1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới

386 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 386
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2010 Mã số: B10 - 07 Tên đề tài: PHỐI HỢP ĐIỀU TIẾT KINH TẾ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI Cơ quan chủ trì: Viện kinh tế Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Thị Túy Thư ký đề tài: Hoàng Thị Hương 8266 HÀ NỘI - 2010 2 LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Thị Túy 2. Thư ký đề tài: Hoàng Thị Hương 3. Cộng tác viên 1. CN. Bùi Xuân Anh 2. TS Hà Văn Ánh 3. Ths Nguyễn Đức Bình 4. CN Lâm Minh Công 5. CN Đỗ Vũ Cương 6. CN. Nguyễn Mạnh Cường 7. CN Nguyễn Xuân Cường 8. CN Lê Văn Chuyển 9. Ths Phùng Lê Dung 10. CN Mai Việt Dũng 11. Ths. Đào Thị Hà 12. PGS.TS Nguyễn Thị Như Hà 13. Ths. Trương Thị Diệp Hằng 14. CN. Nguyễn Việt Hiền 15. Ths. Nguyễn Thị Huệ 16. CN Nguyễn Văn Hồi 17. CN.Tăng Quốc Lập 18. CN. Nguyễn Thị Loan 19. CN. Trần Đức Lương 20. Ths. Phạm Văn Lương 21. CN Nguyễn Thanh Mai 22. TS. Đào Thị Ngọc Minh 23. CN Phan Văn Mến 24. CN. Bùi Thị Nhung 25. Ths. Hoàng Thị Tuyết Nhung 26. Ths. Trà Ngọc Phong 27. CN Nguyễn Hoài Phương 28. CN Hồ Quang Thanh 29. Ths Nguyễn Quốc Thanh 30. TS Nguyễn Ngọc Thanh 31. CN Lưu Quang Thắng 32. CN. Nguyễn Hữu Thế 33. CN. Nguyễn Gia Thiện 34. TS. Trần Đăng Thịnh 35. TS. Vũ Thị Thoa 36. CN Nguyễn Công Trình 37. PGS.TS Phạm Quốc Trung 38. CN. Nguyễn Anh Tuấn 39. TS. Hà Văn Tuấn 40. TS Phạm Thị Tuệ 41. CN Nguyễn Thị Tươi 42. CN Nguyễn Hữu Vượng 43. Ths Nguyễn Anh Xuân 3 CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG ĐỀ TÀI AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AMM : Bộ trưởng các nước ASEAN APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BIMP-EAGA: Tứ giác tăng trưởng nhanh Đông Á CMIM: Thoả thuận hoán đổi tiền tệ đa phương giữa các nước trong khu vực ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) EMEAP: Hội nghị ngân hàng trung ương các nước Đông Á và Thái Bình Dương EU: Liên minh châu Âu GATT: Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế MECOSUR: Thị trường chung Nam Mỹ NAFTA: Khu vực thương mại tự do Bắc Mỹ OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. WB: Ngân hàng th ế giới WTO: Tố chức thương mại thế giới MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Phần I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH SỰ PHỐI HỢP ĐIỀU TIẾT KINH TẾ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 11 1.1. Khủng hoảng kinh tế thế giới và vấn đề điều tiết nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới 11 1.2. Sự cần thiết phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới 33 1.3. Phương thức phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước và cơ chế thực hiện ph ối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước 41 Phần II. THỰC TRẠNG PHỐI HỢP ĐIỀU TIẾT KINH TẾ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 58 2.1. Phương thức phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong các kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới trước đây và những vấn đề đặt ra 58 2.2 Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay và vấn đề phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong cuộc khủng hoảng này 99 2.3. Tiến trình hình thành cơ chế phối hợp đ iều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay và những vấn đề đặt ra 114 Phần III. KHUYNH HƯỚNG PHỐI HỢP ĐIỀU TIẾT KINH TẾ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 130 3.1. Những tín hiệu mới và dự báo về phương thức phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới. 130 3.2. Khả năng hình thành một phương thức mới trong phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước hiện nay 136 3.3. Vai trò và giới hạn của việc hình thành phương thức phối hợp điều tiết nhà nướ c trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa 144 3.4. Một số vấn đề đặt ra đối với việc hình thành và vận hành phương thức phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới 148 3.5. Phối hợp quốc tế của Việt Nam trong ứng phó với khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 và nhận diện vai trò của nhà nước trong n ền kinh tế toàn cầu hóa 153 KẾT LUẬN 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mười năm sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á, thế giới lại đứng trước một cuộc khủng hoảng kinh tế mà mức độ nghiêm trọng và khả năng tàn phá lớn hơn gấp nhiều lần. Xuất phát từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ 1 , do những chính sách tín dụng dễ dãi của các ngân hàng và tổ chức đầu tư bất động sản, thông qua mối quan hệ kinh doanh “chằng chịt” của hệ thống ngân hàng thời đại toàn cầu hoá mà cuộc khủng hoảng khởi nguồn từ nước Mỹ đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều lĩnh vực và khu vực trên toàn thế giới, đẩy thế giới bước vào một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhấ t kể từ những năm 1930. Đã có nhiều liệu pháp được đưa ra từ hầu hết các quốc gia, khu vực, nhưng dường như chưa có liệu pháp nào tỏ ra có tác dụng. Trong khi đó, sức tàn phá của “cơn sóng thần” tài chính đến từ nước Mỹ vẫn mạnh và mạnh đến mức có lẽ không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Bố i cảnh này dường như đang hướng thế giới tới việc “bắt tay nhau” để vượt qua khủng hoảng và trên phương diện đó một tư duy về sự phối hợp hành động giữa các quốc gia hay là sự chung tay mang tính cộng đồng quốc tế đang được hình thành là điều dễ hiểu và khách quan. Mặt khác, khi khủng hoảng kinh tế và cách giải quyết hậu quả của nó đ ang trở thành chương trình nghị sự hàng đầu trên thế giới hiện nay. Thì bên cạnh việc tìm tòi, lý giải căn nguyên của cuộc khủng hoảng hay trăn trở với đối sách quốc gia trong giải quyết vấn đề này, đồng thời cũng là lúc những người nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách cũng như các chính trị gia quan tâm nhiều hơn tới các khía cạnh mang tính vĩ mô hơn, rằng đã đến lúc cần phải đánh giá lại những chính sách và triết lý kinh tế đang hiện hành, 1 Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu xảy ra từ 8/2007 khi American Home Mortagage Investment Corp - tập đoàn cho vay cầm cố lớn nhất Hoa Kỳ nộp đơn xin phá sản. Tiếp đó vào các quý I, II năm 2008, các ngân hàng và các tập đoàn đầu tư bất động sản lớn ở Mỹ liên tục suy sụp như: Ngân hàng đầu từ Bear Steams (3/2008), các tập đoàn bảo lãnh tín dụng nhà đất Fannie Mae và Freddie Mac (7/2008) v.v Đặc biệt, cuộc khủng hoảng tài chính này thực s ự bùng nổ vào tháng 9/2008 khi hàng loạt các tập đoàn lớn như: Merrill Lynch, tập đoàn bảo hiểm American International Group (AIG) và ngân hàng lớn thứ 4 nước Mỹ - Lehman Brothes, tuyên bố phá sản. 5 hay cũng cần phải xác định một cách cụ thể, rõ ràng về cấu trúc kinh tế, chính trị trong bối cảnh hiện tại, hay phải nhìn nhận lại vai trò của những nhân tố cơ bản trong cấu trúc kinh tế, xã hội v.v Nổi bật trong những trăn trở nêu trên, cùng với sự “bất lực” của “sức mạnh - đối sách” quốc gia trước tác động, ảnh hưởng của cuộc khủng ho ảng kinh tế đang hoành hành, thì vai trò điều tiết nhà nước, sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế hay sự phối hợp quốc tế trong đối phó khủng hoảng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù, vai trò điều tiết nhà nước, sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế cũng như sự phối hợp quốc tế mỗi khi nền kinh t ế quốc gia hay khu vực gặp khó khăn là điều không hề mới mẻ, nhưng với những gì đang diễn ra trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay và với sự lúng túng, bị động và chưa hiệu quả của những can thiệp chính sách ở cấp quốc gia, thì một lần nữa cho thấy sự cấp thiết phải đánh giá lại, nhận thức lại vai trò của nhà nước quố c gia, cũng như sự phối hợp quốc tế của các nhà nước trong đối phó khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay. Nhằm đảm bảo tiếp cận đa chiều và toàn diện với những lựa chọn chính sách hiệu quả thì sự phối hợp điều tiết giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới rất cần những nghiên cứu că n bản mang tính học thuật, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn giữa bối cảnh kinh tế, chính trị quốc tế với điều kiện thực tiễn khu vực, quốc gia trong tương quan với chiến lược phát triển. Bởi vậy, tính cấp thiết của đề tài được nhìn nhận trên 3 phương diện: lý luận, thực tiễn và nhận thức - học thuật. Trên phương diệ n lý luận từ trước đến nay, điều tiết kinh tế của nhà nước mới được khai thác ở những giác độ sau: Thứ nhất, điều tiết kinh tế nhà nước là mức độ tham gia, can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế đặt trong tương quan với tự điều tiết của thị trường, nhưng chưa có sự khẳng định rõ ràng về tính không thể thiếu của điều tiết kinh tế của nhà nước. Thứ hai, những nghiên cứu về điều tiết kinh tế của nhà nước mới chỉ dừng ở cấp độ quốc gia, tức điều tiết kinh tế của nhà nước trong phạm vi một nền kinh tế hay một mô hình kinh tế cụ thể. 6 Thứ ba, chưa có những nghiên cứu căn bản, hoàn chỉnh về phối hợp điều tiết nhà nước trên phương diện là các nhà nước chung tay cùng giải quyết những vấn đề kinh tế nảy sinh, nhất là trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thế giới Xuất phát từ thực tế lịch sử cho thấy, mỗi khi thế giới đứng trước bất k ỳ một “hiểm hoạ” hay “bất chắc” nào đó, bất kể là trên phương diện, kinh tế, chính trị, xã hội hay tự nhiên và những “hiểm họa” đó có ảnh hưởng tới số đông nhân loại thì sự phối hợp quốc tế thường được đề cao. Và phối hợp giữa các nhà nước trong giải quyết các vấn đề toàn cầu nói chung, khủng hoảng kinh tế khu vực, quốc tế nói riêng là thông lệ trong sự vận hành của quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, sự phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải có những thay đổi mới quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, Thứ nhất, trong bối cảnh nền kinh tế mới - nền kinh tế toàn cầu hoá, các nền kinh tế quốc gia như một bộ phận h ợp thành của chỉnh thể kinh tế toàn cầu. Do đó, điều tiết nhà nước quốc gia cần có những thay đổi, nhưng đồng thời sự phối hợp điều tiết giữa các nhà nước trong cấu trúc kinh tế mới cũng cần được thiết lập lại. Thứ hai, một cấu trúc kinh tế toàn cầu được hình thành, bên cạnh việc gia tăng mạnh mẽ các quan hệ tài chính, đầ u tư, thương mại toàn cầu. Thì những rủi ro tiềm ẩn trong cấu trúc kinh tế đồ sộ này cũng tăng lên, trong khi năng lực kiểm soát của các quốc gia là có hạn. Do đó, quan tâm tới việc hình thành một sự phối hợp điều tiết quốc gia trong cấu trúc kinh tế toàn cầu là vô cùng cần thiết. Thứ ba, phối hợp điều tiết nhà nước trong các quan hệ kinh tế quốc tế đã có từ trước và đến nay phối hợp quốc tế vẫn được duy trì, nhưng với những biến chuyển sâu sắc, mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, những thể chế quốc tế hiện tồn đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, nên cũng cần có những điều chỉnh, những thay đổi cho phù hợp. Thứ tư, xu hướng liên kết kinh tế khu vực và quốc tế đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Do đó, yêu cầu về việc thiết lập phương thức phối hợp 7 điều tiết nhà nước giữa các quốc gia là tất yếu khách quan. Nhưng sự vận hành và cách thức phối hợp điều tiết giữa các nhà nước trong các thể chế đó cần có những kiểm nghiệm và điều chỉnh. Trên phương diện nhận thức và học thuật: có sự khác nhau giữa quốc tế hoá và toàn cầu hoá, do đó nếu không nhận thức đúng đắn sẽ khó khăn trong việc xác lập sự phối hợp quốc tế trong giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay. Với những lý do nêu trên, cho thấy việc thiết lập phương thức phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung, trong khủng hoảng kinh tế thế giới nói riêng là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Vì vậy, đề tài “ Phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới” không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, phương pháp luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc, góp phần vào việc giải quyết một trong những vấn đề “nóng bỏng” đang được cả thế giới đặc biệt quan tâm. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phối hợp điều tiết nhà nước trong giải quyết các vấn đề khu vực, quốc tế là chủ đề không mới, sự phối hợp cũng đã được hình thành ở những mức độ nhất định. Đặc biệt là trong hai thập kỷ gần đây, thế giới vận hành trong một bối cảnh “kinh tế mới”, cùng với nhiều “biến cố” mang tính quốc tế xảy ra, đặc biệt là kh ủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997) và Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, đòi hỏi có sự phối hợp quốc tế trong giải quyết. Do đó, những công trình nghiên cứu về phối hợp điều tiết nhà nước trong giải quyết các vấn đề quốc tế tương đối đa dạng và trên nhiều phương diện. 2.1. Ngoài nước Các thể chế toàn cầu hoá đang là đối tượng củ a những công trình nghiên cứu nghiêm túc, của những tranh luận và của những mối bất đồng trong hàng ngũ các nhà kinh tế học, các chính khách và các nhà hoạch định chính sách. Một trong những vấn đề được tranh cãi như vậy đụng chạm đến nhà nước, năng lực nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế của mình cũng như sự phối hợp điều tiết nhà nước trong các thiế t chế toàn cầu. Xoay quanh những tranh 8 luận nêu trên về Nhà nước, các nghiên cứu thường tập trung vào những chủ đề cơ bản sau: - Toàn cầu hoá - sự biến đổi và mặt trái, trên cơ sở đó đề cập đến vai trò nhà nước và các thể chế toàn cầu. Trên phương diện này có thể kể đến các tác phẩm của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Friedman Thomas. L với quan niệm rằng: “ Toàn cầu hoá kinh tế không phải là một sự lự a chọn, mà là một hiện thực” 2 . Hay tác giả Lei Da với quan niệm: Toàn cầu hoá trong giai đoạn hiện nay ở mức độ rất lớn biểu hiện thành thị trường hoá kinh tế toàn cầu 3 …. Hoặc như James H.Mittelman: Những bộ phận cấu thành của toàn cầu hoá là những mối tương tác giữa sự phân chia lao động và quyền lực 4 .v.v George Soros 5 “Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản toàn cầu (xã hội mở bị nguy hiểm)”, Joseph e. Stiglitz 6 “Toàn cầu hoá và những mặt trái”, Peter Eigen 7 “Tham nhũng trong một thế giới toàn cầu” hay James H.Mittelman với “Hội chứng toàn cầu hoá, sự biến đổi và sự chống đối” - Tranh luận xung quanh chủ đề “chức năng kinh tế của Nhà nước quốc gia/truyền thống” trong nền kinh tế toàn cầu hoá. Trả lời cho câu hỏi tồn tại hay không tồn tại chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu hoá? Xoay quanh chủ đề này, các công trình nghiên cứu đi theo 2 hướng chính: Hướng thứ nhất cho rằng: toàn cầu hoá kinh tế đồng nghĩa với sự chi phối của lực lượng thị trường, lực lượng của Nhà nước dường như ngày càng 2 Friedman Thomas L. The Lexus and the Olive Tree, New York, Fara, Straus, Gioux, 1999, p. 10-15; Omae Kenichi, The Borderless World: Power and Stratery in the Interlinked Economy. New York, Harper Business, 1990, p.152. 3 LEI DA:Toàn cầu hoá kinh tế và chức năng của nhà nước, đối phó như thế nào với toàn cầu hoá kinh tế. Shijie jịngi yu zhengzhi, 2002n., d.7q.,d.39-44y. 4 “The Globalization Syndrome – Transformation and Resistance”- dịch “Hội chứng toàn cầu hoá, sự biến đổi và sự chống đối” , James H.Mittelman, Nxb Đại học Princeton năm 2000. 5 là chủ tịch cuả Soros Fund Management, là người sáng lập một mạng lưới toàn cầu của các quỹ chuyên trợ giúp cho các xã hội mở, người được mệnh danh là nhân vật số một trong giới tài chính, người có nhiều sách bán chạy nhất thế giới, là người có thể làm mất giá bất kỳ thứ tiền tệ nào trên thế giới, thâm chí có thể gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô toàn cầu. 6 Giáo sư, tiến sỹ kinh tế học nhận giải Nobel năm 2001 và từng là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, Phó chủ tịch cao cấp, nhà kinh tế trưởng WB Và là thành viên Viên Hàn lâm Khoa học quốc gia, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật, Hội Kinh tế Lượng (Mỹ) 7 Chủ tịch cơ quan minh bạch quốc tế 9 nhỏ bé, chức năng của Nhà nước dường như không còn quan trọng nữa, khắp nơi người ta nói đến sự “tiêu vong của Nhà nước ” 8 . Hướng tiếp cận thứ hai với các đại diện như Lukars, Romer, Barrow và Lei Da họ cho rằng: Toàn cầu hoá kinh tế với tính cách là biểu hiện của xã hội hoá sản xuất ở cấp độ toàn cầu. Nhưng những khiếm khuyết của thị trường không tự phát mất đi cùng với sự mở rộng biên giới thị trường. Do đó, đây là cơ sở để chức năng của Nhà nước có thể tồn tại. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện hữu cũng tập trung nghiệp cứu các khía cạnh như: xem xét vai trò nhà nước thay đổi như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hoá và bàn luận xoay quanh vấn đề điều tiết kinh tế của Nhà nước quốc gia và phối hợp điều tiết quốc tế của các Nhà nước trong ứng phó với khủng hoảng nói chung, khủng hoả ng kinh tế thế giới nói riêng; Nghiên cứu về sự hiện diện và vai trò của các thể chế tài chính quốc tế trong trợ giúp các quốc gia “ứng phó” với khủng hoảng. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước cho thấy: sự phối hợp điều tiết nhà nước là không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu hoá và đặc biệt cần thiết trong khủng hoảng kinh tế thế giới. Sự phối hợp đ iều tiết kinh tế giữa các nhà nước được hiện thực thông qua sự ra đời của các thể chế quốc tế. Song vấn đề hiện nay là các thể chế quốc tế hiện hành không tương thích với sự vận hành của nền kinh tế toàn cầu và chưa thể hiện sứ mệnh giám sát quốc tế cũng như chưa thực hiện các ứng xử quốc tế m ột cách hiệu quả. 2.2. Trong nước Các công trình nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước, chức năng kinh tế của Nhà nước hay điều tiết kinh tế của Nhà nước nói chung thì tương đối nhiều và khá phong phú với nhiều nội dung và các tiếp cận khác nhau. Nhưng các nghiên cứu về phối hợp điều tiết nhà nước trong khủng hoảng hay khủng hoảng tài chính quốc tế là rất ít và chưa hề có một nghiên cứu cơ bản, hoàn thiện nào về cơ chế này ở Việt Nam. Về phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước, các nghiên cứu thường tiếp cận dưới dạng 8 Lei Da, Yu Chunhai: Tiếp cận toàn cầu hoá kinh tế, Nxb Kinh tế tài chính Trung Quốc, 2001, tr 57. [...]... thời gian và kinh phí, nội dung nghiên cứu dự kiến gồm 3 phần chính: Phần I: Cơ sở khoa học của việc hình thành sự phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới Phần II: Thực trạng phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới Phần III: Khuynh hướng phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới và những... CÁC NHÀ NƯỚC TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1 KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ ĐIỀU TIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 1.1.1 Khủng hoảng kinh tế thế giới: quan niệm, bản chất, đặc trưng 1.1.1.1 Quan niệm về khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng kinh tế thế giới Mặc dù khủng hoảng kinh tế nói chung đã có lịch sử gần 400 năm9, song cho đến nay, qua các kết quả nghiên cứu về khủng. .. điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Nghiên cứu xác định rõ cơ sở khoa học của việc hình thành sự phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới; - Nghiên cứu thực trạng phối hợp điều tiết kinh tế giữa các. .. nghĩa của các sự kiện, các vấn đề kinh tế của mỗi 32 nước tuỳ thuộc vào vị thế của chúng trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vận hành theo hướng tự do hoá và toàn cầu hoá 1.1.2 Vai trò của nhà nước và điều tiết của nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới 1.1.2.1 Vai trò của nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới Đối phó với khủng hoảng kinh tế, giải pháp trước tiên được áp dụng một cách phổ... ngày nay, toàn cầu hoá kinh tế trở thành xu hướng chủ đạo chi phối các quá trình phát triển kinh tế, bởi vậy khủng hoảng kinh tế trong điều kiện toàn cầu hoá thường là khủng hoảng kinh tế khu vực hay khủng hoảng kinh tế thế giới, điểm “bộc phát” của khủng hoảng thường là những trung tâm kinh tế năng động xét trong tổng thể nền kinh tế khu vực hay toàn cầu Trong đó, nhân tố "kinh tế ảo" được coi là những... đối dài, phương thức phối hợp khá đa dạng, công cụ điều tiết rất phong phú và phạm vi điều tiết cũng rất rộng lớn bao trùm ở hầu khắp các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội Nhưng trong nghiên cứu này, phạm vi của đề tài được giới hạn ở sự phối hợp 12 các nhà nước nhằm điều tiết kinh tế trong đại khủng hoảng kinh tế nói chung và đặc biệt chú trọng trong khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay 5 Kết cấu... qua khủng hoảng kinh tế mà không có “bàn tay nhà nước Vai trò của nhà nước tỷ lệ thuận với mức độ trầm trọng của khủng hoảng kinh tế và vai trò này không chỉ giới hạn trong nội vi nền kinh tế quốc gia mà nó bao hàm cả trong các quan hệ kinh tế quốc tế Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, liệu pháp nhà nước đã và đang được áp dụng rộng khắp trên toàn thế giới bất kể mức độ ảnh hưởng của khủng hoảng. .. mạnh hay nhà nước yếu, nhà nước có thực lực hay không Do vậy, sự thành bại của mỗi quốc gia/dân tộc trong phát triển kinh tế nói chung, trong ngăn ngừa, đối phó với khủng hoảng kinh tế nói riêng phụ thuộc vào năng lực của nhà nước trong thực hiện vai trò của mình 1.1.2.2 Điều tiết của nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới Điểm qua lịch sử các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cho thấy, không một... tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới trước đây và hiện nay, chỉ ra những thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết; - Dự báo khuynh hướng, khả năng và một số vấn đề đặt ra trong việc hình thành phương thức phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước hiện nay 4 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài Phối hợp điều tiết giữa các nhà nước đã có lịch sử tương... cứu về các thể chế liên kết khu vực hay quốc tế trên từng lĩnh vực hoặc là sự tham gia của Nhà nước quốc gia vào những thể chế khu vực/quốc tế hiện hành hoặc coi đó là sự biến đổi của Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu mới - thông qua các nghiên cứu về toàn cầu hoá Còn về phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới thường được nghiên cứu dưới giác độ là sự hợp tác . THÀNH SỰ PHỐI HỢP ĐIỀU TIẾT KINH TẾ GIỮA CÁC NHÀ NƯỚC TRONG KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 11 1.1. Khủng hoảng kinh tế thế giới và vấn đề điều tiết nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới 11 1.2 trạng phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới Phần III: Khuynh hướng phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới. sự phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nướ c trong khủng hoảng kinh tế thế giới; - Nghiên cứu thực trạng phối hợp điều tiết kinh tế giữa các nhà nước trong khủng hoảng kinh tế thế giới

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN