1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khắc phục tính thời vụ trong du lịch vùng bắc trung bộ

17 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 38,42 KB

Nội dung

Hoạt động kinh doanh du lịch được chia làm 4 mảng như sau: - Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: tạo ra các dịch vụ vận chuyển khách du lịch đến điểm du lịch cần đến, vận chuyển khách d

Trang 1

Họ và tên sinh viên : Lương Việt Anh

MSV: 11130361

Lớp: Khách sạn 1 – Khoa POHE

Giáo viên hướng dẫn : Cô Đào Minh Ngọc.

Lý do chọn đề tài: Vùng Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của Trung Bộ Việt Nam

có địa bàn từ nam dãy núi Tam Điệp tới bắc đèo Hải Vân Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế Đây là vùng có tiềm năng du lịch to lớn song vì nhiều yếu tố mà ngành du lịch ở đây chưa thực sự phát triển và bị chi phối bởi yếu tố thời vụ khá lớn Đề án này tập trung nghiên cứu biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Trang 2

Mục lục :

Chương 1 : Lý luận chung về kinh doanh du lịch và tính thời vụ trong du lịch

I. Kinh doanh du lịch

1. Khái niệm ngành du lịch, địa điểm, khu du lịch

2. Hoạt động kinh doanh du lịch

3. Sản phẩm du lịch

II. Tính thời vụ trong du lịch

1. Khái niệm về tính thời vụ trong du lịch

2. Ảnh hưởng của tính thời vụ đến ngành du lịch

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành thời vụ du lịch

4. Căn cứ khắc phục tính thời vụ trong du lịch

5. Biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch

Chương 2: Tiềm năng du lịch vùng Bắc Trung Bộ

1. Quan điểm, mục tiêu

2. Định hướng phát triển

3. Các địa điểm du lịch trọng điểm vùng Bắc Trung Bộ

Chương 3: Biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch

1. Địa hình, khí hậu

2. Thị trường khách

3. Khả năng đón tiếp khách du lịch vùng Bắc Trung Bộ

4. Biện pháp khắc phục tính thời vụ vùng Bắc Trung Bộ

Chương 1: Lý luận chung về kinh doanh du lịch và tính thời

vụ trong du lịch:

Trang 3

I. Kinh doanh du lịch.

1. Khái niệm ngành du lịch, địa điểm, khu du lịch:

Xã hội ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng tăng lên Người càng lao động tạo ra càng nhiều cuẩ cải vật chất càng có nhu cầu hưởng thụ cuộc sống cao hơn

Theo từ điển Wikipedia, du lịch là hình thức vui chơi, giải trí nhằm mục đích kinh doanh, là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm

và có sự trở về

Mỗi chuyến du lịch có thể có những mục đích khác nhau: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, tham quan, khám phá, nghỉ ngơi thư giãn… Việc đi du lịch thường là mang lại nhiều lợi ích song song với nhau: du khách vừa được nghỉ ngơi thư giãn, vừa được biết thêm nhiều điều mới lạ từ những vùng đất khác mà du khách chưa hay biết

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, khu du lịch là một tập hợp nhiều điểm tạo thành một khu du lịch riêng Khu du lịch được quy hoạch và đầu tư phát triển kĩ lưỡng, đồng bộ hơn nhằm đem lại hiệu quả và lợi nhuận cao hơn cho ngành kinh doanh du lịch

2. Hoạt động kinh doanh du lịch

Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Hoạt động kinh doanh du lịch được chia làm 4 mảng như sau:

- Kinh doanh vận chuyển khách du lịch: tạo ra các dịch vụ vận chuyển khách

du lịch đến điểm du lịch cần đến, vận chuyển khách du lịch từ điểm du lịch

về nhà Các tổ chức kinh doanh tự tạo ra nhiều hình thức mới chất lượng khác nhau có thể đáp ứng được một cách tối ưu nhất nhu cầu của từng khách

du lịch

- Kinh doanh khách sạn: đây là một hoạt động kinh doanh tạo ra các cơ sở lưu trú và một loạt các sản phẩm hang hoá đi kèm hoạt động kinh doanh này như: ăn uống, khu vui chơi giải trí…

Trang 4

- Kinh doanh lữ hành: nghiên cứu thị trường và xây dựng các tour du lịch cho khách du lịch, quảng cáo, tổ chức các tour tuỳ theo từng khách hang của mình

- Kinh doanh các dịch vụ khác như tư vấn du lịch, thông tin quảng cáo…

3. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tất cả những yếu tố có thể thoả mãn các yêu cầu của khách du lịch Bao gồm: hàng hoá du lịch, dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch

Có 2 loại sản phẩm du lịch: - Sản phẩm đơn lẻ của nhà cung cấp dịch vụ du lịch

- Sản phẩm tổng hợp: những chương trình du lịch trọn gói

Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính dịch vụ Việc đánh giá sản phẩm du lịch không có một công thức hay tiêu chí nào, tất cả là phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm du lịch đó Việc tiêu dung và sử dụng sản phẩm

du lịch này mang tính thời vụ Ở mỗi loại hình du lịch mà mỗi sản phẩm sẽ mang tính thời vụ khác nhau

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chính là kinh doanh sản phẩm du lịch Nhu cầu của khách du lịch ngày càng thay đổi và tăng lên đòi hỏi những dịch vụ du lịch

có chất lượng cao hơn Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch muốn nâng cao lợi nhuận chính là phải tập trung phát triển các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú và có chất lượng cao hơn Mặt khác nếu các doanh nghiệp quá chạy theo lợi nhuận mà không tỉ lệ thuận với chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm ảnh hưởng đến mức độ ổn định của hoạt động doanh nghiệp đó trên thị trường

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có ba chức năng cơ bản đó là:

- Sản xuất và cung cấp hàng hoá các dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách du lịch

- Phân phối sản phẩm du lịch một cách hài hoà và hiệu quả

- Làm chức năng xã hội và cộng đồng: đóng thuế cho nhà nước, tạo công ăn việc làm cho nhân công lao động

II. Tính thời vụ trong du lịch

1. Khái niệm:

Trang 5

Tính thời vụ trong du lịch là những biến động lặp đi lặp lại theo một chu kì thời gian của cung và cầu du lịch (đối với các sản phẩm du lịch) diễn ra dưới tác động của một số nhân tố xác định như: thời tiết, khí hậu, loại hình du lịch…và trong thực tế thì đó là tập hợp những biến động theo mùa của cung và cầu du lịch tại các khu du lịch

Tính thời vụ trong du lịch có ở tất cả các điểm du lịch Tuy nhiên tuỳ từng thời điểm mà có tính thời vụ dài ngắn, cường độ khác nhau Một điểm du lịch có thể có nhiều thời vụ Điều này phụ thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở nơi đó Điểm du lịch, khu du lịch càng phát triển thì thời vụ du lịch ở đấy càng dài Cường

độ hoạt động của thời vụ du lịch được chia ra làm 3 phần: chính vụ, trước vụ, sau

vụ Trong đó, thời điểm chính vụ là thời điểm đông khách nhất

2. Ảnh hưởng của tính thời vụ trong du lịch:

Thời vụ du lịch là yếu tố khách quan, nó tồn tại và gắn liền với hoạt động du lịch và gây ra rất nhiều khó khăn cho kinh doanh du lịch

- Đối với tài nguyên du lịch: khiến cho việc sử dụng tài nguyên du lịch bất hợp lý Trong mùa du lịch thì tài nguyên du lịch bị khai thác quá mức

Nhưng ngoài mùa du lịch thì không được khai thác sử dụng gây lãng phí lớn

- Đối với môi trường: trong thời điểm mùa du lịch, môi trường thường bị tàn phá bởi rác thải gây ô nhiễm, ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan du lịch

- Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh du lịch: tính thời vụ làm cho hoạt động kinh doanh không được đồng đều Vào mùa vụ, cường độ hoạt động cao dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cao Song trái vụ thì hoạt động rất yếu, chỉ mang tính duy trì Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp e ngại trong đầu tư vào phát triển cao hơn Trong khi đó, việc các sản phẩm du lịch không có sự đổi mới theo năm tháng là nguyên nhân doanh nghiệp kinh doanh không thu hút khách du lịch

- Đối với nguồn nhân lực: gây ra bất lợi lớn cho người lao động và kể cả doanh nghiệp kinh doanh du lịch Vào thời điểm chính vụ, nguồn nhân lực đươc sử dụng đông đảo Nhưng ngoài thời vụ thì doanh nghiệp kinh doanh

du lịch chỉ sử dụng một số lượng rất ít nhân lực, chỉ mang tính duy trì Chính điều này gây ra thiệt thòi cho người lao động, gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi phải điều tiết hoạt động kinh doanh một cách không đồng đều Thời điểm chính vụ thì quá tải, trái vụ thì chỉ để duy trì

Trang 6

- Ảnh hưởng đến du khách: du khách khó có thể tận hưởng tuyệt đối được kì

du lịch của mình trong tình trạng lượng người du lịch đến quá đông, khắp nơi toàn người là người Thêm vào đó là dịch vụ đi theo không được đảm bảo, giá cả bị chặt chém, nhiều khi không thuê được phòng, không có hàng

ăn, nước giải khát…

- Đối với cư dân địa phương: cư dân địa phương cũng dựa vào du lịch ở địa phương đó làm nguồn thu nhập sẽ bị ảnh hưởng nặng nề theo thời vụ du lịch Thời điểm trái vụ sẽ không hoặc khó khăn trong nguồn thu nhập Chỉ phụ thuộc vào mùa du lịch thì thời vụ lại thường không kéo dài

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thời vụ du lịch

- Khí hậu: bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, số ngày mưa- nắng và các hiện tượng thiên nhân khác; là nhân tố cơ bản quyết định đến thời vụ du lịch Ở tuỳ từng vùng mà có nhiều mùa khác nhau Có thể là 4 mùa : xuân – hạ - thu -

đông( miền Bắc nước ta) hoặc 2 mùa: mùa mưa- mùa khô (miền Nam nước ta)

- Địa hình: địa hình và khí hậu có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau Chúng làm nên các giá trị tài nguyên cho điểm du lịch, khu du lịch đó Tuy nhiên chúng là yếu tố ổn định lâu dài ít có sự thay đổi theo thời gian nên chúng không gây ảnh hưởng nhiều tới thời vụ du lịch Sự ảnh hưởng chỉ nằm

ở mức địa hình làm nên tài nguyên du lịch thiên nhiên phù hợp vào thời điểm nào trong năm

- Văn hoá của vùng: Văn hoá là tài nguyên của du lịch Vì vậy mặc dù chúng nằm ở 2 lĩnh vực khác nhau song lại có tính ảnh hưởng rất cao Nó nhiều khi

là điều kiện phát triển của du lịch, nó mang lại những thời vụ và nhiều khi là cái cớ để khách du lịch đến tìm hiểu những điểm đặc biệt tại vùng du lịch này Nó thể hiện qua các phong tục tập quán, các lễ hội Điều này rất thu hút được khách du lịch

- Thời gian rảnh rỗi của con người: Đây cũng là điều kiện quan trọng hình thành nên thời vụ du lịch Vào các dịp rảnh rỗi thì con người mới có thời gian cho du lịch Các dịp này thường rơi vào nghỉ lễ tết, nghỉ hè…Vào thời điểm này lượng khách du lịch đến các điểm du lịch tăng cao và có khi là quá tải Tuỳ theo thời gian nghỉ lễ mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có những chính sách hướng đến những đối tượng phù hợp

Trang 7

4. Căn cứ khắc phục tính thời vụ trong du lịch.

Việc khắc phục tính thời vụ trong du lịch là một yêu cầu cấp thiết trong kinh doanh

du lịch đặc biệt là những điểm du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của tính thời vụ trong du lịch Chúng ta có thể dựa vào những yếu tố sau đây để đề ra biện pháp khắc phục:

- Dựa vào sức hấp dẫn và tiềm năng thu hút khách du lịch của vùng du lịch đó

- Dựa vào lượng khách du lịch hiện đã có và khả năng thu hút lượng khách du lịch trong tương lai của doanh nghiệp kinh doanh du lịch

- Dựa vào khả năng tiếp nhận của toàn bộ cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại địa phương đó: số lượng phòng, diện tích, số lượng nhân công, khả năng phục vụ các dịch vụ…

- Dựa vào nguồn cung ứng nhân công lao động của địa phương, trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ của cán bộ công nhân viên cũng như khả năng tổ chức hoạt động du lịch của điểm du lịch

- Dựa vào khả năng kết hợp các loại hình du lịch khác nhau, có thể phối hợp với nhau để kéo dài thời vụ du lịch Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính hấp dẫn tiềm năng của điểm du lịch, khả năng thu hút của tài nguyên chưa được khai thác – những tài nguyên có khả năng phát triển cho loại hình du lịch khác, nguồn vốn có thể huy động để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho du lịch…

5. Biện pháp khắc phục tính thời vụ trong du lịch

a. Đối với Nhà nước:

Các cấp chính quyền, cơ quan quản lý ngành du lịch, cơ quan quản lý các ngành có lien quan nên có chính sách hỗ trợ ngành du lịch tại địa phương phát triển kinh doanh du lịch ngoài thời điểm chính vụ Có rất nhiều chính sách có thể đề ra như sau:

- Miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp ngoài thời điểm chính vụ

- Miễn giảm các yếu tố đầu vào như điện, nước…

- Có các biện pháp hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân vùng du lịch ngoài thời điểm chính vụ Mở các lớp đào tạo nghề nghiệp, nâng cao trình độ nghiệp vụ…

Trang 8

- Tạo công việc cho bản thân khu du lịch hay phía doanh nghiệp như giao cho các nhiệm vụ tổ chức các hoạt đông sự kiện cho Nhà nước, tổ chức các chương trình du lịch phục vụ các lợi ích công cộng

b. Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Doanh nghiệp phải chủ động đề ra những biện pháp thu hút khách du lịch ngoài

vụ mùa du lịch Cần tập trung vào những nhóm khách sau:

- Khách du lịch công vụ: không phụ thuộc nhiều vào thời gian nghỉ lễ, khả năng thanh toán cao

- Cán bộ công nhân viên chức

- Người hưu trí: rảnh rỗi nhiều thời gian, có khả năng lưu trú lâu dài

- Nhóm khách hàng gia đình

Doanh nghiệp cần nâng cao khả năng đón tiếp khách tại các thời điểm ngoài chính vụ của doanh nghiệp Chú trọng vào việc đầu tư đón tiếp khách du lịch ngoài thời điểm du lịch trong vụ mùa chính

Doanh nghiệp nên có những chính sách khuyến mại về giá cả, các chương trình

ưu đãi tận dụng đặc điểm tiềm lực của doanh nghiệp mình để thu hút khách du lịch

c. Đối với người dân

Người dân nên chủ động đối mặt với tính mùa vụ trong ngành này, không để

nó chi phối quá nhiều đến cuộc sống

Chương 2: Tiềm năng du lịch vùng Bắc Trung Bộ:

Vùng Bắc Trung Bộ là vùng có tiềm năng du lịch to lớn, phong phú và đa dạng với diện tích tự nhiên hơn 50 nghìn km2, dân số khoảng 10 triệu người, gần 6 triệu người trong độ tuổi lao động, là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau Vùng Bắc Trung Bộ nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm của miền Bắc và miền Trung, trên

Trang 9

trục giao thông đường sắt Bắc Nam, nhiều đường ô tô hướng Đông Tây (7,8,9, 29) nối Lào với Biển Đông Có hệ thống sân bay ( Thanh Hoá, Vinh, Đồng Hới, Phú Bài) , có bến cảng( Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây,…), có các đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước ( Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Cố đô Huế ) tạo điều kiện giao lưu văn hoá và du lịch giữa các nước Lào, Thái Lan, Mianma…

Bắc Trung Bộ còn là một trong những trung tâm văn hoá quan trọng của Việt Nam, là nơi có 3 di sản văn hoá thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế

Bắc Trung Bộ có nhiều bãi biển đẹp như: Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ…nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú, nhiều di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc có giá trị Nơi đây còn là quê hương của nhiều lễ hội văn hoá – tâm linh đặc sắc Bên cạnh đó có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia đang được đầu tư mở rộng như: Bạch Mã, Bến En, Vũ Quang, Anh Sơn, Thanh Thuỷ…

Những điều kể trên cho thấy vùng Bắc Trung Bộ là vùng có tiềm năng du lịch

to lớn

1. Quan điểm, mục tiêu

a. Quan điểm

Vùng Bắc Trung Bộ đã được Nhà nước chú ý quan tâm và đầu tư xây dựng Trong chiến lược Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, các quan điểm phát triển cụ thể đối với vùng Bắc Trung Bộ như sau:

- Tập trung phát triển du lịch tham quan nghiên cứu di sản thế giới và văn hoá – lịch sử

- Liên kết, hợp tác nội vùng, lien vùng và quốc tế là nội dung quan trọng, xuyên suốt đối với phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

b. Mục tiêu phát triển:

Trang 10

Thúc đẩy ngành du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ phát triển mạnh mẽ hơn nữa để góp phần xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống của người dân Đồng thời tận dụng nguồn lực và tiềm năng quốc gia để đầu tư mang lại lợi ích chung cho đất nước

2. Định hướng phát triển du lịch Bắc Trung Bộ

a. Phát triển thị trường khách du lịch

Đẩy mạnh phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế

Du lịch nội địa: phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng các khách du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tâm linh, nghỉ lễ cuối tuần Khuyến khích phát triển

và mở rộng thị trường du lịch sinh thái và du lịch kết hợp công vụ

Khách du lịch quốc tế: Thu hút các khách du lịch ở những nước lân cận như thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là các thị trường trong hành lang kinh tế Đông Tây

và Đông Bắc Á Thêm vào đó là tăng cường khai thác thị trường truyền thống cao cấp từ Tây Âu, Bắc Mĩ, Châu Đại Dương…

b. Phát triển sản phẩm du lịch địa phương

Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch di sản văn hoá trên cơ sở khai thác hiệu quả hệ thống các di sản thế giới và các di tích lịch sử - văn hoá trong vùng Các sản phẩm du lịch tìm hiểu lịch sử - cách mạng Đẩy mạnh sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển để có thể vươn xa hơn trên thị trường quốc tế

Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của phù hợp với thế mạnh của từng địa phương trong Vùng

Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhằm khắc phục tính thời vụ của hoạt động du lịch

Ngoài ra cần kết nôi du lịch với các địa điểm lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình…cũng như với các quốc gia lân cận

3. Các địa điểm du lịch trọng điểm vùng Bắc Trung Bộ

a. Phát triển du lịch di sản, lịch sử, cách mạng:

- Thành phố Huế và phụ cận

- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Ngày đăng: 18/03/2016, 17:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w