1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại sầm sơn

171 625 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí có uy tín trong nước và ngoài nước về hoạt động du lịch Sầm Sơn, nhưng chưa có m

Trang 1

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ THU THƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU TÍNH THỜI VỤ CỦA

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SẦM SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2016

Trang 2

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRỊNH THỊ THU THƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢM THIỂU TÍNH THỜI VỤ CỦA

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SẦM SƠN

Trang 3

3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU 7

DANH MỤC HÌNH VẼ 8

MỞ ĐẦU 9

1 Lí do chọn đề tài 9

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Bố cục của luận văn 15

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH THỜI VỤ DU LỊCH 16

1.1 Tính thời vụ du lịch 16

1.1.1 Khái niệm 16

1.1.2 Bản chất 17

1.1.3 Đặc điểm 19

1.2 Các yếu tố cơ bản hình thành tính thời vụ du lịch 22

1.2.1 Yếu tố mang tính tự nhiên 23

1.2.2 Yếu tố mang tính kinh tế - xã hội 24

1.2.3 Yếu tố mang tính tổ chức - kỹ thuật 27

1.2.4 Các yếu tố khác 28

1.3 Tác động của tính thời vụ du lịch đến cung du lịch 30

1.3.1 Tác động đến công tác tổ chức quản lý 30

1.3.2 Tác động đến hiệu quả kinh doanh 30

1.3.3 Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch 32

1.3.4 Tác động đến chất lượng dịch vụ du lịch 33

1.4 Một số phương hướng và biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ lên hoạt động du lịch 33

Trang 4

4

1.4.1 Khả năng kéo dài độ dài của thời vụ du lịch 33

1.4.2 Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai 35

Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG TÍNH THỜI VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SẦM SƠN 37

2.1 Khái quát về du lịch Sầm Sơn 37

2.1.1 Vị trí của Sầm Sơn trong chiến lược phát triển du lịch 37

2.1.2 Tiềm năng du lịch Sầm Sơn 38

2.1.3 Thực trạng phát triển du lịch 55

2.2 Các yếu tố hình thành tính thời vụ du lịch tại Sầm Sơn 73

2.2.1 Yếu tố tự nhiên 73

2.2.2 Yếu tố kinh tế xã hội 74

2.2.3 Yếu tố tổ chức, kỹ thuật 74

2.2.4 Các yếu tố khác 75

2.3 Tác động của tính thời vụ đến cung du lịch tại Sầm Sơn 76

2.3.1 Tác động đến công tác tổ chức quản lý 76

2.3.2 Tác động đến hiệu quả kinh doanh 78

2.3.3 Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch 83

2.3.4 Tác động đến chất lượng dịch vụ du lịch 84

2.4 Những giải pháp Sầm Sơn đã thực hiện để giảm thiểu tính thời vụ 88

2.4.1 Giải pháp về quy hoạch, chính sách đầu tư phát triển du lịch 88

2.4.2 Giải pháp quản lý nhà nước về du lịch 88

2.4.3 Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch 90

2.5 Đánh giá chung 91

2.5.1 Những mặt đã đạt được 92

2.5.2 Những mặt tồn tại, hạn chế 93

Tiểu kết chương 2 95

Chương 3 GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TÍNH THỜI VỤ ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI SẦM SƠN 96

Trang 5

5

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch Sầm Sơn 96

3.1.1 Định hướng phát triển du lịch Sầm Sơn 96

3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch của Sầm Sơn 98

3.2 Các giải pháp hạn chế tính thời vụ của du lịch Sầm Sơn 99

3.2.1 Các giải pháp nhằm khắc phục bất lợi của tính thời vụ du lịch 99

3.2.2 Các giải pháp nhằm kéo dài mùa vụ du lịch 110

3.3 Kiến nghị 125

3.3.1 Đối với các cấp quản lý 126

3.3.2 Đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch 128

3.3.3 Đối với cộng đồng địa phương 129

Tiểu kết chương 3 130

KẾT LUẬN 131

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 133

Trang 6

Hubway Công trình ki-ốt công cộng phục vụ bar, cà phê,

giải khát kết hợp nghỉ chân và ngắm biển KHXH & NV Khoa học xã hội và Nhân văn

Du lịch hội nghị, hội thảo

Trang 7

7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Một số hải sản có ý nghĩa kinh tế cao và phục vụ du lịch 43

Bảng 2.2: Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2014-2016 tại Sầm Sơn 54

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động du lịch Sầm Sơn 56

Bảng 2.4: Hiện trạng cơ cấu khách du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2015 57

Bảng 2.5: Doanh thu từ du lịch ở Sầm Sơn giai đoạn 2010 - 2015 59

Bảng 2.6: Doanh thu du lịch Sầm Sơn theo cơ cấu, giai đoạn 2010 - 2015 60

Bảng 2.7: Tình hình phát triển cơ sở lưu trú ở Sầm Sơn giai đoạn 2010-2015 65

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Sầm Sơn (2010-2015) 70

Bảng 2.9: Chất lượng lao động dịch vụ du lịch Sầm Sơn 2010-2015 71

Bảng 2.10: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thời vụ du lịch 76

Bảng 2.11: Lượng khách đến Sầm Sơn qua các tháng giai đoạn 2010-2015 78

Bảng 2.12: Doanh thu hàng tháng từ kinh doanh du lịch giai đoạn 2010 - 2015 80

Bảng 2.13: Chỉ số ngày khách tính theo từng tháng năm 2013 81

Bảng 2.14: Đánh giá của doanh nghiệp về các yếu tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch Sầm Sơn 82

Bảng 2.15: Tổng hợp điểm đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 90

Bảng 2.16: Đánh giá của doanh nghiệp về các giải pháp doanh nghiệp đã áp dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch Sầm Sơn 91

Trang 8

8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Các yếu tố tác động đến tính thời vụ du lịch 23

Hình 2.2: Lượng khách đến Sầm Sơn giai đoạn 2011-2015 58

Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu du lịch Sầm Sơn giai đoạn 2010-2015 61

Hình 2.4: Tỉ lệ lao động dịch vụ du lịch theo trình độ giai đoạn 2011-2015 71

Hình 2.5 Biến động lượng khách đến Sầm Sơn qua các tháng giai đoạn 2013-2015 79

Hình 2.6: Chỉ số ngày khách tính theo từng tháng năm 2013 81

Hình 2.7: Đánh giá của du khách về môi trường Sầm Sơn 83

Hình 2.8: Tỉ lệ cơ cấu lao động trong và ngoài mùa vụ tại Sầm Sơn 86

Hình 2.9: Đánh giá chung của du khách về Sầm Sơn 87

Hình 2.10: Đánh giá của du khách về dịch vụ du lịch Sầm Sơn 87

Trang 9

Về địa giới hành chính, thị xã Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 16km, cách thủ đô Hà Nội gần 160km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1500km về phía Nam Sầm Sơn hình thành sớm trong lịch

sử với đặc tính tồn tại tự nhiên của nhiều làng xóm cư dân vạn chài sống ven biển, bám biển lâu đời đã làm cho Sầm Sơn trở thành một nơi nghỉ dưỡng hơn là một khu

du lịch tổng hợp và hiện đại Lối kiến trúc xưa cũ, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạn chế đang tồn tại, thể hiện sự quy hoạch chưa đồng bộ, xứng tầm Nhưng bù lại, Sầm Sơn được thiên nhiên ưu ái cho một bãi biển kỳ thú, cảnh quan đặc sắc, hệ thống di sản văn hóa đa dạng, điển hình đã góp phần làm nên một Sầm Sơn khó đâu có được Trong một công trình nghiên cứu về xây dựng sản phẩm du lịch ở Thanh Hóa do Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa thực hiện năm 2010 đã đưa

ra các chỉ số minh chứng, Sầm Sơn rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển: Giao động thủy triều (3,3-3,9m); độ dốc của bãi biển (độ dốc từ 2 - 5%); độ mặn nước biển (25-30‰); độ cao của sóng (vừa, từ 0,5-1,0m/làn); bãi cát mịn, vàng nhẹ; không gian tự nhiên đẹp, cường độ nóng trung bình 280C/năm Trong 9 tiêu chí, Sầm Sơn đáp ứng 8/9, điểm hạn chế lớn nhất ở Sầm Sơn chính là tính mùa vụ cao: mùa hè nắng nóng, mùa đông giá lạnh, mùa thu mưa bão, mùa xuân mưa nhỏ kéo dài Hoạt động du lịch tại Sầm Sơn chỉ diễn ra ồ ạt vào mùa hè (từ tháng 4 đến

Trang 10

10

tháng 8) đã gây ra những tác động bất lợi trong việc tổ chức hoạt động du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gây lãng phí về nguồn lực Vấn đề này đang đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Sầm Sơn cần phải có kế hoạch hành động cụ thể để giảm thiểu tối đa tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch ở đây

Cho đến thời điểm hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí có uy tín trong nước và ngoài nước về hoạt động du lịch Sầm Sơn, nhưng chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào đưa ra các luận cứ khoa học về nguồn gốc, bản chất, nhân tố tác động cũng như giải pháp để giảm thiểu tác động bất lợi của tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn Việc nghiên cứu tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển du lịch bền vững tại

Sầm Sơn Với lý do đó, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ

của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn” để nghiên cứu là cần thiết

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

- Những năm cuối thập niên 60, trên thế giới đã xuất hiện một số nghiên cứu

về tính thời vụ trong du lịch, điển hình là các tác giả V.Hunziker, J.Planina,… Vấn đề nghiên cứu chính được đề cập đó là nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của tính thời vụ cũng như các yếu tố quyết định độ dài của thời vụ du lịch Trong thời kỳ này, các nhà quản lý hoạt động du lịch bước đầu đặt ra nhiệm vụ hạn chế những tác động bất lợi của một vài yếu tố nhằm giảm thiểu sự dao động của tính thời vụ du lịch tại các Trung tâm Du lịch điển hình như Hiệp hội Khách sạn quốc tế (IHA) đã thành lập Ủy ban chuyên trách về tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh khách sạn

- Ở Việt Nam trong những năm trở lại đây xu hướng quan tâm nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch ngày càng nhiều, một số công trình đã được công bố rộng rãi Các đề tài nghiên cứu cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm Trong các công trình nghiên cứu ngoài việc đánh giá các nhân tố tác động bất lợi đến phát triển du lịch, nguyên nhân tạo ra tính thời vụ, cũng có nhiều giải pháp được đưa ra để nhằm hạn chế tính thời vụ trong du lịch Những công trình tiêu biểu phải kể đến:

Trang 11

11

+ Năm 1998, tác giả Nguyễn Thăng Long đã thực hiện đề tài NCKH cấp Bộ

(VHTTDL): “Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam” Kết quả nghiên cứu của đề tài được đánh giá cao, có ý nghĩa thiết thực cho

ngành du lịch Việt Nam Trong đó, 3 vấn đề được xem là đánh giá nổi bật: đánh giá, phân tích sâu những đặc điểm cơ bản của tính thời vụ trong du lịch; Khái quát nguyên nhân gây nên tính thời vụ, và thực trạng tại một số khu du lịch ở Việt Nam bị ảnh hưởng do tính thời vụ mang lại; Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của tính thời vụ đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam Đây là công trình giúp cho các tác giả quan tâm nghiên cứu về du lịch nói chung và nghiên cứu về tính thời vụ trong

du lịch một cái nhìn tổng thể và có thể vận dụng vào từng đối tượng nghiên cứu cụ thể

+ Một số đề tài luận văn Thạc sĩ đã lựa chọn hướng nghiên cứu về tính thời

vụ trong du lịch, nổi bật phải kể đến:

Đề tài “Các giải pháp hạn chế tình mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò” của tác giả Phạm Thị Hường, bảo vệ năm 2010 tại Trường Đại học

KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài đã đưa ra những đánh giá khách quan về tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò, nhấn mạnh các tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến tài nguyên, kinh tế xã hội địa phương, hiệu quả kinh doanh, môi trường và đến khách du lịch Trên cơ sở đó, đề xuất một số nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tính mùa vụ đến hoạt động du lịch biển Cửa Lò

Đề tài “Giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ đến du lịch Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại

học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nghỉ biển tại Hạ Long, Quảng Ninh Bằng cách luận giải chi tiết với các số liệu thống kê, phân tích có độ tin cậy, tác giả đã chỉ ra những nhân tố chính tạo ra tính thời vụ du lịch ở Hạ Long và chỉ ra tác động tiêu cực của tính thời

vụ đến nhiều loại hình kinh doanh Vấn đề tổ chức quản lý và hiệu quả kinh doanh

du lịch, sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương do du lịch mang lại, vấn đề môi trường du lịch cũng được tác giả đề cập rõ ràng Các cơ sở thực tiễn trên đã giúp tác

Trang 12

12

giả Luận văn đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của tính thời vụ đến hoạt động du lịch biển Hạ Long nói riêng và các khu du lịch biển của Quảng Ninh nói chung

Như vậy, cho đến thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu về tính thời vụ du lịch tại các khu du lịch ở Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu với mục đích tìm ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi của nó tới hoạt động du lịch Kết quả nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về tính thời vụ du lịch của các tác giả trên thế giới và Việt Nam sẽ là nguồn tri thức giá trị cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài thạc sĩ của mình

Riêng về Sầm Sơn và du lịch Sầm Sơn đã có rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, xuất bản sách tham khảo đề cập dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Nghiên cứu tổng thể về Sầm Sơn; Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; Kinh doanh du lịch nhưng những bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến tính thời

vụ hoặc gần với nội dung nghiên cứu của Luận văn rất ít Một số công trình nổi bật: Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Thúy Vân đã bảo vệ thành công luận văn thạc

sĩ tại Trường tại Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề

tài“Khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển Thanh Hóa” Đối tượng

nghiên cứu là các vùng biển ở Thanh Hóa, trong đó, vùng biển Sầm Sơn là đối tượng nghiên cứu trọng tâm Đề tài đã phân tích đặc điểm, thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa vùng biển Thanh Hóa, từ đó tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển ở Thanh Hóa

+ Năm 2009, với đề tài“Sầm Sơn (Thanh Hóa): Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch”, tác giả Lưu Thị Ngọc Diệp đã bảo vệ luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học tại Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung luận văn tác giả tập trung đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc các giá trị tài nguyên du lịch nhân văn, tự nhiên ở Sầm Sơn là một lợi thế không nhỏ cho việc phát triển du lịch Dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa, tác giả đã khẳng định hoạt động du lịch ở Sầm Sơn phụ thuộc vào mùa vụ, du lịch Sầm Sơn thiếu tính chuyên nghiệp, khó phát triển du lịch bền vững Tác giả, đề xuất một số nhóm giải pháp

Trang 13

13

giúp cho du lịch Sầm Sơn phát triển trong tương lai Như vậy, trong nội dung nghiên cứu, luận văn có đề cập đến tính mùa vụ nhưng tác giả chỉ mới dừng lại ở việc xem xét tính mùa vụ như một tác nhân cản trở hoạt động du lịch tại Sầm Sơn, chưa có những đánh giá cụ thể và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tính thời vụ

+ Năm 2013 với hướng nghiên cứu “Định hướng nâng cao chất lượng dịch

vụ du lịch tại Sầm Sơn - Thanh Hóa” tác giả Trần Quốc Hưng đã bảo vệ luận văn

thạc sĩ tại Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Khác với các đề tài nghiên cứu đi trước, tác giả đặt trọng tâm nghiên cứu đến chất lượng dịch vụ du lịch tại Sầm Sơn, góp phần vào công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch + Năm 2015, tác giả Nguyễn Xuân Hải đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ

với đề tài “Phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu” tại

Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Bao quát toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài, chính là việc tác giả tập trung đề cập đến tiềm năng, thực trạng hoạt động du lịch tại Sầm Sơn Xác định các tác động tiêu cực và tích cực của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch Bước đầu đề xuất các giải pháp phù hợp trong việc phát triển du lịch biển Sầm Sơn ứng phó với biến đổi khí hậu

Như vậy, Sầm Sơn là một đề tài được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau Trong số đó, có rất ít công trình đề cập đến sự ảnh hưởng của thời vụ đối với hoạt động du lịch ở Sầm Sơn Cũng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể về nguồn gốc, bản chất, những ảnh hưởng do tính thời

vụ mang lại và giải pháp giảm thiểu tính thời vụ của du lịch tại Sầm Sơn một cách

hệ thống như mục tiêu luận văn tác giả đặt ra

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích

Mục đích của đề tài nhằm làm rõ những ảnh hưởng tiêu cực của tính thời vụ

du lịch đến hoạt động du lịch Sầm Sơn Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tính thời vụ đến hoạt động kinh doanh du lịch Sầm Sơn

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Tính thời vụ du lịch và ảnh hưởng tiêu cực của tính thời vụ du

lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn

Phạm vi

- Phạm vi về nội dung: Tính thời vụ du lịch tác động đến hoạt động du lịch ở

cả cung và cầu du lịch Trong phạm vi của một luận văn cao học, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính thời vụ du lịch tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch (có nghĩa chỉ nghiên cứu tác động đến cung du lịch, không đi sâu nghiên cứu đến khía cạnh tính thời vụ du lịch tác động lên cầu du lịch)

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tác động của tính thời vụ du lịch đến

hoạt động kinh doanh du lịch trong phạm vi thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Phạm vi thời gian: Các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài được

giới hạn từ năm 2010 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:

 Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Tiếp cận hê ̣ thống lý thuyết về tính thời vụ trong du lịch, các thông tin liên quan đến đề tài được thu thập từ sách tham khảo; kết quả nghiên cứu đề tài khoa học; bài viết đăng trên báo, tạp chí, giáo trình của các tác giả trong nước và nước ngoài Những thông tin thu nhận được từ

Trang 15

15

các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

+ Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp chủ đạo, từ việc nghiên cứu, khảo sát thực địa sẽ giúp cho tác giả luận văn có được các số liệu chi tiết, cụ thể, khoa học, tường minh, là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, nhận định các vấn đề khoa học trong luận văn Thời gian đi thực tế sẽ được tác giả tiến hành vào hai thời điểm: Mùa cao điểm (từ tháng 5 - 7) và mùa thấp điểm (tháng 11, 12)

+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Cách thức triển khai trong quá trình

đi nghiên cứu thực tế, tác giả sử dụng bảng hỏi kết hợp với phỏng vấn sâu đến các đối tượng: Cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Phòng Văn hóa-Thông tin thị xã Sầm Sơn; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn; Ban Văn hóa các phường, xã thuộc thị xã Sầm Sơn và khách du lịch tại Sầm Sơn

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Phân tích, tổng hợp nhằm để luận giải các vấn đề trong nghiên cứu một cách khoa học, logic, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp liên ngành trong nghiên cứu: Văn hóa học,

Du lịch học, Kinh tế học, Tâm lý học

 Phương pháp xử lý số liệu:

Tổng hợp, phân tích các thông tin số liệu bằng phương pháp thống kê, phần mềm excel được sử dụng để cập nhật, tính toán tỷ lệ % và điểm số… từ rút ra những kết luận về nghiên cứu giảm thiểu tính thời vụ của hoạt động du lịch tại Sầm Sơn

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về tính thời vụ du lịch

Chương 2 Khảo sát tác động của tính thời vụ đến hoạt động du lịch tại Sầm Sơn Chương 3 Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tính thời vụ

đến hoạt động du lịch tại Sầm Sơn

Trang 16

tố khác nhau, trong đó có những nhân tố đã mang đến tính thời vụ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh doanh du lịch Nghiên cứu tính thời vụ của hoạt động du lịch đang là vấn đề được các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này quan tâm Từ thực tiễn có thể thấy, hoạt động du lịch mang tính nhịp điệu rõ nét, phụ thuộc vào thời gian Cụ thể có những thời điểm hầu như không có khách, ngược lại

có những thời điểm dòng khách đổ về quá nhiều, vượt qua sức chứa của điểm đến Hiện tượng có hoạt động du lịch lặp lại đều đặn vào một số thời điểm trong năm được gọi là thời vụ du lịch [32, tr.121]

Khái niệm thời vụ du lịch đã có rất nhiều tác giả đề cập:

Tính thời vụ du lịch là sự dao động, lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ hàng hóa du lịch xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định Thời

vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch [8, tr.99]

Mặc dù nội dung, thuật ngữ sử dụng có điểm khác nhau, nhưng có thể nhận thấy điểm chung trong các khái niệm đó là:

- Tính thời vụ du lịch là sự dao động lặp đi, lặp lại đối với cung và cầu của các dịch vụ và hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các nhân tố nhất định Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kì kinh doanh, mà tại đó có sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch

Trang 17

17

- Tính thời vụ du lịch của một trung tâm, một đất nước là tập hợp và là sự tác động tương hỗ giữa các dao động theo mùa của “cung” và “cầu” của các loại hình

du lịch được kinh doanh tại đó

- Tính thời vụ du lịch còn được hiểu là sự mất cân đối về không gian trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, thể hiện trên một số phương diện như:

số lượng khách, chi tiêu của du khách, các phương tiện giao thông, nguồn nhân lực, sức hấp dẫn

1.1.2 Bản chất

- Trên thực tế tính thời vụ du lịch của mỗi trung tâm du lịch nhất định và ở mỗi quốc gia là tập hợp các dao động theo mùa giữa cung và cầu trong quá trình tổ chức các loại hình du lịch Sự khác biệt của thời gian tác động và các chỉ số về sự xuất hiện của mỗi loại là nguyên nhân dẫn đến sự dao động trong toàn bộ các hoạt động du lịch

- Bản chất của tính thời vụ du lịch, như tên của nó, liên quan đến biến đổi thường xuyên và định kỳ theo thời gian của các hiện tượng tự nhiên, đặc biệt là các yếu tố thuộc về khí hậu và các mùa trong năm bao gồm: nhiệt độ không khí, nhiệt

độ nước, ánh sáng mặt trời, lượng mưa, thời tiết cực đoan, độ ẩm, gió và vị trí địa lý (ven biển, trên núi cao, đô thị…) và các điều kiện kinh tế - xã hội (thói quen, thời gian rỗi, phong tục tập quán, tín ngưỡng, thu nhập )

- Thời gian của mùa du lịch chính, không phải là đại lượng bất biến mà có sự thay đổi Nó phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

+ Phụ thuộc vào tính chất và xu hướng phát triển của hoạt động du lịch Ví

dụ, về tình hình phát triển của tính thời vụ du lịch tại châu Âu Cuối thế kỉ XX, ở châu Âu mùa đông kéo dài, nên giới quý tộc xem đây là mùa giải trí chính, mùa hè ngắn hơn là mùa chữa bệnh Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động du lịch đã phát triển thêm loại hình du lịch nghỉ ngơi vào mùa hè ở vùng núi Sau năm 1910, khi khu nghỉ biển ở Địa Trung Hải hình thành thì việc đến đó nghỉ biển mùa hè trở thành mốt thời thượng ở châu Âu lúc bấy giờ Tiếp đến là sự phát

Trang 18

18

triển của các môn thể thao mùa đông, cùng với hoạt động du lịch mùa đông ra đời nhưng chủ yếu ở các khu vực núi

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch sau đại chiến thế giới lần thứ 2,

đã làm tăng nhanh số lượng khách du lịch thuộc tầng lớp trung lưu đã thúc đẩy sự ra đời hàng loạt khu nghỉ biển ở Nam Âu Ngoài các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng biển (mùa hè), nghỉ dưỡng núi, du lịch chữa bệnh, thể thao (mùa đông), đã có các loại hình du lịch mới được hình thành, như du lịch hội nghị, hội thảo, tham quan, khảo sát Những loại hình du lịch này chủ yếu hoạt động vào mùa thu và mùa xuân

+ Phụ thuộc vào sở thích đi du lịch của du khách (lựa chọn kì nghỉ để tắm nắng, leo núi, hay trượt tuyết) Ví dụ, một khu nghỉ mát bãi biển được ưa thích bởi những du khách muốn tận hưởng ánh nắng mặt trời và thể thao dưới nước Trong khi

đó, một khu nghỉ mát trượt tuyết được ưa chuộng bởi những người trượt tuyết hoặc

du khách đang mong muốn xem phong cảnh tuyết tuyệt đẹp Các biến thể trong các yếu tố tự nhiên có nghĩa là vùng có tiềm năng và nguồn lực du lịch theo mùa khác nhau Việc xác định thời vụ của từng loại hình du lịch được thực hiện dễ hơn, vì sự dao động ở mỗi một loại hình du lịch thường chỉ diễn ra một lần trong năm

- Một điểm du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch tùy thuộc vào khả năng đa dạng hóa các loại hình du lịch ở đó Các mùa vụ du lịch là do nhu cầu

du lịch không giống nhau giữa các tháng trong năm tạo ra các thời kỳ có lượng cầu khác nhau, đó là các thời vụ (hay mùa trong du lịch):

+ Mùa du lịch chính là: khoảng thời gian có cường độ tiếp nhận khách du lịch lớn nhất

+ Trước mùa du lịch chính là: khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính, xảy ra trước mùa du lịch chính

+ Sau mùa vụ du lịch là: khoảng thời gian có cường độ thấp hơn mùa chính xảy ra sau mùa du lịch chính

+ Trái mùa du lịch (mùa chết) là: khoảng thời gian có cường độ thu hút khách du lịch thấp nhất

Trang 19

19

Lượng du khách tăng dần ở thời kỳ đầu mùa, đạt đỉnh ở mùa chính, lượng khách giảm dần ở thời kỳ cuối vụ Thời gian còn lại trong năm được gọi là ngoài mùa, ở một số nước người ta gọi là mùa chết

Mùa vụ du lịch của một điểm du lịch càng ngắn thì tính thời vụ của điểm du lịch đó càng cao và ngược lại Ở các nước du lịch phát triển, thời vụ du lịch thường kéo dài hơn Cường độ du lịch giữa mùa chính so với thời kỳ trước và sau thể hiện yếu hơn Với các nước hoặc vùng du lịch mới phát triển, mùa du lịch thường ngắn

và cường độ du lịch thể hiện rõ nét hơn

1.1.3 Đặc điểm

Thời vụ trong du lịch là một hiện tượng phổ biến khách quan, nó tồn tại ở tất

cả các nước, các vùng có hoạt động du lịch Ở các nước khác nhau, các vùng khác nhau có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các loại hình du lịch phát triển ở đó Thời gian, cường độ, độ dài của thời vụ du lịch không phải là bất biến, chúng là đại lượng thay đổi dưới sự tác động của nhiều yếu tố như đã nêu ở phần bản chất của thời vụ (mục 1.1.2) Tính thời vụ du lịch có các đặc điểm sau:

- Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước và các vùng có hoạt động du lịch

Trên cơ sở lý luận căn bản, nếu một vùng du lịch kinh doanh nhiều thể loại

du lịch đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong các tháng của năm (lượng khách và doanh thu luôn giữ được mức ổn định), thì tại vùng đó không tồn tại tính thời vụ Tuy vậy, có nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm dẫn đến tồn tại tính thời vụ trong hoạt động du lịch

- Một nước hoặc một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào các thể loại du lịch phát triển ở đó

Tùy vào tài nguyên du lịch tại một nước hoặc một vùng du lịch mà có loại hình du lịch nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch vào mùa hè hoặc mùa đông Ví dụ, các vùng biển như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò của Việt Nam chỉ kinh doanh và phát triển loại hình du lịch nghỉ biển là chủ yếu thì mùa du lịch sẽ

Trang 20

20

là mùa hè Tại một số khu nghỉ mát biển có nhiều nguồn nước khoáng giá trị, phát triển mạnh cả 2 loại hình du lịch: nghỉ biển vào mùa hè và du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông, tạo thành 2 mùa vụ du lịch ở đó Một số vùng núi ở châu Âu như Áo, Pháp, đồng thời phát triển 2 mùa vụ du lịch chính, mùa hè leo núi nghỉ dưỡng chữa bệnh, mùa đông trượt tuyết

- Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch khác nhau

Các loại hình du lịch đều phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên và việc tạo ra tính thời vụ trong du lịch cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên này Ví dụ như

du lịch nghỉ biển (mùa hè), du lịch trượt tuyết (mùa đông) bao giờ cũng có mùa vụ ngắn hơn và cường độ mạnh hơn so với du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ mùa chính yếu hơn

- Độ dài của thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh nghiệm kinh doanh du lịch của các quốc gia du lịch, điểm du lịch

và các nhà kinh doanh du lịch

Cùng kinh doanh một loại hình du lịch với các điều kiện về tài nguyên du lịch tương đối như nhau nhưng tại các nước, vùng, cơ sở kinh doanh du lịch, có kinh nghiệm kinh doanh du lịch tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn, ngược lại mùa du lịch ngắn hơn, cường độ của mùa du lịch chính thể hiện mạnh hơn tại các nước, vùng, cơ sở du lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp thị, quảng cáo chưa tốt)

Ở các nước du lịch phát triển thông thường mùa du lịch dài hơn và cường độ mùa du lịch chính yếu hơn, tại đó mùa du lịch ngắn hơn nhưng diễn ra với cường độ mạnh hơn

- Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì kinh doanh

Thời vụ chính (mùa chính) là thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất, thời kì có cường độ nhỏ hơn, trước mùa chính gọi là thời vụ trước mùa, sau mùa chính là thời

vụ sau mùa Thời gian còn lại trong năm gọi là ngoài mùa Tại một số quốc gia, vùng,

Trang 21

21

chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu, thời gian ngoài mùa chính gọi là “mùa chết”.Ví dụ, tại Sầm Sơn, thời gian tắm biển đẹp nhất và đón lượng khách du lịch đông nhất trong năm vào tháng 6,7,8 Đây cũng là thời gian nóng nhất trong năm, là thời điểm sinh viên, học sinh được nghỉ hè, nhu cầu đi du lịch biển tăng đột biến Như vậy đây là thời điểm Sầm Sơn có cường độ thời vụ lớn nhất, là mùa du lịch chính Vào tháng 4, 5, 9, 10 nước biển tương đối ấm vẫn có thể tắm biển, nên vẫn

có du khách đến nghỉ dưỡng vào trước và sau mùa, các tháng còn lại trong năm từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là những tháng ngoài mùa hay gọi là mùa chết, gần như toàn bộ Sầm Sơn ngừng hoạt động, các doanh nghiệp, các hộ gia đình kinh doanh du lịch tại Sầm Sơn dùng khoảng thời gian “mùa chết” để cải thiện hạ tầng,

cơ sở vật chất thiết bị, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện phục vụ khách du lịch để chào đón một mùa cao điểm tiếp theo

- Cường độ và độ dài của thời vụ du lịch phụ thuộc vào:

+ Cơ cấu của khách đến vùng du lịch: Tại những trung tâm dành cho khách du

lịch là thanh, thiếu niên thường có mùa ngắn hơn, sôi động với cường độ mạnh hơn

so với những khu vực đón khách trung niên Bởi đó là dịp đối tượng khách du lịch này được nghỉ hè sau những tháng học tập vất vả, hoặc những dịp nghỉ lễ ngắn ngày, học thường đi theo đoàn hội, gây ra sự tăng đột biến về khách du lịch tại các điểm đến Sau khi kết thúc các kì nghỉ lượng khách tại các điểm đến giảm đi nhanh chóng

- Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam: Việt Nam xác định

du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội Rất nhiều địa phương lựa chọn du lịch để quy hoạch, đầu tư nhưng phần lớn các địa

Trang 22

du lịch tại Việt Nam của du khách là rất khác nhau

+ Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là mục đích nghỉ dưỡng, nghỉ biển, tham quan lễ hội, thời gian đi du lịch thường là dịp đầu năm và các tháng hè

+ Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp kinh doanh, tham quan, tìm hiểu, thời gian đi chủ yếu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau

+ Luồng khách du lịch nội địa chiếm ưu thế so với khách du lịch quốc tế + Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời

vụ du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh, các trung tâm du lịch biển là rất khác nhau,bởi nó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác nhau; cấu trúc, đặc điểm của các loại luồng khách

+ Sức hấp dẫn của hệ thống di sản văn hóa, với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng đang trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch đến với Việt Nam Các dự án đầu tư, các hoạt động kinh doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế tập trung chính vào tháng 10 đến tháng 3 năm sau, đây là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội, tết cổ truyền, đã đem đến sự tò mò, mong muốn được khám phá, tìm hiểu tự nhiên, văn hóa, con người Việt Nam của phần đa khách quốc tế Các thương gia nước ngoài thường dành thời gian hè để đi đu lịch nghỉ dưỡng với gia đình, người thân ở những nơi nổi tiếng Họ chỉ đến Việt Nam sau thời điểm hè đồng thời do thời tiết Việt Nam trong các tháng 7, 8, 9 thường có bão, gió mùa

1.2 Các yếu tố cơ bản hình thành tính thời vụ du lịch

Thời vụ du lịch hình thành do nhiều nguyên nhân đa dạng (về bản chất và hướng ảnh hưởng) Đó là các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tâm lý Trong đó, một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến cung du lịch, một số đến cầu, một số khác tác động đến cả cung và cầu du lịch Tính thời vụ trong du lịch đã

Trang 23

1.2.1 Yếu tố mang tính tự nhiên

Khí hậu là một trong những yếu tố thuộc về tự nhiên và là yếu tố chủ yếu quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Thay đổi khí hậu theo mùa làm thay đổi hoạt động du lịch trong năm Thường thì khí hậu tác động đến cả cung và cầu du lịch

Mức độ tác động của khí hậu đến thời vụ du lịch ở từng vùng là khác nhau Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên yếu tố này chỉ tác động chủ yếu lên cầu du lịch, ở vùng khí hậu hàn đới yếu tố này tác động lên cả cung và cầu du lịch

Hướng và mức độ ảnh hưởng của yếu tố khí hậu là khác nhau đối với các loại hình kinh doanh Các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, du lịch thể thao leo núi thì khí hậu, tài nguyên du lịch ảnh hưởng chủ yếu đến cầu du lịch Vùng biển thường thu hút khách du lịch vào mùa hè, vùng núi cao có điều kiện phát triển du lịch vào mùa đông Đối với du lịch nghỉ biển, các thành phần của khí hậu như

Độ dài của thời

Trang 24

24

cường độ ánh nắng, độ ẩm, cường độ và hướng gió, nhiệt độ và một số đặc điểm khác như độ sâu bờ biển, kích thước của bãi tắm quyết định mức độ tiện nghi phù hợp với việc tắm, phơi nắng của du khách từ đó dẫn đến việc xác định giới hạn của thời vụ du lịch Tuy nhiên, giới hạn đó luôn có sự dao động do phụ thuộc vào đòi hỏi của du khách và tiêu chuẩn của họ khi sử dụng tài nguyên du lịch

Ví dụ đối với khách du lịch Bắc Âu, nhiệt độ nước biển phù hợp để tắm là từ 15-16ºC nên mùa du lịch có thể kéo dài hơn Với du khách ở vùng khác, nhiệt độ thích hợp để tắm biển phải từ 20-25ºC, vì thế mùa du lịch cũng bị ngắn lại Như vậy, giới hạn của mùa du lịch được xác định bởi yếu tố khí hậu và phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu của du khách với những tiêu chuẩn, mục đích sử dụng tài nguyên du lịch khác nhau

Đối với các loại hình du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa, du lịch công vụ ít chịu ảnh hưởng của khí hậu, có nghĩa khí hậu tác động rất ít hoặc không trực tiếp đến tài nguyên du lịch, do vậy chất lượng tài nguyên du lịch nhân văn không thay đổi qua thời gian như tượng, viện bảo tàng Đối với các loại hình du lịch trên, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới cầu du lịch nhưng không khắt khe như với du lịch nghỉ biển Tuy nhiên, du khách vẫn thường chọn thời điểm thời tiết thích hợp (mùa xuân, mùa thu, mùa hè) để đi du lịch, dẫn đến cường độ khách sẽ tập trung chủ yếu vào một số thời gian trong năm

Như vậy, yếu tố tự nhiên mà cụ thể là khí hậu có vai trò lớn đối với thời vụ

du lịch Khí hậu quyết định điều kiện phù hợp cho một chuyến du lịch nghỉ núi, nghỉ biển, còn đối với các loại hình du lịch khác khí hậu đóng vai trò là tác nhân điều chỉnh cuộc hành trình du lịch và việc sử dụng tài nguyên du lịch theo thời gian

1.2.2 Yếu tố mang tính kinh tế - xã hội

1.2.2.1 Nhân tố về sự phân bổ quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư

Quỹ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư phân bổ không đồng đều làm ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch Chỉ khi có thời gian rỗi, con người mới có thể đi du lịch Tác động của thời gian rỗi lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch thường được xét từ hai khía cạnh:

Trang 25

25

- Thứ nhất, thời gian nghỉ phép trong năm có thể tác động lên thời vụ du lịch

do độ dài của thời gian nghỉ phép và thời gian sử dụng phép trong năm Nếu thời gian nghỉ phép ngắn, du khách thường đi du lịch một lần trong năm và thời gian chính vụ là xu hướng được lựa chọn nhiều, cường độ du lịch sẽ tăng cao vào mùa chính Ngược lại, khi quỹ thời gian nghỉ phép dài ngày, du khách sẽ lựa chọn đi du lịch nhiều lần trong một năm, tỉ trọng nhu cầu tập trung vào mùa chính sẽ giảm, góp phần làm giảm cường độ du lịch ở mùa chính, thu hút nhu cầu ngoài mùa Sự gia tăng thời gian nhàn rỗi là yếu tố góp phần làm giảm cường độ tập trung nhu cầu vào ngoài thời vụ du lịch truyền thống

Việc phân bổ thời gian sử dụng phép trong năm của các công nhân viên chức cũng ảnh hưởng đến tính thời vụ du lịch Tại một số quốc gia, quy định thời gian nghỉ phép cho nhân viên ở những thời điểm nhất định trong năm, điều này góp phần tạo nên sự tập trung nhu cầu vào một số thời điểm nhất định, gây nên tính thời vụ trong nhu cầu du lịch, tuy nhiên trên thực tế thì điều này không tác động nhiều

Một số đối tượng như cán bộ giáo viên trong trường học nghỉ hè hoặc nghỉ đông, nông dân thường đi du lịch vào những tháng không bận công việc đồng áng điều này góp phần tạo nên sự tập trung lớn nhu cầu vào vụ chính

- Thứ hai, thời gian nghỉ học của các trường học tác động lên thời gian rỗi của học sinh và phụ huynh, điều này có vai trò trong việc lựa chọn thời gian đi du lịch của các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi từ 6 - 15 Ví dụ, kì nghỉ phép của học sinh

ở Hà Lan là 75 ngày, Tây Ban Nha là 120 ngày, Italia là 152 ngày Ở Việt Nam, kỳ nghỉ hè của học sinh, sinh viên trùng với mùa du lịch biển nên đã làm tăng cường

độ mùa du lịch chính Ngược lại, đối tượng hưu trí số lượng này càng tăng do tuổi thọ trung bình tăng, họ có thể đi du lịch bất kì thời gian nào trong năm nếu có điều kiện kinh tế, vì thế đây là lực lượng làm giảm cường độ mùa du lịch chính

1.2.2.2 Phong tục tập quán

Dưới tác động của các điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán được hình thành qua thời gian, dần trở thành lâu đời và có giá trị trong đời sống cộng đồng dân cư các vùng, miền với những mầu sắc khác nhau, mang tính độc đáo, hấp

Trang 26

du lịch Có thể nhận thấy rất rõ, khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch, ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội, lễ tục diễn ra, đây chính là khoảng thời gian quý cho những khách du lịch quan tâm đến du lịch tâm linh, phong tục tập quán quốc gia, vùng miền

1.2.2.3 Điều kiện về tài nguyên du lịch

Tài nguyên là yếu tố tác động lên cả cung và cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm các yếu tố liên quan đến các điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế,

xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo thành Những yếu tố này tồn tại, gắn liền với môi trường tự nhiên, xã hội, đặc thù của mỗi địa phương, vùng miền Khi các yếu tố đó được phát hiện, khai thác, sử dụng cho mục đích phát triển du lịch thì chúng trở thành tài nguyên du lịch

Điều 4, Luật Du lịch Viêt Nam năm 2005, tài nguyên du lịch được hiểu: “Là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [25, tr.2]

Tài nguyên du lịch tác động đến thời vụ du lịch ở hai khía cạnh

- Thứ nhất, tài nguyên du lịch là yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, có tính quyết định đến sự phát triển các loại hình du lịch tại điểm/khu du lịch Các loại hình

du lịch này có khả năng đáp ứng cầu du lịch nhất định Do tác động của các yếu tố khí hậu, phong tục tập quán cấu thành tài nguyên du lịch nên các loại hình du lịch

bị ảnh hưởng tính thời vụ du lịch

Trang 27

27

Ảnh hưởng của tài nguyên du lịch thể hiện không đồng đều ở các loại hình

du lịch Ví như, du lịch tham quan, thám hiểm các hang động có thể diễn ra quanh năm nên tính thời vụ thể hiện ít hơn so với loại hình du lịch nghỉ biển, du lịch lễ hội chỉ diễn ra trong khoảng thời gian, không gian nhất định Điều kiện tài nguyên du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch gây ảnh hưởng đến thời vụ du lịch của điểm

du lịch tương ứng Nếu một điểm du lịch chỉ có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển thì thời vụ du lịch tại đó sẽ ngắn hơn một điểm du lịch khác có điều kiện phát triển du lịch nghỉ biển kết hợp với chữa bệnh, du lịch văn hóa Độ dài của thời vụ

du lịch ở một vùng phụ thuộc vào các loại hình du lịch phát triển ở vùng đó

Giới hạn của mùa du lịch được xác định bởi yếu tố khí hậu có thể mở rộng hay hạn chế phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu, tiêu chuẩn và mục đích sử dụng tài nguyên du lịch khác nhau Ví như, tiêu chuẩn đánh giá mức độ thuận lợi của loại hình du lịch tắm biển với du khách ở các nước là khác nhau, khách ở vùng nhiệt đới, nhiêt độ nước biển phải trên 20ºC, còn ở vùng Bắc Âu thì dao động từ 15-20ºC

- Thứ hai, tài nguyên du lịch là điều kiện thực hiện các hoạt động du lịch: Khí hậu là yếu tố quan trọng của tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến thời vụ du lịch Khí hậu xác định thông số tối ưu của mùa du lịch nghỉ dưỡng biển, núi, thể thao mùa đông Khí hậu có vai trò điều chỉnh độ cân bằng lượng khách đến và mức độ sử dụng tài nguyên du lịch với các loại hình du lịch khác Ngoài ra, vị trí địa lý, khoảng cách đến các trung tâm phân phối khách, điều kiện địa hình cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thực hiện các hoạt động du lịch

1.2.3 Yếu tố mang tính tổ chức - kỹ thuật

Yếu tố mang tính tổ chức - kỹ thuật ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ du lịch, thể hiện ở sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch của một điểm du lịch, thông qua

Trang 28

28

hưởng thụ cao của khách du lịch sẽ có thời vụ kinh doanh dài hơn Sự chuẩn bị cơ

sở vật chất kỹ thuật và cách tổ chức hoạt động được coi là điều kiện cần thiết và quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình đón tiếp và phục vụ khách du lịch cũng như hiệu quả kinh tế

của hoạt động kinh doanh du lịch

+ Chuẩn bị về kỹ thuật, tức là cơ sở vật chất kỹ thuật để đón tiếp khách du lịch, bao gồm: cơ sở hạ tầng xã hội được sử dụng trong du lịch như giao thông, điện nước, hệ thống thông tin liên lạc, y tế ; cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung, phương tiện vận chuyển Nếu những vấn đề này được chuẩn bị tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho du khách ăn, nghỉ, đi lại,

vui chơi giải trí

+ Chuẩn bị về mặt tổ chức đón tiếp du khách của các tổ chức và cơ sở kinh doanh du lịch Có chiến lược, chiến thuật phát triển du lịch như chính sách giá của các cơ quan du lịch từng vùng, các tổ chức kinh doanh khách sạn - du lịch thường giảm giá trước và sau mùa chính; chính sách khuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch; các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền có sức ảnh hưởng tới sự phân bố luồng khách du lịch, du khách nắm được thông tin về điểm du lịch để có kế hoạch đi du

lịch vào thời điểm có lợi nhất cho bản thân

Đảm bảo có một đội ngũ lao động đáp ứng được cả về số lượng và chất

lượng sẵn sàng phục vụ du khách

1.2.4 Các yếu tố khác

1.2.4.1 Sự quần chúng hóa trong du lịch

Sự quần chúng hóa trong du lịch là nguyên nhân làm tăng tính thời vụ trong

du lịch, nó được hình thành bởi sự xã hội hóa của dòng khách du lịch, kết quả chính

là việc gia tăng đột biến của các tầng lớp có mức thu nhập trung bình trong xã hội

và ít khi đi du lịch Đối tượng khách du lịch này thường đi du lịch nghỉ biển vào mùa chính, bởi những lý do:

- Mùa chính vụ du lịch ở các điểm đến thường có mức giá cao, nhưng do lợi thế đi tập thể nên thường được các công ty, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh

Trang 29

- Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý của du khách trong việc lựa chọn thời điểm đi

du lịch, những người mới đi du lịch thường có ít kinh nghiệm và hiểu biết về các điều kiện của điểm du lịch nơi định đến Vì vậy họ lựa chọn thực hiện chuyến đi của mình dựa vào thời gian mà đa số mọi người hay đi nghỉ Ngoài ra, một số du khách

có kinh nghiệm cũng đi du lịch vào các tháng của mùa du lịch chính bởi đó cũng là thời gian họ được nghỉ phép

Để giảm thiểu tính thời vụ do ảnh hưởng của sự quần chúng hóa trong du lịch, các nhà kinh doanh du lịch thường dùng chính sách giảm giá trước và sau mùa du lịch chính, kết hợp tăng cường quảng cáo các điều kiện nghỉ ngơi ngoài mùa chính để thu hút khách

sự kết hợp của các yếu tố về điều kiện thời tiết (tuyết rơi, lượng nước…), điều kiện cơ

sở hạ tầng bổ sung (tuyết nhân tạo, đập nước nhân tạo…) và thời gian đi du lịch của du khách

Các yếu tố trên vừa có thể tác động riêng lẻ vừa đồng thời tác động lên tính thời vụ trong du lịch bởi trên thực tế mùa du lịch thường chịu sự tác động đồng thời của một vài yếu tố Tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có sự tác động ngược lại của một yếu tố khác Ví dụ như: tác động của yếu tố khí hậu sẽ được giảm

đi nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp

Trang 30

cả cấp trung ương và địa phương Làm ảnh hưởng đến công tác quản lý giao thông, môi trường, lưu trú và quản lý chất lượng dịch vụ Vào những ngày cao điểm, du khách đông, lượng rác thải tăng dẫn đến khó khăn cho công tác vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan chung Đồng thời các nhà quản lý gặp khó khăn từ việc xây dựng tour, dịch vụ vận chuyển khách, lưu trú, ăn uống Tình trạng cầu vượt quá cung thường gắn liền với việc tăng giá dịch vụ, giảm chất lượng, giảm uy tín của khu du lịch dẫn đến giảm lượng khách trong thời gian tiếp theo Sự quá tải của kết cấu hạ tầng do lượng khách tập trung đông trong mùa du lịch, dẫn đến sự xuống cấp nghiêm trọng của cơ sở vật chất hạ tầng

Trước và sau mùa du lịch chính, số lượng khách du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không thì những khoản thu nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại cho du lịch cũng giảm

1.3.2 Tác động đến hiệu quả kinh doanh

Tính thời vụ du lịch tác động lên hoạt động kinh doanh ở 2 khía cạnh tích cực và tiêu cực

1.3.2.1 Về mặt tích cực

Tính thời vụ về mặt nào đó còn có tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội của địa phương Vào mùa du lịch, lượng khách tập trung đông, các nhu cầu về hàng hóa dịch vụ cũng tăng cao Các cơ sở kinh doanh của nhà nước và tư nhân tại các khu du lịch có nhiều cơ hội sản xuất, kinh doanh, mở nhiều loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách đồng thời tuyển thêm nhiều lao động tạo thêm công

ăn việc làm, tăng thu nhập Tận dụng thời vụ du lịch chính làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch Theo đó, trong mùa du lịch chính, các đơn vị kinh

Trang 31

31

doanh du lịch đã đóng góp nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước một khoản lợi nhuận không nhỏ Mùa du lịch tại các khu du lịch, tập trung số lượng lớn khách du lịch, tác động thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm cho các lực lượng lao động gián tiếp khác Chẳng hạn như một số ngành công nghiệp tiêu dùng, nông nghiệp cũng được lợi từ du lịch, đó là hiệu quả gián tiếp mà sự phát triển du lịch mang lại

1.3.2.2 Về mặt tiêu cực

Tính thời vụ du lịch tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh cả ở thời

điểm trong mùa du lịch chính và ngoài mùa vụ

- Thời điểm trong mùa du lịch chính: Khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần sẽ kéo theo tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch

+ Vào mùa du lịch chính, cơ sở vật chất kĩ thuật được sử dụng với công suất lớn và để lãng phí trong thời điểm trước và sau mùa du lịch chính dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu Nếu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng

đủ cầu vào mùa du lịch sẽ gây ra sự lãng phí vào mùa ngoài vụ, vì thế hiệu quả đầu

tư không cao, nếu không đầu tư hoặc đầu tư ít sẽ gây ra sự thiếu hụt trong mùa vụ chính Điều này sẽ dẫn tới chi phí cố định tăng lên, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng,

đồng thời giảm đi khả năng cạnh tranh trong kinh doanh

+ Tại các nhà hàng quy mô nhỏ và các dịch vụ khác, ngoài mùa du lịch là thời gian vắng khách, vì thế nảy sinh tâm lý kinh doanh “chộp giật”, “làm một tháng

ăn cả năm” trong mùa du lịch, dẫn đến việc tăng giá hàng hóa dịch vụ, ép giá đối với du khách, tranh giành khách lẫn nhau, gây mất trật tự, mỹ quan khu du lịch và

mất thiện cảm trong mắt du khách

- Thời điểm ngoài mùa vụ: Khi cầu du lịch giảm xuống và giảm tới mức bằng không cũng sẽ kéo theo tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh du lịch: chất lượng phục vụ; hiệu quả kinh tế trong kinh doanh; tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực; tổ

chức hạch toán; tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật

Trang 32

32

Ngoài mùa chính, để giảm thiểu chi phí, các đơn vị kinh doanh phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau: cho một số lao động nghỉ việc hoặc không lương, giảm lương đối với các nhân viên còn lại, lao động cố định được tính toán và hạn chế trả lương, chi phía khác ở mức thấp nhất Điều này gây tác động tiêu cực đến đời sống

vật chất tinh thần của lao động trong doanh nghiệp

Mùa thấp điểm, nhân lực lao động tại các khu du lịch không có việc hoặc mức lương rất thấp dù có việc làm, do các cơ sở kinh doanh du lịch hầu như vắng khách hoặc đóng cửa Một số lượng không nhỏ lao động phải chuyển đổi việc làm

hoặc bỏ việc, thất nghiệp

1.3.3 Tác động đến tài nguyên và môi trường du lịch

Sức chứa của các điểm du lịch là có hạn, trong mùa cao điểm, việc khai thác quá mức tài nguyên du lịch để phục vụ cho các hoạt động du lịch gây nên sự quá tải cho sức chứa của điểm du lịch tại một điểm trong một khoảng thời gian nhất định

Sự quá tải này tác động tiêu cực đến đối tượng du lịch như làm giảm giá trị thẩm

mỹ, phá hoại cảnh quan, xuống cấp di tích, môi trường làm giảm uy tín của điểm du lịch với du khách, về lâu dài làm giảm giá trị du lịch của đối tượng Các tài nguyên

du lịch tự nhiên như cảnh đẹp thiên nhiên, núi rừng, sông, biển… và các tài nguyên nhân văn được khai thác cho hoạt động du lịch Trong quá trình phát triển, tài nguyên môi trường du lịch và hoạt động du lịch có mối quan hệ tương hỗ với nhau rất chặt chẽ, vì thế sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ làm giảm sức hút của hoạt động du lịch

Ngoài mùa du lịch chính là thời gian vắng khách, cũng là khoảng thời gian

để tu bổ, tôn tạo, phục hồi lại sau một thời gian khai thác tối đa cho hoạt động du lịch Có những đối tượng như các bãi biển, hang động, thác nước…có thể phục hồi được sau một thời gian khai thác, tuy nhiên có những đối tượng không thể phục hồi được như các khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử, các đối tượng bị khai thác quá mức… Rõ ràng, tính thời vụ trong du lịch gây ra ảnh hưởng bất lợi cho tài nguyên và môi trường du lịch ở hai khía cạnh: gây ra sự quá tải vào mùa du lịch chính và sự lãng phí tài nguyên vào “mùa chết” - ngoài vụ

Trang 33

33

Vào mùa cao điểm, du khách tập trung đông, lượng rác thải gia tăng, gây áp lực cho công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan của đối tượng du lịch

1.3.4 Tác động đến chất lượng dịch vụ du lịch

- Mùa du lịch chính, tập trung một lượng lớn khách trong cùng một khoảng thời gian, nhu cầu về việc sử dụng các phương tiện vận chuyển, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi tại các điểm du lịch tăng cao, các cơ sở kinh doanh du lịch nhất thời không thể đảm bảo được chất lượng phục vụ các dịch vụ Chẳng hạn việc làm thủ tục tiếp nhận buồng phòng cho khách du lịch gặp khó khăn do phải phục vụ một lượng khách tập trung đông, nhiều khi quá khả năng đáp ứng, đội ngũ lao động tại các cơ sở kinh doanh bị quá tải, gây ức chế dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng phục

vụ các dịch vụ vào mùa cao điểm không cao

- Để đáp ứng lượng nhân công phục vụ cho mùa cao điểm, các cơ sở kinh doanh phải tiến hành tuyển thêm nhiều lao động thời vụ, số lao động này gần như không qua đào tạo hoặc đào tạo không bài bản, ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh, thiếu tính chuyên nghiệp Trong một không gian du lịch, hiện tượng này diễn ra nhiều, thường xuyên, tập trung vào một thời điểm không chỉ gây bất lợi cho các nhà kinh doanh, hình ảnh điểm đến sẽ xấu đi trong con mắt của khách du lịch Bên cạnh đó, với tâm lý phục vụ theo kiểu kiếm lợi “làm một tháng ăn cả năm”, nên thái độ phục vụ du khách của đội ngũ nhân lực lại điểm du lịch và dân cư sở tại kinh doanh tại điểm du lịch nảy sinh những hành động thiếu ý thức đối với việc xây dựng và giữ hình ảnh thương hiệu

của điểm du lịch

1.4 Một số phương hướng và biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ lên hoạt động du lịch

1.4.1 Khả năng kéo dài độ dài của thời vụ du lịch

Nhận thức được mức độ ảnh hưởng quan trọng tác động tiêu cực của tính thời

vụ lên hoạt động du lịch, các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà hoạt động

Trang 34

Cần phải thực hiện thành công việc tạo lập các khả năng kéo dài mùa du lịch

Sự phát triển đồng thời của một vài loại hình du lịch trong một quốc gia bắt buộc phải xác định chính xác điều kiện thuận lợi đối với:

- Giá trị và khả năng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch

- Thị trường khách hiện tại và thị trường khách tiềm năng

- Khả năng tiếp nhận của cơ sở vật chất kỹ thuật

- Nguồn nhân lực của vùng

- Kinh nghiệm tổ chức quản lý

- Khả năng phối hợp với các loại hình du lịch khác

Dựa trên sự đánh giá tổng hợp của các yếu tố trên là điều kiện xây dựng kế hoạch của khu nghỉ dưỡng du lịch

Thành tựu khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm của các nước có du lịch phát triển

đã đưa ra các hướng giải pháp nhằm kéo dài độ dài của thời vụ du lịch:

- Tặng thêm các loại hình (kinh doanh) dịch vụ bổ sung: giải trí, tiêu khiển, thể thao, câu lạc bộ

- Dùng chính sách khuyến khích ngoài thời vụ chính: giảm giá, thêm dịch vụ không mất tiền, tặng quà, tặng tỷ giá hối đoái

Từ cơ sở này để tìm ra các khả năng kéo dài độ dài thời vụ du lịch đối với các loại hình du lịch khác ở các trung tâm du lịch Chẳng hạn ở các điểm du lịch biển, có thể khai thác tiềm năng để phát triển du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh ngoài mùa du lịch chính

Trang 35

35

1.4.2 Tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai

- Việc tạo điều kiện cho thời vụ thứ hai là điều quan trọng để giảm thiếu tác động tiêu cực của tính thời vụ du lịch đối với các trung tâm du lịch Để làm được điều này đòi hỏi phải xác định được những thể loại du lịch mới có thể phát triển đạt hiệu quả kinh tế Việc đánh giá, xác định phải dựa trên cơ sở những tiêu chuẩn sau:

+ Tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch chính vào thời gian ngoài mùa du lịch chính

+ Khả năng huy động những tài nguyên du lịch chưa được khai thác

+ Nguồn khách triển vọng theo số lượng và cơ cấu

+ Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật đã có (đánh giá theo hướng xem cơ sở vật chất kỹ thuật đó có thể thỏa mãn được những nhu cầu của các đối tượng khách du lịch khác)

+ Lượng vốn cần thiết để đầu tư xây dựng thêm các trang thiết bị phục vụ cho mùa du lịch thứ hai

- Các phương hướng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của tính thời vụ du lịch cần được thực hiện liên hoàn, phát triển du lịch song song với việc làm phong phú nội dung, cung cầu du lịch và đối thủ cạnh tranh Theo cách này sẽ làm tăng khả năng tiếp nhận khách du lịch trong năm, kéo dài mùa du lịch và hướng tới sự phát triển du lịch một cách bền vững

+ Chẳng hạn hoạt động của các khu du lịch biển có thể đa dạng hóa loại hình bằng du lịch chữa bệnh, du lịch văn hóa kết hợp với tài nguyên nhân văn tại đó, nhằm thu hút lượng khách đến trước và sau mùa du lịch Tổ chức các hội nghị, hội thảo với những nhu cầu đặc biệt vào trước và sau mùa du lịch

+ Các trung tâm du lịch mùa đông có thể thu hút thêm khách du lịch vào các tháng hè, khách du lịch đến nghỉ dưỡng núi kết hợp chơi thể thao (goft, quần vợt )

+ Trung tâm du lịch hội nghị, hội thảo thường tổ chức các chương trình triển lãm, đa dạng hóa hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong các tháng mùa hè để thu hút khách nghỉ cuối tuần

Trang 36

36

Tiểu kết chương 1

Tính thời vụ du lịch là một tồn tại khách quan và xuất hiện mọi nơi trên thế giới Từ việc nghiên cứu lý thuyết đã chỉ rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm của tính thời vụ du lịch Đồng thời, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các yếu tố tạo nên tính thời

vụ du lịch và mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố tác động Có những yếu

tố ảnh hưởng mang tính quyết định ở đối tượng du lịch này, nhưng không có ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể ở đối tượng, loại hình du lịch khác Thêm vào đó, tác giả cũng đã nghiên cứu mức độ ảnh hưởng tiêu cực của tính thời vụ du lịch đến việc khai thác tài nguyên và môi trường du lịch, công tác tổ chức quản lý, hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ du lịch Từ đó, tác giả đã chỉ ra một số kinh nghiệm giảm thiểu những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ đến hoạt động du lịch

Trên cơ sở lý luận trên, việc phân tích đánh giá thực trạng về sự biến động khách du lịch cũng như các tác động bất lợi của tính thời vụ du lịch đến hoạt động

du lịch Sầm Sơn là rất cần thiết Việc nghiên cứu này nhằm tìm kiếm các giải pháp tối ưu để phát triển Sầm Sơn thành một trong những trung tâm du lịch tầm cỡ của quốc gia, khu vực và quốc tế ở tương lai

Xuất phát từ mục tiêu đó mà chương tiếp theo, chúng tôi sẽ vận dụng cơ sở

lý luận chung vào việc đi sâu phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của tính thời

vụ đến hoạt động du lịch Sầm Sơn Thu thập những căn cứ khoa học và những số liệu thực tế, giúp luận văn có cơ sở khách quan, tổng quát về thực trạng phát triển

du lịch Sầm Sơn trong mối liên quan đến tính thời vụ

Trang 37

37

Chương 2 THỰC TRẠNG TÍNH THỜI VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

TẠI SẦM SƠN 2.1 Khái quát về du lịch Sầm Sơn

2.1.1 Vị trí của Sầm Sơn trong chiến lược phát triển du lịch

Sầm Sơn nằm ở phía đông tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 16km, nằm trong tọa độ 19º43’ đến 19º47 vĩ độ Bắc và 105º52’ đến 105º54’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa (lấy sông Mã làm ranh giới tự nhiên), phía Tây và phía Nam giáp huyện Quảng Xương (điểm ngăn cách là Sông Đơ), phía Đông giáp biển Đông Thị xã Sầm Sơn có 11 đơn vị hành chính, gồm 4 phường, 7

xã, với tổng diện tích tự nhiên 45km² (đường bờ biển kéo dài gần 15km từ Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ, trong đó 5km có thể làm bãi tắm) [1, tr.7-9] Theo thống kê năm 2015 dân số Sầm Sơn khoảng 101.285 người

- Sầm Sơn được người Pháp phát hiện đầu thế kỷ XX, đến năm 1906 cho xây dựng Sầm Sơn thành khu nghỉ dưỡng phục vụ các quan chức Pháp và bộ máy cai trị Bắc kỳ, Trung kỳ, vua quan triều đình Huế Hàng loạt biệt thự, khách sạn sang trọng được xây dựng trên núi Trường Lệ (Sầm Sơn cao - Sầm Sơn le haut); khu vực Sầm Sơn thấp (Sầm Sơn le bas) là khu vực dân cư, khách sạn nhỏ của thương nhân người Việt Phân biệt giữa hai khu vực là Cột Đỏ vẫn tồn tại đến ngày nay Đây được xem là điểm khởi đầu của du lịch Sầm Sơn

+ Trong cuộc kháng chiến chống Pháp các hoạt động du lịch Sầm Sơn bị ngưng trệ, hầu hết cơ sở hạ tầng, vật chất bị phá hủy Từ năm 1954 đến những năm

80 du lịch Sầm Sơn ảnh hưởng không nhỏ của thời kì bao cấp, sản phẩm nghèo nàn, đơn điệu, hiệu quả kinh tế thấp, các điểm du lịch bị tàn phá nặng nề Tháng 7/1960, chủ tịch Hồ Chí Minh đã về nghỉ dưỡng tại đền Cô Tiên, Sầm Sơn Trong buổi nói chuyện với cán bộ nhân dân Sầm Sơn, Người căn dặn: “Sầm Sơn cần phát triển du lịch để mà thu lấy tiền” [1, tr.31] Ngày 18/12/1981 chính thức thành lập thị xã du lịch nghỉ mát Sầm Sơn Trải qua gần 35 năm xây dựng và phát triển, thị xã Sầm Sơn đang ngày một đổi mới, vững bước đi lên xây dựng thị xã thành đô thị du lịch hiện đại, văn minh, phát triển bền vững

Trang 38

38

- Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thanh Hóa, Sầm Sơn được quy hoạch là một khu kinh tế du lịch trọng điểm, với lợi thế cận thị, cận giang, cận lộ, Sầm Sơn có rất nhiều cơ hội phát triển thành một điểm đến xứng tầm quốc gia, quốc tế trong tương lai

2.1.2 Tiềm năng du lịch Sầm Sơn

2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên Sầm Sơn gồm những yếu tố sau:

Khí hậu

Là yếu tố chi phối mạnh mẽ, quyết định đến tính thời vụ trong kinh doanh du lịch Các nhà khoa học trong nước và tổ chức du lịch thế giới khi nghiên cứu chỉ số khí hậu đã đưa ra mức thích ứng của con người với khí hậu qua nhiệt độ không khí

và độ ẩm tương đối ở Sầm Sơn là 210 ngày/năm, [38, tr.4] Chỉ số này đạt vào loại cao ở nước ta Theo số liệu của trạm khí tượng thủy văn Thanh Hóa: Với 138/365 ngày không thuận lợi/năm, trong đó có 11 ngày gió lốc xoáy, 5 ngày lạnh có nhiệt độ không khí dưới 15ºc, 20 ngày bị ảnh hưởng của bão, trên 45 ngày mưa , 56 ngày bị sương mù, sương muối, đây là chỉ số thấp, có thể phát triển du lịch bốn mùa

- Nhiệt độ: Sầm Sơn nằm trong vùng khí hậu phía Bắc Việt Nam, có bốn mùa rõ rệt Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 23ºC, số giờ nắng cao, trung bình 1700 giờ/năm Tháng nóng nhất trong năm là tháng 7, nhiệt độ có ngày lên đến 40ºC, số giờ nắng cao nhất là 225 giờ Hàng năm, có 2 tháng nhiệt độ dưới 18ºC (tháng 1, tháng 2)

- Chế độ gió: Sầm Sơn có vị trí nhô hẳn ra biển, phía Bắc là sông, phía Nam

là núi tạo nên một hình thế đặc biệt như một khu đệm giữa biển và đất liền, mang lại cho Sầm Sơn khí hậu luôn mát mẻ, dịu êm [3, tr.45] Đây là nơi đón gió từ biển Đông thổi vào, tốc độ gió khá mạnh, hướng gió chủ đạo là Đông Nam, tốc độ trung bình là 1,8m/s [31, tr.109] Gió thổi theo hai mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 có gió Đông Nam (nồm Nam); mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, có gió mùa Đông Bắc

Trang 39

39

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình đạt từ 1500-1900mm, khoảng 45 - 130 ngày mưa/năm Mùa khô (từ tháng 12 - 4) lượng mưa rất ít, chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, ngược lại mùa mưa (từ tháng 5 - 11) chiếm 85% lượng mưa cả năm Mưa nhiều nhất vào tháng 8, lượng mưa có năm lên tới gần 900 mm [31, tr.108]

- Nắng: Hàng năm có khoảng 1700 giờ nắng, tháng 7 là tháng có nhiều nắng nhất, tháng 2 là tháng ít nắng nhất

- Độ ẩm không khí: Thường xuyên đạt 85%, thời gian đầu mùa Hè do ảnh hưởng của gió Lào nên thời tiết hanh khô, oi bức; vào đầu mùa Đông (tháng 11, 12)

có những đợt gió lạnh, độ ẩm giảm thấp (có ngày <50%)

- Bão: bão ở Sầm Sơn khá mạnh, tốc độ gió đạt 38 - 40m/s (tương đương cấp 13) Bão trực tiếp đổ bộ vào Sầm Sơn chủ yếu từ tháng 6 đến hết tháng 9 (tháng 9 là tháng nhiều bão nhất)

Nhìn chung, khí hậu Sầm Sơn có sự phân hóa rõ rệt theo mùa, tuy nhiên do

sự tác động điều hòa của biển nên khí hậu khá dễ chịu, mát mẻ vào mùa hè, mùa đông không quá lạnh Đây là điều kiện lý tưởng để du khách có thể tắm biển, tham quan thắng cảnh và nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe

 Địa hình: Sầm Sơn có 2 loại địa hình chính, đồng bằng ven biển và đồi núi thấp

- Địa hình đồng bằng ven biển: Khu vực phía Tây thị xã Sầm Sơn chạy dọc sông Đơ từ Trường Lệ đến Sông Mã Đây là vùng đất bị ngập mặn

Khu vực Đông Bắc thị xã Sầm Sơn, địa phận xã Quảng Cư có hồ nước ngập mặn, diện tích khoảng 300ha Khu vực trung tâm thị xã Sầm Sơn chạy từ núi Trường Lệ đến bờ Nam sông Mã, diện tích 700ha, địa hình bằng phẳng, là nơi tập trung đông dân cư và trung tâm hành chính thị xã Khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương từ chân đền Độc Cước (phường Trường Sơn) kéo dài đến Quảng Cư là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (dốc 2% - 5%), diện tích khu này khoảng 150ha với chiều dài 9km, rộng 0,2km

- Địa hình đồi núi thấp: Gồm toàn bộ dải núi Trường Lệ, ở phía Nam thị xã, diện tích 300ha, núi có độ dốc thoải, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình nhà nghỉ và vui chơi giải trí trên núi

Trang 40

40

Trong 2 loại địa hình của Sầm Sơn nổi bật nhất là 3 khu vực: bãi biển Sầm Sơn, núi Trường Lệ và khu đầm lầy Quảng Cư

Bãi biển Sầm Sơn: Nằm trên bờ vịnh Bắc Bộ, là địa danh “sơn thủy hữu tình”,

khí hậu trong lành, dải bờ biển dài, cát vàng, thoai thoải, nước trong xanh, được ví như

“viện điều dưỡng thiên nhiên” và được xếp vào một trong những bãi biển đẹp nhất vùng Bắc Bộ [15, tr.16] Bãi biển Sầm Sơn dài 9km, từ cửa Hới (sông Mã) tới hết địa phận Sầm Sơn ở cuối dãy Trường Lệ Quá trình hình thành bãi biển gắn với tác động

cơ học, hoá học của nước biển Thành phần của nước biển có chứa các nguyên tố vi lượng (ni tơ, phốt pho ) có lợi cho sức khỏe con người [15, tr.16] Dòng biển đạt tốc

độ 1,3m/s đến 2m/s vào mùa đông, 0,3m/s vào mùa hè Mùa đông, dòng biển đẩy lượng nước lớn của Sông Mã theo hướng Đông Bắc, áp sát vào bờ, độ mặn hạ thấp, nước biển đục hơn so với mùa hè Mùa hè, dòng biển từ phía Nam lên, độ mặn nước biển cao, nước biển trong xanh

Bãi biển Sầm Sơn được chia thành các khu vực khá rõ rệt dựa vào cấu trúc

về mặt địa lý tự nhiên và quy hoạch phát triển du lịch tại Sầm Sơn:

+ Bãi tắm nội thị (A, B, C, D): Có độ dài 2,8km, rộng khoảng 80 - 100m, cát nhỏ từ 0,2 - 0,5mm chiếm 80 - 85%, cát >1mm chiếm từ 15 - 20% , mùn sét < 1%

Độ mặn trung bình 32-35‰, mùa đông: 25 - 30‰, mùa hè >30‰, đáy: 20 - 24‰ Sóng: độ cao trung bình 0,25 - 0,35m/làn, mạnh vào mùa đông, mùa bão tới cấp 6

+ Bãi biển Quảng Cư: Có độ dài 4,3km, rộng 100 - 200m, cát nhỏ 0,2 - 0,5mm, chiếm 90 - 95%, cát >1mm: 5-10%, mùn sét 1 - 5% Độ mặn: mùa hè 28 - 32‰, mùa đông <25‰ Thực vật trong nước: nhiều rong, tảo ven bờ, sinh khối (100 - 150gam/m³)

+ Bãi Vích, Bãi Lân: có độ dài 1,2km, rộng 40 - 50m Cát nhỏ 0,2 - 0,5mm chiếm 70 - 80%, cát >1mm chiếm 20 - 30% có đá cuội và vỏ sò Độ mặn trung bình: 32-35‰, mùa đông 28 - 30‰, mùa hè >30‰ Sóng cao trung bình 0,25-0,45m/làn, mạnh vào mùa đông, riêng mùa bão sóng mạnh tới cấp 6, cấp 7

+ Bãi Vụng Tiên (Vụng Ngọc) Độ dài 0,8m, rộng: 40 - 80m Cát nhỏ 0,2 - 0,5mm chiếm 75 - 80%, cát > 1m chiếm 20 - 25%, có cuội, sỏi, vỏ sò Độ mặn trung bình: 32-35‰, mùa hè 25 - 30‰, mùa đông > 30‰ Nước trong quanh năm

Ngày đăng: 06/07/2017, 10:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn (2005), Lịch sử Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ Thị xã Sầm Sơn
Năm: 2005
2. Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá (1994), Lịch sử Thanh Hoá, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Thanh Hoá
Tác giả: Ban Nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1994
3. Ban Quản lý Di tích và danh thắng Thanh Hóa (2004), Thanh Hóa di tích và danh thắng, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh Hóa di tích và danh thắng
Tác giả: Ban Quản lý Di tích và danh thắng Thanh Hóa
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 2004
4. Ban Quản lý Di tích và danh thắng Thanh Hóa (2009), Lễ hội xứ Thanh tập I, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội xứ Thanh tập I
Tác giả: Ban Quản lý Di tích và danh thắng Thanh Hóa
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 2009
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020, Hà Nội, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược marketing du lịch đến năm 2020
6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2009
9. Lữ Giang (1991), Đường về Sầm Sơn, NXB Văn Hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đường về Sầm Sơn
Tác giả: Lữ Giang
Nhà XB: NXB Văn Hóa
Năm: 1991
10. Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2009), Chùa xứ Thanh tập I, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chùa xứ Thanh tập I
Tác giả: Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 2009
11. Vũ Mạnh Hà (2008), Giáo trình Thống kê du lịch, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thống kê du lịch
Tác giả: Vũ Mạnh Hà
Năm: 2008
12. Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa - Ban Văn nghệ dân gian (2014), Văn hóa dân gian Thanh Hóa, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian Thanh Hóa
Tác giả: Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa - Ban Văn nghệ dân gian
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
Năm: 2014
13. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
15. Le Breton - Tỉnh Thanh Hoá, Bản dịch thƣ viện tỉnh Thanh Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỉnh Thanh Hoá
16. P.Duvioneaud và M.Tange (1973), Sinh quyển và vị trí con người, Hoàng Thị Sản, Lê Trọng Cúc dịch, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh quyển và vị trí con người
Tác giả: P.Duvioneaud và M.Tange
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội
Năm: 1973
17. Phòng VHTT (2010), Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2010, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2011, UBND Thị xã Sầm Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2010, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2011
Tác giả: Phòng VHTT
Năm: 2010
18. Phòng VHTT (2011), Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2011, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2012, UBND Thị xã Sầm Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2011, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2012
Tác giả: Phòng VHTT
Năm: 2011
19. Phòng VHTT (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2012, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2013, UBND Thị xã Sầm Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2012, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2013
Tác giả: Phòng VHTT
Năm: 2012
20. Phòng VHTT (2013), Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2013, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014, UBND Thị xã Sầm Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2013, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014
Tác giả: Phòng VHTT
Năm: 2013
21. Phòng VHTT (2014), Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2014, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2015, UBND Thị xã Sầm Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2014, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2015
Tác giả: Phòng VHTT
Năm: 2014
22. Phòng VHTT (2015), Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2015, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2016, UBND Thị xã Sầm Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2015, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2016
Tác giả: Phòng VHTT
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w