Giới thiệu Thuật ngữ kinh tế học “economic” bắt nguồn từ chữ “oeconomicus” trong giáo trình quản lý và lãnh đạo hiệu quả của Xenophon từ thời Hy Lạp cổ đại, tức khoảng năm 500 trước công nguyên (Ekelund 2004). Nhưng nó chỉ thật sự được hệ thống hoá một cách cơ bản bởi nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith trong tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia” (The Wealth of Nations) xuất bản lần đầu năm 1776. Từ đó đến nay đã hơn ba thế kỷ, các lý thuyết kinh tế vĩ mô (macroeconomic1) đã phát triển rất xa so với những gì nguyên thuỷ của nó song vẫn xoay quanh hai câu hỏi căn bản – mà cũng từ đó khơi nguồn cho các trường phái và sự tranh luận: (1) tại sao có sự giao động trong sản lượng (production) và mức nhân dụng (employment); (2) chính sách hợp lý gì là khi có sự giao động đó? Trả lời cho hai câu hỏi này đã khơi nguồn cho hai trường phái căn bản mà sự bất đồng của họ vẫn còn dai dẵn cho đến ngày nay: Trường phái Cổ điển (Classical Economics) mà sau này được tiếp sức bởi những nhà kinh tế gọi là trường phái Tân Cổ điển (Neoclassical Economics) và bây giờ là Cổ điển Mới (New Classical Economics). Nhóm này nhìn nền kinh tế về cơ bản là có tính chất ổn định và có xu hướng tiến tới trạng thái cân bằng khi có giao động. Tức có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái mà ở đó đạt được sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tăng trưởng kinh tế và việc làm được xác định bởi sự thay đổi của công nghệ. Chính cách nhìn này, họ cho rằng nhà nước không cần can thiệp vào các hoạt động kinh tế. Ngược lại, nhóm đối lập được khởi xướng bởi thủ lĩnh là John Maynard Keynes (hay còn gọi là trường phái của Keynes – Keynesian economics). 1 Bắt đầu từ những năm 1940 thì thuật ngữ kinh tế vĩ mô (macroeconomic) mới xuất hiện. Bài báo đầu tiên sử dụng từ “macroeconomics” là của De Wolff vào năm 1941, “Income elasticity of demand, a micro – economics and a macro – economics interpretation”. Sau đó từ “macroeconomics” xuất hiện lần đầu trong bài “Macroeconomics and the theory of rational behavior” của Klein năm 1946 (Blanchard 2000).
Trang 1Sự tranh luận giữa các trường phái trong lý thuyết kinh tế vĩ mô
Nguyễn Hoài Bảo†28/6/2005 (First Draft)
Tóm tắt
Bài viết điểm lại các quan điểm và tranh luận trọng tâm của các trường phái trong lý thuyết kinh tế vĩ mô từ cổ điển đến nay Một cách tổng quát, các trường phái kinh tế bắt đầu xuất hiện khi lý thuyết của Keynes ra đời vào đầu thế kỷ 20 Theo đó, trước Keynes chúng ta có các lý thuyết của trường phái cổ điển, sau Keynes chúng ta có trường phái Cổ điển Mới và Keynes Mới Nếu những nhà kinh tế trong trường phái Cổ điển Mới vẫn trung thành trong khuôn khổ phân tích của Walras – nghĩa là cân bằng tổng thể đồng thời với giả định rằng thị trường là hoàn hảo thì ngược lại, những nhà kinh tế trong trường phái Keynes Mới thường phân tích ngoài khuôn khổ ấy, với các mô hình nhỏ trong tình huống thị trường thất bại Hai dòng quan điểm này vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay Điểm chung duy nhất là tất cả các đóng góp cho lý thuyết kinh tế vĩ mô gần đây đều xây dựng trên nền tảng kinh tế vi mô Cho dù các lý thuyết được tinh lọc và phát triển không ngừng từ hơn hai thế kỷ qua, nhưng việc giải thích hai câu hỏi căn bản (1) “nguyên nhân nào có sự giao động trong sản lượng và nhân dụng” và (2) và “chúng ta phải làm gì trong truờng hợp có sự giao động đó?” vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng
† Khoa Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế TP HCM Email: nguyenhoaibao@gmail.com
Trang 2“Đa số các trường đại học kinh tế “hàng đầu” đã không còn dạy lịch sử các tư
tưởng kinh tế nữa Tuy nhiên, những nhà kinh tế học lỗi lạc thì lại thường xuyên liệt kê ra hàng tá những tư tưởng “tào lao” vừa mới phát triển mà trong chúng lúc nào cũng hết sức bóng bẩy Rồi cũng với các nhà kinh tế này, họ dạy chúng ta biết các chủ thể kinh tế tối đa lợi nhuận của họ như thế nào Lịch sử tư tưởng các học thuyết kinh tế ghi lại những tiến triển của hiểu biết đó, nhưng chúng ta khó
mà biết được lịch sử kinh tế như thế nào nếu không có sự hỗ trợ bằng thực nghiệm của số liệu theo thời gian ” (David Laidler 2001)
Giới thiệu
Thuật ngữ kinh tế học “economic” bắt nguồn từ chữ “oeconomicus” trong giáo trình quản
lý và lãnh đạo hiệu quả của Xenophon từ thời Hy Lạp cổ đại, tức khoảng năm 500 trước công nguyên (Ekelund 2004) Nhưng nó chỉ thật sự được hệ thống hoá một cách cơ bản bởi nhà kinh tế học cổ điển Adam Smith trong tác phẩm “Sự giàu có của các quốc gia” (The Wealth of Nations) xuất bản lần đầu năm 1776 Từ đó đến nay đã hơn ba thế kỷ, các
lý thuyết kinh tế vĩ mô (macroeconomic 1 ) đã phát triển rất xa so với những gì nguyên thuỷ
của nó song vẫn xoay quanh hai câu hỏi căn bản – mà cũng từ đó khơi nguồn cho các trường phái và sự tranh luận: (1) tại sao có sự giao động trong sản lượng (production) và mức nhân dụng (employment); (2) chính sách hợp lý gì là khi có sự giao động đó?
Trả lời cho hai câu hỏi này đã khơi nguồn cho hai trường phái căn bản mà sự bất đồng
của họ vẫn còn dai dẵn cho đến ngày nay: Trường phái Cổ điển (Classical Economics) mà sau này được tiếp sức bởi những nhà kinh tế gọi là trường phái Tân Cổ điển (Neoclassical
Economics) và bây giờ là C ổ điển Mới (New Classical Economics) Nhóm này nhìn nền
kinh tế về cơ bản là có tính chất ổn định và có xu hướng tiến tới trạng thái cân bằng khi
có giao động Tức có xu hướng tự điều chỉnh về trạng thái mà ở đó đạt được sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Tăng trưởng kinh tế và việc làm được xác định bởi sự thay đổi của công nghệ Chính cách nhìn này, họ cho rằng nhà nước không cần can thiệp vào các hoạt động kinh tế Ngược lại, nhóm đối lập được khởi xướng bởi thủ lĩnh là
John Maynard Keynes (hay còn gọi là trường phái của Keynes – Keynesian economics)
1 Bắt đầu từ những năm 1940 thì thuật ngữ kinh tế vĩ mô (macroeconomic) mới xuất hiện Bài báo đầu tiên
sử dụng từ “macro-economics” là của De Wolff vào năm 1941, “Income elasticity of demand, a micro – economics and a macro – economics interpretation” Sau đó từ “macroeconomics” xuất hiện lần đầu trong bài “Macroeconomics and the theory of rational behavior” của Klein năm 1946 (Blanchard 2000)
Trang 3Những nhà kinh tế sau này tiếp tục giữ ngọn cờ của Keynes được gọi là trường phái
Keynes Mới (New Keynesian Economics) Đối với họ, nền kinh tế có tính chất không ổn
định, tăng trưởng là kết quả của sự giao động, thị trường lao động không cân bằng Chính
sự không “ăn khớp” này thường dẫn đến sự đỗ vở nền kinh tế Vì vậy, họ ủng hộ mạnh
mẽ sự vai trò can thiệp của chính phủ trong hoạt động kinh tế Về cách tiếp cận, các nhà kinh tế trong trường phái cổ điển từ trước đến nay luôn cố gắng giải thích sự giao động
kinh tế trong khuôn mẫu cân bằng tổng quát của Walras (Walrasian paradigm) Để có
được điều này quan điểm của họ cho rằng các thị trường là hoàn hảo và vì thế luôn đạt tối
ưu Pareto Ngược lại, từ Keynes trở đi thì cho rằng thị trường là thất bại và sự dao động là phản ảnh không đạt được tối ưu Pareto Trường phái Keynes Mới gần đây thường sử
dụng các mô hình nhỏ (small model) để phân tích cặn kẽ những vấn đề mà họ quan tâm
chứ không tiếp cận bằng các mô hình đầy đủ mang tính lý thuyết phức tạp Mặc dù cả hai
đều tiến tới phân tích vĩ mô trong nền tảng của kinh tế vi mô (micro-foundation)
Nếu nhìn các tư tưởng kinh tế như là dòng chảy, thì Keynes đóng vai trò như một ngã ba Theo đó, trước Keynes chúng ta có các nhà kinh tế học cổ điển (và tân cổ điển) Sau Keynes, bắt đầu giữa cuối những năm 1970, rẽ ra hai dòng chảy lớn: New Classical Economics và New Keynesian Economics Các ý tưởng căn bản mà những hậu duệ New Classical Economics phát triển nhằm bảo vệ quan điểm truyền thống của họ là: lý thuyết trọng tiền (monetarism), kỳ vọng hợp lý (rational expectation), lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực (real business cycle theory), tăng trưởng tân cổ điển (neoclassical growth theory), lý thuyết lựa chọn công cộng (public choice theory), trường phái trọng cung (suply side economics) Đối với nhóm New Keynesian Economics có các nhánh nhỏ hơn như định chế (institutionist), hậu Keynes (Post Keynesian Economics), lý thuyết tăng trưởng nội sinh mới (New Endogenous Growth theory)
Về mặt thời gian, cách mạng về lý thuyết tổng quát của Keynes là từ 1930 – 1940, sau đó
là cuộc chiến giữa những người theo trường phái trọng tiền (monetarist) và trường phái Keynes trong khoảng thời gian 1950-1960 Thập niên 70 là sự bùng nỗ của các phát kiến xung quanh khái niệm kỳ vọng hợp lý (rational expectation) và từ những năm 1980 trở về đây là sự dụng độ giữa trường phái Keynes Mới và Cổ điển Mới (Blanchard 2000)
Trang 4Phần còn lại của bài viết này, chúng tôi cố gắng lần lượt điểm qua những ý tưởng trọng tâm của từng trường phái Lý thuyết kinh tế vĩ mô đã phát triển rất rộng và nhiều phức tạp, chúng tôi chỉ cố gắng nêu những điểm chính nhất trong dòng tư tưởng của từng trường phái và quan tâm đến xu hướng (mainstream) của sự tiến triển đó2 Chúng ta sẽ thấy rằng, cội nguồn xuất phát của từng trường phái đều có những bối cảnh lịch sử về hệ
tư tưởng và nền tảng của triết học, nhất là giai đoạn ban đầu Sự phát triển của kỹ thuật phân tích thực nghiệm và số liệu theo thời gian cũng góp phần đáng kể, nếu không nói là quyết định đến vòng đời của các lý thuyết
Trong bài viết này, kinh tế vĩ mô cũng chỉ được định nghĩa giới hạn trong việc phân tích
sự giao động sản lượng và nhân dụng Chúng tôi không phân tích tăng trưởng và kinh tế chính trị trong kinh tế vĩ mô Việc giới hạn như vậy sẽ không ảnh hưởng đến mục đích của bài viết nhưng giúp chúng ta nhìn ra vấn đề trọng tâm rõ hơn, ít nhất trong khuôn khổ của một bài viết ngắn
Trường phái cổ điển
Trong các nhà kinh tế học cổ điển thì Adam Smith, David Ricardo và Thomas Malthus như là những đại diện trung tâm cho nền tảng phân tích vĩ mô3 Họ sinh ra và trưởng
thành trong giai đoạn mà các nhà triết gia phương Tây gọi là thời kỳ Khai sáng
3 Các nhà kinh tế học cổ điển cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 được gọi là neo-classical economics, như John Stuart Mill (1806 – 1873), Alfred Marshall (1842-1924), Léon Walras (1834-1910), Vilfredo Pareto (1848- 1923) …có đóng góp rất lớn trong xây dựng lý thuyết kinh tế học Tuy vậy, phần lớn họ tập trung vào phân tích các vẫn đề vi mô hơn là những mô hình mang tính tổng quát để phân tích nền kinh tế Irving Fisher (1867-1947) dựa trên ý tuởng của cân bằng tổng thể của Walras, Pareto mà hệ thống hoá thành nền tảng lý thuyết cho phân tích kinh tế vĩ mô mà ngày nay chúng ta thường gọi là lý thuyết cổ điển Richard Cantillion (1680?-1734), Henry Thornton (1760-1815), David Hume (1711 -1776), Fisher, Knuth Wicksell (1851- 1926) là những đại diện chủ yếu trong xây dựng và phát triển lý thuyết tiền tệ
Trang 5(Enlightenment)4, tức là giai đoạn của thế của 17, 18 Chính vì thế, các nhà kinh tế học cổ điển đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng của các nhà triết học đương thời và họ thể hiện ảnh hưởng đó qua quan điểm cũng như các lý thuyết mà họ xây dựng Các triết gia lỗi lạc thời khai sáng là Voltaire, Rousseau, Loke, Hume và Kant Tất cả họ theo quan điểm duy vật và vô thần, triết học trên cơ sở lý trí thay vì thần học trên cơ sở niềm tin Họ ủng hộ cho sự tự do các nhân và phản đối các thiết chế làm tổn hại đến sự tự do ấy Theo Kant “Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác … Hãy có can đảm sử dụng trí tuệ của chính mình! Ðó là phương châm của Khai Sáng”5
Các nhà kinh tế học cổ điển cũng vậy, về quan điểm cốt lõi, họ ủng hộ thương mại tự do
và hạn chế càng nhiều càng tốt về vai trò của nhà nước vào hoạt động kinh tế6 Đối với
các nhà kinh tế cổ điển họ chỉ quan tâm đến các nhân tố thực (real factor), chẳng hạn như
sản xuất chứ không phải là cán cân thanh toán như thời chủ nghĩa trọng thương, theo họ
đó mới là dấu hiệu của sự thịnh vượng Còn những khối vàng mà quốc gia tích luỹ được chỉ là dấu hiệu cho thấy đảm bảo sự an ninh của chính phủ mà thôi Tư tưởng tôn trọng cá nhân tuyệt đối đương thời như đã phản ảnh rõ trong lý thuyết mà Smith xây dựng Theo
ông thì chính cái hành vi tư lợi (self-interested) của mỗi con người thông qua trao đổi sẽ
tự động làm cho tổng thể nền kinh tế tốt hơn, chứ không phải là can thiệp Smith gọi là
bàn tay vô hình (invisible hand) Điều này cũng ngụ ý rằng thị trường tự do là tự nó đem
5 I Kant, “Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?” (trích lại từ Lan 2002)
6 Điều này ngược hẳn với những với Chủ nghĩa Trọng thương (Mercantilist) trước họ Những người theo chủ nghĩa trọng thương cho rằng một quốc gia hùng cường thông qua sự tích luỹ của cải, mà đặc biệt là vàng Họ chủ trương phải làm sao ngày càng thặng dư trong cái cân thanh toán Để đạt được như vậy họ cổ
vũ cho thuế quan, quản lý trao đổi và độc quyền thương mại
Trang 6Trong nhiều đóng góp của các nhà kinh tế học cổ điển và sau này là tân cổ điển trong lý thuyết kinh tế vĩ mô có thể chia thành hai nội dung lớn: lý thuyết tiền tệ (monetary
theory) và lý thuyết chu kỳ kinh doanh (business cycle theory)7 Nhưng cả hai lĩnh vực dường như không có nối kết với nhau bởi vì có sự phân biệt giữa các biến số thực và biến
số danh nghĩa mà sau này được biết đến bằng thuật ngữ kinh điển là sự phân đôi cổ điển
(classic dichotomy) Theo họ, các biến số thực (real variable) thì được xác định bởi các
biến số thực riêng lẽ khác, còn biến số tiền tệ thì chỉ được xác định bởi các biến số tiền tệ
mà thôi Điều này cũng ngụ ý rằng chính sách tiền tệ (monetary policy) chỉ có thể làm thay đổi mức giá tổng quát (general price) chứ không thể ảnh hưởng đến tiền lương thực (real wage), sản lượng (production) và nhân dụng (emloyement)
Giả thuyết trọng tâm của họ là mức giá tổng quát và tiền lương danh nghĩa là hoàn toàn linh hoạt Và nhờ sự linh hoạt này làm cho các biến số thực không thay đổi và thị truờng
lao động luôn đạt trạng thái cân bằng toàn dụng Kết quả của các biến số danh nghĩa linh hoạt này cũng tạo lập được trạng thái cân bằng ổn định ở phía tổng cầu, nghĩa là sản lượng luôn tương ứng với sản lượng toàn dụng Cách lý giải này còn được biết đến với
tên gọi là luật Say (Say’law) Theo các trường phái cổ điển, ngay cả khi mà tiền lương
danh nghĩa cứng nhắt, một cú sốc làm giảm tổng cầu sẽ làm cho mức giá giảm xuống cũng hàm ý rằng tiền lương thực tăng lên Cho dù trong giai đoạn đó có tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhưng thị trường lao động vẫn đạt được hiệu quả ứng với mức tiền lương cao đó
Với quan điểm như trên, các nhà kinh tế học cổ điển chỉ tập trung vào việc làm cách nào
để tăng trưởng cao nhất chứ không phải là giải quyết vấn đề mất cân bằng trong nền kinh
tế Họ thật ra cũng quan tâm đến các trường hợp nền kinh tế lệch khỏi trạng thái cân bằng, nghĩa là không đạt được sản lượng tiềm năng và thất nghiệp tự nhiên, nhưng cho rằng đó chỉ là những giao động nhất thời, là một cú sốc ngẫu nhiên nào đó chẳng hạn như chiến tranh, thời tiết xấu làm mùa vụ thất bại … nhưng các biến số danh nghĩa sẽ linh hoạt điều chỉnh để nền kinh tế trở về trạng thái cân bằng nhanh chóng
7 Thực ra đó là cách gọi theo nghĩa hiện đại như bây giờ, như đã nói lúc đầu kinh tế vĩ mô thật sư xuất hiện một cách triệt để sau Keynes
Trang 7Một điểm kết nối rất đáng chú ý của lý thuyết cổ điển mà sau này, có lẽ, Keynes đã nhận
ra và khai thác đó là phân tích của Wicksell Ông phân biệt có hai lãi suất trong nền kinh
tế, đó là lãi suất tự nhiên (natural rate of interest) và lãi suất tiền tệ (money rate of
interest) Lãi suất tự nhiên theo Wicksell là lãi suất trên vốn (capital) còn lãi suất tiền tệ là lãi suất của trái phiếu (bonds) Phân tích này cho thấy mầm móng phân tích trên các thị trường hàng hoá (nơi mà lãi suất trên vốn được xác định) và thị trường tiền tệ (nơi mà lãi suất trên trái phiếu được xác định) bắt đầu hình thành Đó là một điểm tiền đề để các lý thuyết từ Keynes trở đi bắt đầu gắn kết giữa lý thuyết tiền tệ và chu kỳ kinh doanh Tuy nhiên một thập niên trước khi tác phẩm của Keynes ra đời, mối quan hệ của tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm của cuộc tranh luận Sự phân biệt đầu tư và tiết kiệm là tiên nghiệm hay hậu nghiệm, kế hoạch hay thực tế? Tiết kiệm và đầu tư là đồng nhất hay là điều kiện cân bằng? Và làm thế nào tiết kiệm chuyển thành đầu tư để làm tăng sản lượng là những vấn đề hết sức mù mờ
John Maynard Keynes (1883-1946)
Khi còn là sinh viên, Keynes đã kết thân với Bohemians người mà sau đó vài năm sáng lập ra diễn đàn thảo luận các vấn đề xã hội và trí thức (Blommsbury Group) Họ kịch liệt chỉ trích quan điểm của nữ hoàng Victoria thời đó và đặc biệt ngờ vực những giá trị truyền thống Không chỉ riêng Keynes mà cả nhóm này (vợ và phần đông gia đình của Keynes cũng là thành viên của nhóm) bị ảnh hưởng mạnh mẽ tư tưởng của nhà triết gia Geoge Edward Moore (1873-1958), nhất là các tư tưởng về đạo đức Moore tập trung vào
phân tích xung quanh nhưng khái niệm về thế nào là lòng tốt (goodness) và liệu nó có
như là một đức tính tự nhiên như nhiều nhà triết học thời ông thảo luận Moore cho rằng khái niệm về lòng tốt của con người đã không được định nghĩa rõ trong điều kiện phi đạo đức, mà lòng tốt thật ra là không thể định nghĩa, không thể phân tích và đó là một thể hiện tình bạn thân thiết nào đó và một sự đánh giá cao về mặt thẩm mỹ Triết lý này đã dẫn đến sự nghi ngờ sự tư lợi cá nhân có thể dẫn đến hiệu quả tổng thể của các nhà kinh tế học cổ điển
Trang 8Keynes cũng chứng kiến trọn vẹn cuộc đại suy thoái ở Mỹ từ 1929 đến 1932 và ở Anh từ
1921 đến chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ8 Một thời gian đủ dài để có bằng chứng thực nghiệm làm lung lay những tiên đoán mà trường phái cổ điển đưa ra Nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, thất nghiệp cao và không có một dấu hiệu nào cho thấy
có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái thịnh vượng như ban đầu Bối cảnh này cũng đẩy lên đỉnh điểm nhu cầu làm sao giải thích thực tế nghịch lý đó và hơn hết là giải quyết
nó như thế nào một cách cấp thiết
Các lý thuyết cổ điển đang đứng trên bờ vực trước sự kiện của cuộc đại suy thoái đang diễn ra mà không thể lý giải thì cũng là lúc Keynes xuất bản quyển sách kinh điển vào
năm 1936, Lý thuyết Tổng quát (Gerneral Theory) Ông xây dựng mô hình vĩ mô với
những biến tổng quát xác định Keynes cũng giống như các nhà kinh tế trước ông, đã ứng dụng mô hình dưới dạng đường cung và đường cầu của Marshall, song cung và cầu của Keynes được định nghĩa là “tổng” (aggregate) chứ không phải một loại hàng hoá riêng biệt như nguyên tác của lý thuyết của Marshall Đó là điểm mấu chốt làm lý thuyết của Keynes hướng đến một phân tích vĩ mô hoàn toàn mới Trong phân tích cân bằng của Marshall biến số điều chỉnh là giá (chứ không phải là lượng), bởi vì theo Marshall để tăng sản lượng của nhà sản xuất khi nhu cầu tăng thì phải cần có thời gian để mua thêm máy móc, điều chỉnh kế hoạch …do vậy giá là biến số thay đổi trước Nhưng theo Keynes, điều này đường như không xảy ra hoặc không hoàn hảo trong mọi khía cạnh của tổng thể nền kinh tế Giá của vốn và lao động là điều chỉnh rất chậm nhưng các biến về lượng như tiêu dùng, đầu tư là linh hoạt và điều chỉnh nhanh chóng Vì thế để tạo ra cân bằng tổng thể thì sự thay đổi trong tổng sản lượng chứ không phải là mức giá Keynes đã loại giá cả
ra khỏi mô hình và xem như là một biến ngoại sinh (Friedman 1997)
Keynes đã tạo được cách mạng trong lý thuyết vĩ mô bởi các điểm sau:
- Phân biệt rõ ràng ba thị trường và mối quan hệ cân bằng giữa chúng: hàng hoá, tiền tệ và lao động
8 Giai đoạn 1929 – 1932 GDP của Mỹ đã giảm 1/3 và tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3.2% lên 25.2% Nhiều năm sau đó cho đến khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nỗ Mỹ vẫn còn có tỷ lệ thất nghiệp cao Ở Anh cũng vậy, tình trạng suy thoái dai dẵn hơn, suy thoái đã xảy ra từ năm 1921, tỷ lệ thất nghiệp bình quân từ đó cho đến chiến tranh thế giới thứ hai là 10%
Trang 9- Sử dụng điều kiện cân bằng của thị trường hàng hoá để chi mối quan hệ di chuyển
từ tiết kiệm sang đầu tư và dẫn đến tăng sản lượng
- Sử dụng điều kiện cân bằng trên hai thị trường hàng hoá và tài chính để chỉ ra nhiều yếu tố các động đến lãi suất9 và sản lượng
Cách thức phân tích của Keynes cũng cho thấy rõ sự dịch chuyển từ phân tích vi mô sang
vĩ mô Đây là điểm cho thấy Keynes bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ triết lý của Moore Từ đó trở đi, lý thuyết của Keynes đã làm một cuộc cách mạng trong lý thuyết phân tích vĩ mô cũng như các chính sách của nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Anh và Mỹ Dù luôn phải sửa đổi, tinh lọc hoặc phê phán và cả sự phỉ báng nhưng lý thuyết của Keynes vẫn là nền tảng của kinh tế vĩ mô hiện đại ngày nay Lý thuyết và những đề nghị chính sách mà Keynes đưa ra được đón nhận và gần như là thống trị từ những năm 1940 đến 1970 Nhiều nhà kinh kinh tế học và các nhà lịch sử đã nhìn nhận Keynes như là người đặt nền móng cho những đồng thuận sau chiến tranh thế giới thứ hai Đó là những đồng thuận về mối quan hệ đúng đắn và cần phải có giữa nhà nước và nền kinh tế và đó là những luận
cứ không thể thiếu về vai trò can thiệp của chính phủ Thời hoàng kim của lý thuyết Keynes cũng là thời mà hệ thống kinh tế chính trị nổi lên với tên gọi là chủ nghĩa tư bản Nhiều tên gọi mới được xuất hiện như chủ nghĩa tư bản phúc lợi (welfare capitalism), nhà nước tư bản (state capitalism), độc quyền tư bản (monopoly capitalism)
Keynes chỉ trích mạnh mẽ đối với trường phái cổ điển10 về cả hai phía cung và cầu Về phía tổng cung, ông không phản đối lý thuyết cổ điển về phía cầu của lao động (nghĩa là mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận và sử dụng số lượng lao động sao cho năng suất biên của lao động bằng với suất tiền lương thực) Nhưng lại phản đối kịch liệt
về sự linh hoạt của tiền lương Ông tranh luận rằng, cho dù là một cú sốc ngẫu nhiên, hay
các cú sốc danh nghĩa nào đó thì ắt nó phải tác động lên các biến số thực bởi vì tiền lương
10 Trưởng phái cổ điển theo theo cách dùng từ của Keynes là bao gồm tất các các nhà kinh tế cổ điên và tân
cổ điển Từ Smith, Ricardo đến Marshall, Pigou (Rober xxxx)
Trang 10là không linh hoạt Tính cứng nhắt (rigidity 11 ) của tiền lương danh nghĩa là do công nhân
và công đoàn luôn chống đối cắt giảm lương (danh nghĩa) nhất là trong giai đoạn có thất nghiệp cao Công nhân lao động không phản ứng với tiền lương thực mà đúng hơn là họ
chỉ phản ứng trên tiền lương danh nghĩa Hiện tượng này Keynes gọi là ảo giác tiền tệ
(money illusion) Nếu thất nghiệp xảy ra, theo Keynes thì đó là nguyên nhân của sự suy
giảm tổng cầu hoặc là những chu kỳ kinh doanh Vì thế để kéo lại trạng thái toàn dụng lao động Keynes đề nghị phải bù đắp bằng chính sách tài khoá Chính sách tiền tệ cũng có thể được sử dụng như là một công cụ để hỗ trợ cho chính sách tài khoá vì nhìn chung nó không đủ để tạo ra sự cân bằng cho nền kinh tế
Về phía tổng cầu, Keynes cũng có những chỉ trích đối với trường phái cổ điển Ông nhấn mạnh rằng, ngay cả khi là có sự linh hoạt trong suất tiền lương và mức giá như là trường phái cổ điển lập luận thì nền kinh tế cũng có thể bị kẹt tại một mức sản lượng dưới sản lượng toàn dụng và cơ chế tự điều chỉnh mà truờng phái cổ điển tin tưởng không vận hành được Có hai lý do mà ông bảo vệ thành công lập luận này Thứ nhất là trong tình huống mà hàm cầu tiền tệ hoàn toàn nhạy đối với lãi suất (hay còn gọi là bẩy thanh khoản – liquidity trap) và thứ hai là hàm chi tiêu đầu tư không nhạy cảm với lãi suất Trong những tình huống như vậy nếu có sự suy giảm của phía cầu, chi tiêu tự định chẳng hạn, sẽ làm thặng dư cung nên mức giá giảm Đáng lý ra, theo trường phái cổ điển, thì lãi suất phải giảm xuống để đầu tư tăng trở lại và kéo tổng cầu về trạng thái cân bằng Nhưng vì cầu tiền tệ co dãn hoàn toàn đối với lãi suất hoặc đầu tư không nhạy cảm (với lãi suất) nên tổng cầu vẫn không thay đổi gì (tức là vẫn nằm ở dưới sản lượng tiềm năng) trong khi giá giảm Keynes đề nghị rằng, trong các trường hợp này thì chính phủ nên can thiệp bằng chính sách tài khoá (giảm thuế hoặc tăng chi tiêu) để phục hồi tổng cầu
Ngoài việc phản bác tính tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng của trường phái cổ điển như trên thì Keynes là người mở đầu trong việc thách thức về lý thuyết số lượng tiền kinh điển Các nhà kinh tế trong trường phái cổ điển (và sau này là tân cổ điển) cho rằng việc nắm giữ tiền của dân chúng là nhằm mục đích duy nhất cho nhu cầu giao dịch, và vì thế
11 Nhiều người theo trường phái của Keynes nhưng phản đối giả định tiền lương cứng nhắt này, nhóm này gọi là Neo-Keynesian economics Neo- Keynesian economics là kết hợp giữa cụm từ Neoclassical và Keynesian Axel Leijohufvud là một đại diện đầu tiên đề nghị nên phân tích vi mô của Keynes trên nền tảng
vi mô
Trang 11mức độ nắm giữ tiền nhiều hay ít sẽ quan hệ cùng chiều với thu nhập của họ Keynes thì không nghĩ như vậy, ông cho rằng dân chúng không phải chỉ nắm tiền để cho mục đích
giao dịch (hoặc dự phòng) mà họ còn có động cơ nắm tiền để đầu cơ vào thị trường trái
phiếu Việc nắm giữ tiền mặt và trái phiếu có tính thay thế nhau, khi mà lãi suất cao thì
giá trái phiếu sẽ thấp và người dân thích nắm giữ trái phiếu hơn, và ngược lại trong trường hợp lãi suất thấp Và với lập luận này thì một lần nữa Keynes cũng chứng minh được sự không cần thiết của chính sách tiền tệ trong trường hợp của bẫy thanh khoản
Một năm sau khi xuất bản quyển Lý thuyết Tổng quát, lập luận về tính cứng nhắt của mức giá và tiền lương của Keynes đã được John Hick (1937) phát triển thành mô hình IS-LM
mà sau này được Paul A Semuelson (1948) và Alvin Hansen (1949, 1953) phát triển và phổ biến rộng rãi trong các sách giáo khoa về kinh tế và tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ Franco Modigliani, Friedman tiếp tục có những đóng góp tích cực cho Keynes về hành vi tiêu dùng12, James Tobin, Dale Jorgenson làm sáng tỏ thêm về đầu tư, lãi suất và cung tiền Mundell – Fleming mở rộng mô hình IS-LM cho nền kinh tế mở Trong những năm
1960, tất cả các tranh luận và phân tích đều tập trung ở ngắn hạn, phân tích dài hạn rất hiếm khi bàn đến ngay cả các lớp sau đại học Phần lớn các sách lý thuyết kinh tế vĩ mô không thảo luận mối quan hệ giữa sản lượng và lạm phát, vai trò của chính sách tiền tệ không coi trọng, chỉ tập trung nhấn mạnh đến vai trò của chính sách tài khoá (DeLong 2002)
Trước khi bắt đầu phân tích tiếp hai dòng tư tưởng rẽ nhánh là Cổ điển Mới và Keynes Mới chúng ta nhắc lại sự bất đồng căn bản của Keynes và các nhà kinh tế cổ điển trong lý thuyết tiền tệ và chu kỳ kinh doanh Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng sự giao động trong sản lượng sẽ nhanh chóng quay về cân bằng Vì tiền tệ là trung lập và chỉ có ảnh hưởng lên mức giá chứ không ảnh hưởng trên lượng Vì thế nền kinh tế chỉ có chu kỳ kinh doanh
12 Trong Lý thuyết Tổng quát, Keynes cho rằng tiêu dùng là một hàm số của thu nhập thực và tiết kiệm của
hộ gia đình sẽ tăng lên khi thu nhập tăng lên Năm 1946 Simon Kuznet ước lượng thực nghiệm trên dãy số liệu tiêu dùng và tiết kiệm từ 1869 – 1938 cho thấy không có quan hệ như lý thuyết của Keynes Kết quả của Kuznet cho thấy tiết kiệm không thay đổi trong khi đó thu nhập của hộ gia đình tăng lên Sau đó nghiên cứu thực nghiệm của Brady và Friedman cũng cho kết quả tương tự Ando và Modigliani xây dựng lý
thuyết gọi là Giả thuyết vòng đời (Life Cycle Hypothesis) để giải thích sự mâu thuẩn của hàm số tiêu dùng
ngắn và dài hạn Ước lượng của họ cho thấy trong ngắn hạn hàm số tiêu dùng vẫn phù hợp với lý thuyết của
Keynes Giả thuyết về thu nhập thường xuyên (Permanent Income Hypothesis) của Friedman cũng có kết
luận tương tự
Trang 12về mức giá chứ không có chu kỳ kinh doanh về nhân dụng và sản lượng Trường phái Keynes thì cho rằng, sự trung lập của tiền chỉ có trong dài hạn chứ trong ngắn hạn thì cung tiền tăng mức giá sẽ không tăng theo một tỷ lệ, và do vậy cung tiền thực sẽ ảnh hưởng lên mức nhân dụng và sản lượng Sự bất đồng đó vẫn còn tiếp diễn và các nhà kinh
tế tiếp theo đã bảo vệ và phát triển thành hai truờng phái kinh tế gọi là: Cổ điển Mới và Keynes Mới
Cổ điển Mới
Thật ra Keynes đã thành công trong giải thích nền kinh tế gặp phải suy thoái kéo dài và
đề nghị đúng đắng là chính phủ phải can thiệp Tuy nhiên nhiều giả định “quá trớn” (cũng như vô số giả định quá trớn của các nhà kinh tế học khác!) của ông cũng là chỗ để các nhà kinh tế kế thừa trường phái Cổ điển – Cổ điển Mới tấn công Keynes đã giả định suất tiền lương danh nghĩa cứng nhắt và cho rằng đó là một biến ngoại sinh không được giải thích của mô hình là quá xa so với thực tế Nó phải được giải thích, có thể trong ngắn hạn tiền lương là cứng nhắt nhưng nó sẽ thay đổi trong trung và dài hạn Điều này ngụ ý rằng cũng có thể nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh như là các nhà kinh tế cổ điển suy luận, như sự điều chỉnh đó có thể chậm Những nhà kinh tế trong trường phái Cổ điển Mới cũng đặt nghi vấn xác đáng rằng: liệu phân tích chu kỳ kinh doanh trong giả định xuất tiền lương cứng nhắt (nghĩa là ngắn hạn) là có thoả đáng không? Thay vì nó phải được phân tích trong dài hạn khi mà các thị trường đều có sự cân bằng đồng thời? Hoặc là, phân tích của Keynes là phân tích tĩnh (static), song trong thực tế nếu các cá nhân là ra quyết định hợp
lý thì các tập hợp thông tin trong quá khứ lẫn những dự đoán trong tương lai nhất định phải có tác dụng nào đó
Có lẽ sự kiện đường cong Phillips là một cột mốc quan trọng tạo nên một không khí sét lại lý thuyết của Keynes (và những người theo ý tưởng của ông) Đường cong Phillips là tên gọi quen thuộc có mặt trong hầu hết các sách giáo khoa về kinh tế, đó là tên của nhà kinh tế - người mà vào năm 1958 có một nghiên cứu thực nghiệm nổi tiếng cho thấy mối quan hệ nghịch biến và ổn định giữa suất tăng của suất tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ thất nghiệp ở Anh Sau đó năm 1960, cũng trên ý niệm này, Samuelson và Solow đã phân tích cho Mỹ cũng nhận ra tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp có sự đánh đổi Hai kết quả này
đã ủng hộ mạnh mẽ cho lý thuyết của Keynes Tuy nhiên, trong thập niên 60 lý thuyết