giai đoạn 2005-2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008 1 Tổng vốn đầu tư Triệu đồng 26.088 27.358 29.066 30.975
2 Đầu tư khác Triệu
đồng 504 710 610 980
3 Tốc độ tăng
liên hoàn % - 40,87 -14,08 60,65
4 Tỷ trọng % 1,93 2,6 2,09 3,16
Nguồn: tổng hợp phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An Tổng vốn đầu tư cho các hoạt động đầu tư khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư, và tốc độ tăng cũng không đồng đều. Tuy vậy hoạt động đầu tư này chiếm vị trí khá quan trọng trong công tác đầu tư của công ty , nhất là hoạt động đầu tư nghiên cứu và phát triển. Công ty cần chú trọng đầu tư vào hoạt động này đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới, ứng dụng các nghiên cứu qui mô phòng thí nghiệm đưa vào sản xuất kinh doanh. Đó chính là yếu tố có tác dụng tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
1.4. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. công ty.
1.4.1.Kết quả và hiệu quả đạt được.
1.4.1.1.Kết quả:
1.4.1.1.1. Thị phần:
Với tính chất cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bánh kẹo với nhiều nhà sản xuất, thị phần của công ty Tràng An tuy chưa chiếm vị trí đáng kể trên thị
trường. Tuy vậy nhờ những hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, thị phần của công ty đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây khi mà mức độ cạnh tranh ngày càng lớn.
Tại thời điểm năm 2004, thị phần của công ty cổ phần Tràng An chỉ đạt khoảng 2,5 %, một con số quá khiêm tốn so với các đối thủ chính như Hải Hà, Bibica, Kinh Đô…Với mức tăng trưởng đáng nể của ngành bánh kẹo thì việc giữ thị phần trên thị trường cần sản lượng bánh kẹo phải tăng theo tốc độ tăng của toàn ngành. Sản lượng bánh kẹo toàn ngành liên tục tăng với tốc độ cao. Năm 2008 thị phần của công ty đạt được khoảng 4% thể hiện sự nỗ lực không ngừng của công ty, cũng chứng tỏ tính đúng đắn và hiệu quả trong công tác đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Bảng 1.18: Thị phần công ty Tràng An so với các đối thủ năm 2004 và 2008
Nguồn: Phòng Marketing - công ty cổ phần Tràng An
Tràng An hiện chiếm khoảng 4% thị phần bánh kẹo cả nước, Hải Hà chiếm khoảng 6,5% thị phần bánh kẹo cả nước tính theo doanh thu. Thị phần của Kinh Đô chiếm khoảng 20%, Hải Châu chiếm khoảng 3%. Số lượng các cơ sở sản xuất bánh kẹo khác chiếm khoảng 27.5%.
Bằng sự nỗ lực cùng định hướng đầu tư có hiệu quả vào dây chuyền sản xuất và khâu marketing, công ty đã đạt những thành công nhất định trong việc mang hình ảnh của công ty đến với đông đảo người tiêu dùng và được người tiêu dùng đón nhận. Không chỉ những sản phẩm mang tính truyền thống của công ty được tin dùng như kẹo cốm,bánh quế, kẹo hoa quả mà các sản phẩm mới của công ty như snack, bánh Pháp…đã đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của khách hàng. Sản phẩm của công ty phủ khắp các tỉnh miền Bắc và một vài tỉnh miền Trung. Tuy vậy, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các đối thủ lớn trong ngành đang là vấn đề thách thức đặt ra đối với công ty trong việc duy trì và mở rộng thị phần.
Thị trường miền Bắc là thị trường có sức tiêu thụ mạnh nhất của công ty, chiếm tỷ trọng là 97% trong đó thị trường Hà Nội là thị trường có sức tiêu thụ nhiều nhất, chiếm khoảng 34% tổng sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị phần của công ty ở khu vực này bị giảm sút do bị cạnh tranh gay gắt bởi các đối thủ khác, trong khi thị phần ở các tỉnh có xu hướng tăng. Thị trường miền Trung và miền Nam có sức tiêu thụ yếu chiếm tỷ trọng 3% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty. Đây mặc dù là thị trường lớn đầy tiềm năng khai thác cả chiều rộng và chiều sâu, tuy nhiên do khoảng cách về địa lý, công ty không đủ năng lực quản lý và chi phí vận chuyển cao, thêm vào đó là thế mạnh của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo phía Nam, thị trường chủ yếu ở 2 khu vực này là Thanh Hóa và Nghệ An.
Hiện nay công ty đang tích cực củng cố thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc bởi đây là thị trường có nhiều thuận lợi cho việc tiêu thụ. Công ty đã mở thêm các đại lý, tăng tỷ lệ % chiết khấu hoa hồng cho các đại lý , tổ chức tặng quà khuyến mại trong các dịp lễ tết.
1.4.1.1.2. Chỉ tiêu doanh thu:
Trong giai đoạn 2005-2008 hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty được chú trọng. Qui mô vốn đầu tư liên tục tăng đáng kể qua các năm.Các thành quả của hoạt động đầu tư đã và đang phát huy tác dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng vững chắc và được mở rộng, sản lượng sản xuất liên tục tăng. Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên trong thời gian qua.
Bảng 1.19: Đồ thị thể hiện doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2008
Bảng 1.20: Doanh thu của công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2004-2008
Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008
Doanh thu Triệu đồng 48.277 73.389 91.059 138.988 204.023 Sản lượng tấn 2.275 3.068 3.472 4.694 5.600 Tốc độ tăng liên hoàn % - 52% 24% 53% 47% Tốc độ tăng định gốc % - 52% 89% 188% 323% Nguồn: Phòng kế toán-Công ty cổ phần Tràng An Qua bảng trên cho thấy doanh thu của công ty tăng đều và ổn định theo các năm. Từ sau cổ phần hóa doanh thu tăng đáng kể cho thấy sự làm ăn có
hiệu quả của mô hình cổ phần hóa. Doanh thu năm 2004 mới là 48,277 tỷ đồng thì đến năm 2008 doanh thu đạt 204,023 tỷ đồng gấp hơn 4 lần năm 2004, tốc độ tăng doanh thu cũng khá cao: năm 2007 so với 2006 là 53%, tốc độ tăng của năm 2008 là 47% và ổn định cho thấy sự hiệu quả trong sản xuất của công ty, cùng với sự tăng khá của sản lượng tiêu thụ . Trong điều kiện sản phẩm của công ty sản xuất vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thì việc tăng sản lượng trong nay mai là tất yếu, tuy vậy một số dây chuyền đã hoạt động hết công suất 3 ca/ ngày, do vậy công ty cần đầu tư thêm máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
1.4.1.1.3. Chỉ tiêu lợi nhuận:
Chỉ tiêu lợi nhuận cho biết kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, cho biết mức độ hiệu quả của quá trình sản xuất, lợi nhuận càng lớn chứng tỏ công ty hoạt động càng có hiệu quả, hiệu quả đầu tư tốt. Đi cùng với mức lợi nhuận cao là nguồn vốn tái đầu tư càng lớn, tạo điều kiện cho công ty đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong những năm tiếp.
Bảng 1.21: Lợi nhuận của công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2004-2008
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Lợi nhuận sau thuế
647 2107,958 2743,205 3780,182 4192,647
Nguồn: Phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An Nhìn qua biểu trên , ta thấy rõ có sự cải thiện rõ rệt hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Lợi nhuận sau thuế năm 2004 chỉ đạt 647 triệu đồng, thì sang năm 2005 con số đó là 2,107 tỷ đồng, cao hơn gấp 3 lần, và lợi nhuận các năm tiếp theo tăng đều với tốc độ tăng khá. Lợi nhuận năm 2008 cao hơn 6 lần so với năm 2004. Lợi nhuận năm 2006 là 2,743 tỷ đồng tăng 30,18% so với năm 2005, lợi nhuận năm 2007 tăng 37,8% so với năm 2006, tuy nhiên
tốc độ tăng lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 là 10,9%, đó là do năm 2008 công ty đang tiến hành triển khai 2 dự án lớn, cùng với việc đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị do vậy tốc độ tăng có bị chậm lại. Có được những kết quả như trên đó là sau khi cổ phần hóa, công ty tiến hành sắp xếp và đổi mới phương thức làm việc một cách có hiệu quả, nhanh chóng thích ứng với thị trường, từ bỏ cách thức làm ăn cũ, kém linh hoạt của mô hình doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hình thức cổ phần.
Bảng 1.22: Đồ thị thể hiện lợi nhuận của công ty cổ phần Tràng An giai đoạn 2004-2008
Nguồn: Trích số liệu phòng kế toán- công ty cổ phần Tràng An
1.4.1.1.4. Giá trị tài sản cố định mới huy động:
Giá trị tài sản cố định mới huy động là giá trị tài sản cố định mới tăng thêm trong năm do kết quả của hoạt động đầu tư, đặc biệt là hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả của hoạt động đầu tư vào nhà xưởng , máy móc, công trình kiến trúc của công ty.
Ta thấy giá trị tài sản mới huy động của công ty Tràng An không đồng đều trong giai đoạn 2005-2008 mặc dù tốc độ tăng vốn đầu tư khá đều. Đó là do tính chất độ trễ của đầu tư. Kết quả đầu tư của năm này được phản ánh vào giá trị tài sản mới huy động của năm sau. Tuy vậy giá trị tài sản mới huy động này là không cao so với tổng vốn đầu tư, chỉ khoảng 0.6