Bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người dân tộc thiểu số của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 80 - 84)

- Tội phạm về ma tuý: Toàn tỉnh đã truy tố,xét xử 470vụ/ 574 bị cáo, trong đó người DTTS phạm tội là 107 vụ/ 112 bị cáo Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên xuất

2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người dân tộc thiểu số của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh

với bị cáo là người dân tộc thiểu số của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên thời gian qua

Thông qua hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người DTTS có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KSXX góp phần cùng TAND cấp huyện xử lý các vụ án hình sự được nghiêm minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, hạn chế tới mức thấp nhất các bản án bị cấp phúc thẩm huỷ án để điều tra, xét xử lại, các bản án toà tuyên không phạm tội, hạn chế lượng án có kháng cáo, kháng nghị xét xử theo trình tự phúc thẩm đáng chú ý là các kinh nghiệm sau:

Một là: Cần nâng cao chất lượng công tác kiểm sát điều tra án hình sự bởi mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam thuộc mô hình tố tụng thẩm vấn do vậy phải coi trọng từ giai đoạn điều tra, các chứng cứ được thu thập ở giai đoạn điều tra đầy đủ sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự. Do đó BLTTHS của nước ta qui định rất chặt chẽ, đầy đủ các hoạt động điều tra, kiểm sát điều tra từ khi khởi tố vụ án cho đến khi có quyết định truy tố bị can ra trước Toà án. Các hoạt động thu thập chứng cứ ở giai đoạn này nhất thiết phải tuân theo các qui định của

BLTTHS, đây là những chứng cứ của vụ án được đưa ra xét xử công khai tại phiên toà, làm căn cứ để buộc tội hoặc gỡ tội cho bị cáo, bởi vậy muốn thực hiện tốt hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự, cần phải nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sát điều tra, nêu cao tinh thần trách nhiệm của KSV trong quá trình kiểm sát điều tra vụ án.

Hai là: Cần nâng cao trách nhiệm KSV trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, công việc đáng chú ý đầu tiên của người KSV được giao nhiệm vụ kiểm sát xét xử án hình sự là phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án để kiểm sát việc điều tra của cơ quan điều tra, xem xét quá trình điều tra có thu thập được đầy đủ các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội một cách khách quan, toàn diện, chính xác hay không thì mới có căn cứ để kết tội bị cáo và khi luận tội, đối đáp tranh luận tại phiên toà mới được "thấu tình đạt lý". Kinh nghiệm trong thực tiễn cho thấy khi kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ vụ án KSV thận trọng xác định căn cứ định tội, tính chất mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, năng lực chịu trách nhiệm hình sự, thì sẽ loại trừ được những yếu tố chủ quan, phiến diện một chiều dễ dàng thoả mãn với kết quả điều tra để từ đó tổng hợp đánh giá các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo một cách chính xác. Do bị cáo là người DTTS hạn chế về sự hiểu biết pháp luật, không thể tự bào chữa cho chính bản thân mình hoặc không có điếu kiện kinh tế thuê luật sư bào chữa hoặc có luật sư bào chữa thì cũng chỉ là luật sư được Toà án chỉ định theo luật định, do đó trong hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự khẳng định KSV không thể có luận tội, xét hỏi, tranh luận đối đáp sắc bén, linh hoạt nếu các chứng cứ tài liệu trong hồ sơ vụ án không được điều tra, thu thập một cách đầy đủ, chính xác, khách quan, toàn diện.

Ba là: Cần nâng cao trách nhiệm đối với việc luận tội của KSV tại phiên toà. Đây là một vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi là lần đầu tiên đưa người phạm tội ra Toà án để xét xử công khai sau khi có quyết định truy tố của VKSND. Tại đây KSV có trách nhiệm buộc tội bị cáo trước Toà án thông qua trình bày bản luận tội nhằm lên án hành vi nguy hiểm cho xã hội do kẻ phạm tội gây ra, đồng thời đưa ra các căn cứ pháp luật để HĐXX tuyên một bản án có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy yêu cầu của bản luận tội cần bảo đảm các mặt sau:

Luận tội phải đạt được tính chính xác cao, thực hiện được sự khách quan, công minh góp phần phát huy tác dụng giáo dục đấu tranh phòng ngừa tội phạm, luận tội phải mang tính đấu tranh và thuyết phục cao trong quá trình giải quyết vụ án bởi thông qua lời luận tội của KSV không chỉ phân tích đánh giá chứng cứ của vụ án để kết tội bị cáo mà KSV còn phải phê phán tính chất nguy hiểm của hành vi cho xã hội do bị cáo gây ra, phân tích thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả của hành vi, nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Bản luận tội phải thể hiện được tính đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững kỷ cương xã hội, bảo đảm nội tuyên truyền giáo dục pháp luật đối với bị cáo và quần chúng nhân dân đến tham dự phiên toà. Do vậy để tuyên truyền giáo dục tốt thì lời văn, ngôn từ sử dụng trong lời luận tội phải trong sáng, dễ hiểu, nghiêm túc, tránh miệt thị dân tộc, châm biếm mỉa mai, chứng cứ đầy đủ rõ ràng, bị cáo nhận tội thì chỉ cần dẫn chứng, chứng minh ngắn gọn xúc tích, dễ hiểu và xác định rõ được hành vi phạm tội của bị cáo. Để có cơ sở trình bày luận tội tại phiên toà thực sự có sức thuyết phục, thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VKSND tại phiên toà thì đòi hỏi KSV phải chủ động tham gia xét hỏi bảo vệ cáo trạng và kiểm tra, đánh giá các tài liệu chứng cứ tại phiên toà để củng cố quan điểm truy tố.

Bốn là: KSV phải nâng cao chất lượng tranh luận đối đáp. Để thực hiện tranh luận và đối đáp tại phiên toà hình sự đối với bị cáo là người DTTS đạt kết quả cao đáp ứng yêu cầu cải cách Tư pháp, đòi hỏi KSV phải nắm vững và đánh giá chứng cứ một cách khách quan, toàn diện, bao gồm cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, phải kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra vụ án. Trường hợp chưa đủ chứng cứ kết luận vụ án mà có một số tài liệu mới được phát sinh tại phiên toà có thể làm thay đổi nội dung, tính chất của vụ án thì KSV có thể đề nghị HĐXX tạm dừng phiên toà hoặc hoãn phiên toà để xem xét quyết định, tuyệt đối không được thụ động trông chờ, đẩy trách nhiệm đối đáp cho HĐXX. Trong thực tiễn đã có trường hợp những người tham gia tố tụng nêu ý kiến ngược lại lời luận tội của KSV tại phiên toà nhưng KSV không tranh luận đối đáp lại, khi HĐXX yêu cầu đối đáp thì

KSV trả lời "tuỳ Toà án quyết định". Vì vậy quá trình tranh luận đối đáp KSV phải có

chữa của bị cáo và ý kiến của những người tham gia tố tụng bảo đảm dân chủ khách quan, tránh định kiến, bảo thủ.

Năm là: KSV cần nắm vững và áp dụng đúng các qui định của pháp luật. Để hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự thực hiện đạt hiệu quả cao thì yêu cầu các KSV nói chung và KSV cấp huyện nói riêng cần phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật bảo đảm sự nghiêm minh, kịp thời. Thực tiễn trong hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự cho thấy các KSV nắm vững các qui định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự không những cho ngành kiểm sát thực hiện việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho KSV phát hiện được những vi phạm của Toà án trong hoạt động xét xử để kịp thời kiến nghị hoặc kháng nghị yêu cầu khắc phục để Toà án ra những bản án và quyết định đúng đắn.

Chương 3

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát xét xử án hình sự đối với bị cáo là người Dân tộc thiểu số của VKSND cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên potx (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)