1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích lý thuyết về thị trường lao động

22 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 54,25 KB

Nội dung

ra đời.Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâmnghiên cứu là cơ chế quyết định giá cả, sản lượng, phân phối thu nhập thôngqua nguyên lý cung - cầu dựa trên các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ HIỆN ĐẠI

Đề tài:

PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP TRONG HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

GVHD: TS LÊ KIÊN CƯỜNG HVTH: Nhóm 3, gồm:

LÊ QUỐC NINH

LÊ QUỐC BẢO TRẦN VĂN CHUẨN MAI HỒNG LOAN TỐNG VĂN NĂM

LÊ THỊ MỸ NHƯ

TP.HCM, THÁNG 2/2017

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN 3

1.1 H OA ̀ N CA ̉ NH LI ̣ CH SƯ ̉ VA ̀ ĐĂ ̣ C ĐIÊ ̉ M PHƯƠNG PHA ́ P LUÂ ̣ N CA ́ C HO ̣ C THUYÊ ́ T KINH TÊ ́ CU ̉ A TRƯỜNG PHÁI T ÂN CỔ ĐIỂN 3

1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện 3

1.1.2 Đặc điểm phương pháp luận 3

1.2 C ÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TRƯỜNG PHÁI T ÂN CỔ ĐIỂN 4

1.2.1 Thuyết “Ích lợi giới hạn” của trường phái thành Viên (Áo) 4

1.2.1.1 Lí thuyết sản phẩm kinh tế 4

1.2.1.1 Lí thuyết ích lợi giới hạn và giá trị 5

1.2.2 Các lý thuyết giới hạn của Mỹ 7

1.2.2.1 Lý thuyết “Năng suất giới hạn” 7

1.2.2.2 Lý thuyết phân phối của J.B Clark 8

1.2.2.3 Lí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến của T.M.Clark 8

1.2.3 Lý thuyết kinh tế của trường phái thành Lausene (Thụy Sĩ) 9

1.2.4 Lý thuyết kinh tế của trường phái Cambridge (Anh) 10

CHƯƠNG 2 LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP CỦA TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN 13

2.1 K HÁI QUÁT LY ́ THUYÊ ́ T VÊ ̀ THI ̣ TRƯƠ ̀ NG LAO ĐÔ ̣ NG , VIÊ ̣ C LA ̀ M VA ̀ THÂ ́ T NGHIÊ ̣ P CU ̉ A MÔ ̣ T SÔ ́ TRƯỜNG PHÁI 13

2.1.1 Lý thuyết của trường phái cổ điển 13

2.1.2 Lý thuyết của Karl.Marx 13

2.2 L Y ́ THUYÊ ́ T VÊ ̀ THI ̣ TRƯƠ ̀ NG LAO ĐÔ ̣ NG , VIÊ ̣ C LA ̀ M VA ̀ THÂ ́ T NGHIÊ ̣ P CU ̉ A TRƯƠ ̀ NG PHA ́ I TÂN TÂN CÔ ̉ ĐIÊ ̉ N 14

CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP CỦA TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN 19

3.1 Đ ÁNH GIÁ CHUNG 19

3.2 K Ê ́ T LUÂ ̣ N 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

ra đời.

Kinh tế học tân cổ điển là một trường phái kinh tế học có trọng tâmnghiên cứu là cơ chế quyết định giá cả, sản lượng, phân phối thu nhập thôngqua nguyên lý cung - cầu dựa trên các giả định về hành vi tối đa hóa thỏadụng của người tiêu dùng trong điều kiện một ngân sách giới hạn hay tối đahóa lợi nhuận của nhà sản xuất trong điều kiện chi phí bị giới hạn Kinh tếhọc tân cổ điển khởi đầu bằng kinh tế học vi mô từ nửa cuối thế kỷ 19; và đếnnay hầu hết các lý luận kinh tế học vi mô đều là do họ đóng góp Kinh tế họctân cổ điển đóng góp vào kinh tế học vĩ mô chủ yếu từ sau Chiến tranh thếgiới thứ hai Nó phối hợp với kinh tế học Keynes để tạo ra cái gọi là Trườngphái kinh tế học vĩ mô tổng hợp

Học thuyết kinh tế tân cổ điển kế thừa nền tảng tư tưởng kinh tế củatrường phái cổ điển, trên cơ sở đó đã phát triển, khắc phục một số nhược điểmcủa trường phái cổ điển để thích ứng với các điều kiện mới Học thuyết củatrường phái Tân cổ điển mặt dù vẫn còn nhiều hạn chế, song nó đã đã đáp ứngđược đòi hỏi cấp thiết của giai cấp tư sản lúc bấy giờ

Trong quản lý nên kinh tế ở mỗi quốc gia, Chính phủ các nước luôndặc biệt quan tâm và tìm cách giải quyết vấn đề lao động, việc làm và thấtnghiệp Khi nghiên cứu và vận dụng các mô hình kinh tế để giải quyết cácvấn đề trên các chính phủ các quốc gia không thể bỏ qua tính lịch sử và sựđóng góp, tạo tiền đề cho các học thuyết sau này của trường phái Tân cổ điển

Trang 4

Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích lý thuyết về thị trường lao động, việclàm và thất nghiệp của “Tân cổ điển” là quan trọng và cần thiết.

CHƯƠNG 1 SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

1.1 Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm phương pháp luận các học thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển

1.1.1 Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranhchuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, những khó khăn về kinh tế vànhững mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản tăng lên gay gắt (khủng hoảngkinh tế chu kì bắt đầu từ 1825) nhiều hiện tượng kinh tế và mâu thuẫn kinh tếmới xuất hiện đòi hỏi phải có sự phân tích kinh tế mới

Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác chỉ ra xu hướng vận động tất yếu của xãhội loài người vì thế nó trở thành đối tượng phê phán mạnh mẽ của các nhàkinh tế học tư sản

Kinh tế tư sản cổ điển tỏ ra bất lực trong việc bảo vệ chủ nghĩa tư bản

và khắc phục những khó khăn về kinh tế, đòi hỏi phải có hình thức mới thaythế

1.1.2 Đặc điểm phương pháp luận

- Thứ nhất, cách tiếp cận duy tâm, tâm lý – chủ quan đối với các hiệntượng và hành vi kinh tế Dựa vào yếu tố tâm lí chủ quan để giải thích cáchiện tượng & quá trình kinh tế - xã hội Ủng hộ lí thuyểt giá trị chủ quan.Cùng một hàng hóa, với người cần thì giá trị cao, với người không cần thì giátrị không cao Giá trị do sự đánh giá chủ quan của con người

- Thứ hai, ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại sự can thiệp của nhà nướcvào kinh tế Cơ chế thị trường sẽ tự đảm bảo sự cân bằng của cung cầu

- Thứ ba, phân tích kinh tế ở lĩnh vực trao đổi, lưu thông, cung cầu; tiêudùng quyết định sản xuất; đối tượng nghiên cứu là các đơn vị kinh tế độc lập

Từ đó rút ra kết luận chung cho toàn xã hội (Phương pháp VI MÔ)

- Thứ tư, nguyên tắc khan hiếm: nguồn tài nguyên có giới hạn và sựđánh giá chủ quan đối với giá trị của cải Một vật càng khan hiếm thì giá trịcàng cao Với quan điểm "ích lợi giới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới

Trang 5

- Thứ năm, cho rằng phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa là hoànthiện nhất và tồn tại vĩnh viễn Muốn tách kinh tế khỏi chính trị xã hội, chủtrương chia kinh tế chính trị thành: kinh tế thuần túy, kinh tế xã hội và kinh tếứng dụng, đưa ra khái niệm kinh tế thay cho kinh tế chính trị.

- Thứ sáu, Tích cực áp dụng toán học vào phân tích kinh tế, sử dụngcác công cụ toán học: công thức, đồ thị, hàm số, mô hình,… phối hợp phạmtrù kinh tế với phạm trù toán học để đưa ra những khái niệm mới như: ích lợigiới hạn, năng suất giới hạn, sản phẩm giới hạn,… (Vì vậy còn gọi là trườngphái giới hạn)

1.2 Các học thuyết kinh tế chủ yếu của trường phái Tân cổ điển

1.2.1 Thuyết “Ích lợi giới hạn” của trường phái thành Viên (Áo)

Được phát triển từ tư tưởng của nhà kinh tế học người Đức HermanGossen(1810-1858) ông đã đưa ra định luật nhu cầu và tư tưởng về ích lợigiới hạn Từ đó các nhà kinh tế của trường phái thành Viên (Áo) đã phát triểnthành lí thuyết kinh tế “ích lợi giới hạn”

Trường phái giới hạn ÁO được đại biểu bởi ba nhà kinh tế:

- Có khả năng thỏa mãn nhu cầu hiện tại của con người.(Nhu cầukhông còn thì sản phẩm mất đặc tính kinh tế, hoặc sản phẩm hỏng không thỏamãn nhu cầu thì cũng không là sản phẩm kinh tế)

- Công dụng của nó con người phải biết rõ (vì sản phẩm trong tự nhiênrất nhiều)

- Phải ở trong tình trạng có khả năng sử dụng được (không ở dạng tiềmnăng)

- Số lượng của nó có giới hạn (ở tình trạng khan hiếm, nếu vật phẩmquá dư thừa sẽ không phải là sản phẩm kinh tế )

Trang 6

Sản phẩm kinh tế có hai đặc tính “Ích lợi giới hạn” và “Giá trị giớihạn”, đây chính là cơ sở xây dựng lí thuyết “ích lợi giới hạn và giá trị”.

1.2.1.1 Lí thuyết ích lợi giới hạn và giá trị

- Theo đà thỏa mãn nhu cầu, ích lợi có xu hướng giảm dần Cùng với

đà tăng lên của vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu thì “mức bão hòa” về vật phẩmtăng lên còn “mức độ cấp thiết” của nhu cầu giảm xuống Do đó theo đà thỏamãn nhu cầu tăng thì ích lợi của vật có xu hướng giảm (vật phẩm sau đưa rathỏa mãn nhu cầu có ích lợi ít hơn vật phẩm trước)

- Với số lượng vật phẩm nhất định, vật phẩm cuối cùng để thỏa mãnnhu cầu sẽ là “vật phẩm giới hạn”, ích lợi của nó là “ích lợi giới hạn”, nóquyết định ích lợi chung của tất cả các vật phẩm khác

Vậy: : ích lợi giới hạn là ích lợi của vật phẩm cuối cùng đưa ra thỏa mãn nhu cầu, ích lợi đó là nhỏ nhất, nó quyết định ích lợi của tất cả các vật phẩm khác.

Quy luật “ích lợi giới hạn” ngày càng giảm: Số lượng sản phẩm kinh tếcàng ít thì “ích lợi giới hạn” càng lớn Sản phẩm kinh tế tăng thì tổng ích lợităng còn “ích lợi giới hạn” giảm, có thể dẫn tới 0

Ví dụ: nước quá nhiều, không còn khan hiếm thì chỉ còn ích lợi trừu

tượng

Nhận xét: Có sự tách rời giá trị và ích lợi.

Trang 7

* Về Lý thuyết giá trị (Giá trị giới hạn):

Từ quan niệm về lợi ích cận biên, đi đến khái niệm giá trị cận biên lợiích cận biên của sản phẩm cận biên (sản phẩm sau cùng) sẽ quyết định giá trịcận biên của sản phẩm đó Và giá trị cận biên sẽ quyết định giá trị của tất cảsản phẩm khác Nội dung chủ yếu của lý thuyết này như sau:

- Đưa ra lý thuyết giá trị - ích lợi (giá trị - chủ quan): (phủ nhận lýthuyết giá trị - lao động của kinh tế tư sản cổ điển và lý luận giá trị của Mác)Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giátrị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi củavật quyết định giá trị - ở đây là: “ích lợi giới hạn”)

- Về Giá trị trao đổi: Giá trị trao đổi dựa trên yếu tố tâm lý chủ quan:người ta tiến hành trao đổi vật phẩm cho nhau chỉ khi thấy mình có lợi (dựatrên đánh giá chủ quan) Theo K Menger: “trao đổi kinh tế sẽ dẫn đến thoảmãn đầy đủ nhu cầu của con người.”

Ví dụ: Một sản phẩm dư thừa của người này là khan hiếm của người kia

và ngược lại Nông dân A và nông dân B đều có bò và ngựa Nông dân Anhiều bò, ít ngựa, còn nông dân B ngược lại nhiều ngựa, ít bò Bò và ngựađược sắp xếp như sau (theo thứ tự giá trị giảm dần):

- Về các hình thức của giá trị: Giá trị khách quan và giá trị chủ quan.

Trang 8

+ Giá trị khách quan xuất phát từ tác dụng của một vật mang lại cho takết quả cụ thể (than đốt cho nhiệt lượng), đây là mối quan hệ người với vật vàkết quả xuất phát từ việc sử dụng vật, không bao hàm những phán đoán chủquan của con người.

+ Giá trị chủ quan: xuất phát từ sự tiêu dùng những kết quả mà sảnphẩm mang lại cho con người quy định sử dụng nó như thế nào (nhiệt lượngđốt than sử dụng vào việc gì) Từ đó phân chia giá trị sử dụng và giá trị traođổi thành: giá trị sử dụng chủ quan, giá trị trao đổi chủ quan, giá trị sử dụngkhách quan, giá trị trao đổi khách quan

Ví dụ: Căn cứ phân chia là nơi nhận sản phẩm, của cải tới tay ai?

1.2.2 Các lý thuyết giới hạn của Mỹ

Cha là John Bates Clark: đưa ra lý thuyết năng suất giới hạn, lý thuyếtphân phối

Con là John Maurice Clark: đưa ra lý thuyết về chi phí bất biến và chiphí khả biến đồng thời đã chia kinh tế chính trị thành kinh tế tổng hợp, kinh tếtĩnh và kinh tế động

1.2.2.1 Lý thuyết “Năng suất giới hạn”

Nội dung chủ yếu của lý thuyết này như sau:

- Căn cứ vào lý thuyết của D.Ricarrdo về “Năng suất bất tương xứng”,theo đó khi tăng thêm một nhân tố sản xuất nào đó (trong ba nhân tố là lao

Trang 9

động, đất đai, tư bản) mà các nhân tố khác không đổi thì sẽ giảm năng suấtcủa nhân tố tăng thêm

- Phối hợp với lý thuyết “ích lợi giới hạn”, Clark đã nghiên cứu về quyluật năng suất lao động

Theo ông ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất lao động (ích lợi cácyếu tố sản xuất thể hiện ở năng suất của nó) Song năng suất lao động của cácyếu tố là giảm sút (bất tương xứng), do vậy đơn vị yếu tố sản xuất được sửdụng sau cùng là đơn vị yếu tố sản xuất giới hạn - sản phẩm của nó là sảnphẩm giới hạn, năng suất của nó là năng suất giới hạn, nó quyết định năngsuất của tất cả các đơn vị yếu tố sản xuất khác (Người công nhân cuối cùng là

“người công nhân giới hạn”, sản phẩm của họ là “sản phẩm giới hạn” và năngsuất lao động của họ là “năng suất lao động giới hạn”, quyết định năng suấtlao động của những người lao động khác)

1.2.2.2 Lý thuyết phân phối của J.B Clark

Dựa vào lý thuyết năng suất giới hạn, sử dụng lý thuyết năng lực chịutrách nhiệm của các yếu tố sản xuất, theo đó thì thu nhập là năng lực chịutrách nhiệm của các yếu tố sản xuất Clark đã đưa ra lý thuyết về tiền lương,lợi nhuận, lợi tức, địa tô Theo ông:

- Người lao động nhận Tiền lương = Sản phẩm giới hạn của lao động

- Nhà tư bản nhận Lợi tức = Sản phẩm giới hạn của tư bản

- Chủ đất nhận Địa tô = Sản phẩm giới hạn của đất đai

- Nhà kinh doanh nhận Lợi nhuận = Thặng dư của người sử dụng cácyếu tố sản xuất Từ đó: Phân phối là bình đẳng, không còn bóc lột nữa

1.2.2.3 Lí thuyết về chi phí bất biến và chi phí khả biến của T.M.Clark

Là sự tiếp tục nghiên cứu của J.B Clark – Phân tích kinh tế trong trạngthái động Nội dung chủ yếu là:

- Để sản xuất hàng hóa phải sử dụng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,lao động, Được gọi là chi phí sản xuất (chi phí toàn bộ)

- Có 2 loại (2 bộ phận) hợp thành chi phí toàn bộ là:

+ Chi phí bất biến: Những chi phí không biến đổi so với quy mô sảnxuất sản phẩm (dù quy mô sản xuất có thay đổi nó cũng không thay đổi): thuế

Trang 10

đất, thuế nhà, trả lương ban giám đốc, thậm chí không sản xuất cũng phải chiphí.

+ Chi phí khả biến: là chi phí thay đổi theo quy mô sản xuất sản phẩm:nguyên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất,

Chi phí giới hạn: là chi phí tăng thêm để sản xuất một đơn vị sản phẩmcuối cùng

Chi phí giới hạn = Chi phí đứng sau – Chi phí đứng trước

Xu hướng chung là: lúc đầu chi phí giới hạn giảm dần đến một quy mônhất định của sản lượng thì tăng cùng với sự phát triển của quy mô sản xuất,

do đó chi phí bình quân cho mỗi sản phẩm cũng biến động tương tự

1.2.3 Lý thuyết kinh tế của trường phái thành Lausene (Thụy Sĩ)

Phản ánh sự phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình” – tư tưởng tự do kinh

tế của A.Smith Đại biểu cho trường phái này là:

- Leon Walras và W F Damaso Pareto

- Leon Walras (1834 -1910 ) sinh ra và lớn lên ở Pháp giảngdạy tại ĐH Lausanne Thuỵ Sĩ Những tư tưởng được Pareto(1848 -1923) tiếp tục phát triển

- Ở Leon Walras có hai lý thuyết quan trọng là : Giá cả vàthuyết cân bằng tổng quát

Nội dung chủ yếu là:

- Cơ cấu nền kinh tế thị trường có 3 loại thị trường:

+ Thị trường sản phẩm: Nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổigiữa các loại hàng hóa là giá cả của chúng

+ Thị trường tư bản: Nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất tư bản cho vay làgiá cả của tư bản

Trang 11

+ Thị trường lao động: Nơi thuê mướn công nhân, tiền lương (tiềncông) là giá cả của lao động

Ba thị trường độc lập với nhau, nhưng nhờ hoạt động của doanh nhânnên có quan hệ với nhau, cụ thể:

- Doanh nhân: là người sản xuất hàng hóa để bán

- Để sản xuất họ phải vay vốn (ở thị trường tư bản), thuê công nhân (ởthị trường lao động) vì thế họ là sức cầu trên hai thị trường này (tạo ra sức cầucho xã hội) Chi phí sản xuất là: Lãi suất trả tư bản và tiền lương

- Khi sản xuất được hàng hóa: họ đem bán trên thị trường sản phẩm,khi đó họ là sức cung trên thị trường sản phẩm

- Mối quan hệ được hình thành như sau: Khi bán sản phẩm trên thịtrường được giá cao hơn chi phí sản xuất doanh nhân sẽ có có lãi vì thế họ mởrộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân làm cho sức cầutrên thị trường tư bản và thị trường lao động tăng dẫn đến giá cả của tư bản vàlao động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng

Mặt khác, sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên thịtrường sản phẩm tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanhnhân giảm Khi giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng chi phísản xuất ra chúng thì doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy

họ không mở rộng sản xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm côngnhân nữa)

Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa

ổn định (tiền công, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thịtrường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằngtổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được thựchiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trongđiều kiện tự do cạnh tranh

+ Điều kiện để có cân bằng tổng quát là: có sự cân bằng giữa thu nhậpbán hàng hóa sản xuất thêm và chi phí sản xuất ra chúng (Sự cân bằng giữagiá hàng hóa và chi phí sản xuất)

Tóm lại: Những nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển muốn tin tưởng

vào sức mạnh của nền kinh tế thị trường và sự hoạt động của các quy luật

Ngày đăng: 12/04/2017, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w