LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam có dải bờ biển dài khoảng 3.260km và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, khiến Việt Nam trở thành một Quốc gia ven biển lớn ở Đông Nam Á. Với nguồn tài nguyên biển đảo, hệ sinh thái, tiềm năng sinh vật, thảm thực vật…du lịch biển Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như các địa phương ven biển. Những năm gần đây, Cửa Lò (Nghệ An) đã trở thành điểm hẹn du lịch biển hấp dẫn của du khách bốn phương. Ngành dịch vụ du lịch chiếm 63,7% trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh và trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn với những bước tiến nhảy vọt. Cửa Lò đang từng bước thay đổi cùng sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, thị xã biển Cửa Lò vẫn được gọi là thị xã một mùa, là điểm hẹn của du khách nội địa, có người đã từng nói thị xã một trăm ngày cho một năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi tính thời vụ (mùa vụ) là đặc điểm chung của ngành du lịch do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tính thời vụ gây ra nhiều bất lợi cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành du lịch nói chung và du lịch biển Cửa Lò nói riêng. Muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch cần nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục tính thời vụ của du lịch. Đây luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này. Do nhận biết tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài cho đề án môn học của mình: “Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò”.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH DU LỊCH – KHÁCH SẠN
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam có dải bờ biển dài khoảng 3.260km và vùng biển đặcquyền kinh tế rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, khiến Việt Nam trởthành một Quốc gia ven biển lớn ở Đông Nam Á Với nguồn tài nguyênbiển đảo, hệ sinh thái, tiềm năng sinh vật, thảm thực vật…du lịch biển ViệtNam đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội của đấtnước cũng như các địa phương ven biển Những năm gần đây, Cửa Lò(Nghệ An) đã trở thành điểm hẹn du lịch biển hấp dẫn của du khách bốnphương.Ngành dịch vụ du lịch chiếm 63,7% trong cơ cấu kinh tế của toàntỉnh và trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn với những bước tiến nhảy vọt.Cửa Lò đang từng bước thay đổi cùng sự phát triển du lịch Tuy nhiên, thị
xã biển Cửa Lò vẫn được gọi là thị xã một mùa, là điểm hẹn của du khách
"nội địa", có người đã từng nói "thị xã một trăm ngày cho một năm" Điềunày cũng dễ hiểu bởi tính thời vụ (mùa vụ) là đặc điểm chung của ngành dulịch do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau Tính thời vụ gây ra nhiềubất lợi cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành du lịch nói chung và dulịch biển Cửa Lò nói riêng Muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh dulịch cần nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục tính thời vụ của du lịch Đâyluôn là mối quan tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộclĩnh vực này Do nhận biết tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài
cho đề án môn học của mình: “Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch biển
Cửa Lò”
Trang 3Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án được chia làm 3 phần như sau:
I Giới thiệu về du lịch biển Cửa Lò
II Tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò
III Giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là nhằm đánh giá khái quát thực trạng và phântích những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò để từ
đó rút ra các giải pháp khắc phục, kéo dài tính thời vụ, nâng cao hiệu quảkinh tế của ngành du lịch
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài ngiên cứu hoạt động du lịch biển ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An).Bao gồm các vấn đề về thực trạng du lịch, tài nguyên du lịch, chính sáchphát triển du lịch của địa phương, cơ sở vật chất kỹ thuật, hoạt động củacác đơn vị kinh doanh dịch vụ…
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin (nguồn thông tin sơ cấp, thứ cấp)
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Trang 4MỤC LỤC
I Giới thiệu về du lịch biển Cửa Lò 6
1 Khái quát điều kiện tài nguyên du lịch Cửa Lò 6
2 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các chính sách
phát triển du lịch của Cửa Lò 102.1 Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội 112.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 112.3 Chính sách phát triển du lịch của địa phương 13
II Tính thời vụ trong du lịch biển tại Cửa Lò 16
1 Khái niệm tính thời vụ trong du lịch 16
2 Ảnh hưởng của tính thời vụ 172.1 Đối với dân cư sở tại 172.2 Đối với chính quyền địa phương 212.3 Đối với khách du lịch 222.4 Đối với người kinh doanh dịch vụ 23
3 Nguyên nhân gây nên tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò 273.1 Điều kiện tự nhiên 27
Trang 53.2 Điều kiện kinh tế xã hội 283.3 Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất và kỹ thuật dịch vụ 28III Giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ trong du lịch Cửa Lò 30
1 Tập trung quy hoạch khu du lịch biển 30
2 Từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 31
3 Nâng cao hơn sức hấp dẫn và khai thác có hiệu quả nguồn
tài nguyên du lịch nhân văn 32
4 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để kéo dài thời vụ 32
5 Tổ chức lao động hợp lý và đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo
Trang 6I Giới thiệu về du lịch biển Cửa Lò
1 Khái quát điều kiện tài nguyên du lịch Cửa Lò
1.1 Vị trí địa lý:
Bãi biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An, nằm ở vĩ độ14,9 và kinh độ 105,43 Dân số năm 2006 đạt xấp xỉ 50.000 người, mật độ1.747,79 người/km2 Theo dự đoán, dân số Cửa Lò sẽ tăng lên vào nhữngnăm tới Lực lượng lao động xấp xỉ 23 ngàn người
Thị xã Cửa Lò có diện tích đất 28,68 km2, với đường bờ biển dài12km, trong đó 8,2km có độ dốc thoai thoải cát trắng phau, mịn màng,nước trong và sạch, không pha lẫn bùn như một số bãi biển khác, độ mặn
từ 3,4 đến 3,5% Nhiệt độ ở đây mùa đông từ 18 đến 20oC, mùa hè khoảng25° C Phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên rộng với những rặngphi lao, rặng dừa xanh tốt Nước biển ở đây có độ mặn rất cao Vì thế Cửa
Lò là một trong những bãi tắm lý tưởng ở Việt Nam
Cửa Lò trước đây gồm 4 xã và một thị trấn của huyện Nghi Lộc, tỉnhNghệ An Năm 1994, Cửa Lò được tách ra và nâng thành cấp thị xã với 2
xã và 5 phường
Cửa Lò có vị trí giao thông thuận lợi: cách thành phố Vinh, thủ phủcủa tỉnh Nghệ An 18km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 300km
và cách TP Hồ Chí Minh 1400km Thị xã Cửa Lò cũng được nối với Lào
và Bắc Thái Lan bởi đường Quốc lộ 8 và cách Viên Chăn thủ đô của Lào468km Thị xã Cửa Lò nằm gần tuyến du lịch đường bộ, đường sắt xuyênViệt, gần sân bay, bến cảng Thị xã được ôm gọn giữa hai cửa biển: Cửa Lòphía Bắc, Cửa Hội phía Nam Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đóntàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế Như vậy, đểđến Cửa Lò du khách có thể đi bằng các phương tiện như ô tô, tàu thuỷ, tàuhoả, kể cả máy bay đều rất thuận lợi Hiện nay, Cửa Lò được xác định là
Trang 7trung tâm kinh tế du lịch trọng điểm của tỉnh Nghệ An bởi du lịch đang làngành kinh tế mũi nhọn của thị xã
1.2 Tài nguyên du lịch
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Cảnh quan:
Về phía Bắc nằm ngay sát biển Cửa Lò có đảo Lan Châu, chia bãi
tắm Cửa Lò thành hai khu vực riêng biệt Những lúc triều dâng, toàn đảodầm chân trong nước biển Dưới chân núi, về phía đông nam có nhiều tẳng
đá lớn, hình thù kỳ lạ với nhiều tên gọi khác nhau Trên đảo, năm 1936,vua Bảo Đại đã cho xây lâu đài để nghỉ dưỡng Từ đây, du khách có thểchiêm ngưỡng toàn cảnh thị xã Cửa Lò và được phóng tầm mắt nhìn ngắmbiển khơi bao la Tại đây có loài cúc biển đẹp lạ kỳ do chính vua Bảo Đạiđem giống cây từ Pháp về
Về phía Đông Nam cách bờ biển 4km là đảo Song Ngư như hai con
cá khổng lồ che chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội Đảo Ngư là nơi sinhsống của các hệ động thực vật rất phong phú, gồm có các loài khỉ và cácloài dê hoang dã, chim muông Hiện nay, thị xã đang xây dựng khu dulịch sinh thái trên hòn đảo này
Đảo Lan Châu Đảo Song Ngư
Trang 8Xa xa, ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và
hòn con nối với nhau, từ đất liền nhìn ra trông như cặp mắt, dân gian quen
gọi là Đảo Mắt.
Phía Đông nam đảo Mắt có một cụm đá lô nhô, chất chồng tạo nênnhững hang động kỳ thú gọi là động Tiên Trên đỉnh đảo có một chạn đárộng gọi là Động An Lạc Trong dân gian miền biển còn lưu giữ một truyềnthuyết cổ tích “Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng” nói về hòn đảo này:
“Tố Nương quê vùng An Lạc, Sơn Tây, chồng nàng quê ở Hàm Hoan, nay
là xứ Nghệ Vợ chồng đều là tướng lĩnh của nghĩa quân Hai Bà Trưng Khicuộc khởi nghĩa bị đàn áp, vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi Tố Nươngquyết định dong buồm về Hàm Hoan tìm chồng Gần đến nơi, không maythuyền bị phong ba dạt vào đảo Quỳnh Nhai Đến đây, nàng không còn sứclực và phương tiện để đi vào đất liền được nữa, đành phải ở lại trên đảo,ngày đêm dán mắt vào quê chồng” Tên gọi Đảo Mắt - Nhãn Sơn có từ đó.Đảo Mắt cách đất liền 18 hải lý và cũng như Đảo Ngư nó là một hòn đảo có
ý nghĩa về mặt quân sự Tuy nhiên du khách có thể đến thăm đảo Mắt khi
cơ quan quân sự địa phương cấp giấy phép
- Khí hậu cũng được coi là một tài nguyên quan trọng đối với hoạtđộng du lịch, nó có thể tăng cường hay giảm phần nào sức hấp dẫn của địaphương Ở Cửa Lò, khí hậu khá phù hợp với điều kiện sức khỏe của conngười Hơn nữa, nhịp điệu mùa của khí hậu đã quyết định đến nhịp điệutrong các hoạt động du lịch diễn ra trong năm
Nhìn chung khí hậu Cửa Lò tạo thuận lợi cho du lịch phát triển Tuynhiên, các tai biến thiên nhiên và các hiện tượng thời tiết cực đoan hay xảy
ra cả trong mùa hè lẫn vào mùa đông là những hạn chế lớn đến tiềm năng
du lịch của tỉnh Trong đó tác hại nhất vẫn là ảnh hưởng của thời tiết gióLào trong những tháng đầu mùa hè
Trang 9- Nguồn hải sản ở đây rất phong phú, khoảng trên 200 loại cá, nhiềuloại đặc sản như: tôm, mực, cua, rắn biển, cá mú
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Lễ hội
+ Lễ hội sông nước Cửa Lò
Đã thành thông lệ, vào 30/4 - 1/5 hằng năm, khu nghỉ mát biển Cửa
Lò lại trở nên đông vui và náo nhiệt với sự góp mặt của du khách khắp mọimiền đất nước "Lễ hội sông nước Cửa Lò" khai trương mùa du lịch mới tạiCửa Lò, được ghi nhận là một trong những sự kiện quan trọng của Năm Dulịch Nghệ An 2005 Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật, du lịch hấp dẫn
có quy mô rất lớn khiến du khách "lạc" trong những tiết mục đậm đà bảnsắc của một vùng cửa biển
Ngoài các chương trình truyền thống như lễ khai quang, rước thần, lễ
tạ, yết cáo, hội đua thuyền, liên hoan nghệ thuật quần chúng, thời trangbiển Cửa Lò còn mở thêm tuyến du lịch Bãi Chùa Đảo Ngư; quy hoạch,xây dựng chợ hải sản, chợ ẩm thực, chợ đêm, các cụm dịch vụ để trưng bày
và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của thị xã và tỉnh Nghệ An, phát triểnnhững ngành nghề truyền thống gắn với nhu cầu phục vụ du lịch như nghềkhai thác chế biến hải sản, trồng rau sạch, thủ công mỹ nghệ, chế tác đá nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn mang đặc trưng miền biển xứNghệ
Trang 10+ Lễ rước bài vị Thái uý quận công Nguyễn Sư Hồi.
Cách đây 500 năm, từ một vòng cung biển hoang sơ, Thái uý quậncông Nguyễn Sư Hồi - Người con trai cả trí dũng song toàn của Khai quốccông thần - Cương quốc công Nguyễn Xí dưới thời nhà Lê đã chiêu dân,lập ấp, mở lối, đắp nền, lập nên làng Vạn Lộc tức Cửa Lò ngày nay Sinhthời ông hết lòng vì nước, vì dân, được vua Lê Thánh Tông ban chiếu khenthưởng và phong chức "Nhập nội Thái uý - Tham dự triều chính - phò mã
đô uý" và tôn ngài làm Thần Hoàng muôn đời hương khói tại Trại CâyBàng - làng Vạn Lộc - Cửa Lò ngày nay Hàng năm cứ vào dịp này, nhândân Cửa Lò và các vùng phụ cận lại tổ chức lễ hội để ghi nhớ công đức củangài và khởi đầu cho một mùa mở biển
- Ẩm thực
Du khách đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức các món ăn đặc sản ngaytại các nhà hàng và nếu có thể ngay tại bãi biển Lý thú nhất là món ăn mựcnhảy: chưa có bãi biển du lịch nào có món ăn này, chỉ cách bờ khoảng 50đến 100 m, du khách đi thuyền nan (có người điều khiển) sẽ được câu mực
và nướng mực (hoặc hấp) ăn ngay sau vừa mới được câu lên Một món ăn
mà du khách khi đến Cửa Lò chắc chắn không bao giờ quên
2 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các chính sách phát triển du lịch Cửa Lò
Khu du lịch Cửa Lò đang từng ngày từng giờ thay da đổi thịt bởi sựphát triển không ngừng cơ sở kiến trúc hạ tầng, hệ thống giao thông và cácdịch vụ phụ trợ Đặc biệt là các dịch vụ du lịch, hệ thống khách sạn caotầng hiện đại và nhiều khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng
2.1 Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội
Trang 11Trong năm qua Thị xã đã xây dựng được một số công trình quantrong như: đường dạo bộ ven biển, hệ thống trục đường giao thông nội thị,cầu cảng đảo Lan Châu, Quảng trường Bình Minh, hệ thống điện màu lâmviên biển, thảm cây, thảm cỏ, hoa dọc biển
Đến với Cửa Lò hôm nay, du khách có thể đi bằng đường bộ, đườngsắt, đường thủy, đường hàng không rất thuận lợi Từ Cửa Lò du khách cóthể tham gia vào một trong các tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoàiThị xã như: Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh),rừng nguyên sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao(Lào) và Thái Lan Vớinhững giá trị vốn có và cảnh đẹp, Cửa Lò có thể phát triển nhiều loại hình
du lịch với những sắc thái riêng
Hệ thống đường giao thông nội thị được bê tông, nhựa hóa 100%(khoảng trên 80 km) Thảm thực vật cây xanh, thảm cỏ, lâm viên trải dàinhiều km dọc bờ biển Các dịch vụ vui chơi, giải trí, giao dịch thương mại,thông tin… đang dần được hoàn thiện Năm 2007 vừa qua đã có 1.370.000lượt khách đến Cửa Lò, tăng 24,5 % so với năm 2006 Đặc biệt, trong nămqua, lượng khách quốc tế lưu trú ở Cửa Lò tăng mạnh
2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Ngành du lịch trở thành lĩnh vựckinh tế mũi nhọn với những bước tiến
so với năm 2005; nâng tổng số phòng nghỉ lên 5.151 phòng, với 10.743giường, có khả năng đón nhận trên 12.000 khách lưu trú/ ngày và đến nay
Trang 12toàn thị xã hiện có 212 khách sạn, nhà nghỉ và hộ kinh doanh du lịch vớikhoảng gần 6000 phòng, có khả năng đón nhận trên 13.000 khách lưutrú/ngày có trên 100 khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách với hơn 2000 phòngnghỉ, trong đó khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao là hiện đại nhất Đặc biệtkhách sạn Sài Gòn – Kim Liên tiêu chuẩn 4 sao đầu tiên ở Cửa Lò đi vàohoạt động tạo một bước tiến mới trong ngành kinh doanh lưu trú Cáckhách sạn, nhà nghỉ đáp ứng được mọi nhu cầu giải trí của du khách thamquan như bể bơi, sân tennis, phòng karaoke, dịch vụ ăn uống, tổ chức hộinghị, hội thảo Thị xã Cửa Lò đã có nhiều thêm nhiều khu vui chơi giải trícho du khách, nhiều công trình, dự án đang được triển khai sẽ khiến diệnmạo Cửa Lò ngày càng thêm khởi sắc Công viên thế giới tuổi thơ lớn nhấtmiền Trung khi hoàn thành có thể đón 37.000 lượt khách mỗi ngày, đem lạinhiều dịch vụ vui chơi ấn tượng
Phía Nam công viên là dự án khu Liên hiệp du lịch thương mại thể thao có diện tích 16ha sẽ cung cấp nhiều dịch vụ thương mại, thể thao
-và hệ thống khách sạn từ 2 đến 5 sao (cao 25 tầng) Vùng đất sát biển CửaHội, nơi đóng đô của làng du lịch Văn hóa các dân tộc Việt Nam, là dự án
du lịch văn hóa dân tộc được đặt tại khu du lịch biển Cửa Lò nhằm tạo racác sản phẩm du lịch Văn hóa, sinh thái đặc trưng của Việt Nam Phía Bắcthị xã Cửa Lò không lâu nữa sẽ hình thành khu thương mại tự do và thểthao nước đảo Lan Châu với số vốn đầu tư trên 80 tỷ đồng
Năm nay du khách đến Cửa Lò sẽ được thưởng thức hương của biển,
vị của gió từ 72 ki ốt có kiến trúc đẹp, kiên cố ngay trên bờ biển; đượcthưởng thức cảnh đẹp và tìm hiểu thêm về thế giới tâm linh của người dânvạn chài ở đảo Lan Châu và bãi Chùa đảo Hòn Ngư; được dạo bộ trên 10
km đường lát gạch sạch đẹp dọc bờ biển, hít thở không khí trong lành trongthảm thực vật ở 2 khu Lâm viên trải dài trên 2 km dọc biển Du khách sẽ có
cơ hội tìm hiểu văn hóa thương mại của dân biển miền Trung trong 3 khu
Trang 13chợ mới ở Nghi Tân, Thu Thủy và Chợ đêm ngay giữa trung tâm thị xã…Đặc biệt, du khách sẽ được an tâm nghỉ dưỡng bởi thị xã đã thành lậpTrung tâm cứu hộ với lực lượng 24 cán bộ được trang bị kiến thức về cứu
hộ chuyên nghiệp, 4 ca nô, máy bộ đàm và đầy đủ trang thiết bị phục vụcông tác cứu nạn, cứu hộ; đặt nhiều điểm cấp cứu suốt dọc bãi tắm… Xâydựng nhà thi đấu thể thao, hoàn thiện chùa Đảo Ngư, mười sân tennis, sânbóng chuyền trên biển, mở rộng chợ Hôm và chợ Hải sản ở phường ThuThuỷ Bên cạnh đó còn mở được một số dịch vụ mới như: khiêu vũ, hát dân
ca, giao lưu văn hoá, mô tô nước, đưa khách tham quan các đảo và cácđiểm văn hoá, đu quay, kính viễn vọng, xe ô tô chạy khí ga Sắp tới Cửa
Lò sẽ có sân golf rộng 132 ha, 18 lỗ, 2 khách sạn 5 sao và các biệt thự cùngquần thể vui chơi giải trí ở xã Nghi Hương Xây dựng hai khu resort và một
số khu du lịch cao cấp khác để Cửa Lò sẽ trở thành trung tâm du lịch Bắcmiền Trung và cả nước
2.3 Chính sách phát triển của nhà nước và chính quyền địa phương
Thị xã Cửa Lò đã tổ chức tốt kỷ niệm 100 năm du lịch và khaitrương du lịch biển năm 2007 là thành công bước đầu cho sự phát triểnngành du lịch của địa phương Các hoạt động tuyên truyền quảng bá thuhút khách trong năm 2007 như: Múa không chuyên toàn quốc, giao lưutiếng hát truyền hình với 17 đài PT-TH trong cả nước, hội chợ Thương mại
- Du lịch quốc tế và các hoạt động khác đã tạo cho Cửa Lò những ấn tượngtốt đối với du khách Bước vào mùa du lịch, chính quyền thị xã đã đưa ra
Trang 14các chính sách hướng dẫn nhân dân và các cơ sở lưu trú chủ động chuẩn bịtốt để đón khách Kết quả đạt được trong năm 2007 là 550.000 lượt kháchđến với khu du lịch Cửa Lò, đạt gần 50% kế hoạch, trong đó lưu trú đạt
350000 lượt Doanh thu du lịch ước đạt gần 100 tỷ đồng, số lao động ngành
du lịch khoảng 5.650 người, tăng 150 lao động so với năm 2006
Để đạt kết quả cao hơn, trong các năm tiếp theo chính quyền địaphương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Cửa Lò
và vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương 5 không Nâng cao chấtlượng phục vụ du lịch từ cơ sở lưu trú đến các dịch vụ khác, tăng cườngcông tác quản lý Nhà nước về du lịch như: quản lý tốt đội ngũ xe lai, chụpảnh, an ninh trật tự, quản lý giá cả, vệ sinh môi trường và tăng cường côngtác cứu hộ Đồng thời đẩy mạnh việc triển khai các dự án đầu tư du lịchnhư: sân golf, khu du lịch cao cấp, khu resort, trường đại học, cao đẳng.Xây dựng hạ tầng phát triển du lịch như: Đảo Ngư, đảo Lan Châu và cáccông trình khác
Để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhiều đề án mang tính khả thi cao đãđược thị xã phê duyệt Đó là đề án xây dựng Cửa Lò theo tiêu chí của 1 đôthị loại 3, đề án mở rộng thị xã theo quốc lộ 46 và vensông Lam Đề án quyhoạch 2 khu du lịch cao cấp ở đảo Lan Châu và Cửa Hội và một loạt các dự
án khác đã được khởi công như dự án sân gôn 18 lỗ và khách sạn cao cấp,Trường đại học Vạn Xuân, tổ hợp khách sạn cao cấp 2-5 sao v.v Đây lànhững đề án, dự án giúp Cửa Lò nâng cao chất lượng dịch vụ
Không chỉ hoàn thiện cơ sở hạ tầng để thu hút du khách, Cửa Lòđang tập trung xây dựng chương trình phát triển du lịch bền vững bằng các
đề án: Đề án xây dựng con người văn hoá vùng du lịch, Đề án xây dựngcác công trình trọng điểm để phát triển du lịch và chủ trương "5 không"
đã được quán triệt một cách đầy đủ, kiên quyết, triệt để xuống tận khốixóm, các hộ kinh doanh, nhằm khẳng định và tiếp tục phát triển thương
Trang 15hiệu du lịch Cửa Lò – một đô thị du lịch biển xanh, sạch, đẹp, giàu mạnh,văn minh Các tổ chức hệ thống chính trị - xã hội đã vào cuộc Kết quả đãtạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong mùa du lịch Ngoài việc triểnkhai "5 không" để đẩy lùi những cái xấu ảnh hưởng đến môi trường du lịch,Thị xã còn chú trọng đến bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm du lịch.Năm 2007 đã tổ chức tập huấn văn hoá du lịch, Luật du lịch cho 1600 lượtngười Hai trường nghiệp vụ du lịch ở Cửa Lò hàng năm cung cấp hơn
1000 lao động được đào tạo nghiệp vụ du lịch bài bản, bổ sung cho độiquân phục vụ tại các nhà hàng khách sạn Với đội ngũ lao động được đàotạo chuyên ngành du lịch, chất lượng phục vụ trong các khách sạn nhà hàngngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu của du lịch Chủ trương của chínhquyền thị xã là mỗi người dân Cửa Lò phải như một hướng dẫn viên dulịch Ngân sách thị xã đã dành một khoản không nhỏ mở lớp học tiếng Anhthương mại cho tất cả các hộ kinh doanh dịch vụ trên bãi biển Người dânCửa Lò lần đầu tiên được "phổ cập" ngoại ngữ, đến cả "đội ngũ xe ôm"cũng được chấn chỉnh: Mỗi lái xe ôm học tiếng Anh miễn phí ba tháng họccách giao tiếp, ứng xử; đội ngũ xe ôm được phân công từng nhóm trực ởcổng các khách sạn và trên ngực gắn "thẻ" hành nghề
Một tin vui đến với Cửa Lò, ngày 30/8/2007 Thủ tướng Chính phủ
ký quyết định thành lập Khu kinh tế Đông Nam, trong đó có 2 phườngNghi Tân, Nghi Thủy Với sự hình thành, phát triển Khu Kinh tế ĐôngNam sẽ mở ra một cơ hội phát triển cho du lịch Cửa Lò trong những nămtới Bởi thế, Cửa Lò cũng phảichuẩn bị cho mình những điềukiện tốt nhất để đón nhận những
cơ hội mới trong phát triển kinh tế nói chung
và du lịch nói riêng
Trang 16Biển Cửa Lò
II Tính thời vụ trong du lịch biển tại Cửa Lò
1 Khái niệm tính thời vụ trong du lịch
- Tính thời vụ trong du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung
va cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của cácnhân tố nhất định
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, màtại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch
- Đặc điểm thời vụ du lịch Biển
Trước hết, thời vụ du lịch biển mang những đặc điểm giống như thời
vụ du lịch nói chung
+ Tính thời vụ trong du lịch phổ biến ở tất cả các nước và các vùng
có hoạt động du lịch
+ Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ
du lịch, tùy thuộc vào vào các loại hình du lịch phát triển ở đó
+ Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằngnhau đối với các thể loại du lịch khác nhau
+ Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du phụ thuộc vàomức độ vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của cácquốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch
+ Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu củakhách đến vùng du lịch và số lượng các cơ sở lưu trú chính
Trang 17Ngoài ra, thời vụ du lịch Biển còn có những đặc điểm riêng Thời vụtrong du lịch biển thường chỉ diễn ra một lần trong năm do các đặc điểmnhư khí hậu (mùa hè đi biển, mùa lạnh đi nghỉ núi ) hay do thói quen,phong tục, tâm lý…
2 Ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch biển
2.1 Đối với dân cư sở tại:
*Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhân dân
Mười năm trước đây, thị xã Cửa Lò được thành lập trên cơ sở thịtrấn Cửa Lò, lấy thêm 5 xã ven biển thuộc huyện Nghi Lộc Về nguồn gốccủa cái tên Cửa Lò hiện trong dân gian còn lưu truyền hai truyền thuyết:Nghề làm muối ngày xưa ở Cửa Lò theo cách chưng cất nước biển bằng lòthan Người địa phương gọi dân làm muối là "Kẻ Lò" Lâu ngày gọi trại đithành Cửa Lò Một số ý kiến khác cho rằng, những người Mã Lai đi biểngặp bão phiêu dạt vào Cửa Lò, định cư ở Cửa Lò vẫn gọi xứ này là Kula(cửa biển) lâu ngày từ này đồng hoá với từ địa phương thành Cửa Lò Dẫutheo truyền thuyết nào thì Cửa Lò vẫn là được hình thành trên cơ sở nhữnglàng chài ven biển, bán nông bán ngư Xứ "Kẻ Lò" hàng trăm đời nay gắnmình với biển, với những rủi ro, giận hờn của đại dương Nhưng người Cửa
Lò ngày nay cơ bản đã chia tay với đồng ruộng Du lịch phát triển kéo theo
nó là hàng trăm nghề kiếm sống mới So với nghề làm ruộng, nghề dịch vụ
du lịch, giúp cho người Cửa Lò xoá đói, có thể kiếm được đồng ra đồngvào Một bộ phận năng động hơn đã giảm được nghèo đang manh nha làmgiàu
Để quy hoạch các cơ sở kinh doanh theo sự quản lý của chính quyền,thị xã đã phân chia khu đất ven biển thành nhiều lô, tổ chức cho nhân dânđấu thầu thuê lại để kinh doanh, sản xuất phục vụ du lịch Chị Nguyễn ThịBình là người dân làm nghề nông ở Nghi Hương, một xã ở phía Nam Cửa
Trang 18Lò Theo trào lưu làm du lịch, chị Bình cũng tham gia đấu thầu và trúngmột lô đất với giá 40 triệu đồng cho một vụ Đầu tư thêm khoảng chục triệulàm lều lán, sắm bàn ghế, mua phao cho thuê, bán hàng ăn uống, mướnthêm vài người làm… Tính ra, sau bốn tháng mùa hè số lãi thu được mươitriệu So với số vốn bỏ ra, số lãi chẳng bõ bèn gì, nhưng so với mặt bằngchung của dân Cửa Lò, thì số tiền đó có thể sống cả năm… Nhưng cũngkhông ít người như chị Hồ Thị Hằng, ở Nghi Khánh trúng thầu một lô đấtvới giá 40 triệu cộng với bể tắm nước ngọt giá 30 triệu Khi trúng thầu,việc đầu tiên là lo tiền tươi thóc thật chồng đủ cho Ban quản lý thị xã Nếusau 10 ngày không có tiền, Thị xã tổ chức đấu thầu lại đành phải mất tiềnđặt cọc Có những năm, ngày nắng ít, lại bị gián đoạn bởi những cơn bãolạc mùa, ít khách, thu nhập không đủ bù đắp chi phí, coi như lỗ
Ăn theo dịch vụ du lịch không chỉ
quầy quán hàng ăn, cho thuê phao bơi mà
còn cả bán hàng lưu niệm, trẻ em tẩm quất
Những ngư dân đánh được mẻ cá tươi cũng
bán được giá hơn Em Nguyễn Tuấn Hùng ở
Nghi Thu cho biết, hiện đang học lớp 12 Nhà có 5 anh em, hai anh lớntham gia chụp ảnh cho du khách, mỗi vụ cũng kiếm được vài ba triệu, mộtchị gái tham gia bán hàng, còn em kiếm thêm bằng nghề "tẩm quất" rongtrên bãi biển, mỗi vụ chăm chỉ cũng kiếm được vài triệu, đủ tiền sách vở vàtiêu vặt cho một năm…
Xe ôm ở đây là cũng một nghề ăn theo dịch vụ du lịch Những ngườiđàn ông vạn chài tạm gác nghề đi biển trong mấy tháng hè, tập hợp vớinhau thành 3 tổ xe ôm với số lượng lên tới hơn 300 người, có sự quản lýcủa chính quyền Mỗi người tự sắm một chiếc xe, trong đó họ lưu số của tất
cả những khách hàng đã một lần ngồi lên xe của họ Cứ 9-10h hàng sáng,
du khách sẽ nhận được điện thoại của họ; nếu khách có nhu cầu đi chợ, đến