Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện anh sơn nghệ an (Trang 26 - 32)

* Vị trí địa lý

Anh Sơn là một trong mười huyện miền núi của Tỉnh Nghệ An, nằm ở vị trí 18058’04” vĩ độ Bắc, 105004’30” kinh độ Đông. Phía bắc giáp Huyện Tân Kì, phía Nam giáp Huyện Thanh Chương, phía Đông giáp Huyện Đô Lương, phía Tây giáp Huyện Con Cuông và CHDCND Lào. Anh Sơn cách Thành phố Vinh khoảng

80Km về phía tây, có đường quốc lộ 7A chạy qua theo hướng từ Đông sang Tây, đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua từ Bắc vào Nam. Được thể hiện qua sơ đồ địa lý sau:

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ địa lý huyện Anh Sơn

* Địa hình

Địa hình Huyện Anh Sơn dốc dần từ Tây sang Đông, điểm cao nhất là đỉnh Kim Nhan (Phúc sơn) 1.340m. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100-200m, thấp nhất là ven bãi sông Lam (10-15m).

Địa hình chủ yếu là đồi núi có xen với đồng bằng, hai bên dốc dần vào sông Lam, chia cắt bởi các sông, suối. Anh Sơn có 3 dạng địa hình:

- Dạng đồng bằng ven sông: Chủ yếu nằm dọc hai bên bờ sông Lam, độ cao 10-30m so với mực nước biển, chiếm 14% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

- Dạng đồi: Độ cao từ 100-200m so với mực nước biển, lượn song, độ dốc không lớn chiếm 56% diện tích tự nhiên của toàn huyện, tập trung nhiều nhất là ở phía Tây và phía Nam của huyện.

- Dạng núi: Chủ yếu là núi thấp, độ cao từ 300-500m, chiếm 26% diện tích tự nhiên. Phần núi cao chiếm khoảng 4% diện tích tự nhiên, tập trung ở các xã Thọ Sơn, Đỉnh Sơn, Hội Sơn, Phúc Sơn.

* Nguồn nước

Huyện Anh Sơn có 3 con sông chảy qua: Sông Lam chảy từ Tây sang Đông, chảy qua 17 xã của huyện (Từ Tam sơn xuống Lĩnh sơn) dài 92Km. Lưu lượng bình quân tại Dừa 80-100m3/giây mùa kiệt, mùa lũ là 1000-1200m3/giây. Trung bình 424m3/giây. Sông Con chảy qua 2 xã Bình Sơn và Thành Sơn, đổ về Sông Lam tại Đỉnh Sơn dài 13Km. Sông Giăng chảy qua huyện dài 27Km. Ngoài ra còn có nhiều khe suối nhỏ khác.

Anh Sơn hiện có 72 hồ chứa nước, cùng với hệ thống sông suối, có tổng diện tích mặt nước gần 3.000ha, là huyện có nguồn nước mặt thuận lợi để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Song nguồn nước phân bố không đồng đều giữa các vùng, các mùa, mực nước lại thấp hơn so với độ cao của đồng ruộng; Địa hình không bằng phẳng lại bị chia cắt lớn, vì vậy hiện tượng khô hạn trong mùa nắng nóng và lũ lụt trong mùa mưa vẫn xảy ra trên diện rộng.

Hệ thống nước ngầm tuy chưa có tài liệu điều tra chuyên ngành nhưng qua điều tra thực tế của nhân dấn cho thấy rằng: Nước ngầm phân bố khá rộng, chất lượng đảm bảo, có khả năng khai thác theo kiểu công nghiệp.

Anh Sơn có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc trưng của khí hậu vùng Đông Nam Nghệ An. Có 2 màu rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ thánh 11 đến thánh 4 năm sau.

Nhiệt độ trung bình là 23,oC. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất 35oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 4oC. Bức xạ mặt trời 74,6Kcal/Cm3. Số giờ nắng trung bình trong năm là 1.076 giờ. Lượng mưa bình quân 1.760-1.820mm, tập trung vào 3 tháng 8, 9, 10 chiếm 60% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình là 83%, lượng bốc hơi bình quân là 799mm.

Có 2 hướng gió thịnh hành: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 mang theo không khí lạnh làm nhiệt độ xuống thấp, gây giá rét. Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10 và tháng 6, 7 có gió mùa Tây Nam (gió Lào) gây khô nóng.

Tài nguyên khí hậu nói chung thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi song chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm lớn, lượng mưa tập trung, nắng nóng khô hanh là những nguyên nhân gây ra lũ lụt, xói mòn và xói lở bờ sông.

* Đất đai

Theo tài liêụ điều tra thổ nhưỡng Tỉnh Nghệ An, huyện Anh Sơn có những loại đất chính sau:

a, Đất phù sa: Gồm 4 loại:

- Bãi cát ven sông: Phân bố rải rác dọc theo hai bờ sông Lam, diện tích khoảng 60ha, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, thường ngập lụt hằng năm là nguồn cung cấp cát sỏi xây dựng

- Đất phù sa hằng năm: Diện tích khoảng 2.579ha, phân bố các xã dọc sông Lam. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, là lọai đất phù hợp trồng cây Ngô, Lạc, Mía, Đậu…

- Đất phù sa không được bồi: Diện tích 5.278ha, phân bố ở các xã Hùng Sơn, Hội sơn,Tường sơn, Đức sơn, Thạch Sơn, Long sơn, Lạng sơn, Tào sơn, Bình sơn, Thành sơn. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng. Đất lúa của huyện

phần lớn tập trung ở loại đất này, ở những nơi cao không có nước tưới thì trồng các loại cây màu lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất phù sa ngòi suối, đất dốc tụ: Phù sa ngòi suối chiếm khoảng 200ha. đất dốc tụ chiếm 440ha. Thường dùng để trồng lúa hoặc màu tùy theo địa hình và điều kiện tưới tiêu.

b, Đất đồi núi:

Chủ yếu là đất Pheralit thích hợp trồng cây công nghiệp và lâm nghiệp. Trong đó:

+ Đất Pheralit nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ. Diện tích khoảng 1993ha (chiểm khoảng 3,28% diện tích). Phân bố ở Thành Sơn, Bình Sơn, Là loại đất có lý tính tốt, dinh dưỡng khá, có hầu hết ở các khu dân cư.

+ Đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, diện tích 22015ha (chiếm 36,33% diện tích), được phân bố ở vùng đồi của tất cả các xã. Đất này phù hợp cho cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng…

+ Đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá sa thạch, diện tích 5843ha (chiếm 9,64% diện tích). Có ở Vĩnh Sơn, Thọ Sơn, đất này sử dụng làm đồng cỏ chăn nuôi và trồng rừng.

+ Đất Pheralit vàng đỏ phát triển trên đá Granite, có ở Vĩnh Sơn, diện tích khoảng 100ha, đất này chỉ dùng trồng cây lâm nghiệp.

+ Đất Pheralitic xói mòn trơ sỏi đá, diện tích 1278ha (chiếm 2,1% diện tích). Đất này chỉ dùng trồng cây lâm nghiệp để hạn chế đất không bị thoái hóa tiếp.

+ Đất pheralitic trên núi: độ cao từ 200-700m, có diện tích 12082ha, phân bố ở Cao Sơn,. Phúc Sơn. Đất này cũng chỉ dành để trồng cây lâm nghiệp. Hiện nay, đất này đang là rừng tự nhiên.

+ Đất Pherralitic mùn trên núi: độ cao từ 800-1500m, có diện tích 2193ha, có ở Cao Sơn. Hiện đang là rừng tự nhiên.

Nguồn:Phòng thống kê huyện Anh Sơn

* Khoáng sản và rừng

Khoáng sản chủ yếu là nhóm vật liệu xây dựng:

- Đá vôi xi măng có ở Hội Sơn, trữ lượng khoảng 3,3 triệu tấn, chất lượng tôt. Ngoài ra còn có ở Phúc Sơn, Long Sơn.

- Sét xi măng ở Hội Sơn, Phúc Sơn trữ lựng khoảng 1,25 triệu tấn.

- Đá vôi xây dựng có nhiều ở nhiều xã trong huyện với trữ lượng lớn và dễ khai thác.

Ngoài ra Anh Sơn còn có các mỏ Phốt pho rít và quặng đa kim loại nhưng chưa được khai thác.

Năm 2008 toàn huyện có 35.349,42ha đất lâm nghiệp trong đó: Rừng sản xuất 25.562,22ha, Rừng phòng hộ 7.542,5ha, Rừng đặc dụng 2.244,7ha với trữ lượng toàn huyện 650.475m3. Rừng đặc dụng của huyện thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát với nhiều loại động vật quý hiếm và dược liệu. Tiềm năng lâm

TT Phân loại sử dụng ĐVT Năm 2000 Năm 2006 Năm 2008

1 Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 59.476,83 60.299,91 60.725

2 Đất nông, lâm, ngư nghiệp Ha 31.657,68 48.966,36 49.192

3 Đất sản xuất nông nghiệp Ha 9.159,76 13.389,16 13.563.3

4 Đất lâm nghiệp Ha 22.427,73 35.304,86 35.349

5 Đất nuôi trồng thủy sản Ha 88,19 272,34 287,32

6 Đất phi nông nghiệp Ha 3.209,42 5.665,0 5.818,23

7 Đất ở Ha 710,94 740,12 744,56 8 Đất chuyên dung Ha 2.498,48 2.070,32 2.203.03 9 Khác Ha 0 2.863,35 2.870,64 10 Đất chưa sử dụng Ha 24.861,73 5.668,54 5.318,4 11 Đất bằng Ha 1.151,15 1.112,27 1.027,26 12 Đất đồi núi Ha 18.371,74 2.971,06 2.735,07

nghiệp của Anh Sơn rất lớn và đa dạng, chủ yếu là đồi và núi thấp, thổ nhưỡng tốt do vậy không phải đầu tư nhiều vào tu bổ, chăm sóc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lao động việc làm và hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn huyện anh sơn nghệ an (Trang 26 - 32)