Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xét theo nội dung.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần tràng an thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 57)

Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty chú trọng vào các lĩnh vực: đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị& công nghệ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động marketing …

Bảng 1.8: Vốn đầu tư của công ty cổ phần Tràng An phân theo lĩnh vực. Đơn vị: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

1 Tổng vốn đầu tư 26.088 27.358 29.066 30.975

2 Đầu tư XDCB 12.902 10.840 13.012 15.350

3 Đầu tư MMTB&CN 10.579 13.088 9.584 7.019

4 Đầu tư nguồn nhân lực 569 120 373 408

5 Đầu tư marketing 1.534 2.600 5.487 8.198

6 Đầu tư khác 504 710 610 980

Nguồn: Tổng hợp phòng kế toán-công ty cổ phần Tràng An

Bảng.1.9: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty cổ phần Tràng An theo lĩnh vực

Giai đoạn 2005-2008 công ty đã rất chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư mua sắm máy móc thiết bị và công nghệ. Đặc biệt vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008 đạt giá trị cao nhất 15.350 triệu đồng. Vốn đầu tư cho máy móc thiết bị cao ở hai năm 2005 và 2006 tương ứng là 40,6% và 47,8% có xu hướng giảm dần sau những năm tăng cường đầu tư mua mới các dây chuyền sản xuất. Tổng vốn đầu tư vào máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư luôn khoảng trên 70%. Trong khi đó vốn đầu tư dành cho nguồn nhân lực và marketing chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn, đặc biệt vốn đầu tư cho nguồn nhân lực chiếm chỉ xấp xỉ khoảng 1% tổng vốn đầu tư. Đầu tư cho marketing có tốc độ tăng nhanh và ổn định do hoạt động đầu tư ở lĩnh vực này của công ty ngày càng được chú trọng. Công ty đã và đang đề ra các chiến lược marketing dài hạn để phát triển thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần tràng an thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 57)