1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập học kỳ luật sở hữu trí tuệ việt nam

11 5,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 108 KB

Nội dung

Về nhượng quyền thương mại hợp đồng Franchise - Bản chất hợp đồng Franchise - Thời hạn hợp đông Franchise - Nội dung hợp đồng Franchise - Đánh giá ưu, nhược điểm của hợp đồng Franchise

Trang 1

MỤC LỤC

ĐỀ SỐ 7

I/ Nên xâm nhập thị trường Việt Nam thông qua hình thức chuyển quyền sử dụng McDonald’s cho bên Việt Nam (hợp đồng Licence) hay nhượng quyền thương mại cho bên Việt Nam (Franchising):

1 Về hình thức chuyền quyền sử dụng ( hợp đồng Licence )

- Bản chất hợp đồng Licence

- Thời hạn hợp đông Licence

- Nội dung hợp đồng Licence

- Đánh giá ưu, nhược điểm của hợp đồng Licence

2 Về nhượng quyền thương mại ( hợp đồng Franchise )

- Bản chất hợp đồng Franchise

- Thời hạn hợp đông Franchise

- Nội dung hợp đồng Franchise

- Đánh giá ưu, nhược điểm của hợp đồng Franchise

II/ Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền và bảo hộ quyền nói chung đối với nhãn hiệu McDonald’s như thế nào?

1 Về xác lập quyền đối với nhãn hiệu McDonald’s

2 Về bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu McDonald’s

Trang 2

ĐỀ BÀI SỐ 7

Chủ nhãn hiệu McDonanld’s đang xem xét để xâm nhập thị trường Việt Nam và hai trong những vấn đề cơ bản mà họ muốn xác định rõ là:

(a) Nên xâm nhập thị trường Việt Nam thông qua hình thức chuyển quyền sử dụng McDonald;s cho bên Việt Nam (hợp đồng Licence) hay nhượng quyền thương mại cho bên Việt Nam (Franchising)

(b) Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền và bảo hộ quyền nói chung đối với nhãn hiệu McDonald’s như thế nào?

Anh (chị) hãy tư vấn cho chủ sở hữu nhãn hiệu McDonanld’s

PHẦN NỘI DUNG I/ Nên xâm nhập thị trường Việt Nam thông qua hình thức chuyển quyền sử dụng McDonald’s cho bên Việt Nam (hợp đồng Licence) hay nhượng quyền thương mại cho bên Việt Nam (Franchising):

1 Về hình thức chuyền quyền sử dụng (hợp đồng Licence)

Bản chất : Hợp đồng Licence là Hợp đồng chuyển quyền sử dụng Tuy

nhiên, khác với các hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản thông thường như hợp đồng thuê tài sản, trong hợp đồng Licence, bên chuyển quyền có thể vừa khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp vừa đồng thời cho người khác cùng sử dụng

Thời hạn : Các đối tượng sở hữu công nghiệp thường có thời hạn bảo hộ hữu hạn (trừ nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá) Việc các bên thoả

thuận thời hạn Licence là để bảo đảm quyền của bên chuyển giao với việc tối đa hoá lợi ích trong thời gian đối tượng còn giá trị Theo quy định pháp luật, thời hạn này phải nằm trong thời hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp Ngoài ra, nếu đây là hợp đồng licence thứ cấp thì thời hạn này nằm trong thời hạn hợp đồng licence

Hợp đồng licence được lập như một hợp đồng dân sự, bao gồm tên, địa chỉ

đầy đủ của bên giao và bên nhận licence, đây là điều khoản đảm bảo sự tồn tại của

Trang 3

quyền sở hữu trí tuệ, quyền được bảo hộ bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

mà văn bằng bảo hộ, hợp đồng, quyết định công nhận là công cụ pháp lý chứng minh hữu hiệu nhất Hợp đồng licence còn bao gồm các điều khoản bắt buộc quy định về: dạng licence, đối tượng licence, giới hạn lãnh thổ, thời hạn…

Điều khoản tạo điều kiện để các bên có thể tác động đến hợp đồng nhằm thích ứng với các thay đổi của thực tế so với giai đoạn thoả thuận và thiết lập hợp đồng Đồng thời là giải pháp cho những tình huống không thể thực hiện hợp đồng hoặc hợp đồng thực hiện nhưng quyền lợi của các bên không được bảo đảm Thực

ra, pháp luật cũng đã dự liệu những vấn đề này nhưng chỉ là các quy định chung Tuy nhiên, chúng ta phải chú ý tới các trường hợp bất khả kháng dẫn tới hợp đồng bị đình chỉ hoặc buộc phải chấm dứt Mặt khác, vấn đề giải quyết quyền lợi khi các trường hợp này xảy ra cũng đặc biệt quan trọng và đáng lưu tâm Trong trường hợp này, các bên đang tiến hành hoạt động sáng tạo pháp luật điều chỉnh quan hệ cụ thể của các bên

2 Về nhượng quyền thương mại ( hợp đồng Franchise):

Bản chất : Hợp đồng Franchise thực ra là hợp đồng nhượng quyền

thương mại được hiểu đơn giản là việc bán quyền kinh doanh một loại hàng hoá hoặc dịch vụ (thương hiệu hay phương thức kinh doanh) của một bên cho một bên

khác Người chuyển giao cho mượn thương hiệu và hệ thống kinh doanh bao gồm

tất cả các cách thức quản lý Còn người nhận chuyển giao chi trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của nhà chuyển giao

Thời hạn của Hợp đồng Franchise được quy định theo Điều 13 Nghị định 35/CP ngày 31 tháng 3 năm 2006 về hoạt động nhượng quyền thương mại: “Thời

hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại do các bên thoả thuận…”

Trong một số trường hợp theo pháp luật quy định thì “…Hợp đồng nhượng

quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận”.

Trang 4

Phí chuyển nhượng theo quy định là một khoản tiền do các bên tự thoả thuận

và không chịu bất kỳ sự giới hạn nào từ phía nhà nước Đây là quan hệ kinh tế, các bên phải tính toán kỹ khi thiết lập quan hệ, ngoài cách tính giá trị tài sản hữu hình, cách tính giá còn phải xem xét đến “giá thương hiệu” nhượng quyền

Hợp đồng Franchise hầu hết là các hợp đồng kiểu " gia nhập", tức là các

hợp đồng được soạn thảo sẵn bởi Bên bán, do vậy nội dung của Hợp đồng luôn có khuynh hướng bảo vệ lợi ích của chủ thương hiệu

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài

dự kiến nhượng quyền phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền Cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo

bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó (Điều 17 NĐ 35/2006/NĐ-CP).

Như vậy, việc thoả thuận bán quyền kinh doanh thương hiệu này giúp cho

việc mở rộng thị trường của các thương hiệu được thuận tiện do có được ưu thế

của “hiểu biết địa phương” Franchising chủ yếu có đối tượng là những thương

hiệu đã nổi tiếng và nhận được sự quan tâm của khách hàng, khách hàng sẵn sàng đón nhận nó.Cả hai bên chủ thể đều có lợi khi tham gia vào franchising.

Một bên có thêm được doanh thu và thị trường mà chi phí đầu tư rất thấp, thậm chí còn thu được khoản phí cho việc franchising; Một bên thì không mất công tìm kiếm trên thị trường và xây dựng thương hiệu khi mà thương hiệu đó đã trở nên thân thiết với người tiêu dùng

Với quy mô dân số nước ta hiện nay khoảng 88 triệu dân, tốc độ phát triển kinh tế hàng năm luôn trên 7% đứng thứ 2 châu Á, nền kinh tế đang trong thời kỳ phát triển, các thương hiệu nội địa hầu hết chưa đủ độ chín, sở thích tiêu dùng hàng hoá có chất lượng cao là rõ rệt, các quy định cũng cởi mở và rõ ràng bảo vệ được

Trang 5

các quyền lợi hợp pháp khi tham gia franchising mà không sợ bị mất thương hiệu, thị trường lớn và tiềm năng với nhiều chủng loại hàng hoá… là những tiền đề cho

một sự “bùng nổ” franchising Bên cạnh đó, Hợp đồng Franchise được pháp luật

Việt nam quy định khá rõ ràng và cụ thể ở trong Luật Thương mại năm 2005, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

Trong khi đó, thông thường, việc licence quyền sử dụng các đối tượng

SHTT được đặt ra trong một số trường hợp như chi phí quá lớn khi đưa sản phẩm

ra thị trường, do đó, việc tận dụng tiềm năng sẵn có từ uy tín, thị trường, sự biết tới rộng rãi của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu cùng loại của các nhãn hiệu đã có

uy tín trên thị trường Licence cũng thường xảy ra khi chủ sở hữu không có đủ khả năng, điều kiện phù hợp về tài chính, trang thiết bị hoặc những yếu tố khác để sử dụng, khai thác có hiệu quả quyền SHTT của mình Trong trường hợp này, để có thể khai thác giá trị kinh tế từ tài sản trí tuệ của mình, chủ sở hữu sẽ chuyển giao

quyền sử dụng đối tượng đó cho người khác Hợp đồng licence được sử dụng như

một chiến lược kinh doanh nhằm mở rộng mạng lưới thị trường, tăng thị phần, mở rộng phạm vi kinhh doanh nhằm khẳng định và phát triển năng lực cạnh tranh.

Như vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu McDonald’s nên chọn hợp đồng

Franchise bởi với danh tiếng và tiềm lực tài chính của họ là hàng đầu thế giới, thêm nữa với việc đối thủ cạnh tranh truyền thống của họ là KFC đã thâm nhập thị trường Việt Nam sớm hơn và đang dần chiếm lĩnh thị trường thì việc chọn hợp đồng Licence là không thể cạnh tranh được.

II/ Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền và bảo hộ quyền nói chung đối với nhãn hiệu McDonald’s như thế nào?

Trang 6

Trước hết để biết được pháp luật Việt Nam xác lập quyền và bảo hộ quyền nói chung với nhãn hiệu Mcdonald’s như thế nào thì chúng ta cần xác định trước tiên nhãn hiệu này có được coi là nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam không Cụ thể:

Nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT) giữ một vai trò quan trọng trong quá trình

kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó tất yếu dẫn đến việc pháp luật cần phải có

các cơ chế điều chỉnh về vấn đề này Điều 6 BIS của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp có quy định: “ các nước thành viên Liên hiệp có trách nhiệm,

theo chức năng quản lý nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề nghị của bên có liên quan, từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu

mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, chuyển đổi, và có khả năng gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó như là nhãn hiệu thuộc về người được hưởng lợi thế của Công ước và sử dụng trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự Những quy định này cũng được áp dụng trong trường hợp thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của bất kỳ nhãn hiệu nổi tiếng nào hoặc sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu trước đó ”

Theo quy định trên thì Công ước Paris không đưa ra bất kỳ một định nghĩa nào về nhãn hiệu nổi tiếng Công ước chỉ quy định nghĩa vụ của các nước thành viên phải có cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chống lại việc vi phạm (sao chép, bắt chước, chuyển đổi, và có khả năng gây nhầm lẫn) của người thứ ba

Việt Nam là thành viên của Công ước Paris từ năm 1994 Vì vậy, cũng như các thành viên khác Việt Nam cũng cần phải xây dựng một cơ chế bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng

Theo quy định tại điểm 20, Điều 4 Luật SHTT thì nhãn hiệu nổi tiếng được định nghĩa như sau:“NHNT là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến

rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” Định nghĩa này đã đưa ra phạm vi nổi

tiếng, có nghĩa là trên toàn lãnh thổ Việt Nam, điều này dẫn đến hệ quả, nếu một

Trang 7

nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên nếu người tiêu dùng Việt Nam không biết đến, thì nhãn hiệu này sẽ không được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam

Điều 75 Luật SHTT quy định các tiêu chí sau khi xem xét, đánh giá

một NHNT là :

“ 1 Số lượng người tiêu dùng liên quan đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

2 Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.

3 Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

4 Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu

5 Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu

6 Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu

7 Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu nổi tiếng

8 Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu

tư của nhãn hiệu ”

Trên đây là những tiêu chí để được xem xét khi đánh giá một NHNT, có thể khẳng định đây là một bước tiến trong việc quy định pháp luật về NHNT Các quy định này là những quy định mở, dựa vào các tiêu chí này các tổ chức, cá nhân sẽ thu thập các chứng cứ liên quan đến quá trình sử dụng của nhãn hiệu để yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá Cũng cần phải lưu ý rằng, ngoài các tiêu chí nêu trên, nếu tổ chức, cá nhân có các chứng cứ khác, có thể cung cấp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá nhãn hiệu

Như vậy, dựa vào các tiêu chí trên cùng với thực tế ở Việt Nam ta có thể kết luận nhãn hiệu McDonal’s là một nhãn hiệu nổi tiếng phù hợp với các quy định trên đây của pháp luật Việt Nam.

Trang 8

1 Về xác lập quyền đối với nhãn hiệu McDonald’s:

Vấn đề xác lập quyền đối với NHNT được quy định tại khoản 2, điều 6 của Nghị định 103/CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp, theo quy định tại điều này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với NHNT

được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật SHTT mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký

Việc quy định việc xác lập quyền đối với NHNT theo quy định trên, chúng

ta có thể rút ra các kết luận sau:

- Thứ nhất: Sẽ chỉ có hai cơ quan tiến hành xem xét và công nhận một

nhãn hiệu là nổi tiếng, đó là Toà án và Cục SHTT

- Thứ hai: Cục SHTT và Toà án sẽ chỉ xem xét và công nhận một NHNT

khi có yêu cầu của các tổ chức, cá nhân theo từng vụ việc cụ thể Cục SHTT sẽ không nhận đơn đăng ký cũng như đơn đề nghị công nhận NHNT Vì vậy, sẽ không tồn tại, một đăng bạ quốc gia nào về NHNT

- Thứ 3: Yêu cầu xem xét NHNT có thể diễn ra tron các trường hợp sau:

+ Khi tổ chức, cá nhân tiến hành nộp đơn đăng ký, nhưng bị từ chối vì nhãn hiệu rơi vào các yếu tố loại trừ hoặc bị từ chối vì tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác, tổ chức, cá nhân sẽ xác lập quyền cho nhãn hiệu này thông qua việc chứng minh NHNT

+ Khi các tổ chức, cá nhân yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực một văn bằng bảo hộ hoặc phản đối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký cho một nhãn hiệu dựa trên cơ sở nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với NHNT

+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng

+ Khi có các tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng

2 Về bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu McDonald’s :

Trang 9

Luật SHTT dành cho những nhãn hiệu nổi tiếng mức độ bảo hộ rất cao

- Về phạm vi bảo hộ :

Khi một đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá được nộp tới Cục SHTT, sau khi xem xét về hình thức cũng như tính hợp lệ của đơn, Cục sẽ tiếp nhận đơn và thực

hiện xét nghiệm nội dung Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân

biệt của nhãn hiệu được quy định tại điều 74 Luật SHTT Trong đó, nhãn hiệu

không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương

tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng

ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng Quy định như vậy là phù hợp với thực tế cũng như thông lệ trên thế giới

Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là “trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu nổi tiếng Khắc phục điều này, Nghị định 105/2006 có hướng dẫn như sau: dấu hiệu bị nghi ngờ

trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu

có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu: hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ Hoặc hàng hoá,

Trang 10

dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

Ngoài ra, ta có thể tham khảo đến bản Khuyến nghị chung của WIPO về

bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng (những nhãn hiệu như vậy được gọi là nhãn hiệu gây xung đột) Theo đó, nhãn hiệu sẽ bị coi là gây xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi

nhãn hiệu này, hoặc một phần của nhãn hiệu này, có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu, hoặc phần cơ bản của nhãn hiệu này, được sử dụng, là đối tượng của đơn đăng kí hoặc đã được đăng kí đối với loại hàng hóa hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu Không kể đến các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu này là đối tượng của đơn đang kí hoặc

đã được đăng kí, nhãn hiệu này sẽ bị coi là xung đột với nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu này hoặc một phần cơ bản của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, và khi có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:

+ Sự sử dụng nhãn hiệu đó biểu thị một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch

vụ mang nhãn hiệu, là đối tượng của đơn đăng kí, hoặc đã được đăng kí, và của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có nguy cơ đe dọa lợi ích của họ;

+ Sự sử dụng nhãn hiệu đó có khả năng làm suy yếu hoặc lu mờ theo cách không công bằng những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng;

+ Sự sử dụng nhãn hiệu đó có thể sẽ gây bất lợi cho những đặc tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng

- Về thời hạn bảo hộ:

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w