Vài nét về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 65 - 67)

- Tội phạm về ma tuý: Toàn tỉnh đã truy tố,xét xử 470vụ/ 574 bị cáo, trong đó người DTTS phạm tội là 107 vụ/ 112 bị cáo Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất

2.2.1. Vài nét về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên

2008) nói chung và kết quả thống kê tội phạm mà bị cáo là người DTTS phạm tội qua biểu thống kê sau:

Bảng 2.2: Thống kê số vụ án đã truy tố, xét xử năm (2004 -2008) đối với

bị cáo là người DTTS phạm tội của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên

Năm Số vụ án Số bị cáo Số vụ án có bị cáo người dân tộc Số bị cáo dân tộc phạm tội 2004 756 1.220 227 vụ 366 bị cáo 2005 875 925 326 vụ 347 bị cáo 2006 734 1.031 197 vụ 203 bị cáo 2007 872 1.236 213 vụ 243 bị cáo 2008 957 1.393 201 vụ 250 bị cáo Tổng số 4.196 vụ 5.805 bị cáo 1.164 vụ 1.409 bị cáo

Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKSND tỉnh Thái Nguyên 2004-2008.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT XÉT XỬ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN VỚI BỊ CÁO LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

2.2.1. Vài nét về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên Nguyên

VKSND Việt Nam ra đời trên cơ sở Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức VKSND năm 1960, theo đó VKSND là một trong bốn hệ thống cấu thành của bộ máy nhà nước, do đó được đảm bảo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước như nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ… Bên cạnh đó xuất phát từ chức

năng, nhiệm vụ của ngành VKSND còn có những nguyên tắc tổ chức và hoạt động đặc thù riêng như nguyên tắc tập trung thống nhất, nguyên tắc độc lập. Cơ quan VKSND đ- ược tổ chức từ trung ương đến đơn vị hành chính cấp huyện gồm VKSND tối cao, VKSND cấp tỉnh và viện KSND cấp huyện và tương đương.

Trong những năm qua đối với VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh cải cách tư pháp đã có nhiều đổi mới, góp phần đáng kể vào những thành tựu đổi mới chung của ngành, của đất nước. Cụ thể là đã khắc phục được sự lạm dụng trong việc bắt khẩn cấp, bắt oan sai, tỷ lệ bắt giữ để xử lý hình sự chiếm tỷ lệ cao, đạt 98%, công tác giải quyết án trọng điểm và đấu tranh phòng chống tội phạm được đẩy nhanh tiến độ và đạt kết quả tốt với mức hình phạt xử lý nghiêm minh. Hiện nay VKSND cấp huyện của tỉnh Thái Nguyên gồm có 7 đơn vị huyện và một thành phố, một thị xã. Tổng biên chế gồm 127 người, trong đó KSV có 85, kiểm tra viên 22, cán bộ, chuyên viên 20 người. Về trình độ Đại học luật có 120 người, trong đó có 3 thạc sĩ luật, số còn lại là Cao đẳng kiểm sát và Đại học chuyên ngành khác. Về trình độ lý luận chính trị hầu hết các KSV đều có trình độ lý luận chính trị cao cấp và trung cấp, nên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, có ý thức đấu tranh bảo vệ pháp chế, giữ vững và phát huy đạo đức cách mạng, có lối sống trong sáng, giản dị được quần chúng nhân dân tin tư- ởng.

Quán triệt nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ chính trị về công tác luân chuyển cán bộ. Trong thời gian qua VKSND tỉnh Thái Nguyên đã luân chuyển một đồng chí Trưởng phòng cấp tỉnh về giữ chức vụ Viện trưởng cấp huyện và bổ nhiệm thêm 8 Phó Viện tr- ưởng cấp huyện, thị xã mặt khác luôn thường xuyên rà soát đội ngũ cán bộ, KSV cấp huyện có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực trình độ để sắp xếp bố trí cán bộ cho phù hợp, từng bước hạn chế và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực với các đối tượng người nhà của bị can, bị cáo đồng thời xử lý nghiêm những cán bộ, KSV có biểu hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy qui chế của ngành . Do vậy đến nay với đội ngũ cán bộ KSV cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên bước đầu đã đáp ứng được phần nào trong tiến trình cải cách tư pháp khi thực hiện tăng thẩm quyền xét xử theo Điều 170 BLTTHS và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 65 - 67)