1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp trong học thuyết kinh tế của trường phái tiền tệ

21 2K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 191 KB

Nội dung

Friedman chính là người đã lập nên trường phái kinh tế học vĩ mô rấtcó ảnh hưởng – phái trọng tiền monetarism.. Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhậ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP TRONG HỌC THUYẾT

KINH TẾ CỦA "TRƯỜNG PHÁI TIỀN TỆ"

GVHD: TS LÊ KIÊN CƯỜNG

Trang 2

Xuất hiện khuynh hướng phê phán học thuyết Keynes và do đó phục hồi tưtưởng tự do kinh tế nhưng có sửa đổi để thích ứng với tình hình mới.

Nguồn gốc: tư tưởng tự do kinh tế của các nhà cổ điển (cuối thế kỷ XVIII đầuthế kỷ XIX) được phát triển ở các nhà cổ điển mới (cuối thế kỷ XIX đến thập kỷ 30của thế kỷ XX) Gọi là chủ nghĩa tự do cũ Sau đó tư tưởng chủ nghĩa tư bản có điềutiết (Keynes) thống trị, đến những năm 70 của thế kỷ XX thì tư tưởng tự do kinh tếđược phục hồi dẫn đến sự xuất hiện của "chủ nghĩa tự do mới" hay "chủ nghĩa bảothủ mới"

Chủ nghĩa tự do mới được phát triển dưới nhiều tên gọi khác nhau như: chủnghĩa bảo thủ mới (ở Mỹ), chủ nghĩa tự do mới (ở Đức), chủ nghĩa cá nhân mới (ởAnh), chủ nghĩa kinh tế mới (ở Áo), …

Một trong những trường phái chính của chủ nghĩa này đó là trường phái Trọngtiền hay Trường phái kinh tế tự do Chicago Chủ nghĩa trọng tiền được hình thànhtừ những năm 50 của thế kỉ XX Đại biểu nổi tiếng nhất và cũng là thủ lĩnh củatrường phái này là Milton Friedman, nhà kinh tế học người Mỹ Ngoài ra còn nhiềunhà kinh tế học lớn khác như: Allan Melizer, Jerry Jordan (cố vấn kinh tế củaReagan),…

1.2 Tiểu sử của Milton Friedman

Milton Friedman (31/07/1912 – 16/11/2006), là một nhà kinh tế học đoạt giải

Nobel người Mỹ Là người ủng hộ chủ nghĩa tư bản tự do, ông đã có những đónggóp quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô, lịch sử kinhtế và thống kê Năm 1976, Friedman nhận Giải Nobel Kinh tế vì những đóng góp

Trang 3

vào lĩnh vực phân tích tiêu dùng, lịch sử và lý thuyết tiền tệ cũng như vì công laocủa ông trong việc chứng minh tính phức tạp của chính sách ổn định kinh tế vĩ mô.Theo tờ The Economist, Friedman là nhà kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất vào nửasau thế kỷ 20 Friedman chính là người đã lập nên trường phái kinh tế học vĩ mô rấtcó ảnh hưởng – phái trọng tiền (monetarism) Tư tưởng chính trị của Friedman nhấnmạnh những ưu thế của thị trường và những bất lợi khi Nhà nước can thiệp vào nềnkinh tế đã định hình quan điểm của những người theo trường phái bảo thủ và tự doở Mỹ Quan điểm của ông về chính sách tiền tệ, thuế khóa, tư nhân hóa và giảm bớtsự can thiệp của chính phủ đã có tác động to lớn tới chính sách của nhiều nước trênthế giới, đặc biệt là dưới thời Ronald Reagan ở Mỹ và Margaret Thatcher ở Anh.

1.3 Các quan điểm kinh tế của trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ

Lập trường cơ bản của phái Trọng tiền là phải thả lỏng nền kinh tế và chống lạisự can thiệp của chính phủ vào sự vận động của nền kinh tế Những người theo pháinày chủ trương vai trò của chính phủ là duy trì một tốc độ tăng tiền tệ ổn định hằngnăm, và điều đó sẽ đảm bảo một sự tăng trưởng kinh tế vững chắc với giá cả ổnđịnh

Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ chủ trương tự do hóa nền kinh tế, đồngthời nhấn mạnh vai trò tự điều tiết của thị trường

- Về tình trạng nền kinh tế: cho rằng giá cả và tiền lương trong điều kiện mớilà tương đối linh hoạt, mềm dẻo

- Thị trường vẫn có khả năng tự động điều tiết Trường phái này cho rằng cơchế thị trường tự nó đã đảm bảo sự cân bằng cung cầu tổng quát ở gần sát với mứcsản lượng cân bằng

- Do thị trường có khả năng tự điều chỉnh nên nền kinh tế có khả năng pháthuy tiềm năng của mình GNP thực tế gần sát GNP tiềm năng Do đó đường tổngmức cung không phải là một khoảng nằm ngang mà là một đường dốc đứng gần vớiGNP (GNP: tổng thu nhập quốc dân)

Trang 4

- Tổng cầu: khi đường tổng cung là một đường dốc đứng, tổng cầu thay đổithì nó không thay đổi hình dáng kể GNP thực tế mà chỉ làm thay đổi giá cả

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu: trường phái này cho rằng chính sáchtài chính không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng cầu mà nhân tố quan trọng quyếtđịnh chính là khối lượng tiền tệ nói đúng hơn là tổng mức cung về tiền tệ

Theo quan điểm trọng tiền hiện đại ở Mỹ: tổng cung tiền tệ là một nhân tố chủquan Vì vậy, nó thường không ổn định và nó thường đặc biệt dễ bị chi phối bởinhân tố chính trị như là chu kỳ kinh doanh chính trị (chu kỳ bầu cử tổng thống, nghịsĩ quốc hội ) Trong khi đó tổng mức cầu về tiền tệ là một đại lượng khách quan,tương đối ổn định vì nó phụ thuộc vào GNP tiềm năng

Trường phái trọng tiền hiện đại Mỹ quan tâm đến căn bệnh chủ yếu của nền kinhtế: không phải là suy thoái và thất nghiệp mà căn bệnh nguy hiểm nhất là lạm phát.Trường phái này đề ra biện pháp để chống lạm phát như sau: thực hiện một chínhsách tiền tệ, cụ thể, chủ động làm tăng tổng mức cung tiền tệ từ 3-4%/năm (phù hợpvới tốc độ tăng của tổng mức cầu tiền tệ là xấp xỉ mức phát triển của GNP tiềmnăng Một điểm cần chú ý ở đây là lạm phát giảm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệptăng

1.4 Lý thuyết trọng tiền hiện đại ở Mỹ

1.4.1 Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập

Thứ nhất, về thái độ ứng xử của người tiêu dùng, theo M.Friedman trong điều

kiện ổn định sẽ có hai nguyên nhân làm cho tiêu dùng cao hơn thu nhập là: Sự ổnđịnh chi và các khoản thu nhập tăng lên Sự tiêu dùng thông thường phụ thuộc vàothu nhập, lãi suất và thu nhập từ tài sản vật chất

Thứ hai, về thu nhập, theo M.Friedman, thu nhập (Y) trong một thời kỳ nhất

định bao gồm: thu nhập thường xuyên Yp và thu nhập tức thời (Yt): Y=Y p +Y t

Yp: của cải mà cá nhân nhận đuợc do nghề nghiệp mang lại

Yt: thu nhập do các nhân tố khác

Trang 5

Tiêu dùng (C) là tổng số của tiêu dùng thường xuyên (Cp) và tiêu dùng nhất thời(Ct): C= Cp+ Ct

Giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên có mối quan hệ vớinhau Mối quan hệ này được thể hiện bằng đẳng thức sau: Cp = k(i,w,u)Yp

Trong đó:

k: Hệ số chỉ tương quan giữa tiêu dùng thường xuyên và thu nhập thường xuyên.i: Lãi suất

w: Tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên

u: Sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm

Qua đẳng thức trên, M.Friedman cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộcvào lãi suất, tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên và sự phânchia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chứ không phải là thu nhập thườngxuyên

1.4.2 Lý thuyết tiền tệ và thu nhập quốc dân

Đây là lý thuyết nổi tiếng của Friedman và của phái trọng tiền Nội dung cơ bảncủa lý thuyết này có thể khái quát thành những điểm dưới đây:

Thứ nhất, nhân tố quyết định sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia là mức cung

tiền tệ Theo M.Friedman và những người theo phái trọng tiền hiện đại, các biến sốvĩ mô như: giá cả, sản lượng, công ăn việc làm phụ thuộc vào mức cung tiền tệ chứkhông phải vào chính sách tài chính (thuế và chi tiêu ngân sách) của trường pháiKeynes

Mức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc vào quyết định chủ quancủa chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Nếu ngân hàng trung ương pháthành không đủ tiền thì dễ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, còn nếu phát hành thừa tiềnthì lại bị lạm phát

Mức cầu tiền tệ có tính ổn định cao, nó được quyết định bởi thu nhập Mức cầudanh nghĩa về tiền đuợc xác định bởi công thức: Md = f(Yn,i)

Trang 6

Trong đó:

Md: Mức cầu danh nghĩa về tiền tệ

Yn: Thu nhập danh nghĩa

i: Lãi suất danh nghĩa

Qua công thức trên, những người trọng tiền hiện đại cho rằng sự thay đổi cầu vềtiền tệ phụ thuộc vào sự thay đổi của thu nhập, còn lãi về tiền là nhân tố ngoại sinhcủa nền kinh tế

Từ đó có thể trình bày công thức cầu về tiền dưới dạng đơn giản sau:

Md=f(Yn)

Qua những phân tích trên, M.Friedman cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế1929-1933 diễn ra ở Mỹ là do hệ thống dự trữ liên bang (FED) đã phát hành một sốtiền ít hơn mức cung tiền tệ Từ đó, ông đề nghị thực hiện chu kỳ tiền tệ và thu nhậpquốc dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳ phát triển.Trong thời kỳ khủng hoảng thì tăng mức cung tiền tệ để đưa nền kinh tế thoát khỏikhủng hoảng, còn trong thời kỳ phồn vinh thì giảm mức cung tiền để kìm hãm bớtmức phồn vinh Theo ông, để giữ sự ổn định trong nền kinh tế cần tăng khối lượngtiền hàng năm ổn định mức từ 3-4%

Thứ hai, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào khối lượng tiền tệ.

Từ công thức: M.V = P.Q => P = V/Q.M

Trong đó: M: là mức cung tiền tệ

V: tốc độ lưu thông của tiền tệ

Q: số lượng hàng hóa, dịch vụ trong nămP: giá cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ

Ta có: Nếu V,Q không đổi thì P phụ thuộc vào M Khối lượng tiền tệ càngnhiều thì giá cả hàng hóa càng tăng cao Do đó, các nhà trọng tiền hiện đại quan tâmđến việc ổn định tiền tệ và chống lạm phát Theo họ, vấn đề cần quan tâm trong nềnkinh tế là lạm phát, là căn bệnh nan giải của xã hội cần phải giải quyết

Trang 7

Một chính quyền tạo ra lạm phát cao hơn không chắc đã có thể giảm đượcthất nghiệp một cách ổn định Thất nghiệp tạm thời có thể giảm xuống, nếu lạmphát là một bất ngờ, nhưng trong dài hạn, thất nghiệp sẽ được xác định bởi nhữngyếu tố khác trên thị trường lao động.

M.Friedman đã đưa ra khái niệm "thất nghiệp tự nhiên" trong nền kinh tế, từđó trở thành khái niệm cơ bản trong phân tích thị trường lao động theo lý thuyết tự

do "Ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn luôn có một mức thất nghiệp mang đặc tínhlà tương hợp với thế cân đối trong cơ cấu tỷ lệ lương thực tế Tỷ lệ thất nghiệpnếu thấp hơn mức ấy tức là cầu quá lớn về lao động do đó sẽ gấp sức ép vào sựgiảm tiền lương thực tế" (Vai trò của chính sách tiền tệ, American EconomicReview, tháng 3-1968) Các chính sách không nên cố cưỡng bức nền kinh tế giảmmức thất nghiệp xuống dưới mức này thông qua các chính sách kích thích, vì kếtquả sẽ chỉ là lạm phát triền miên

Thứ ba, trường phái trọng tiền hiện đại ủng hộ và bảo vệ quan điểm tự do

kinh tế, chế độ tư hữu, quyền tự do hoạt động của các doanh nghiệp và nhà nướckhông nên can thiệp sâu vào kinh tế Vì nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang phát triểncao, tương đối ổn định, thường xuyên ở tình trạng cân bằng động; hệ thống tự điềuchỉnh nền kinh tế dựa vào các qui luật kinh tế khách quan, mà không cần sự canthiệp sâu của nhà nước

Trang 8

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT HỌC THUYẾT KINH TẾ

CỦA TRƯỜNG PHÁI TRỌNG TIỀN

2.1 Lý thuyết về thái độ ứng xử của người tiêu dùng và thu nhập:

Về thái độ ứng xử của người tiêu dùng, học thuyêt trọng tiền cho rằng trongđiều kiện ổn định, sự tiêu dùng phụ thộc vào thu nhập, lãi suất và thu nhập từ tài sảnvật chất

Về thu nhập, học thuyết này cho rằng thu nhập (Y) trong một thời kỳ nhấtđịnh bao gồm thu nhập thường xuyên Yp và thu nhập tức tời Yt

w: Tương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên

u: Sự phân chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm

Từ đẳng thức trên, Friedman cho rằng tiêu dùng thường xuyên phụ thuộc vàolãi suất, thương quan giữa tài sản vật chất với thu nhập thường xuyên và sự phân

Trang 9

chia thu nhập cho tiêu dùng và tiết kiệm là chính chứ không phải là thu nhập tứcthời.

Học thuyết kinh tế trọng tiền của Friedman tập trung vào việc nghiên cứuhàm tiêu dùng Nếu như theo Keynes, khi thu nhập tăng lên dẫn tới khuynh hướngtiêu dùng giảm dần Thì Friedman lại cho rằng, tiêu dùng thường xuyên phụ thuộcvào thu nhập thường xuyên - khoản thu nhập ít thay đổi trong thời gian dài Theođó, thu nhập tăng thêm do sự thay đổi của các chính sách trong ngắn hạn, đối vớingười thụ hưởng nó đóng vai trò như một khoản thu nhập bất ngờ tạm thời, vàkhông nhất thiết phải chi tiêu

2.2 Lý thuyết về tiền tệ và thu nhập quốc dân

Nội dung cơ bản của lý thuyết này có thể khải quát như sau:

2.2.1 Mức cung tiền tệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng của sản lượng quốc gia

Theo M Friedman và những nhà nghiên cứu của trường phái trọng tiền hiệnđại, các biến số vĩ mô: giá cả, sản lượng, công ăn việc làm phụ thuộc vào mức cungtiền tệ chứ không phải vào chính sách tài chính như trường phái Keynes đã chỉ ra

Mức cung tiền tệ thường không ổn định và phụ thuộc vào chính sách củangân hàng trung ương Trong trường hợp lượng tiền phát hành vào nền kinh tế quánhiều sẽ dẫn đến lạm phái, ngược lại nếu phát hành không đủ tiền sẽ dẫn đến khủnghoảng kinh tế

Trên cơ sở những lý luận của mình, Friedman cho rằng cuộc khủng hoảngkinh tế 1939-1933 diễn ra ở Mỹ là do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã phát hànhmột số tiền ít hơn mức cung tiền tệ Từ đó ông đề xuất việc thực hiện chu kỳ tiền tệvà thu nhập quốc dân nhằm chủ động điều tiết mức cung tiền tệ trong từng thời kỳphát triển Theo đó, thời kỳ khủng hoảng thì tăng mức cung tiền tệ để đưa nền kinhtế thoát khỏi khủng hoảng, trong thời kỳ phồn vinh thì giảm mức cung tiền tệ đểkìm hãm bớt mức phồn vinh

Trang 10

Học thuyết trọng tiền chỉ ra rằng, cách duy nhất để khắc phục một cách hiệuquả lạm phát và các chu kỳ kinh tế là kiểm soát sự gia tăng cung tiền tệ, và do đó,học thuyết này ủng hộ quan điểm hạn chế sự kiểm soát của chính phủ càng nhiềucàng tốt cho nền kinh tế Để làm được điều này, Friedman đề xuất việc ấn địnhtrong hiến pháp một tỷ lệ gia tăng tiền tệ hàng năm tương ứng với mức tăng bìnhquân của sản lượng quốc gia, vào khoảng giữa 3% và 5%.

2.2.3 Giá cả hàng hóa phụ thuộc vào mức cung tiền tệ

Học thuyết trọng tiền cố gắng đo lường mối quan hệ giữa lượng tiền đượctạo ra và mức giá chung, dựa trên ý tưởng là lượng tiền và lạm phát biến thiên cùngchiều với nhau Lập luận này xuất phát từ việc tiền tệ được xem như một hàng hoá.Theo đó, sản phẩm kinh tế càng hiếm càng có giá trị cao, và ngược lại Do tiền tệđược xử lí như mọi sản phẩm kinh tế khác nên khối lượng tiền càng nhiều đồngnghĩa với giệ giá trị của nó càng thấp Điều này có nghĩa là những sản phẩm và dịchvụ mà đồng tiền này mua được sẽ đắt tính theo giá của đồng tiền này Như vậy,lượng tiền tệ trong lưu thông ấn định lạm phát và do đó ấn định mức giá chung

Học thuyết này chỉ ra rằng giữa giá cả hàng hóa và khối lượng tiền tệ có mốiquan hệ với nhau qua công thức:

M.V=P.Q hay P=V/(M.Q)

Trong đó:

M: Mức cung tiền tệ

V: Tốc độ lưu thông của tiền tệ

Q: Số lượng hàng hóa, dịch vụ trong năm

P: Giá cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ

Theo đó, trong điều kiện tốc độ lưu thông tiền tệ và số lượng hàng hóa, dịchvụ trong năm không đổi thì giả cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc vàomức cung tiền tệ Khối lượng tiền tệ càng nhiều thì giá cả hàng hóa càng tăng cao

Do đó, các nhà nghiên cứu trường phái trọng tiền hiện đại quan tâm đến việc ổnđịnh tiền tệ và chống lạm phát

Ngày đăng: 15/04/2017, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w