Tình hình người dân tộc thiểu số phạm tội ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 56 - 62)

- Điều kiện về pháp luật

2.2.1.2. Tình hình người dân tộc thiểu số phạm tội ở tỉnh Thái Nguyên

Trong những năm qua (2004-2008) tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có sự chuyển biến tích cực, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững và ổn định, nhưng tình hình vi phạm pháp luật và phạm tội nói chung và tình hình vi phạm, phạm tội đối với người DTTS vẫn còn có nhiều diễn biến phức tạp ở hầu hết trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bị sụp đổ, các thế lực thù địch mà đứng đầu là đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng Việt Nam, hòng nhằm xoá bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Trong 4 năm qua(2004 – 2008) tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ổn định và giữ vững, không có tổ chức phản động nào hoạt động, song có một số tổ chức thù địch ở nước ngoài ráo riết chống phá Toà án trên mặt trận tư tưởng, văn hoá nhằm thực hiện "Diễn biến hoà bình" bằng cách in ấn, sao gửi các tài liệu, sách báo phản động vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm tuyên truyền kích động người dân, đặc biệt tập trung vào các đối tượng dân tộc và tôn giáo, để chống phá đường lối của Đảng và Nhà nước Toà án, chúng kích động, xúi dục người dân tung tin, bịa đặt, nói xấu về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, gây mất đoàn kết, chia rẽ các dân tộc, chúng in tiền Việt Nam giả tung vào lưu hành trong thị trường, nhằm làm rối loạn nền kinh tế tài chính, tiền tệ của Việt Nam. Trong vòng bốn năm toàn tỉnh đã phát hiện và thu giữ 369.240.000đ tiền giả, chủ yếu là các loại tiền có mệnh giá là 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ. Ngoài ra qua kiểm tra tại hệ thống kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên đã phát hiện và thu giữ 141.940.000đ tiền Việt Nam giả. Trong đó đã khởi tố, điều tra theo là: 28vụ/31 bị can, Truy tố xét xử là 24 vụ /27 bị cáo về tội "tàng trữ lưu hành tiền giả" theo Điều 180 BLHS, số vụ, bị cáo là người DTTS phạm tội là 5 vụ /7 bị cáo. Điển hình là vụ: Lường Văn Hoan dân tộc Tày ở xã Định Biên huyện Định Hoá, trình độ văn hoá lớp 2/12, cuối năm 2006 để chuẩn bị cho cái tết cổ truyền của dân tộc, Hoan đi chợ bán gà và đỗ tương được số tiền là 1.800.000đ, trong đó phát hiện 900.000đ là tiền giả, nhưng do quá tiếc số tiền trên Hoan tiếp tục mang đi tiêu thụ thì bị phát hiện và bắt giữ. Vụ án được TAND huyện Định Hoá xử phạt Lường Văn Hoan 36 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 48 tháng giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi cư trú giám sát giáo dục. Nguyên nhân dẫn đến phạm tội là do trình độ văn hoá thấp, ít hiểu biết pháp luật, những đối tượng lưu hành tiền giả đã lợi dụng địa bàn hoạt động, vùng sâu, vùng xa, tung tiền giả vào lưu hành, gây rối loạn nền kinh tế trên địa bàn của tỉnh.

Đồng bào dân tộc H'mông ở một số địa phương vùng núi tổ chức học kinh thánh và truyền đạo tin lành trái phép ở một số xã như: Quang Sơn, Văn Lăng, Văn Hán huyện Đồng

Hỷ, đây là huyện tập trung nhiều dân tộc người H'mông sinh sống, họ cho rằng có giàng, có ma, có thánh thần, giáng thế độ trì, không lao động sản xuất mà cúng tế dài ngày, gây mất trật tự trị an ở địa phương, nội bộ mâu thuẫn, gây mất đoàn kết trong nhân dân các dân tộc trong vùng.

Tình hình nhân dân rủ nhau đi khiếu kiện, thường xuyên xảy ra, đặc biệt là một số dân tộc là người Sán Chay, Sán Chỉ, Sán Dìu là giáo dân xóm Khe Cốc - xã Tức Tranh - huyện Phú Lương và ở xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, xóm Đồng Thu 2. Xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ, cùng một số quần chúng nhân dân khác tụ tập, tập trung trước cổng UBND tỉnh, thanh tra tỉnh,VKSND tỉnh, khiếu kiện đòi chế độ chính sách, đòi bồi th- ường thiệt hại, đòi xử lý cán bộ có liên quan đòi tiền đền bù giải phóng hành lang đường Cách mạng Tháng Tám, thành phố Thái Nguyên và giải phóng mặt bằng ở xã Quang Sơn huyện Đồng Hỷ để xây dựng Nhà máy xi măng Thái Nguyên.

Đặc biệt năm 2004, một số phần tử quá khích đã vận động bà con dân tộc - tôn giáo ở xóm Khe Cốc huyện Phú Lương và bà con dân tộc, giáo dân ở xã Tân Cương, xã Văn Yên huyện Đại Từ và một số dân ở nơi khác tụ tập, nhiều lần, kéo dài nhiều ngày ở cổng Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh để khiếu kiện đòi giải quyết việc đình chỉ xây dựng nhà thờ nguyện, nhà thờ họ, đã gây mất an ninh trật tự tại địa bàn thành phố Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên, có một số nhân dân bị kích động đã tham gia vụ án gây rối trật tự công cộng ở Uỷ Ban nhân dân huyện Phú Lương, đứng đầu là bị cáo Hoàng quốc công, dân tộc tày ở xóm Khe Cốc, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, TAND huyện Phú Lương xử phạt bị cáo Công 9 tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 18 tháng giao bị cáo cho chính quyền địa phương nơi cư trú giám sát giáo dục.

- Trong lĩnh vực kinh tế

Công tác quản lý nhà nước ở một số nơi trong một số lĩnh vực còn bị buông lỏng dẫn đến nhiều vi phạm và phạm tội xảy ra trong lĩnh vực quản lý kinh tế, tài chính, việc chấp hành các qui định về chế độ kế toán thống kê không nghiêm túc, không thực hiện đúng trình tự thủ tục căn bản. Ở một số cơ quan đơn vị do thiếu kiểm tra đôn đốc dẫn đến tình trạng tham ô, lãng phí, cố ý làm trái để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số lượng lớn. Điển hình là vụ lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, tại Công ty Xuất nhập

khẩu tỉnh Thái Nguyên, do bị cáo Ma văn Huấn dân tộc tày, nguyên là giám đốc công ty cùng một số cán bộ dưới quyền, bằng nhiều thủ đoạn gian dối đã lập hồ sơ khống để rút tiền của nhà nước. Qua kết quả điều tra, công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên đã lập hồ sơ khống để được hoàn trả số tiền trên 4,3 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng, TAND thành phố Thái Nguyên đã giải quyết vụ án trên. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một số đơn vị kém hiệu quả thua lỗ lớn như: Công ty nông sản thực phẩm, Công ty DIEZEN Sông Công bị thua lỗ 800 triệu đồng mà vẫn báo cáo lãi 34 triệu đồng. Trong năm đã phát hiện nhiều vụ tham ô, cố ý làm trái, gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhà nước, trong đó có các đối tượng là cán bộ cơ quan nhà nước người DTTS như: Nùng, Tày, Cao Lan, thực hiện, đó là vụ án xảy ra tại Công ty thương nghiệp I tỉnh Thái Nguyên, cố ý làm trái gây thiệt hại 60 triệu đồng, nhà máy xi măng Cao Ngạn cố ý làm trái gây thiệt hại 77 triệu đồng…Vụ tham ô 20 triệu đồng tiền xây dựng kênh mương nội đồng ở thị trấn Ba Hàng, huyện Phổ Yên, vụ tham ô 12 triệu đồng tiền vốn cho vay phục vụ người nghèo ở các xã Nghình Tường, sảng mộc thuộc huyện Võ Nhai. Nguyên nhân, do công tác tổ chức thực hiện quản lý các nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, vốn định canh định cư đối với đồng bào, dân tộc, vùng sâu, vùng xa hoặc vốn góp của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng chưa được chặt chẽ, không thường xuyên kiểm tra, giám sát dẫn đến phát sinh vi phạm và tội phạm. Điển hình vụ cán bộ xã được giao làm tổ trưởng vay vốn, tham ô tài sản Ông Nguyên Văn Tại, dân tộc Cao Lan, ở xóm Mỏ Ba - xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ nhận tiền hỗ trợ từ nhà nước về định canh, định cư đã tham ô 33 triệu đồng rồi bỏ trốn, Trần Văn Hồng - dân tộc Nùng là trưởng ban xây dựng trạm điện xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, thu tiền đóng góp của dân 31 triệu, mang chi tiêu cho cá nhân, hai vụ án trên đã được xét xử. Đặc biệt vụ tham ô nghiêm trọng xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên tham ô 860.000.000 triệu đồng tiền viện phí do kế toán Chu Thị Lan Anh dân tộc Tày thực hiện, TAND Thành phố Nguyên đã tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo.

Tình trạng vi phạm hợp đồng vay vốn tín dụng với các tổ chức ngân hàng tín dụng diễn ra phổ biến, nhiều trường hợp nợ tồn đọng kéo dài nhiều năm không trả, nhiều món nợ lên tới hàng trăm triệu đồng. Hoạt động tín dụng nhà nước và một số quỹ tín dụng

nhân dân hoạt động trong năm đã huy động trên 2,3 tỷ đồng tiền gửi, đã thực hiện cho vay trên 1.800 tỷ đồng nhưng theo báo cáo của ngân hàng nhà nước thì số tiền nợ khó đòi là gần 20 tỷ đồng, trong đó số không có khả năng hoàn trả là trên 7 tỷ đồng. Trong lĩnh vực này trên địa bàn của tỉnh đã xảy ra loại tội phạm với thủ đoạn mới đó là huy động vốn của nhiều người với lãi suất cao từ 30-40% trên tháng, để thu hút tiền gửi đó là vụ án do vợ chồng: Nguyễn Thị Quỳnh Anh và Võ Khánh Dương dân tộc cao lan trú tại tổ 9 trị trấn Chùa Hang huyện Đồng Hỷ đã huy động vốn của nhiều cá nhân trong và ngoài tỉnh với số tiền lên tới gần 80 tỷ đồng, quá trình kinh doanh bị thua lỗ, vỡ nợ không có khả năng hoàn trả, hiện đang gây hoang mang, lo lắng trong quần chúng nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Cơ quan điều tra công an thành phố Thái Nguyên đang tiếp tục điều tra vụ án để xử lý theo qui định của pháp luật.

- Trong lĩnh vực an toàn xã hội

Vi phạm và phạm tội trong lĩnh vực này diễn biến rất phức tạp, nhiều vụ án xảy ra rất nghiêm trọng như cướp tài sản, giết người và các tệ nạn xã hội khác như: đánh bạc, tổ chức đánh bạc, tàng trữ, mua bán chất ma tuý, chứa mại dâm, môi giới mại dâm…trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích…tất cả đều được diễn ra dưới nhiều hình thức tinh vi khó kiểm soát. Từ năm (2004-2008) theo thống kê 9 huyện trên toàn tỉnh Thái Nguyên đã khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử cụ thể:

Bảng 2.1: Số vụ án đã truy tố và chuyển Tòa án để xét xử

Năm Số vụ án Số bị cáo Số vụ án có bị cáo người dân tộc Số bị cáo dân tộc phạm tội 2004 756 1.220 227 366 2005 875 925 326 347 2006 734 1.031 197 203 2007 872 1.236 213 243 2008 957 1.393 224 303 Tổng số 4.196 5.805 1.167 1.417

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKSND tỉnh Thái Nguyên 2004-2008.

- Tội giết người, cướp tài sản: Năm (2006 – 2007) là 19 vụ / 29 bị cáo số vụ, bị

cáo là DTTS là 7vụ /10 bị cáo. Đáng chú ý có một số vụ án gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây dư luận xấu trong quần chúng nhân dân như vụ: Nông Đình Hai, dân tộc Tày ở xã Cúc Đường - Võ Nhai - Thái Nguyên khi phạm tội mới 16 tuổi 11 tháng 4 ngày. Nguyên nhân phạm tội do anh Nông Đình Thành (bố đẻ) của bị cáo thường xuyên uống rượu say rồi đánh đập vợ con, từ đó mâu thuẫn gia đình trở nên gay gắt, anh Thành được chính quyền địa phương giáo dục nhắc nhở nhiều lần nhưng không khắc phục được vẫn chứng nào tật nấy, đêm ngày 15/11/2007 khi anh Thành đi uống rượu về thì đe doạ đánh đập vợ con, thấy vậy Nông Đình Hai đã dùng gậy gỗ nghiến đánh liên tiếp vào đầu người cha làm anh Thành bị thương nặng dẫn đến chết Toà án huyện Võ Nhai xử phạt Nông Đình Hai 7 năm tù giam về tội “giết người” vụ: Nguyễn Văn Thành, dân tộc Nùng ở xã Huống Thượng huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên do mâu thuẫn gia đình, nên đã dùng dao chém Mẹ đẻ và cháu ruột bị trọng thương, vụ Dương Đình Chanh, dân tộc Sán chí ở phường Lương Sơn,Thành phố Thái Nguyên, do nghiện nặng chất ma tuý, đã hai lần dùng thủ đoạn gọi xe ôm đưa về nhà rồi dùng dao khống chế đe doạ người xe ôm, cướp lấy xe và tài sản, vụ Trần Thị Lý, dân tộc Sán Dìu, khi phạm tội bị cáo mới 17 tuổi 2 tháng 9 ngày. Do đòi tiền hái chè thuê bà hàng xóm chưa được với số tiền là 33.000đ, hai bên lời qua tiếng lại, Lý đã cướp khuyên tai vàng của bà hàng xóm, toà xử phạt 8 năm tù. Vụ án Lý A Dùng dân tộc Dao ở xã Văn Lăng huyện Đồng Hỷ, biết vợ mình đi quan hệ với người khác, Dùng rủ người tình với vợ mình đi săn, sau đó dùng súng kíp (súng tự chế) bắn trọng thương tại bìa rừng, toà xử phạt 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo,thời gian thử thách 60 tháng.

- Tội cố ý gây thương tích: Trong năm (2007- 2008) đã khởi tố, điều tra, truy tố xét xử là 76 vụ /82 bị cáo, trong đó số vụ, bị cáo là người DTTS là 37 vụ/ 39 bị cáo. Một xử là 76 vụ /82 bị cáo, trong đó số vụ, bị cáo là người DTTS là 37 vụ/ 39 bị cáo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của loại tội này là do xích mích mâu thuẫn cá nhân và những tranh chấp dân sự trong cuộc sống đời thường như đất đai, ruộng nương, bờ rào, đường đi lối lại.., nhưng không được phát hiện và giải quyết kịp thời, hoặc có giải quyết nhưng không triệt để dẫn tới phát sinh tội phạm. Có nhiều vụ thủ phạm sử dụng những loại hung khí nguy hiểm như: dao, kiếm, phớ, côn, tuýp nước, đánh chém nạn nhân bị

trọng thương dẫn tới hậu quả chết người hoặc gây thương tích nặng, có vụ thanh trừ lẫn nhau theo kiểu xã hội đen, nhiều đối tượng tham gia, có tính băng nhóm, một số bị cáo là học sinh, sinh viên, con em DTTS ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, đang theo học ở các trường Cao đẳng và Đại học tại Thái Nguyên bị rủ rê lôi kéo vào con đường phạm tội. Điển hình là vụ án xảy ra đêm 31/8/2008, tại địa bàn phường Quang Trung thành phố Thái Nguyên, gồm một nhóm thanh niên đâm chém thanh trừ lẫn nhau hậu quả 2 thanh niên bị chết tại chỗ, cơ quan đã khởi tố 11 bị can để điều tra, xử lý, trong đó có 3 bị can là người DTTS.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 56 - 62)