1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lao động việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện anh sơn nghệ an

35 436 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 591 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG LÂM NGƯ NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNGVIỆC LÀM HƯỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN HUYỆN ANH SƠNNGHỆ AN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người thực hiện: Đậu Thị Triều Lớp: 47K3 Khuyến nông & PTNT Người hướng dẫn: Ths. Nguyễn Công Thành Vinh,5/2010 i 1 Lời cam đoan ! Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp là công trình khoa học do bản thân tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo Ths.Nguyễn Công Thành - Giảng viên Khoa Nông Lâm Ngư trường Đại Học Vinh. Vinh, tháng 5 năm 2010 Sinh viên Đậu Thị Triều 2 ii Lời cảm ơn ! Sau một thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy cô giáo trong khoa Nông Lâm Ngư trường Đại Học Vinh, các cán bộ công nhân viên của Trạm Khuyến nông Huyện Anh Sơn cùng các phòng ban thuộc UBND Huyện Anh sơn đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài: “ Thực trạng mâu thuẫn nảy sinh giữa định hướng xã hội hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn với nhu cầu xã hội tại Huyện Anh Sơn”. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, Cô giáo Khoa Nông Lâm Ngư trường Đại Học Vinh đã quan tâm giúp tôi được hoàn thành đợt thực tập này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Thầy giáo Ths. Nguyễn Công Thành - người đã trực tiếp hướng dẫn tôt rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới trạm Khuyến nông Huyện Anh sơn, Phòng Lao động thương binh xã hội, Phòng giáo dục đào tạo, Trung tâm GDHN, Trường THPT Anh Sơn 1, THPT Anh sơn 2, Trường THPT Anh Sơn 3… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thu thập số liệu có liên quan. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Vinh, tháng 5 năm 2010 Sinh Viên Đậu Thị Triều 3 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CN-XD Công nghiệp xây dựng KHKT Khoa học kĩ thuật THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông THCN Trung học chuyên nghiệp TTHNDN Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề TTCN T Tiểu thủ công nghiệp ILO IntermationnalLabour Organization UBND Ủy ban nhân dân XKLĐ Xuất khẩu lao động 4 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất Huyện Anh Sơn Bảng 3.2. Hiện trạng dân số lao động Huyện Anh Sơn Bảng 4.1. Trình độ học vấn của người lao động Bảng 4.2. Trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động Bảng 4.3. Thanh niên trường học huyện Anh Sơn Bảng 4.4. Lao động trong các ngành kinh tế huyện Anh Sơn Bảng 4.5. Lao động hoạt động kinh tế theo trình độ học vấn hình thức làm việc Bảng 4.6. Lao động hoat động kinh tế theo trình độ chuyên môn hình thức làm việc Bảng 4.7. Số chỗ việc làm tạo mới thời kì 2006-2009 Bảng 4.8. Mức độ hiệu quả của các hình thức hướng nghiệp trong nhà trường Bảng 4.9. Những khó khăn trong chọn nghề của học sinh Bảng 4.10. Tình hình lao động nâng cao tay nghề 2006-2009 5 v DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ HÌNH VẼ Sơ đồ 3.1. Sơ đồ phân bố lao động huyện Anh Sơn Biểu đồ 4.1. Biểu đồ phân bố lao động huyện Anh Sơn Biểu đồ 4.2. Trình độ học vấn của người lao động Biểu đồ 4.3. Trình độ chuyên môn của người lao động Biểu đồ 4.5. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân Biểu đồ 4.6. Lao động hoạt động kinh tế theo trình độ học vấn hình thức làm việc Biểu đồ 4.7. Lao động hoạt động kinh tế theo trình độ chuyên môn hình thức làm việc Biểu đồ 4.8. Số chỗ việc làm tạo mới 2006-2009 Biểu đồ 4.9. Lao động qua đào tạo hàng năm DANH MỤC CÁC HỘP PHỎNG VẤN Hộp 4.1. Câu chuyện cơ giới hóa nông nghiệp Hộp 4.2. Câu chuyện vay vốn Hộp 4.3. Câu chuyện hướng nghiệp 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, nguồn nhân lực được đánh giá là nhân tố chủ đạo có ý nghĩa quyết định trong hệ thống các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội. Ở nước ta, trong sự nghiệp CNH – HĐH, vốn con người (human capital), tức là nguồn nhân lực (human resource), đặc biệt là nguồn lực thanh niên có tầm quan trọng trong việc khai thác phát huy nội lực nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Thanh niên nước ta ( từ 15 – 34 tuổi ) là lực lượng xã hội hùng hậu, chiếm gần 29% dân số chiếm 50% lao động xã hội. Hiện nay, thanh niên nước ta có trình độ học vấn; nghề nghiệp, trình độ KHKT cao hơn trước. Đời sống vật chất tinh thần được nâng cao, sức khỏe tình trạng thể chất của thanh niên có tiến bộ. Phần lớn thanh niên có khát vọng vượt qua đói nghèo, lạc hậu [8]. Tuy nhiên, thanh niên cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn hạn chế: Khó khăn lớn nhất của thanh niên là vấn đề việc làm. Hàng ngàn thanh niên đô thị bị mất việc, tỷ lệ thời gian lao động trong năm của thanh niên nông thôn chưa được 75%, chưa đến 15% lao động trẻ được đào tạo nghề nghiệp, trong khi đó lực lượng lao động có trình độ cao rất ít. Hạn chế của thanh niên chính là trình độ chuyên môn, trình độ KHKT, ngoại ngữ của đa số thanh niên còn thấp. Đặc biệt là thanh niên khu vực nông thôn. [8] Thanh niên cũng là lứa tuổi chuyển từ trẻ em sang người lớn, họ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trước những ngả rẽ của cuộc đời, đó chính là việc lựa chọn hướng đi, lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Họ là lứa tuổi cần được giáo dục định hướng cả trong lối sống lựa chọn nghề nghiệp. Trong thời đại được đặc trưng bởi những thách thức lớn như thay đổi công nghệ, toàn cầu hóa, bất ổn định về kinh tế suy giảm các nguồn lực thì việc hình thành kĩ năng lập nghiệp cho thế hệ trẻ được coi là sự chuẩn bị hết sức cần thiết cho tất cả những người lao động bất kể họ sẽ tự tạo việc làm hay làm công ăn lương. [12] 7 Anh Sơnhuyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Nghệ An với 19 xã 1 thị trấn, trong đó khu vực nông thôn chiếm đại bộ phận dân số lực lượng lao động của toàn huyện. Mặc dù đã được Đảng, chính quyền địa phương các tổ chức đoàn thể - xã hội quan tâm đến việc giải quyết đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động, đến công tác hướng nghiệp cho thanh niên, xác định đó là công tác quan trọng nhằm phát huy nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Song hiệu quả sử dụng chưa cao tỷ lệ lao động thiếu việc làm hàng năm vẫn diễn ra, công tác hướng nghiệp cho thanh niên còn thiếu hiệu quả mang tính hình thức. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu lao động - việc làm hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện Anh Sơn Tỉnh Nghệ An” làm đề tài tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá đúng hiện trạng sử nguồn lao động, việc làm cho thanh niên nông thôn dưới góc độ xem xét mối quan hệ cung cầu trên thị trường lao động công tác định hướng nghề nghiệp cho thanh niên nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động nông thôn ở địa phương trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tạo ra sự hiểu biết sâu sắc về thực trạng sử dụng nguồn lao động, việc làm của thanh niên nông thôn huyện Anh Sơn. - Phân tích, đánh giá công tác hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện Anh Sơn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, việc làm cho thanh niên nông thanh niên nông thôn huyện Anh Sơn trong thời gian tới. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Việc làm tạo việc làm 1.1.1.1. Việc làm a, Khái niệm Việc làm là một khái niệm tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế nhân khẩu, nó là vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Theo tổ chức Lao động thế giới (ILO) khái niệm về người có lao động như sau : “Người có việc làm là những người làm việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật”.[6] Ở nước ta theo từ điển Tiếng Việt (xuất bản 1992) xác định việc làm như sau : 1. Hành động cụ thể; 2. Công việc được giao cho làm được trả tiền công. Theo điều 13, Bộ luật lao động Việt Nam đã xác định: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.[10] Có thể nói quan niệm về việc làm ở nước ta hiện nay cũng có thay đổi so với trước đây. Người có việc làm không nhất thiết phải vào biên chế Nhà nước, làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước mà có thể làm việc ở mọi thành phần kinh tế hoặc bản thân người lao động tự tạo ra để có thu nhập. Việc làm là biểu thị khả năng lao động thực tế của các thành viên trong xã hội. Tự mình hoặc liên kết với các thành viên tiến hành một loại hoạt động xã hội có ích nào đó, bằng cách họ đảm bảo các phương tiện để thoả mãn nhu cầu của bản thân mình những nhu cầu nhất định của xã hội Trong mỗi một xã hội việc làm phụ thuộc vào các yếu tố sau: Đó là mối quan hệ giữa số lượng việc làm với dân cư, trong đó quan trọng nhất là bộ phận dân cư có khả năng làm việc. - Mức độ việc làm không tách khỏi mức độ phát triển của cơ sở vật chất kĩ thuật. 9 - Phát triển tiềm năng của cải của đất nước - Phụ thuộc vào nhân tố chính trị, kinh tế - xã hội Để làm sáng tỏ thêm khái niệm việc làm người ta còn đưa ra khái niệm việc làm đầy đủ việc làm hợp lý: Việc làm đầy đủ: Là sự thoả mãn đầy đủ việc làm cho bất kì ai có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Hay nói cách khác, việc làm đầy đủ là trạng thái mà mỗi người có khả năng lao động, muốn làm việc thì có thể kiếm được việc làm trong thời gian tương đối ngắn. Khái niệm việc làm đầy đủ nói lên sự có việc làm về mặt số lượng. [6] Việc làm hợp lý: Việc làm hợp lý là hàm chứa việc làm đầy đủ việc làm đó phải phù hợp với khả năng, nguyện vọng của người lao động. Do vậy, việc làm hợp lý có khả năng đưa lại năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cao hơn việc làm đầy đủ. [6] Do đó, trong quá trình thực hiện việc làm đầy đủ cần từng bước thực hiện việc làm hợp lý, tuy nhiên sự phân biệt hai khái niệm này chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì trong nền kinh tế thị trường có điều tiết thì việc làm đầy đủ việc làm hợp lý không có nghĩa là không có người thất nghiệp. Đối với những nước có nền kinh tế phát triển, có điều kiện mở rộng sản xuất, nhưng nguồn lao động tăng chậm dẫn đến thiếu lao động. Ngược lại, đối với những nước chậm phát triển, khả năng mở rộng sản xuất còn hạn chế, nguồn lao động dồi dào dẫn đến một bộ phận không nhỏ lao động muốn làm việc nhưng không có việc làm. Cũng theo ILO: “Người thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ trở lại làm việc” [6]. Ở nước ta hiện nay thất nghiệp, thiếu việc làm được xác định: Thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có sức lao động nhưng chưa có việc làm, đang có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Thiếu việc làm là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

* Địa hình - Nghiên cứu lao động   việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện anh sơn   nghệ an
a hình (Trang 27)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ địa lý huyện Anh Sơn - Nghiên cứu lao động   việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện anh sơn   nghệ an
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ địa lý huyện Anh Sơn (Trang 27)
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và lao động - Nghiên cứu lao động   việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện anh sơn   nghệ an
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và lao động (Trang 33)
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và lao động - Nghiên cứu lao động   việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện anh sơn   nghệ an
Bảng 3.2. Hiện trạng dân số và lao động (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w