đối xử này đã tạo nên tình trạng không đồng đều
trong việc phân bổ nguồn vốn giữa các quốc gia đang phát triển và các
khu vực trên thế giới
Rủi ro do đồng tiền tăng giá: tác động tiêu cực này thường xảy ra với
viện trợ song phương khi đơn vị tiền tệ của nước cấp viện trợ khác với
đơn vị tiền tệ của nước nhận viện trợ tạo ra qua hoạt động xuất khẩu
hàng hoá Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền nhận được
từ xuất khẩu nước viện trợ sẽ hình thành thêm một khoản viện trợ bổ
sung do phát sinh chênh lệch tỉ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả
nợ
3 Các hình thức đầu tư của nguồn vốn ODA
3.1 Đối với nguồn vốn ODA không hoàn lại
Trang 6Vốn ODA không hoàn lại được ưu tiên đầu tư cho các lĩnh vực sau:
Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình
Giáo dục và đào tạo,
Văn hoá, xã hội
Nghiên cứu các chương trình, dự án phát triển và tăng cường năng lực
thể chế
Bảo vệ môi trường, môi sinh, quản lý đô thị
Hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ
Hỗ trợ ngân sách
3.2 Đối với ODA hoàn lại hoặc ODA hỗn hợp cả hai loại
Các lĩnh vực được ưu tiên của hình thức này gồm có:
II Tổng quan về ODA Nhật Bản
Nhật Bản bắt đầu chương trình ODA cho các nước đang phát triển
từ năm 1954 Nhìn chung, mức viện trợ ODA của Nhật theo xu hướng
ngày càng tăng lên
1 Quan điểm của Nhật Bản về ODA
Trang 7Với hơn 50 năm hợp tác kinh tế, Quốc Hội Nhật Bản thông qua
Hiến Chương ODA (ODA Charter) tháng 6 năm 1992 Hiến Chương
ODA nhằm tăng cường sự hiểu biết và thu hút sự hỗ trợ rộng rãi trong
nước và quốc tế đối với các chương trình ODA Hiến chương ODA là
một sự đánh giá tổng hợp về chính sách viện trợ của Nhật Bản dựa trên
các kết quả đã đạt được, các kinh nghiệm và các bài học rút ra từ các
chương trình Hiến chương nhấn mạnh vào các điểm: nhân đạo, bảo vệ
môi trường, hỗ trợ các nỗ lực phát triển kinh tế của các nước đang phát
triển
Theo Hiến chương này, ODA của Nhật được thực hiện dựa trên
việc đánh giá tổng hợp yêu cầu của nước muốn nhận ODA, tình hình kinh
tế của nước này cũng như quan hệ song phương của Nhật và nước này,
tuân theo các nguyên tắc sau:
Theo đuổi việc phát triển và bảo vệ môi trường
Tránh sử dụng ODA cho các mục đích quân sự
Xem xét đến vấn đề chi phí quân sự, phát triển và sản xuất vũ khí huỷ
diệt và tên lửa của nước nhận viện trợ
Xem xét các nỗ lực phát huy dân chủ và chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường và các tình trạng liên quan đến các nhu cầu tối thiểu của con
người và nhân quyền tại quốc gia nhận viện trợ
ODA Nhật được thực hiện theo các phương châm và nguyên tắc nói trên
2 Lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản
Trang 8Có thể phân chia lịch sử cung cấp ODA của Nhật Bản làm 04 giai
đoạn như sau:
Giai đoạn 1: (Từ 1954 đến 1963) Viện trợ mang ý nghĩa bồi thường
chiến tranh
Giai đoạn này Nhật Bản cung cấp viện trợ chủ yếu cho một số quốc
gia Đông Nam Á như Miến Điện, Philippine, Indonesia, Lào, Việt
Nam
Giai đoạn 2: (Từ 1964 đến 1988) Tăng cường và đa dạng hoá viện
trợ
Giai đoạn này nền kinh tế Nhật phát triển mạnh Bên cạnh đó, Chính
phủ Nhật muốn mở rộng quan hệ và gây ảnh hưởng với nhiều nước
đang và chậm phát triển Giai đoạn này, ngoài khu vực Đông Nam Á,
Nhật đã mở rộng viện trợ ODA cho các khu vực khác như Đông Á,
Phi Châu và Nam Mỹ
Giai đoạn 3: (Từ 1989 đến 1995) Vươn lên là cường quốc số 1 thế
giới về viện trợ song phương
Nền kinh tế Nhật rất hùng mạnh trong giai đoạn này Lần đầu tiên
Nhật vượt qua Mỹ, trở thành quốc gia cung cấp viện trợ song phương
lớn nhất trên thế giới vào năm 1989 (đạt 8,4 tỷ USD trong khi viện trợ
Do suy thoái kinh tế trong nước dẫn đến thâm hụt ngân sách buộc
Chính phủ Nhật Bản phải cắt giảm khối lượng viện trợ kể từ năm
Trang 91996 Đồng thời với quá trình cắt giảm viện trợ, mục tiêu viện trợ
cũng có những thay đổi đáng chú ý
3 Thực hiện ODA của Nhật Bản
Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới, với ngân sách
tài trợ mỗi năm khoảng 10 tỷ USD
Nhật Bản đã cung cấp ODA cho hơn 150 nước và là nước viện trợ
ODA song phương lớn nhất tại 47 nước trong tổng số 150 nước nhận viện
trợ trên Từ năm đầu thập niên 1990 đến năm 2000, trong khi viện trợ
ODA của các nước của Uỷ Ban hỗ trợ phát triển (DAC) thuộc OECD
giảm nhẹ thì ODA Nhật Bản tăng gần 50%
Để trở thành nhà cung cấp tài trợ lớn nhất trên thế giới hiện nay,
Nhật Bản đã phải trải qua một quá trình phát triển kinh tế xã hội lâu dài
và bền bỉ Mới chỉ cách đây hơn 50 năm, Nhật Bản còn là một trong
những nước nhận viện trợ của nước ngoài Sau Đại chiến Thế giới lần thứ
II (1945), nền kinh tế Nhật Bản bị chiến tranh tàn phá nặng nề Để ổn
định và phát triển đất nước, Nhật Bản đã tự nỗ lực rất cao, đồng thời tiếp
nhận nhiều nguồn viện trợ song phương và đa phương
Theo tổng kết năm 1994, tổng số viện trợ ODA Nhật Bản đạt 12,3
tỷ USD, tăng 17,6% so với năm trước (11,26 tỷ USD) Trong 21 nước
thành viên của Uỷ ban hỗ trợ phát triển (DAC), thuộc OECD, Nhật Bản
vẫn là nước tài trợ lớn nhất, chiếm tỷ trọng trên 20% trong tổng số
Trang 10Bảng 1.1: Thực hiện ODA của Nhật Bản (từ năm 1990 đến năm 2001)
Đơn vị: tỷ USD
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
9,07 10,95 11,15 11,26 13,24 14,49 9,44 9,36 10,64 15,32 13,51 9,68
Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật www.mofa.go.jp
Nhật Bản thường dành trên 60% tổng số vốn ODA của mình để ưu
tiên cho 3 lĩnh vực: (1) Cơ sở hạ tầng hành chính và xã hội, (2) Cơ sở hạ
tầng kinh tế, (3) Hỗ trợ sản xuất
Trang 114 Các loại hình ODA Nhật Bản
Hình thức cung cấp ODA của Nhật Bản rất đa dạng, bao gồm:
Viện trợ không hoàn lại
Hỗ trợ kỹ thuật,
Cho vay với các điều kiện ưu đãi
Hỗ trợ khẩn cấp quốc tế
Đóng góp cho các tổ chức đa phương
Trong các hình thức này, đáng chú ý là ba loại ODA song phương sau:
Viện trợ không hoàn lại (Grant Aid) là viện trợ dành cho các nước
đang phát triển mà không yêu cầu nước nhận viện trợ phải hoàn lại
nguồn vốn viện trợ Mục tiêu chính của viện trợ không hoàn lại là
nhằm phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của con người, phát triển
nguồn nhân lực, và xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ Quan Hợp Tác Quốc
Tế Nhật Bản - JICA chịu trách nhiệm thực hiện các dự án viện trợ
không hoàn lại của Nhật Bản
Hợp tác kỹ thuật (Technical Cooperation) nhằm mục đích tăng cường
nguồn nhân lực và xây dựng thể chế thông qua chuyển giao kỹ thuật và
kiến thức thích hợp cho các nước nhận viện trợ JICA chịu trách nhiệm
thực hiện hợp tác kỹ thuật và cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ hài hoà cho
các nước nhận viện trợ
Cho vay song phương (vốn vay bằng đồng yên) (ODA Loan, YEN
Loan) là cho chính phủ các nước nhận viện trợ vay ưu đãi Vốn vay chủ yếu được sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như
Trang 12đường xá, cầu cống, hệ thống bưu chính viễn thông và phát triển nông
nghiệp Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) chịu trách nhiệm
thực hiện các dự án cho vay song phương
5 Các khu vực ưu tiên của ODA Nhật Bản
Lập trường cơ bản của Nhật Bản là tập trung ODA cho khu vực
Đông Á và các nước thành viên của ASEAN do các đặc điểm như sự gần
gụi về địa lý chính trị, kinh tế
Bên cạnh đó, tính đến các khó khăn kinh tế và nghèo đói toàn cầu,
Nhật Bản cũng mở rộng cung cấp ODA sang các khu vực Châu Phi,
Trung Đông, Châu Mỹ La Tinh, Đông Âu và Châu Đại Dương
6 Các lĩnh vực ưu tiên của ODA Nhật Bản
ODA Nhật dành ưu tiên cho các lĩnh vực sau:
Tiếp cận với các vấn đề toàn cầu: như môi trường, dân số
Nhu cầu tối thiểu của con người (Basic Human Needs - BHN): cung
cấp các cứu trợ nhân đạo khẩn cấp
Phát triển nhân lực, nghiên cứu và các nỗ lực khác nhằm tăng cường
việc phổ biến công nghệ
Cải thiện cơ sở hạ tầng
Cải cách cơ cấu
Trang 13Bảng 1.2: Các loại hình ODA và sự phân chia theo khu vực địa lý của
ODA Nhật trong năm 1998
Giải ngân ròng, đơn vị : tỷ US $
Khu vực
Loại hình
Viện trợ không hoàn lại
Hợp tác
kỹ thuật
Vốn vay ODA
Tổng số ODA
Tổng ODA (1997)
Tỉ lệ tăng trưởng 1997/98 (%)
(43,2)*
1,072,52 (38,6)
3,364,14 (92,0)
5,372,03 (62,4)
3.075,60 (46,5) 74,7
Đông bắc Á 76,44
(3,5)
427,36 (15,4)
707,31 (19,3)
1,211,10 (14,1)
529,92 (8,0) 128,5
Đông nam Á 437,85
(20,2)
489,31 (17,6)
1,510,49 (41,3)
2,437,66 (28,3)
1.416,06 (21,4) 72,1
(ASEAN) (379,50)
(17,5)
(466,27) (16,8)
(1,510,49) (41,3)
(2,356,25) (27,4)
(1.354,43) (20,5) 74,0
Tây Nam Á 395,15
(18,2)
111,04 (4,0)
956,72 (26,2)
1,462,92 (17,0)
963,54 (14,6) 51,8
Trung Á 12,90
(0,6)
25,64 (0,9)
189,62 (5,2)
228,15 (2,7)
145,38 (2,2) 56,9
Cáp ca 11,30
(0,5)
2,26 (0,1)
0,01 (0,0)
13,57 (0,2)
11,50 (0,2) 18,0
Các khu vực khác 1,72
(0,1)
16,92 (0,6)
0,00 (0,0)
18,64 (0,2)
9,21 (0,1) 102,4
Trung Đông 186,49
(8,6)
119,02 (4,3)
86,52 (2,4)
392,03 (4,6)
512,92 (7,8) -23,6
Châu Phi 636,38
(29,4)
193,97 (7,0)
119,93 (3,3)
950,29 (11,0)
802,82 (12,1) 18,4
Châu Mỹ La Tinh 215,38
(9,9)
(276,16) (9,9)
61,31 (1,7)
552,86 (6,4)
715,03 (10,8) -22,7
Trang 14Châu Đại Dương 80,63
(3,7)
48,62 (1,7)
17,92 (0,5)
147,17 (1,7)
159,03 (2,4) -7,5
Châu Âu 79,34
(3,7)
62,73 (2,3)
1,46 (0,0)
143,53 (1,7)
133,76 (2,0) 7,3
(Đông Âu) (2,51)
(0,1)
(40,86) (1,5)
(4,06) (0,1)
47,42 (0,6)
(53,49) (0,8) 11,3
Không xác định 34,01
(1,6)
1,008,74 (36,3)
5,26 (1,1)
1,048,00 (12,2)
1.213,43 (18,4) -13,6
Tổng số 2.167,60
(100,0)
2.781,76 (100,0)
3.656,54 (100,0)
8.605,90 (100,0)
6.612,59 (100,0) 30,1
* số trong ngoặc là tỉ lệ (%)
Nguồn: Trang web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp
Trang 15Chương II Hiện Trạng ODA Nhật tại một số nước châu á Thái Bình
Dương
Nhờ có ODA của Nhật Bản, các nước đang phát triển ở Châu Á,
đặc biệt là các nước ASEAN đã thúc đẩy được cơ sở hạ tầng kinh tế và xã
hội và khu vực sản xuất của mình Nhật Bản đã tạo thuận lợi rất lớn cho
sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển ở Châu Á Nếu không
có vốn, kỹ thuật và kỹ năng sản xuất của Nhật, quá trình công nghiệp hoá
và hiện đại hoá ở các nước nhận viện trợ tại Châu Á chắc sẽ chậm hơn
nhiều Vai trò của Nhật có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần duy trì
tăng trưởng năng động Châu Á
Điều đáng chú ý là trong số các nước nhận ODA song phương của
Nhật, số nước đứng đầu là các nước Châu Á Xem bảng dưới đây:
Trang 17Bảng 2.3: Top 10 các nước nhận viện trợ song phương của Nhật
Giải ngân ròng, đơn vị: triệu US $
Indonesia 971,10 Indonesia 860,07
2 Trung
Quốc 861,73 Indonesia 496,86 Indonesia 828.47
Trung Quốc 1225,97
Việt Nam 923,68 Trung
4 Ấn Độ 579,26 Thái Lan 468,26 Ấn Độ 504.95 Việt Nam 678,98 Thái Lan 835,25 Việt Nam 459,53
5 Philippines 414,45 Philippines 318,98 Pakistan 491.54 Ấn Độ 634,02 Ấn Độ 368,16 Philippines 298,22
6 Pakistan 282,20 Việt Nam 232,48 Việt Nam 388.61 Philippines 412,98 Philippines 304,48 Tanzania 260,44
7 Mexico 212,84 Jordan 139,63 Philippines 297.55 Peru 189,12 Pakistan 280,36 Pakistan 211,41
8 Ai Cập 201,32 Sri Lanka 134,56 Sri Lanka 197.85 Pakistan 169,74 Tanzania 217,14 Thái Lan 209,59
9 Bangladesh 174,03 Bangladesh 129,98 Bangladesh 189.05 Braxin 149,36 Bangladesh 201,62 Sri Lanka 184,72
10 Sri Lanka 173,94 Ai cập 125,40 Malaysia 179.10 Syria 136,17 Peru 191,68 Peru 156,52
6.612,59
Tổng viện trợ song phương
8.605,90
Tổng viện trợ song phương
10.497,56
Tổng viện trợ song phương
9.640,10
Tổng viện trợ song phương
7452,04
Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp
Trang 18Phần dưới đây xem xét hiện trạng ODA của Nhật Bản tại hai quốc
gia Châu Á là Trung Quốc và Indonesia, hai nước thường xuyên đứng
đầu trong số top 10 nước nhận viên trợ ODA song phương từ Nhật Bản
trong những năm gần đây
I ODA Nhật Bản tại Trung Quốc
Có thể nói rằng cho đến nay, Nhật Bản là nước viện trợ nhiều
nhất trên thế giới cho Trung Quốc Đây là điều kiện tốt cho Trung Quốc,
nước có số dân đông nhất thế giới và thiếu vốn trầm trọng đẩy nhanh
quá trình phát triển kinh tế xã hội
Viện trợ của Nhật Bản đã đóng góp đáng kể cho công cuộc hiện
đại hoá, mở cửa và cải cách ở Trung Quốc ODA của Nhật cho Trung
Quốc luôn chiếm phần lớn nhất trong tổng ODA của các nước DAC cho
Trung Quốc Có thể thấy số đóng góp của ODA Nhật đối với Trung
Quốc qua bảng dưới đây:
Bảng2.4: Viện trợ của các nước DAC cho Trung Quốc
(Giải ngân ròng, đơn vị : Triệu USD)
1995 Nhật 1.380,2 Đức 684,1 Pháp 91,2 Áo 66,2
Tây Ban Nha
Trang 191 Các chính sách cơ bản của ODA Nhật với Trung Quốc
1.1 Vị trí của Trung Quốc trong viện trợ ODA Nhật Bản
Trung Quốc là nước nhận viện trợ từ Nhật lớn thứ hai (tính đến
năm 1998)
Theo chính sách của Nhật nhằm thúc đẩy hợp tác thật nhiều để
ủng hộ các nỗ lực cải cách và mở cửa nền kinh tế của Trung Quốc, Nhật
Bản cung cấp viện trợ cho Trung Quốc nhằm hỗ trợ nước này phát triển
kinh tế và cải thiện điều kiện sống của người dân Các nhân tố được xét
đến là:
Trung Quốc gần gũi với Nhật Bản về mặt địa lý, thêm vào đó, Trung
Quốc và Nhật Bản có những mối quan hệ chặt chẽ về mặt chính trị,
lịch sử và văn hoá
Việc duy trì và phát huy mối quan hệ ổn định, thân thiện giữa Nhật
Bản và Trung Quốc là rất có lợi cho hoà bình và ổn định đối với khu
vực Đông Nam Á và với thế giới
Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang phát triển sâu và
rộng hơn bao gồm hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa hai chính phủ,
đầu tư và thương mại của khu vực tư nhân
Trung Quốc đã ưu tiên cho việc hiện đại hoá nền kinh tế và theo đuổi
chính sách mở cửa đất nước và cải cách kinh tế
Trung Quốc có diện tích rộng lớn và số dân đông đúc GNP bình
quân trên đầu của quốc gia này thấp (US $860 vào năm 1998) và có
nhu cầu nhận viện trợ lớn
Trang 201.2 Các đặc điểm của Viện trợ ODA Nhật Bản cho Trung Quốc:
Từ trước đến nay, tất cả các nước khác chỉ nhận được viện trợ ODA
của Nhật Bản theo năm tài chính sau khi các nước này lên danh sách
các dự án yêu cầu viện trợ và phía Nhật Bản đã thẩm định tính khả
thi của các dự án đó và ngân sách ODA của năm đó Nhưng với riêng
Trung Quốc thì Nhật Bản lại áp dụng phương pháp cam kết viện trợ
theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ 5 đến 6 năm Điều này tạo điều
kiện thuận lợi để Trung Quốc hoạch định sẵn các dự án trọng điểm
cho từng giai đoạn, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn
của Trung Quốc
Viện trợ ODA của Nhật cho Trung Quốc bao gồm ba lĩnh vực: viện
trợ có hoàn lại, viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật Trong ba
khoản viện trợ này thì viện trợ có hoàn lại thường chiếm tỉ lệ cao
Trung Quốc là nước ở Châu Á nhận viện trợ muộn nhất song lại là
một nước chỉ trong thời gian ngắn đã nhận nhiều viện trợ
Kim ngạch viện trợ song phương của Nhật Bản đối với Trung Quốc
thường chiếm trên 50% tổng kim ngạch viện trợ hàng năm của các
nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh Tế (OECD) dành cho
Trung Quốc
Có thể thấy rằng Trung Quốc đã chiếm vị trí ưu tiên trong chính
sách ngoại giao của Nhật Bản và khoản ODA của Nhật Bản cho Trung
Quốc trong các dự án hoàn thiện hạ tầng kinh tế -xã hội, y tế, văn hoá đã
góp phần quan trọng cho công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc
Trang 221.3 Các khu vực ưu tiên của ODA Nhật đối với Trung Quốc
Trên cơ sở nghiên cứu các nhiệm vụ và các điều kiện phát triển ở
Trung Quốc và kế hoạch phát triển của quốc gia này, đồng thời dựa trên
các cuộc đối thoại về chính sách giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Nhật
Bản đã đưa ra các lĩnh vực ưu tiên sau:
a Các vùng địa lý ưu tiên
Để phát huy sự phát triển cân bằng, các khoản vay ODA (ODA
loans) của Nhật Bản tập trung viện trợ cho các vùng thuộc Trung Hoa
lục địa với các tiềm năng phát triển mạnh, viện trợ cho nông nghiệp và
phát triển các khu vực nông thôn và cho việc phát triển nguồn tài
nguyên dồi dào của Trung Quốc Đối với các khoản viện trợ không hoàn
lại (grant aid) và hợp tác kỹ thuật (technical cooperation) cũng tập trung
vào Trung Hoa lục địa cho các lĩnh vực nhu cầu tối thiểu của con người
(BHN) đặc biệt là tại các vùng khó khăn Nhật Bản dành ưu tiên cho ba
khu vực sau của Trung Quốc:
- Các vùng duyên hải: Hỗ trợ các hoạt động của khu vực tư nhân và
cung cấp cơ sở hạ tầng
- Các vùng có nhiều nguồn lực trong đất liền: tăng cường vai trò cung
cấp nguồn lực của vùng này cho các vùng duyên hải, nhấn mạnh vào
phát triển nội lực
- Các vùng nghèo trong đất liền: cung cấp các nhu cầu tối thiểu của
con người (BHN) nhằm giảm sự mất cân bằng về vùng
b Các lĩnh vực ưu tiên
1 Môi Trường:
Trang 23Nhật Bản vận dụng các công nghệ và kinh nghiệm của mình để hỗ
trợ Trung Quốc dựa trên các nhu cầu của nước này Chuyển giao
công nghệ trong các lĩnh vực như tái chế rác thải, cac biện pháp
chống ô nhiễm môi trường
2 Nông Nghiệp:
Tăng năng suất nông nghiệp để đảm bảo cung cấp lương thực ổn
định của Trung Quốc Nhật Bản hỗ trợ trong việc cải tạo cơ sở hạ
tầng nông nghiệp như thuỷ lợi và các hệ thống xử lý nước thải, cung
cấp các trang thiết bị để xây dựng, cung cấp phân bón và các trang
thiết bị nông nghiệp, thúc đẩy việc vận dụng các máy móc và công
nghệ mới đến các khu vực nông thôn
3 Cơ sở hạ tầng kinh tế:
Trong lĩnh vực này, Nhật Bản hỗ trợ Trung Quốc cải thiện các cơ sở
hạ tầng lạc hậu gây trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế như
giao thông, liên lạc, phát điện qua việc (1) trong giao thông vận tải,
Nhật giúp xây dựng các cơ sở hạ tầng và cải thiện các công nghệ
quản lý và bảo dưỡng nhằm tăng tính hiệu quả của giao thông; (2)
trong năng lượng, Nhật hỗ trợ xây các nhà máy điện và các đường
dây truyền tải điên nhằm giảm sự mất cân bằng giữa các vùng đồng
thời cũng chú trọng đến việc chống ô nhiễm môi trường, (3) trong
liên lạc, Nhật hợp tác để cải thiện cơ sở hạ tầng viễn thông liên lạc
của Trung Quốc và giúp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực
này
4 Y tế và sức khoẻ:
Trang 24Trung Quốc cần tiếp tục cải thiện các dịch vụ y tế tại các khu vực
nông thôn Để giảm sự mất cân đối về vùng, Nhật hỗ trợ trong việc
cải thiện các dịch vụ y tế khu vực, chú trọng đến việc tăng cường y tế
dự phòng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong các khu vực nông
thôn
5 Phát triển nguồn nhân lực:
Nhật Bản hỗ trợ trong việc cải thiện giáo dục cơ bản, cung cấp các tư
liệu giáo dục và xây dựng các trường học Nhật hỗ trợ phát triển
nguồn nhân lực về kỹ sư bậc trung và quản lý qua việc cử chuyên gia
Nhật và gửi đối tác đi đào tạo tại Nhật
2 Thực hiện ODA Nhật Bản tại Trung Quốc
Bảng 2.5: Thực hiện ODA Nhật Bản tại Trung Quốc trong những
năm vừa qua:
Đơn vị: Triệu $US
Trang 25Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp
Từ khoảng thời gian 1979 đến 1996, giải ngân các khoản vay
ODA đạt đến tổng số là 1,85 nghìn tỉ yên, hợp tác kỹ thuật (nghiên cứu
phát triển, hợp tác kỹ thuật kiểu dự án, cung cấp trang thiết bị, đào tạo
đối tác Trung Quốc tại Nhật, cử chuyên gia, mời thanh niên…) đạt vượt
mức 100 tỉ Yên Viện trợ không hoàn lại đạt mức 100 tỉ yên
Tổng số ODA Nhật Bản cho Trung Quốc mà chủ yếu dưới hình
thức vốn vay ODA đã góp phần vào việc giảm bớt những khó khăn về
cơ sở hạ tầng tại các vùng duyên hải của Trung Quốc và làm ổn định
kinh tế vĩ mô của nước này
Thêm vào đó, các khoản viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ
thuật đã góp phần vào các lĩnh vực y tế, sức khoẻ, bảo vệ môi trường và
phát triển nguồn nhân lực
ODA Nhật Bản do đó đã hỗ trợ Chính sách Mở cửa và Cải cách
của Trung Quốc và có vai trò quan trọng vào sự phát triển vượt bậc của
Trung Quốc
2.1 Khoản vay đồng yên (ODA/Yen loans)
Nhật Bản bắt đầu cung cấp các khoản vay ODA cho Trung Quốc
từ năm 1979 khi Trung Quốc quyết định tiến hành chính sách cải cách
và mở cửa Đến cuối tháng 3 năm 2001, 285 khoản vay ODA đã được
giải ngân với tổng trị giá 2.711,2 triệu yên
Trang 26Trong Chiến lược Hợp Tác Kinh Tế Hải Ngoại Trung Hạn, Ngân
Hàng Hợp Tác Nhật Bản (JBIC) tập trung hỗ trợ Trung Quốc trong các
lĩnh vực sau: các vấn đề về môi trường, lương thực và giảm nghèo, giảm
khoảng cách giữa các vùng chú trọng đến các vùng đất liền, phát triển
cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội nhằm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Bảng 2.6 : Khoản vay ODA Cam kết cho Trung quốc theo lĩnh
vực
(tính đến tháng 3 -2001) Tổng số khoản vay: 285
Trị giá: 2,711,162 triệu Yên
Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp
Trong lĩnh vực thúc đẩy cải cách và phát triển kinh tế, số viện trợ
lớn được tập trung vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ bản, như
Trang 27đường sắt, đường tàu điện ngầm, đường xá, cầu cống, cảng, nhà máy
điện, thông tin liên lạc…
Trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển kinh tế cân bằng, nguồn vốn
viện trợ tập trung vào việc xây dựng các xí nghiệp phân hoá học, các cơ
sở chế biến ngũ cốc, các công trình thuỷ lợi và nông nghiệp
Về mặt phát triển bền vững, từ năm 1990 đến năm 1997 có
khoảng 16 dự án gìn giữ môi trường
Các khoản vay ODA mới cam kết cho năm tài chính 2000 là các
dự án nhằm bảo vệ môi trường và giảm nghèo Đáng chú ý là 20 trong
số 23 dự án vốn vay ODA trong khuôn khổ gói vay hàng năm là các dự
án về môi trường
2.2 Viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật
Hợp tác trong lĩnh vực này tập trung vào việc cải cách và phát
triển kinh tế, phát huy sự phát triển kinh tế cân bằng
Hợp tác trong về y tế sức khoẻ trong lĩnh vực phát triển kinh tế
cân bằng, viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật được tập trung ở
Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố chính khác Các hình thức hợp
tác như cung cấp các thiết bị y tế hiện đại, chuyển giao công nghệ chuẩn
đoán và chữa bệnh được thực hiện tại các cơ sở y tế trong các thành phố
này với các kết quả tích cực Trong những năm gần đây, số lượng trang
thiết bị cung cấp cho các bệnh viện địa phương đã tăng lên Đặc biệt
trong lĩnh vực ngăn ngừa bệnh bại liệt, việc cung cấp các biện pháp y tế
dự phòng đã được thực hiện Dự án chống bại liệt của Trung Quốc được
Trang 28dựa trên sự thoả thuận giữa hai chính phủ Nhật Bản và Trung Quốc đã
bao gồm nhiều hoạt động và hình thức đầu tư Các kết quả của dự án
này đã tạo dựng nền móng vững chắc cho mối quan hệ giữa Trung Quốc
và Nhật Bản Dự án là một mô hình cho sự hợp tác giữa các dịch vụ y tế
và sức khoẻ tại các khu vực nghèo
Hợp tác trong lĩnh vực phát triển bền vững nhấn mạnh vào việc
bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, tái tạo rừng
Bên cạnh đó, việc hợp tác cũng được mở rộng sang lĩnh vực
chống ô nhiễm công nghệ công nghiệp, các biện pháp chống ô nhiễm
nước và không khí, quản lý môi trường, trồng rừng, chống sa mạc hoá…
3 Xu hướng của ODA Nhật đối với Trung Quốc trong thời gian tới
ODA Nhật Bản đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh
tế của Trung Quốc Tuy nhiên, tình hình kể từ khi Nhật bắt đầu các
khoản ODA cuả mình cho Trung Quốc so với tình hình hiện tại đã có
những thay đổi to lớn do đó việc thực hiện ODA của Nhật Bản cũng
phải phản ánh được đầy đủ các thay đổi đó Các thay đổi chính có thể kể
ra đây là:
Nhật Bản đang gặp phải các khó khăn về kinh tế và tài chính Trong
lúc đó, Trung Quốc đã có sự phát triển về mặt kinh tế và quân sự, và
hiện đang nổi lên với tư cách là một đối thủ kinh doanh cạnh tranh
Có sự hoài nghi tại Nhật về việc tăng ODA cho Trung Quốc, việc
Trung Quốc hiện đại hoá khả năng quân sự của mình
Trang 29 Trung Quốc đã có khả năng phát triển quỹ dành cho khu vực tư nhân
từ các thị trường trong và ngoài nước và thực tế thì Việc này dẫn
đến những thay đổi về nhu cầu và kỳ vọng của Trung Quốc đối với
ODA Nhật Bản
Trung Quốc thực hiện nền kinh tế thị trường và thực tế này kéo theo
nhu cầu có sự thay đổi về thể chế và hệ thống luật và cần phát triển
nguồn nhân lực
Các phương châm cơ bản để thực hiện ODA Nhật đối với Trung
Quốc trong tương lai bao gồm:
Nhật Bản sẽ xem xét chi tiết các đề nghị dự án và việc thực hiện viện
trợ một cách có hiệu quả dựa trên các khu vực ưu tiên cũng như các
vấn đề liên quan đến các nhu cầu phát triển cho các lợi ích quốc gia
của Trung Quốc và Nhật Bản có sự hiểu biết và hỗ trợ từ người dân
Nhật Bản
Trung Quốc phải tự thực hiện các chương trình mà khả năng nước
này có thể đảm đương được
Nỗ lực thực hiện các mục tiêu của hợp tác Nhật Bản và Trung Quốc
bằng cách điều phối ODA bằng cả nguồn vốn nhà nước và tư nhân
Nhật Bản nên thực hiện ODA theo đường lối có thể khuyến khích
các nỗ lực của Trung Quốc nhằm theo đuổi kinh tế thị trường
Trang 30 Cần chú ý để đảm bảo thực hiện ODA Nhật đối với Trung Quốc
không dẫn đến việc tăng cường khả năng quân sự của Trung Quốc và
theo đúng các nguyên tắc của Hiến Chương ODA
Nhật Bản sẽ chú trọng tập trung ODA vào các lĩnh vực như bảo
tồn môi trường và hệ sinh thái, ô nhiễm và thoái hoá môi trường, cải
thiện tiêu chuẩn sống và phát triển xã hội tại các khu vực đất liền, phát
triển nguồn nhân lực, xây dựng thể chế, và chuyển giao công nghệ
Trang 31II ODA Nhật Bản tại Indonesia
Indonesia là một trong những quốc gia nhận viện trợ ODA lớn
nhất từ Nhật Bản Kể từ thập niên 1960, Indonesia cùng với Đài Loan và
Hàn Quốc trở thành những nước ưu tiên đối với ODA Nhật Bản Vào
đầu thập niên 70, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết những khoản viện trợ
kinh tế lớn cho Indonesia và đã gia nhập Nhóm liên Chính phủ cho
Indonesia (Intergovernmental Group for Indonesia - IGGI), một hiệp hội
những nhà tài trợ ODA của Nhật đã đóng góp quan trọng vào phát triển
kinh tế và xã hội của Indonesia
Nhật Bản cũng là nước tài trợ lớn cho Indonesia Bảng dưới đây
cho thấy vị trí của ODA Nhật trong tổng số các nước tài trợ cho
Indonesia
Bảng 2.7: Giải Ngân ODA của các nước DAC cho Indonesia
Đơn vị: triệu $US
Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp
1 Các chính sách cơ bản của ODA Nhật với Indonesia
1.1 Vị trí của Indonesia trong Viện trợ ODA Nhật Bản
Nhật Bản xem xét các vấn đề dưới đây khi cấp viện trợ cho Indonesia:
Trang 32 Indonesia có tầm quan trọng lớn với Nhật Bản về mặt kinh tế và
chính trị, có mối quan hệ gần gũi về thương mại và đầu tư
Về mặt địa lý, Indonesia có vị trí quan trọng đối với vận tải đường
biển của Nhật Bản Nước này cũng cung cấp dầu lửa, khí đốt và các
tài nguyên thiên nhiên khác cho Nhật
Indonesia có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định của
kinh tế Đông Nam Á và là thành viên chủ chốt trong khối ASEAN
Indonesia cần nhận viên trợ để xoá đói giảm nghèo và thu hẹp mất
cana bằng khu vực Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài kinh tế Châu
Á năm 1997 đã làm tình hình kinh tế và chính trị nước này mất ổn
định Indonesia cần khôi phục kinh tế và ổn định xã hội qua các biện
pháp cải cách hợp lý
1.2 Các vấn đề ưu tiên của ODA Nhật Bản đối với Indonesia
Theo chính sách của Chính Phủ Nhật Bản, từ trước đến nay các
vấn đề ưu tiên của ODA Nhật với Indonesia gồm có năm vấn đề sau:
1 Đạt được sự bình đẳng: nhấn mạnh vào các lĩnh vực: (1) giảm
nghèo bằng cách nâng cao mức sống cho người nghèo; (2) hỗ trợ cho
các nhu cầu tối thiểu của con người (BHN) qua việc cải thiện điều kiện
sống và y tế; (3) kế hoạch hoá gia đình , chống AIDS; (4) Phát triển
miền Đông Indonesia để cân đối sự khác biệt giữa các vùng
Trang 332 Giáo dục và Phát Triển Nhân Lực: Nhấn mạnh đến các vấn đề sau:
(1) cỉa thiện giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; (2) cải thiện trình độ
giáo viên; (3) cải thiện giáo dục kỹ sư và kỹ thuật viên
3 Bảo vệ môi trường: nhấn mạnh các lĩnh vực sau: (1) bảo tồn và đảm
bảo tính bền vững của rừng và các tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ
môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học; (2) hợp tác để cải thiện điều
kiện sống và kiểm soát ô nhiễm tại các khu vực đô thị; (3) xây dựng các
tổ chức để giải quyết các vấn đề môi trường: tăng cường năng lực thực
hiện các chính sách môi trường
4 Hỗ trợ tái cơ cấu công nghiệp: chú trọng đến các vấn đề sau: (1) hỗ
trợ kinh tế vĩ mô; (2) thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ; (3) phát
triển nông nghiệp: đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, tăng các sản
phẩm có giá trị gia tăng cao
5 Cơ sở hạ tầng công nghiệp và kinh tế: Các lĩnh vực chú trọng là: (1)
điện; (2) phát triển nguồn nước; (3) giao thông; (4) liên lạc
2 Thực hiện ODA Nhật tại Indonesia
Nhật Bản cung cấp các khoản vay ODA cho Indonesia từ năm
1968 Phần lớn các dự án vào thời điểm này thuộc ba lĩnh vực chính:
giao thông, điện, và chống lũ
Trang 34Bảng 2.8: Thực hiện ODA của Nhật Bản tại Indonesia
Đơn vị: Triệu $US
Năm
Hợp Tác Kỹ thuật
GA: Grand Aid - Viện trợ không hoàn lại
Nguồn: Trang Web của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản www.mofa.go.jp
Kể từ năm 1992 đến năm 1996 và 1997, phần lớn (75%) ODA
Nhật cho Indonesia là dưới hình thức các khoản vay ODA Phần lớn các
khoản vay này nhằm vào việc cung cấp, mua sắm các các thiết bị đắt
tiền, các máy móc công-nông nghiệp, nguyên liệu thô phân bón và
thuốc trừ sâu, các công trình dân dụng, các dịch vụ tư vấn và các nhu
cầu khác
Trong cuộc khủng hoảng Châu Á, Nhật Bản đã có những biện
pháp hỗ trợ Indonesia trong các lĩnh vực như hỗ trợ tài chính thương
mại (cho vay hai bước của Ngân Hàng Exim Nhật Bản, sử dụng bảo
hiểm tín dụng thương mại), hỗ trợ các biện pháp giả quyết nợ tư nhân và
hỗ trợ các nỗ lực cải cách cơ cấu của Indonesia
Trang 352.1 Khoản vay đồng Yên (ODA/Yen loans)
Từ khoản vay ODA đầu tiên năm 1968 cho đến cuối năm tài
chính 2000, các khoản vay đồng yên của Nhật cho Indonesia đã đạt tổng
số là 600 Trong hơn 30 năm, các khoản vay đồng yên của Nhật đã đóng
góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của Indonesia thông qua việc
phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội trong đó có rất nhiều các dự án
trong các lĩnh vực giao thông, điện, thuỷ lợi, y tế và giáo dục, và nông
nghiệp thuỷ sản
Bảng 2.9: Khoản vay ODA Cam kết cho Indonesia theo ngành
(tính đến tháng 3 -2001) Tổng số khoản vay: 598
Trị giá: 3.451.782 triệu Yên
Các dự án đã thực hiện: 521 dự án
vay
Trị giá (triệu Yên)
Trang 36Tại Indonesia, các khoản vay ODA của Nhật có vai trò quan trọng
trong việc giảm nghèo nhưng thực tế cho thấy nghèo vẫn còn là vấn đề
lớn nhất cần được giải quyết tại nước này đặc biệt là trong tình hình khó
khăn do cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 và sự bất ổn trong
nước trong những năm gần đây
2.2 Viện trợ không hoàn lại (Grant Aid) và Hợp tác Kỹ thuật
(Technical Cooperation)
Hai loại hình viện trợ song phương này được Cơ Quan Hợp Tác
Quốc Tế Nhật Bản tại Indonesia thực hiện dưới nhiều chương trình khác
nhau Các chương trình chủ yếu thuộc hai loại hình này bao gồm:
Đào tạo tại Nhật Bản: Mỗi năm có khoảng 7000 người được đi đào
tạo tại Nhật Bản trong chương trình đào tạo đối tác của JICA
Đào tạo tại nước thứ ba: Các khoá học được tổ chức tại một nước
đang phát triển Các học viên của nước tổ chức và các nước láng
giềng tham gia các khoá học này Trong năm tài chính 2000, 12 khoá
học đã được tổ chức tại Indonesia và 131 học viên từ Châu Á và
Châu Phi đã đến Indonesia học tập
Chương trình mời thanh niên: Trong năm, 152 thanh niên Indonesia
đã sang Nhật trong khuôn khổ chương trình này Tổng số người tham
gia chương trình này tính từ khi bắt đầu thực hiện đến nay là 2537
Chương trình cử chuyên gia: 237 chuyên gia dài hạn và 320 chuyên
gia ngắn hạn Nhật Bản đã được cử sang Indonesia trong năm 2000
Trang 37 Chương trình Hợp Tác Kỹ Thuật Kiểu Dự án: 27 dự án được thực
hiện trong năm 2000
Nghiên cứu phát triển: gồm các nghiên cứu khả thi trong lĩnh vực
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội 27 Nghiên cứu phát triển đã
được thực hiện trong năm 2000
Viện trợ không hoàn lại: trong năm 2000, Nhật bản cung cấp hơn
2.677 triệu yên cho Indonesia
Tại Indonesia, Nhật Bản phát triển chương trình Trao Quyền Cộng
đồng Đây là chương trình mới do JICA thực hiện nhằm vào những
người hưởng lợi trực tiếp từ cấp cơ sở
Chương trình cử chuyên gia trẻ: Theo chương trình này, những cán
bộ Nhật Bản có trình độ nhất định tuổi từ 20 đến 39 được cử sang
Indonesia phục vụ hainăm and serve for two years Tổng số 310
người đã được cử kể từ khi bắt đầu chương trình
Chương trình chuyên gia Bạc cử các chuyên gia cao cấp nhiều kinh
nghiệm từ Nhật Bản sang Indonesia Đã có tổng cộng 56 chuyên gia
được cử sang Indonesia
Cứu trợ khẩn cấp: Cứu trợ trong trận động đất Bengkulu (Sumatra)
năm 2000 Nhật Bản đã cử các đội cứu trợ, cán bộ y tế, hàng hoá,
trang thiết bị y tế và thuốc men đến khu vực bị động đất Trong trận
lụt và lở đất tại Sumatra, Nhật Bản đã đóng góp 29,02 triệu Yên
(276.000 $US) để hỗ trợ cho các nạn nhân
Trang 383 Xu hướng mới về các vấn đề ưu tiên của ODA Nhật Bản với
Indonesia trong những năm gần đây
Trước những thay đổi gần đây trong tình hình kinh tế chính trị tại
Indonesia, nghiên cứu quốc gia về Indonesia do Nhật Bản tiến hành
năm 2000 chỉ ra các khu vực ưu tiên của ODA Nhật Bản gồm bốn vấn
đề sau:
1 Quản lý và phi tập trung hoá
Indonesia đang trong giai đoạn bắt đầu tiến hành cải cách thể chế
và cần sự hỗ trợ trong việc xây dựng các cơ cấu và quy tắc phát triển
mới Viện trợ từ Nhật Bản tập trung sự hỗ trợ vào việc tăng cường các
chức năng của nhà nước và phát huy dân chủ
Đối với phi tập trung hoá đòi hỏi cải tổ hệ thống kinh tế chính trị
và xã hội tại Indonesia thông qua việc tái phân bổ các nguồn lực và phân
quyền đến cấp địa phương Nhật Bản hỗ trợ trong việc xây dựng năng
lượng địa phương qua việc phát triển nguồn nhân lực địa phương và hệ
thống thông tin giữa các vùng
2 Phục hồi kinh tế
Indonesia là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc khủng hoảng
tiền tệ Châu Á Trước tình trên, Indonesia cần có sự hỗ trợ về tài chính
và hợp tác kỹ thuật trong khu vực tài chính
Trang 39Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ
nhằm củng cố nền tảng cho phát triển kinh tế Nhật Bản chú trọng đến
mối liên hệ giữa tư vấn kỹ thuật/quản lý và hỗ trợ tài chính
3 Phát triển xã hội và giảm nghèo
Hỗ trợ của Nhật sẽ tập trung vào năm lĩnh vực là Tác động cuả
cuộc khủng hoảng kinh tế và Mạng lưới An sinh xã hội, Lương thực,
Giáo dục và Dịch vụ y tế và sức khoẻ, và Việc làm
4 Các vấn đề môi trường
Trong năm 1997-1998, các vụ cháy rừng ở Indonesia đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái rừng Đồng thời, việc khai
thác rừng bừa bãi và các nguồn tài nguyên rừng xuống cấp ngày càng
gia tăng ở nước này Nhật Bản hỗ trợ Indonesia trong vấn đề Bảo tồn
rừng và phòng chống cháy rừng
Trang 40Chương III tổng quan về ODA Nhật Bản tại Việt Nam
I Vài nét về ODA Nhật Bản tại Việt Nam
Hiện có hơn 20 nước và tổ chức quốc tế cung cấp ODA cho Việt
Nam nhưng trên 80% tổng giá trị hiệp định là tập trung vào ba nhà tài
trợ lớn là Nhật Bản, Ngân Hàng Thế Giới (WB) và Ngân Hàng Phát
Triển Châu Á (ADB) Với vai trò là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt
Nam, Nhật Bản đã và đang ủng hộ tích cực cho quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường và pahts triển kinh tế xã hội của Việt Nam
Từ năm 1991, Nhật Bản đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam trong đó
đặt mức ưu tiên cao vào đạt mức phát triển kinh tế cân bằng với hai mục
tiêu cụ thể: (1) tạo điều kiện căn bản cho sự tăng trưởng bền vững; và
(2) hỗ trợ những nỗ lực xoá đói giảm nghèo
Từ năm 1992, ODA của Nhật Bản không ngừng tăng và đặc biệt,
kể từ năm 1995, Nhật Bản luôn đứng đầu danh sách các nhà tài trợ cho
Việt Nam Tính riêng năm tài chính 1999, giải ngân ODA Nhật Bản cho
Việt Nam là 111.996.000.000 JPY (tỷ giá quy đổi 1USD=120JPY) Giải
ngân ODA tích luỹ từ năm tài chính 1992 tới năm tài chính 1999 là
657.228.000.000 JPY (tương đương 5.476.900.000 USD), chiếm 55%
tổng số nguồn vốn ODA giải ngân của các nhà tài trợ song phương (Uỷ
ban Hỗ trợ phát triển) tại Việt Nam năm 1998 Hơn thế nữa, trong năm
tài chính 2000, Việt Nam đứng hàng thứ 2 trong số các nước nhận được
viện trợ song phương toàn cầu của Nhật Bản Điều đáng chú ý là khối
lượng ODA cam kết hàng năm của Nhật Bản cho Việt Nam tăng đều