Yêu cầu về chất lượng hoạt động kiểm sát xét xử các vụ án hình sự:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 45 - 48)

Tại phiên toà ngoài nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và quan điểm truy tố của VKS, KSV còn có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát hoạt động xét xử của HĐXX và những người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm hoạt động xét xử của Toà án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và công minh, để các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng được bảo đảm, tôn trọng trong quá trình xét xử. Như vậy để nâng cao chất lượng kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đối với bị cáo là người DTTS thì KSV phải thực hiện tốt những việc sau:

Thứ nhất: Kiểm sát tốt thủ tục bắt đầu phiên toà.

Khi bắt đầu phiên toà chủ toạ phiên toà phải đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, th- ư ký báo cáo danh sách những người được triệu tập đến phiên toà, sau phần kiểm tra căn cước của những người tham gia tố tụng, chủ toạ giải thích quyền và nghĩa vụ của những người này. Ở phần này KSV phải kiểm tra thành phần HĐXX có đúng như được nêu trong quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án đã gửi đến VKS không, kiểm tra danh sách những người được triệu tập đến phiên toà những ai có mặt và vắng mặt. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì HĐXX phải hoãn phiên toà trong những trường hợp như: pháp luật quy định bị cáo bắt buộc phải có mặt tại phiên toà; người bào chữa bắt buộc phải có mặt tại phiên toà mà họ lại vắng mặt; người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người phiên dịch, người giám định vắng mặt và sự vắng mặt này gây trở ngại cho việc xét xử vụ án. Trường hợp HĐXX bị yêu cầu thay đổi thành viên, thay đổi thư ký Toà

án... thì KSV phải xem xét trên cơ sở so sánh với những căn cứ của BLTTHS và phải kiểm sát chặt chẽ việc này, nếu yêu cầu đó có căn cứ thì KSV đề nghị HĐXX thay đổi và phải hoãn phiên toà. Trước khi chuyển sang giai đoạn thẩm vấn, KSV kiểm sát việc HĐXX bảo đảm quyền yêu cầu triệu tập thêm nhân chứng hoặc quyền yêu cầu đưa thêm vật chứng và tài liệu liên quan đến vụ án ra xem xét tại phiên toà của người tham gia tố tụng và kiểm sát việc thực hiện quyền đó của họ.

Thứ hai:Kiểm sát tốt thủ tục xét hỏi tại phiên toà.

Điều 184 BLTTHS quy định vụ án phải được xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục, việc xét xử phải chính xác, khách quan, HĐXX ra bản án, quyết định phải dựa trên những chứng cứ đã được điều tra, đánh giá và tranh luận công khai tại phiên toà, chứng cứ chưa được đưa ra xem xét tại phiên toà thì không được làm căn cứ để ra bản án.

Điều 196 BLTTHS quy định: Toà án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà VKS truy tố và Toà án quyết định đưa ra xét xử, Toà án có thể xét xử theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà VKS đã truy tố. Như vậy mặc dù Toà án có chức năng độc lập với VKS trong quá trình xét xử, nhưng sự độc lập đó bị giới hạn trong phạm vi xét xử các hành vi theo tội danh mà VKS đã truy tố. Việc quy định giới hạn này có mục đích đó là: Trong một phiên toà hình sự luôn có ba chủ thể thực hiện ba chức năng khác nhau VKS ND, nhân danh nhà nước truy tố các hành vi phạm tội theo một tội danh nhất định; bị cáo, luật sư là người gỡ tội và bào chữa cho hành vi phạm tội của mình, Toà án phán quyết về việc truy tố đó đúng hay sai trên cơ sở các chứng cứ và ý kiến tranh luận giữa bên buộc tội và bên gỡ tội [19]. Vì vậy để bảo đảm cho bị cáo thực hiện đầy đủ quyền bào chữa của mình, pháp luật quy định Toà án chỉ được xét xử trong phạm vi truy tố của VKS. Trong thực tế có trường hợp HĐXX vượt qua giới hạn xét xử theo quy định của pháp luật tuy không nhiều nhưng vẫn còn có xảy ra. Ví dụ: Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo là Hoàng Văn Hùng do TAND thành phố Thái Nguyên giải quyết, tại cáo trạng số 34/VKSND- TPTN ngày 15/06/2007 truy tố bị cáo chiếm đoạt số tiền 127 triệu đồng, tại phiên toà bị cáo tự khai nhận còn có hành vi lừa đảo thêm 22 triệu đồng, ngoài số tiền VKS truy tố. Như vậy khi phán

quyết HĐXX tính cả những hành vi VKS không truy tố. Trong trường hợp HĐXX vi phạm giới hạn xét xử như trên, KSV có quyền đề nghị Viện trưởng VKSND ra quyết định kháng nghị phúc thẩm, khi đó bản án đã tuyên sẽ bị “huỷ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại” theo qui định Điều 250 BLTTHS.

Sau khi KSV đọc bản cáo trạng, HĐXX tiến hành thủ tục xét hỏi: Chủ toạ phiên toà hỏi trước rồi đến hội thẩm, KSV, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, việc xét hỏi được tiến hành với từng người một, nếu lời khai của người này có ảnh hưởng đến người khác thì HĐXX phải cách ly họ. KSV phải theo dõi và kiểm sát chặt chẽ thủ tục xét hỏi và việc bảo đảm các quyền được hỏi, quyền yêu cầu của những người tham gia phiên toà. Trong trường hợp HĐXX có vi phạm pháp luật như thực hiện không đúng thủ tục xét hỏi bị cáo, nhân chứng hoặc công bố lời khai trước khi người được xét hỏi khai tại phiên toà hoặc HĐXX không đảm bảo các quyền yêu cầu, quyền được hỏi của những người tham gia phiên toà, thì KSV phải yêu cầu HĐXX chấp hành đúng các quy định của pháp luật tố tụng nêu trên, nhằm đảm bảo việc xét xử của HĐXX được toàn diện, đầy đủ và khách quan.

Kiểm sát việc công bố của HĐXX những nhận xét, báo cáo của cơ quan tổ chức về những tình tiết của vụ án, khi người đại diện của cơ quan, tổ chức này vắng mặt hoặc công bố những tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án hoặc mới đưa ra trong khi xét xử có liên quan, nếu tài liệu, nhận xét nào chưa được công bố thì KSV phải yêu cầu HĐXX công bố, nhằm đảm bảo tất cả các tài liệu, nhận xét, báo cáo liên quan đến vụ án đều được công bố công khai tại phiên toà.

KSV phải kiểm sát việc bảo đảm của HĐXX về thủ tục và quyền tranh luận tại phiên toà của những người tham gia phiên toà để việc tranh luận được bình đẳng, dân chủ. KSV kiểm sát việc lập biên bản phiên toà từ khi bắt đầu cho đến khi tuyên án, biên bản phiên toà phải ghi đầy đủ những câu hỏi và câu trả lời và những diễn biến khác tại phiên toà, nếu biên bản phiên toà có những chi tiết không đúng với diễn biến thực tế tại phiên toà hoặc còn thiếu sót, thì KSV phải có ý kiến rõ ràng và ghi vào biên bản phiên toà sau đó ký xác nhận.

KSV phải ghi rõ những nội dung chính của việc tuyên án của HĐXX, nội dung bản án được đọc tại phiên toà để dễ dàng đối chiếu với bản án chính thức được gửi sau này

đến VKS và những người có liên quan theo quy định của pháp luật, nếu thấy nội dung không phù hợp thì KSV báo cáo lãnh đạo VKS để ban hành kháng nghị bản án.

Thứ ba: Kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng tại

phiên toà.

KSV, kiểm sát việc chấp hành pháp luật cũng như nội quy phiên toà đối với bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, giám định viên, người phiên dịch, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác được Toà án triệu tập đến phiên toà, nếu họ vắng mặt phải có lý do chính đáng và phải đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, việc này nhằm đảm bảo cho việc xét xử của HĐXX tiến hành thuận lợi.

1.2.3. Điều kiện bảo đảm các yêu cầu trong hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm

án hình sự đối với bị cáo là người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Để đáp ứng các yêu cầu trên đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định, có những điều kiện đối với bản thân KSV được giao nhiệm vụ kiểm sát, song cũng có nhiều điều kiện liên quan đến pháp luật, chế độ, chính sách, điều kiện, phương tiện vật chất... có thể khái quát các điều kiện đó như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)