1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

37 744 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 240 KB

Nội dung

Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

Trang 1

Mục Lục

A Lời mở đầu 3

B Nội dung 4

I Những lí luận về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 4

1 Những vấn đề liên quan đến đầu tư 4

1.1 Các khái niệm cơ bản 4

1.2 Một số khía cạnh kinh tế của hoạt động đầu tư nước ngoài 6 1.3 Điều kiện cơ bản đảm bảo sự thành công của hoạt động đầu tư 7 2 Những kinh nghiệm thu hút đầu tư của một số quốc gia trong khu vực 8

2.1 Cách tiếp cận đầu tư nước ngoài ở Đông Nam A 8

2.2 Kinh Nghiệm của Thái Lan và Malayxia 10

3 Một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong việc thu hút vốn .10

3.1 Thuận lợi 10

3.2 Khó khăn 11

4 Mục tiêu và định hướng thu hút FDI tại Việt Nam 12

4.1 Mục tiêu 12

4.2 Cơ hội 12

II Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: vai trò thực trạng và những vấn đề đặt ra 13

1 Vai trò 13

1.1 Đầu tư nước ngoài là điều kiện để Việt Nam thực hiện tốt sự

13

nghiệp Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 14

1.2 Đóng góp đáng kể vào giá trị tổng sản lượng Công Nghiệp 14

1.3 Tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động 15

1.4 Thúc đẩy sản xuất hàng hoá, thúc đẩy quá trình hội nhập của nền kinh tế Việt nam 15

2 Thực trạng 17

2.1 Những thành tựu đạt được 17

2.2 Những hạn chế cần khắc phục 200

2.3 Những thách thức từ bên ngoài 22

2.4 ODA Một trong ba nguồn vốn chính cho tăng trưởng 23

Trang 2

III Triển vọng, giải pháp và chính sách trong thời gian tới 25

1 Triển vọng 25

1.1 Triển vọng dựa trên yếu tố khách quan 25

1.2 Triển vọng dựa trên yếu tố chủ quan 26

2 Chính sách thu hút 28

2.1 Định hướng thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực 29

2.2 Định hướng thu hút đầu tư theo địa bàn đối tác 30

3 Một số giải pháp thu hút FDI trong thời gian tới 31

C Kết Luận 35

Trang 3

Lời Mở Đầu

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xó hội, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ đó đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong những năm tới của Việt Nam là 9-10%/năm và phấn đấu đến năm 2020 đưa mức GDP bỡnh quõn đầu người tăng lên gấp 8-10 lần so với hiện nay, tương đương mức 2000-3000 USD/người-năm Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đó, yêu cầu

về vốn là một trong những thách thức lớn nhất và khó giải quyết nhất đối với nền kinh tế Việt Nam Theo tính toán sơ bộ, để duy trỡ tốc độ tăng trưởng GDP 9-10% một năm như mục tiêu đó đề ra, trong giai đoạn từ nay đến năm

2020, Việt Nam cần đầu tư khoảng 40-42 tỷ USD So với năng lực tiết kiệm nội địa hiện tại của Việt Nam thỡ con số này thực sự là khổng lồ, vỡ vậy chỳng ta phải tớnh đến khả năng huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu đầu tư

Về nguyên tắc, muốn tích luỹ vốn chúng ta phải tăng cường sản xuất và thực hành tiết kiệm, nhưng thu hút đầu tư nước ngoài là một cách tạo vốn tích luỹ nhanh mà các nước đi sau có thể làm được Đầu tư nước ngoài nói chung

và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng là một hoạt động kinh tế đối ngoại có

vị trí và vai trũ ngày càng to lớn, nú đó và đang trở thành xu hướng của thời đại Đối với quá trỡnh phỏt triển nền kinh tế Việt Nam; từ một điểm xuất phát thấp, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trũ hết sức quan trọng, nú là nguồn bổ sung lớn cho đầu tư, là một kênh để chuyển giao công nghệ, là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu nhập cho ngân sách và giúp đẩy nhanh quá trỡnh dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế

Vỡ vậy, thu hỳt và sử dụng cú hiệu quả đầu tư từ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đó và đang là mối quan tâm của toàn xó hội

Trang 4

Nội dung

I Những lí luận về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

1 Những vấn đề liên quan đến đầu tư

1.1 Các khái niệm cơ bản

Đầu tư nước ngoài là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài

để tiến hành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận

và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định

Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá Đây là hai hình thức xuất khẩu bổ sung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay Cùng với hoạt động thương mại quốc

tế, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu hiện nay

Vốn đầu tư nước ngoài có hai dòng chính: Đầu tư của tư nhân và trợ giúp phát triển chính thức (ODA) của các chính phủ, các tổ chức quốc tế Đầu tư

tư nhân được thực hiện dới ba hình thức: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng thương mại bằng nguồn vốn của tư nhân nước ngoài Sự trợ giúp của chính phủ được thực hiện nhờ: hỗ trợ dự án, hỗ trợ phi dự án và tín dụng thương mại

Đầu tư nước ngoài là một tất yếu khách quan vì những nguyên nhân chủ yếu sau:

a Sự phát triển của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã thúc đẩy mạnh

mẽ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư

Ngày nay quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế dân tộc ngày càng gia tăng Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất, khả năng về vốn và công nghệ, nguồn tài nguyên, mức độ chi phí ở các nước khác nhau, nguồn vốn đầu tư quốc tế với tư cách của loại hàng hoá đặc biệt tất yếu sẽ tuân theo

Trang 5

những quy luật của thị trường vốn là chảy từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn theo tiếng gọi của lợi nhuận cao

b Sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ và cách mạng thông

tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia.

Cách mạng khoa học - công nghệ đã tạo nên sự biến đổi nhanh chóng và kì diệu của thế giới Thời gian nghiên cứu từ khâu phát triển đến ứng dụng sản xuất rất nhanh chóng, chu kì sống của sản phẩm rút ngắn nhanh, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng và phong phú Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển và đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển Đối với các quốc gia làm chủ và đi đầu trong khoa học công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc váo các nước khác trong tương lai

Do đó, cuộc chạy đua giữa các quốc gia, nhất là các nớc phát triển bên thềm thế kỉ XXI ngày càng quyết liệt

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của cách mạng thông tin bưu chính viễn thông, phương tiện giao thông vận tải đã khắc phục sự xa cách về không gian; giúp các chủ đầu tư thu thập xử lí thông tin kịp thời; đa ra quyết định đầu tư, điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn ở cách xa hàng vạn km; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô để chuyển vốn trên toàn cầu đến các địa chỉ đầu tư hấp dẫn

c Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo nên

lực đẩy đối với đầu tư quốc tế.

Trình độ phát triển kinh tế cao ở các nước công nghiệp phát triển đã nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các nước này Điều đó, một mặt dẫn đến hiện tượng "thừa" tương đối vốn ở trong nước; mặt khác làm cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên thu hẹp và chi phí khai thác tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng tỉ suất lợi nhuận (p’=m/c + v) giảm dần, lợi thế cạnh tranh trên thị trường không còn Chính những nguyên nhân này tạo nên lực đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao

d Nhu cầu vốn đầu tư phát triển để công nghiệp hoá của các nước đang phát

triển rất lớn, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với nguồn đầu tư nước ngoài.

Trang 6

Hiện nay, trình độ chênh lệch phát triển giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển ngày càng dãn cách ra, nhưng sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu đang đòi hỏi kết hợp chúng lại Các nước tư bản phát triển không chỉ coi các nước đang phát triển là địa chỉ đầu tư hấp dẫn do chi phí thấp - lợi nhuận cao, thuận lợi cho việc dịch chuyển thiết bị, công nghệ lạc hậu mà còn thấy rằng sự thịnh vượng của các nước này sẽ nâng cao sức mua và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Các nước đang phát triển cũng trông chờ và mong muốn thu hút được vốn đầu tư, công nghệ của các nước phát triển để thực hiện công nghiệp hoá, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng xa Đầu tư nước ngoài là sự kết hợp lợi ích của cả hai phía.

1.2 Một số khía cạnh kinh tế của hoạt động đầu tư nước ngoài

Ta biết rằng, tiền đề của việc xuất khẩu tư bản là “tư bản thừa” xuất hiện trong các nước tiên tiến Nhưng thực chất vấn đề đó là một hiện tượng kinh tế khách quan, khi mà quá trình tích tụ và tập trung đã đạt đến một mức độ nhất định sẽ xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài Đó chính là quá trình phát triển của sức sản xuất xã hội, đến độ đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia, hình thành nên quy mô sản xuất trên phạm vi quốc tế Thông thường khi nền kinh tế ở các nước công nghiệp đã phát triển, việc đầu tư ở trong nước không còn mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà tư bản, vì các lợi thế so sánh

ở trong nước không còn nữa Để tăng thêm lơi nhuận, các nhà tư bản ở các nước tiên tiến đã thực hiên đầu tư ra nước ngoài

Nguyên tắc lợi thế so sánh cho phép hoạt động đầu tư nước ngoài lợi dụng được những ưu thế tương đối của mỗi nước, đem lại lợi ích cho cả hai bên: bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư Những thuận lợi về kĩ thuật của các công ty, cho phép nó khai thác những lợi thế so sánh trong các công ty con của nó ở những vị trí khác nhau do việc chuyển giao các công nghệ sản xuất của nước ngoài, tới những nơi mà giá thành thấp

Do có những thay đổi trong chính sách kinh tế của các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển đã thúc đẩy mạnh hoạt động đầu tư nước ngoài Ví dụ việc thay đổi tỷ lệ thu thuế (thuế TVA, thuế thu nhập vv )

ở nhiều nước công nghiệp theo xu hướng ngày càng tăng cao Trong khi đó, ở nhiều quốc gia đang phát triển, để tranh thủ nguồn vốn nước ngoài, họ đã có

Trang 7

chủ trương giảm tỷ lệ thu thuế, nhất là đã có nhiều ưu đãi về thuế với các hoạt động đầu tư nước ngoài Chỉ riêng điều đó đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đầu tư của nước ngoài.

1.3 Điều kiện cơ bản đảm bảo sự thành công của hoạt động đầu tư từ nước ngoài

a Sự ổn định về chính trị - xã hội và năng lực tổ chức quản lý của chính phủ

nước tiếp nhận đầu tư.

Sự ổn định về chính trị - xã hội là vấn đề sống còn, là điều kiện tiền đề đảm bảo cho sự phát triển của một quốc gia Với tầm quan trọng như vậy nên nó là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn của các nhà đầu tư

Giữ vững ổn định chính trị có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút trực tiếp đầu tư nước ngoài, vì nếu chính trị không ổn định sẽ dẫn đến sự thay đổi của các mục tiêu, thay đổi phương thức sản xuất để đạt được mục tiêu đó Mỗi sự biến động chính trị cũng rất dễ dẫn đến tình trạng xung khắc giữa chế độ chính trị mới với chế độ chính trị cũ Kết quả của cuộc xung khắc này là những sự phủ nhận phá bỏ, thay đổi làm thiệt hại nhiều đối bởi các nhà đầu tư

Sự ổn định về chính trị là điều kiện kiên quyết đảm bảo cho một xã hội an toàn, an ninh quốc phòng được giữ vững Các nhà đầu tư nước ngoài thường lấy ổn định chịnh trị, tính nhất quán và bền vững trong các chính sách của nước nhận đầu tư để xác định hệ số an toàn, cũng như khả năng sinh lời của đồng vốn mà họ bỏ ra đầu tư Các nhà đầu tư sẽ không bao giờ đầu tư hoặc nếu đã có các dự án đầu tư, thì họ sẵn sàng rút khỏi những quốc gia có tình hình chính trị không ổn định, các chính sách hay biến động và thiếu nhất quán Các nhà đầu tư chỉ muốn đến đầu tư ở những quốc gia có chính phủ đủ năng lực và điều kiện dể thực hiện cam kết với độ tin cậy cao

b Trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư

Đối với các nước có điều kiện khác nhau trong đó nếu nước nào có trình độ phát triển kinh tế - xã hôi càng cao thì ở đó đầu tư sẽ có điều kiện đảm bảo cho sự thành công hơn

Về trình độ phát triển kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài cần quan tâm đến các mặt như:

Trang 8

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

+ Hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo đặc trưng của một nền kinh tế hiện đại, Công nghiệp hoá và ngày càng tiến bộ

+ Có cơ sở hạ tầng kinh tế và các loại dịch vụ phát triển

+ Mức độ hiệu quả hoạt động tài chính tiền tệ, khả năng hoạt động của thị trường vốn

c Những mối quan hệ giữa kinh tế - kỹ thuật - xã hội chi phối mức độ hiệu

quả của hoạt động đầu tư Đó là:

Một nền kinh tế phát triển có định hướng có quy hoạch phù hợp điều kiện của đất nước và có đủ năng lực để chỉ đạo thực hiện đúng theo định hướng theo quy hoạch

Một nền kinh tế đã từng có sự bố trí đầu tư tương đối hợp lý, hoạt động của đồng vốn đầu tư có hiệu quả, tỷ suất lợi nhuận, triển vọng thu hồi vốn nhanh Một nền kinh tế biểu hiện có nhiều tiềm lực cần thiết để đối ứng hợp tác và cho thấy triển vọng đạt hiệu quả cao của đầu tư trực tiếp nước ngoài

2 Những kinh nghiệm thu hút đầu tư của một số quốc gia

2.1 Cách tiếp cận đầu tư nước ngoài ở Đông Nam A

Gần 4 thập kỷ trở lại đây, sự trỗi dậy đầy ấn tượng của Đông á về kinh

tế đã khởi nguồn cho nhiều khám phá về lí thuyết phát triển mang đặc ưng khu vực, trong đó FDI đóng vai trò là một nhân tố chủ đạo Có nhiều cách tiếp cận để phân loại FDI tại Đông á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, về cơ bản FDI có thể chia thành 4 loại hình chủ yếu sau đây:

Loại hình FDI truyền thống, đây là loại hình đầu tư mà các nhà đầu tư

thường sử dụng để khai thác lợi thế so sánh của riêng mình, thông qua FDI hãng muốn tối ưu hoá nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thâm nhập thị trường nước ngoài Các nhà kinh tế học đẫ sử dụng lý thuyết lợi thế so sánh của hãng để giải thích nguồn gốc của loại hình FDI này

Trang 9

Do sự phát triển không ngừng của hãng về mặt qui mô và công nghệ đã tạo

ra cho hãng những lợi thế riêng, tuy nhiên chính sự phát triển đó lại tạo ra những thách thức về nguyên vật liệu cũng như thị trường Kết hợp của những thách thức và lợi thế đó đòi hỏi hãng phải quốc tế hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của mình khi thị trường nội địa trở nên nhỏ hẹp cả về đầu vào và đầu

ra Đây là động cơ thúc đẩy hãng đầu tư ra nước ngoài nhằm thoả mãn cả mục đích đa dạng hoá nguồn cung ứng nguyên vật liệu Mặt khác khi đầu tư ra nư-

ớc ngoài hãng còn giảm được chi phí giao dịch, một yếu tố làm giảm tổng chi phí cơ sở để nâng gửi được lợi thế so sánh trong cạnh tranh Đặc biệt đối với những hãng kinh doanh ở những ngành đòi hỏi sự ổn định về cung ứng nguyên vật liệu với khối lượng lớn thì FDI là một giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiếu những rủi ro khi có biến động, đó chính là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự phát triển bền vững của hãng

Trong vài thập kỉ, Đông Nam A chứng kiến sự xuất hiện của những hãng hàng đầu như: các hãng này hoặc thiết lập các cơ sở sản xuất hoặc trở thành trung tâm phân phối có trụ sở ở những khu vực trung tâm hoặc đầu mối giao thông của thế giới Tỷ suất lợi nhuận thường đạt từ 24%-30% năm, một lợi suất cao hơn nhiều khi hoạt động trong nước Thống kê cho thấy, Mỹ là quốc

gia có nhiều hãng có FDI được xếp vào loại hình FDI “truyền thống”.

Loại hình FDI Đàn sếu bay: hay còn được gọi là làn sóng đầu tư cũ Loại

hình FDI này được xem như là phương tiện để phân bổ lại nguồn lực nhằm thích ứng với sự thay đổi về lợi thế so sánh dựa trên nền tảng khác biệt nhau

về con đường Công nghiệp hoá ở mỗi nước trong khu vực

Loại hình FDI Làn Sóng đầu tư mới, loại hình FDI này diễn ra kể từ năm

1985 trở đi khi đồng Yên Nhật và đồng tiền của các nền kinh tế mới lên giá so với đồng Đô La của Mỹ FDI được xem như là một phương tiện để chuyển sản xuất ra nước ngoài khi phải đối mặt với chi phí sản xuất (chủ yếu là tiền lương) tăng lớn trong nội địa và sự mất giá của đồng Đô la so với đồng nội tệ Việc di chuyển sản xuất ra nước ngoài giúp cho chi phí sản xuất giảm xuống, các hãng mới giữ được lợi thế cạnh trang của sản phẩm xuất khẩu của mình, điều này đặc biệt có ý nghĩa khi hầu hết các nền kinh tế đều theo đuổi chiến l-ược hướng vào xuất khẩu

Trang 10

Loại hình FDI từ cộng đồng chung Châu Âu (EC), sự thành công của khu

vực Đông á và Đông Nam á trong một thời gian dài đã làm khu vực này có lực hấp dẫn mạnh đối với các nhà Đầu Tư trên toàn thế giới Trong khi tại Châu Âu, Bắc Mĩ, Châu Phi tốc độ tăng GDP thấp thì Đông Nam á luôn có tốc độ tăng cao hơn so với tốc độ thế giới gấp 2.5 lần Một số nền kinh tế có GDP tăng hàng năm hai con số trong suốt một thập kỉ như Singapore, Trung

Qua số liệu thống kê cho thấy đặc điểm chung của luồng FDI vào hai nước này: Thứ nhất, luồng FDI gia tăng mạnh mẽ vào nửa cuối thập kỉ 80 và đầu thập kỉ 90 Thứ hai, luồng FDI của Nhật Bản vào khu vực của cả hai nước Malaisia và Thái Lan đều chiếm tỉ trọng lớn tương ứng là 69% và 59.9% trong luồng vốn FDI

Khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 cả Thái Lan và Malaisia đều nằm ở tâm điểm và chịu ảnh hưởng nặng nề Sau hơn một thập kỉ cố định đồng bản

tệ với Đô la Mỹ, Thái Lan đã chuyển từ chế độ tỷ giá hối đoái cố định sang chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát Thái Lan và Malaisia đã ban hành chính sách khuyến khích, thu hút FDI Tất cả những nỗ lực đó đã khôi phục lại lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vì vậy luồng FDI đã quay trở lại

3 Một số thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong thu hút vốn

3.1 Thuận lợi

Với đường lối đổi mới đúng đắn do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, chúng ta đã giành được sự thành công nhất định trong thực hiện bước chuyển từ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cập sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập Cùng với những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã hội, Việt Nam đã tạo ra một hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế rộng rãi và tương đối có

Trang 11

hiệu quả Vị thế Việt Nam trên thế giới đang ngày càng được củng cố, cải thiện và tăng cường về nhiều mặt.

Mặc dù chưa hết những thế lực chống phá, nhưng trong thời gian qua Việt Nam cũng đã tạo ra được một sự ổn định về chính trị, xã hội, giữ vững được nền an ninh quốc phòng, giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có được tâm lí tin tưởng, yên tâm về sự an toàn trong hoạt động đầu tư

Nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước phát triển tương đối khả quan Điều này cho thấy, nếu khi có các điều kiện tốt, các nhân tố đảm bảo sự phát triển đạt được mức cần thiết và có quan hệ hợp lý thì khả năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam là không nhỏ

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một thành phần bình đẳng trong tổng thể thành phần của kinh tế Việt Nam

Sự đánh giá cao và nhất quán này không những đã tạo ra những triển vọng tốt đẹp cho sự hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đang tồn tại ở Việt Nam mà nó còn là yếu tố tạo thêm sức hấp dẫn về môi trường đầu t-

ư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư trên thế giới đang tìm hiểu để lập dự

án ở Việt Nam

Đến nay chúng ta đã trải gần hai mươi năm thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, so với một số nước thì khối lượng vốn nước ngoài đầu tư vào nước ta chưa đủ lớn và cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho phát triển của Việt Nam Tuy vậy, từ sự đa dạng, phong phú về các đối tác đầu tư nước ngoài

đã giúp ta có thể rút ra một số vấn đề trong công tác thu hút, quản lí, cũng như

tổ chức hoạt động đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài

3.2 Khó khăn

Thế giới (nói chung) và châu A(nói riêng) đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Trong khi, đa số các nhà đầu tư nước ngoài dành sự chú ý nhiều hơn đến các nền kinh tế phát triển thì Việt Nam vẫn đang đứng trong hàng ngũ những nền kinh tế có trình độ phát triển thấp thuộc các nước đang phát triển Tương quan này đã đặt ra những thách thức to lớn trong cuộc cạnh tranh đầy khó khăn và phức tạp để thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 12

Các điều kiện vật chất đảm bảo cho hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài còn rất thiếu, yếu và lạc hậu Chẳng hạn, chúng ta đang rất thiếu vốn trong nước để tham gia đối ứng với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó thị trường vốn vừa yếu vừa thiếu đồng bộ, các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ còn rất lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của một nền sản xuất hiện đại.

Chúng ta chưa hình thành hệ thống luật pháp đồng bộ, nhất quán và ổn định với đầu tư trực tiếp nước ngoài, chưa thực sự tạo ra được sự hấp dẫn có sức cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới

Chúng ta có nguồn nhân lực dồi dào và tương đối có tiềm năng nhưng chưa

có sự chuẩn bị, chưa có quy hoạch đào tạo một cách hệ thống cho hoạt động kinh tế đối ngoại, nhất là cho lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài Hay nói cách khác, hiện nay chúng ta đang rất thiếu những nhà doanh nghiệp giỏi (có trình độ, khả năng và kinh nghiệm trong tổ chức quản lí hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ) và những công nhân kĩ thuật lành nghề

4 Mục tiêu và định hướng thu hút FDI tại Việt Nam

4.1 Mục tiêu

Theo dự báo, trong giai đoạn 2001 - 2005, khả năng huy động vốn cho đầu

tư phát triển vào khoảng 830 - 850 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 11-12% một năm, trong đó FDI chiếm khoảng 31-32% Trên cơ sở đó, chính phủ đã đề ra mục tiêu và định hướng trong hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam như sau: + Giai đoạn 2001-2005, vốn FDI đăng kí cấp phép mới khoảng 12 tỷ USD, vốn thực hiện 11 tỷ USD, thu hút 1-2 tỷ USD vốn FDI khác qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ra nước ngoài

+ Khuyến khích đầu tư FDI vào các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dầu khí, điện tử, phát triển kết cấu hạ tầng và các Việt Nam có lợi thế để gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm

+ Khuyến khích các nhà đầu tư từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu

tư vào Việt Nam, nhất là các đầu tư có tiềm năng lớn về tài chínhvà công nghệ nguồn từ các nước phát triển

Trang 13

+ Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh.

+ Có kế hoạch vân động các tập đoàn, công ty lớn đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhưng công nghệ hiện đại, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước

Việt Nam là nơi an toàn nhất: Tổ chức tư vấn rủi ro về kinh tế và chính trị

đã tiến hành khảo sát về sự an toàn của môi trường đầu tư ở khu vực Châu á -Thái Bình Dương và đưa ra kết quả: Việt Nam là nơi an toàn nhất cho đầu

tư nước ngoài Như vậy, Việt Nam không chỉ có lợi thế về các mặt: giá nhân công rẻ, quy mô dân số đông, một nền kinh tế thi trường chưa phát triển với nhiều khoảng trống, một hệ thống chính sách có định hướng cởi mở mà còn

có một lợi thế có tầm quan trọng hàng đầu là sự ổn định về chính trị, tạo sự an toàn cho nhà đầu tư

Hiệp định thương mại Việt Mỹ: Việt Nam đã kí kết hiệp định song phương

về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với 41 nước và vùng lãnh thổ, tham gia Công ước về bảo đảm đầu tư đa bên và hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN Đặc biệt, với việc ký hiệp định thương mại Việt Mỹ (7/2000), Việt Nam đã cam kết thực hiện tiêu chuẩn quốc tế về đầu tư ở phạm vi và mức độ cao nhất so với các điều ước trước đó Hiệp định tạo cơ sở để Việt Nam phát triển một nền kinh tế lành mạnh có cạnh tranh, do đòi hỏi của hiệp định là xoá

bỏ các phân biệt đôi xử có lợi cho kinh tế quốc doanh và tạo “sân chơi” bình

Trang 14

đẳng giữa các thành phần kinh tế Các doanh nghiệp Mỹ và các nước khác đầu tư vào nước ta sẽ làm cho thị trường mang tính cạnh tranh, có lợi cho ng-ười tiêu dùng và giúp Việt Nam có cơ hội phát triển thi trường ra nước ngoài Hiệp định mở ra cho Việt Nam một thị trường rộng lớn, đặc biệt có lợi cho ngành sản xuất quần áo, giày dép FDI vào Việt Nam trong những ngành này

sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới, vì các nước có vốn muốn tận dụng lợi thế

nhân công rẻ ở Việt Nam để sản xuất hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ

II Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: vai trũ, thực trạng và những vấn đề đặt ra

1 Vai trũ của đầu tư nước ngoài đối với phát triển kinh tế xó hội

Trong thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trũ hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xó hội ở nước ta cụ thể:

Đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp: chiếm tới 36.4% giá

trị tổng sản lượng công nghiệp (tương đương với khu vực doanh nghiệp nhà nước); những nghành công nghiệp nhẹ như: dệt may, da giầy chiếm 12.1%, sản xuất vật liệu xây dựng: gốm thuỷ tinh 9.7%, thực phẩm đồ uống 22.5% và phần lớn các nghành công nghệ cao như sản phẩm điện tử, máy tính, thiết bị văn phũng, ụtụ xe mỏy đều do các doanh nghiệp FDI sản xuất

Từ những năm đầu của thập niên 90 đến nay, khu vực FDI có tốc độ tăng giá trị sản lượng công nghiệp nhanh hơn các khu vực khác của nền kinh tế, bỡnh quõn giai đoạn 1991 - 1995 là 23.3%; giai đoạn 1996 - 2003 là 15.6% Mặc dù tốc độ gia tăng giảm xuống qua các giai đoạn nhưng vẫn cũn cao hơn

so với mức tăng giá trị tổng sản lượng công nghiệp khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực ngoài quốc doanh trong thời kỳ 1991 - 2000; chỉ tăng chậm hơn khu vực ngoài quốc doanh trong thời kỳ 2001 - 2003 (bảng 1)

BẢNG 1: Tỷ trọng của khu vực FDI trong một số sản phẩm công nghiệp năm 2003

- Xà phũng bột giặt

- Sản phẩm thộp

48.046.2

Trang 15

10055.550.6

Trang 16

BẢNG 2: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bỡnh quõn hàng năm

Thời kỳ Toàn ngành DNNN Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh

Doanh nghiệp FDI

1991 - 1995

1996 - 2000

2001 – 2003

13.713.915.1

13.49.812.1

10.611.619.8

23.322.415.6

FDI góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế: đóng góp vào GDP của khu vực FDI ngày càng tăng, bỡnh quõn giai đoạn 1995 - 2002 là 9.71%, chỉ đứng sau doanh nghiệp nhà nước và kinh tế cá thể

BẢNG 3: Đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá so sánh năm 1996 (%)

41.358.723.2534.224.268.2

41.278.543.3133.454.199.24

40.48.643.2633.094.2510.36

38.538.583.3832.313.9213.28

38.48.163.7331.844.2213.75

38.317.983.9331.424.4513.91

FDI bổ sung vào nguồn vốn đầu tư phát triển, góp phần quan trọng tạo điều kiện để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Bỡnh quõn giai đoạn 1995 - 2002, đầu tư trực tiếp nước ngoài đó đóng góp 24.5% tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xó hội, từ đó tạo động lực cho việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước Nhưng trong những năm gần đây,

tỷ trọng nguồn vốn đầu tư này có xu hướng giảm Mặt khác, với sự ra đời luật doanh nghiệp dần tạo nên khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho đầu tư của khu vực tư nhân trong nước

BẢNG 4: Đóng góp của đầu tư nước ngoài đối với vốn đầu tư phát triển giai đoạn 1995 - 2003

Trang 17

Khu vực FDI

Tỷ trọng FDI (%)1995

20.021.824.527.831.534.638.546.558.1

23.3925.0033.3929.1623.8824.4139.2434.0036.40

32.328.1631.324.918.216.82418.516.8

FDI Tạo công ăn việc làm cho người lao động: khu vực đầu tư trực tiếp

nước ngoài giải quyết việc làm cho 645.000 lao động trực tiếp và 1,3 triệu lao động gián tiếp, trong đó có khoảng 6.000 cán bộ quản lý, 25000 cỏn bộ kĩ thuật Chỉ tớnh riờng năm 2002, khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đó giải quyết việc làm cho 45.000 lao động Cùng với giải quyết việc làm và đem lại thu nhập, trỡnh độ tay nghề, trỡnh độ quản lý, trỡnh độ khoa học công nghệ của người lao động cũng ngày càng được nâng cao

Thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường, phát triển các ngành dịch

vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo ra năng suất lao động cao,

từng bước đưa nền kinh tế chuyển biến theo hướng kinh tế thị trường hiện đại

Đóng góp vào ngân sách của khu vực FDI ngày càng tăng Cụ thể: năm

1994: 128 triệu USD; năm 1995: 195 triệu USD; năm1997: 340 triệu USD; năm 1998: 370 triệu USD; năm 1999: 271 triệu USD; năm 2000: 280 triệu USD; năm 2001: 373 triệu USD; năm 2002: 460 triệu USD; năm 2003: 500 triệu USD Bỡnh quõn khu vực FDI đồng ý góp khoảng 7% tổng thu ngân sách hàng năm

Thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đưa nước ta tham gia hiệu quả phân công lao động quốc tế, thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế

Trang 18

đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho việc thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở đa dạng hoá, đa phương hoá của Đảng và Nhà nước ta.

BẢNG 5: Kim ngạch xuất khẩu của các doang nghiệp FDI giai đoạn

2.54.39.06.26.210.919.521.222.123.227.327.231.4

2 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam từ khi có luật đầu tư cho đến nay

2.1 Những thành tựu đạt được

Sau năm 1975, nước ta đó ban hành những điều lệ quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để điều tiết hoạt động của các dự án đầu tư chủ yếu từ các nước Xó Hội Chủ Nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc Các dự án đầu tư lúc bấy giờ dựa trên nền tảng hợp tác giúp đỡ Việt Nam khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh

Cùng với chính sách đổi mới đất nước tháng 12-1987, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam đó được ban hành Tính đến ngày 31-12-2003, cả nước thu hút khoảng 5236 dự án đầu tư, trong đó cũn khoảng 4324 dự ỏn đang hoạt động với vốn đăng ký 40,3 tỷ USD (bằng 60,3% vốn đăng ký), đưa Việt nam

Ngày đăng: 19/03/2013, 14:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG  1: Tỷ  trọng  của khu  vực FDI  trong  một số sản phẩm công  nghiệp năm 2003 - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
1 Tỷ trọng của khu vực FDI trong một số sản phẩm công nghiệp năm 2003 (Trang 14)
BẢNG 2: Tốc độ tăng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp bỡnh quừn hàng  năm - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BẢNG 2 Tốc độ tăng giỏ trị sản xuất cụng nghiệp bỡnh quừn hàng năm (Trang 16)
BẢNG 3: Đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm  quốc nội (GDP) theo giá so sánh năm 1996 (%) - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BẢNG 3 Đóng góp của các thành phần kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá so sánh năm 1996 (%) (Trang 16)
BẢNG 5: Kim ngạch xuất khẩu của các doang nghiệp FDI giai đoạn  1991 - 2003 - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BẢNG 5 Kim ngạch xuất khẩu của các doang nghiệp FDI giai đoạn 1991 - 2003 (Trang 18)
BẢNG 6: Đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 1988 - 2003 - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BẢNG 6 Đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 1988 - 2003 (Trang 19)
BẢNG 8: Một số địa phương dẫn đầu về thu hút FDI (tính đến ngày 31- - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BẢNG 8 Một số địa phương dẫn đầu về thu hút FDI (tính đến ngày 31- (Trang 21)
BẢNG 9: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các khu vực kinh tế Năm ICOR toàn - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BẢNG 9 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của các khu vực kinh tế Năm ICOR toàn (Trang 25)
BẢNG 10: Nhập siêu của khu vực FDI giai đoạn 1996 - 2003 ( triệu  USD) - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BẢNG 10 Nhập siêu của khu vực FDI giai đoạn 1996 - 2003 ( triệu USD) (Trang 26)
BẢNG 11: Sự luân chuyển FDI trên thế giới và Việt Nam giai đoạn  1997 - 2004 - Nên kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
BẢNG 11 Sự luân chuyển FDI trên thế giới và Việt Nam giai đoạn 1997 - 2004 (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w