- Điều kiện về pháp luật
TÌNH HÌNH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ PHẠM TỘ
THIỂU SỐ PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình hình phạm tội của người dân tộc thiểu số trong tỉnh dân tộc thiểu số trong tỉnh
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, mới được tái thành lập từ ngày 1/1/1997 được tách ra từ tỉnh Bắc Thái cũ gồm tỉnh (Thái Nguyên và Bắc Kạn). Về tổ chức đơn vị hành chính, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện là: Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Định Hoá. Trong đó có 5 huyện thuộc huyện miền núi đặc biệt khó khăn, với 126 xã được xác định là xã miền núi, vùng cao. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích tự nhiên
là 3.541 km2, dân số: 1.546.163 người (theo số liệu thống kê năm 2007), gồm 10 dân tộc
anh em cùng sinh sống là: Kinh,Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí, Sán Chay, H'mông và dân tộc Hoa, DTTS chiếm gần 52,02% dân số trong toàn tỉnh, sống tập trung chủ yếu ở 5 huyện miền núi vùng cao, so với dân số trong toàn tỉnh thì:
- Dân tộc Tày chiếm 19,02%. - Dân tộc Nùng chiếm 12,5% - Dân tộc Dao chiếm 7,2%
- Dân tộc Sán Chay, Cao Lan, Sán Chí chiếm 13,3%
Các huyện miền núi phía bắc của tỉnh gồm: Định Hoá, Phú Lương, Đại Từ, Võ
Nhai, Đồng Hỷ, có mật độ dân số thưa chỉ vào khoảng 75 người /km2 chủ yếu là đồng
bào DTTS sinh sống. Toàn tỉnh có 246,291 hộ dân thì có 81,614 hộ DTTS chiếm 33% có 14.924 hộ nghèo, thì hộ DTTS nghèo là 5.300 chiếm 35,5% tổng số hộ nghèo trên toàn tỉnh. Nhìn chung đời sống nhân dân các DTTS ở đây còn rất khó khăn thiếu thốn, nhà ở