Giải pháp chung về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 88 - 90)

- Tội phạm về ma tuý: Toàn tỉnh đã truy tố,xét xử 470vụ/ 574 bị cáo, trong đó người DTTS phạm tội là 107 vụ/ 112 bị cáo Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất

3.2.1. Giải pháp chung về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Pháp luật hiện hành đã qui định, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của KSV đây là những cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của KSV trong tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người DTTS nói riêng. Để bảo đảm chất lượng hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự điều quan trọng nhất là phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những cơ sở pháp lý cụ thể đó là:

- Qui định nhiệm vụ, quyền hạn của KSV khi tham gia kiểm sát xét xử các vụ án

hình sự tại phiên toà, vì hiện nay một số qui định pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng còn mâu thuẫn, chồng chéo, hoặc qui định chưa rõ ràng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Nghị quyết số 48/ NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị khoá IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ rõ: “xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp phù hợp với mục tiêu, định hướng

của chiến lược cải cách tư pháp, xác định đúng, đủ quyền năng và trách nhiệm pháp lý của từng cơ quan tư pháp” [4, tr.15]. Đây là một trong những vấn đề lớn không chỉ đặt ra cho ngành kiểm sát nhân dân mà còn là vấn đề chung cho cả hệ thống các cơ quan nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

- Pháp luật tố tụng hình sự cần qui định cụ thể đồng bộ các cơ quan tiến hành tố

tụng, người tiến hành tố tụng. Bởi trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, KSV phải áp dụng đầy đủ các qui định của BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi thực hiện kiểm sát các hoạt động tố tụng tại phiên toà được bảo đảm đây là yếu tố rất quan trọng để VKS thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. BLHS, BLTTHS là hai văn bản pháp luật cơ bản, cần thiết để người KSV áp dụng cần phải được qui định rõ ràng và hướng dẫn cụ thể như, thẩm quyền của HĐXX, của KSV tại phiên toà, luật sư và các vấn đề về chứng cứ, tội danh, khung khoản áp dụng và các điều luật còn nhiều vướng mắc, thiếu sự hướng dẫn, giải thích đầy đủ đồng bộ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng… dẫn đến việc nhận thức và vận dụng một số điều luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Toà án, VKS) hoặc giữa KSV với thẩm phán chưa có sự nhận thức thống nhất việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Trong quá trình thực hiện BLTTHS cho thấy các cơ quan tố tụng hoạt động truy tố, xét xử còn theo lối cũ, chưa kịp thời đổi mới tư duy theo chủ trương cải cách tư pháp. Vì vậy trong thời gian tới cần có sự sửa đổi bổ sung theo mô hình phân định rạch ròi giữa các chức năng buộc tội, gỡ tội, chức năng xét xử của Toà án nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Toà án trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự

- Pháp luật cần qui định cụ thể về quyền hạn, nhiệm vụ của KSV tạo điều kiện cho họ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trong hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự. Trong thực tế hiện nay vẫn còn cơ chế lãnh đạo viện duyệt mức án, hoặc có vấn đề phát sinh tại phiên toà KSV vẫn phải đề nghị HĐXX tạm dừng phiên toà để xin ý kiến chỉ đạo, vì vậy cần có những qui định về thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm, quyền hạn tố tụng giữa Viện trưởng, Phó viện trưởng và KSV, theo tinh thần đề cao tính độc lập của KSV để họ chủ động và nâng cao

trách nhiệm khi thực hành các quyết định tố tụng của mình. Cần tăng quyền hạn, tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật của KSV, nhưng không đồng nghĩa với Viện trưởng mất quyền chỉ đạo hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự của KSV mà điều quan trọng là phải qui định cụ thể chặt chẽ để phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng với quyền hạn trách nhiệm của KSV như, Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị khoá IX xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp hiện nay là:

Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với trách nhiệm quyền hạn tư pháp trong hoạt động tư pháp theo hướng tăng thẩm quyền và trách nhiệm điều tra viên, KSV và Thẩm phán để họ chủ động trong việc thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập,và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình [5, tr.18].

Ngoài ra cần xây dựng qui chế giám sát cụ thể hơn để kiểm tra các hoạt động của KSV tại phiên toà để đánh giá chất lượng, năng lực của KSV trong hoạt động kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.

- Về cơ cấu tổ chức của VKS, pháp luật cần qui định rõ giữa các ngạch KSV sơ cấp, trung cấp, cao cấp, mà không gọi theo cấp hành chính như hiện nay (KSV cấp huyện, KSV cấp tỉnh..), để mỗi cấp tố tụng có nhiều loại ngạch KSV thích hợp với từng loại công việc, nhiệm kỳ của KSV cần kéo dài đến 10 năm hoặc không kỳ hạn (hiện nay nhiệm kỳ là 5 năm), để KSV yên tâm công tác hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)