VI KHUẨN HIẾU KHÍ GÂY VIÊM PHÚC MẠC VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC IN-VITRO doc

41 739 1
VI KHUẨN HIẾU KHÍ GÂY VIÊM PHÚC MẠC VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC IN-VITRO doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VI KHUẨN HIẾU KHÍ GÂY VIÊM PHÚC MẠC VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC IN-VITRO TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm phúc mạc là một trong những cấp cứu ngọai khoa thường gặp trong lâm sàng và có thể dẫn đến tử vong, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Như vậy việc chọn lựa kháng sinh để điều trị và phòng ngừa trong viêm phúc mạc đóng vai trò rất quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và định danh vi khuẩn hiếu khí gây viêm phúc mạc (VPM) và tính kháng thuốc IN-VITRO của vi khuẩn được phân lập tại Bệnh viện Bình Dân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang các bệnh nhân được chẩn đoán VPM tại bệnh viện Bình Dân từ 1 tháng 4 năm 2005 đến 1 tháng 4 năn 2006. Kết quả: Tổng số 234 bệnh nhân VPM, tỉ lệ cấy dương tính 62,82 %, nhiễm khuẩn 58,53 %, nhiễm nấm 4,27 %. Trong đó vi khuẩn Escherich coli chiếm 51,02 %, Enterobacter 10,08 %, Pseudomonas aeruginosa 12,93%. Kháng sinh có tỉ lệ đề kháng cao nhất Ampicilline + Sulbactam là 50,36 %, Gentamycin 46,72 %, Cephalexin 42,53 %, Ciprofloxacin 38,69 %, Cefuroxime 36,50 %, kháng sinh còn nhạy cao nhất là Imipenem 96,53 %, vi khuẩn tiết ra men betalactamase phổ rộng (ESBL) là 10,67 % đều là E. coli. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm khuẩn khuẩn chiếm 58,55 %, nhiễm nấm 4,27 %, trong VPM vi khuẩn tiết ra ESBL đều là E.coli. Kháng sinh Ampicilli + Sulbactam có tỉ lệ dề kháng cao trên 50%, các kháng sinh thuộc họ Cephalosporine thế hệ (I , II), kháng sinh Ciprofloxacin có tỉ lệ đề kháng cần được báo động. ABSTRACT Introduction: Peritonitis which is one of the common clinically surgical emergencies can cause death. Inapproprivate antibiotic precribing leads to antibiotic resistance. Therefore, the choice of appropriate antibiotic for therapy and prevention of peritonitis are very important. Purpose: Is to identify the prevalence and the kind of aerobic micro- organisms that were isolate at Binh Dan Hospital cause peritonitis and antibiotic resistance in – vitro Objective and methods: Propective and cross – section study, from 1 th april 2005 to 1 th april 2006, all of patients diagnosed with peritonitis were objectives of study result. Result: 234 peritonitis patients were detected and diagnosed, the prevalence of positive cultur was 62.82 % including 58.55 % and 4.27 % cause by bacteria and fungi, respectively. In detail, the prevalence of Escherichia coli, Enterobacter and Pseudomonas aeruginosa was 51.02%, 10,08% and 12.93%, respectively. The antibiotics which had the high antibiotic resistance rate were Ampicillin + Sulbactam 50.30%, Gentamycin 46.72 %, Cephalexin 42.53%, Ciprofloxacin 38.60% , Cefuroxim 36.50 %, the antibiotic that had the highest susceptvity was Imipenem, the prevalence of Extended Spectrum Beta lactamase (ESBL) producing E. coli was 10.67 %. Conclusion: The prevalence of peritonitis which was caused by bacteria, fungi were 58.55% and 4.27%, respectively. The prevalence of ESBL producing E.coli was the highest in all of mico – organisms causing peritonitis. The resistant rate of Ampicillin + Sulbactam was over 50 %, the first and second generation Cephalosporin, Ciprofloxacin, approached the alert resistant rate. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phúc mạc (VPM) là một trong những cấp cứu ngoại khoa tiêu hóa thường gặp trong lâm sàng và có thể dẫn đến tử vong. Ngày nay, dù có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật và hồi sức cấp cứu, nhưng tỷ lệ tử vong và biến chứng do VPM vẫn còn rất cao. VPM là tình trạng của lá phúc mạc bị mủ, hóa chất, dịch tiêu hóa, nước tiểu, dịch mật lây lan vào khoang phúc mạc gây viêm. VPM có thể là cấp tính hay mãn tính, thứ phát hay nguyên phát, trong đó VPM cấp tính và VPM thứ phát là loại thường gặp hơn cả. Theo y văn, nhóm vi khuẩn đường ruột là những tác nhân thường gặp trong bệnh lý VPM và kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị VPM, nhưng việc sử dụng có hiệu quả kháng sinh vẫn chưa thống nhất và chưa được quan tâm đúng mức. Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lý viêm phúc mạc đặc biệt về lâm sàng và điều trị, các công trình khảo sát tác nhân vi sinh học trong VPM, sự đề kháng của chúng đối với thuốc kháng sinh còn rất ít và chưa đại diện cho bệnh lý VPM. Tính kháng thuốc và tính phổ biến của hiện tượng lây truyền kháng thuốc trong quần thể vi khuẩn cư trú ở đường ruột là vấn đề thời sự đối với các thầy thuốc nội, ngoại khoa tiêu hóa và vi sinh lâm sàng. Từ các lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát vi khuẩn hiếu khí gây viêm phúc mạc và tính kháng thuốc In vitro” tại Bệnh viện Bình Dân từ 01/04/2005 đến 01/04/2006 nhằm mục đích làm cơ sở cho việc sử dụng kháng sinh hợp lý và an toàn đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Xác định tỉ lệ và định danh vi khuẩn hiếu khí gây VPM và tính kháng thuốc In – Vitro của vi khuẩn tại Bệnh viện Bình Dân từ 01/04/2005 đến 01/04/2006. Mục tiêu cụ thể - Khảo sát đặc điểm mẫu: tuổi và giới tính của bệnh nhân VPM. - Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn hiếu khí trên các bệnh nhân VPM. - Định danh các vi khuẩn phân lập được trên bệnh phẩm VPM. - Xác định mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. TỔNG QUAN Viêm phúc mạc Giới thiệu chung về viêm phúc mạc Định nghĩa VPM: là một đáp ứng viêm gây mưng mủ khu trú hay toàn bộ lá phúc mạc dưới dạng cấp tính hay mạn tính do kích thích trực tiếp. VPM có thể xãy ra sau khi dạ dày – ruột hoặc đường niệu sinh dục bị thủng, viêm nhiễm khuẩn hoặc thiếu máu do chấn thương. VPM thường được phân chia thành : VPM nhiễm khuẩn, VPM vô khuẩn và VPM hoá học trong đó nguyên nhân thường gặp nhất của VPM nhiễm khuẩn là do viêm ruột thừa, thủng hoặc loét ống tiêu hóa, hoại thư túi mật, tắc ruột non hoại thư …. VPM hoá học do thoát men tụy, dịch vị hoặc mật sau chấn thương. Tùy theo nguyên nhân mà VPM có tỉ lệ tử vong khác nhau. Theo y văn tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt – Đức, trong 6 tháng đầu năm 1984, quan sát 71 trường hợp VPM tỷ lệ tử vong là 34% (13) . Nguyên nhân gây viêm phúc mạc thường gặp Do ruột thừa vở Theo nghiên cứu của Bệnh Viện Hữu Nghị Việt – Đức trong 3 năm (1972- 1974) có 3.390 trường hợp mổ cấp cứu có 1.486 trường hợp viêm ruột thừa, chiếm tỉ lệ 44%, trong đó có 109 trường hợp VPM và tỉ lệ chết do ruột thừa vở là 0,6% và riêng của VPM là 7%. Tác nhân vi khuẩn cấy dịch xoang bụng lấy trong lúc mổ phân lập được thường là Escherichia coli, Bacteroides fragilis, ngoài ra còn Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus spp, Enterobacter spp và một số trực khuẩn đường ruột khác và một số vi khuẩn kỵ khí. Một số tác giả nước ngoài cấy dịch trên mẫu viêm ruột thừa thì Escherichia coli chiếm 88%. Đối với vi khuẩn hiếu khí dùng các loại kháng sinh thường được sử dụng là: Cefoxitin, Cefotaxim, Ceftriaxone, Piperacillin (1,3,5,8,11,15,16) . Nhiễm khuẩn đường mật Viêm do vi khuẫn chiếm tỷ lệ 50 – 85%, vi khuẩn từ đường ruột theo giun đũa lên đường mật qua cơ vòng Oddi hoặc từ ruột vào máu theo hệ cửa về hệ thống gan mật. Những vi khuẩn này chủ yếu là Escherichia coli, Klebsiella spp, Pseudomonas spp, Enterococcus spp và Proteus spp, đôi khi có cả Bacteroides spp và Clostridium spp. Những kháng sinh có hiệu quả là nhóm Cephalosporin, Metronidazole, phối hợp với nhóm Aminoglycoside (2,7) Thủng dạ dày Theo bệnh viện Việt Đức, lứa tuổi thường gặp là 20 – 40 tuổi, phân lập vi khuẩn ngay sau khi thủng, xoang phúc mạc tràn ngập dịch vị gây ra VPM hóa học, nuôi cấy sớm thì chưa có vi khuẩn mọc hoặc có một ít Streptococcus spp, sau 12 – 24 giờ diễn tiến tới VPM nhiễm khuẩn. Đáng lưu ý là có sự hiện diện của nấm Candida spp trong dịch xoang bụng của những bệnh nhân thủng dạ dày đến muộn (trên 12 giờ), những bệnh nhân này dễ bị nhiễm khuẩn vết mỗ, nằm viện lâu ngày và tỉ lệ tử vong cao Tình hình nghiên cứu Trong nước Nhận xét về 719 bệnh nhân VPM trong 7 năm (1988 – 1994) tại khoa tổng hợp, bệnh viện Xanh Pôn – Hà Nội, Lê Ngọc Quỳnh và Lê Minh Sơn ghi nhận: Bảng 1 BỆNH CẢNH Tỷ lệ% T ỷ lệ% tử vong VPM ruột thừa 59, 53% 11, 53% VPM Th ủng dạ dày 7, 92% 7, 60% VPM mật 5, 70% 30, 76% Võ Thị Chi Mai và Nguyễn Thanh Sơn tiến hành cấy dịch ổ bụng của 93 trường hợp VPM, từ tháng 10 – 1997 đến tháng 10 - 1999 chiếm đa số là Escherichia. coli (41, 67%) ; Enterobacter spp. (13,89%) ; Enterococci spp (0,93%) ; Candida albican (2,78%) (19) . Đỗ Thị Mỹ Oanh khảo sát 100 bệnh nhân VPM ruột thừa khu trú từ tháng 12 năm 2002 đến tháng 5 năm 2004 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương. Kết quả cấy dương tính 82%, trong đó Escherichia coli 49 chủng, Pseudomonas spp 10 chủng, Enterobacter spp 10 chủng, Staphylococcus aureus 4 chủng, Klebsiella pneumoniae 8 chủng, Proteus spp chủng (4) . Nước ngoài - Theo tác giả Solomkin JS, E. Coli chiếm (56,80%), Enterobacter (13,50%) và Pseudomonas aeruginosa chiếm (14,80%) (17) . - Trong nghiên cứu của tác giả Mosdell DM, E. coli chiếm (68,40%), Enterobacter (6,10%) và Pseudomonas aeruginosa chiếm (19,10%) (10) . Các kháng sinh thường dùng trong viêm phúc mạc - Nhóm ức chế thành lập vách tế bào: bacitracin, penicillin, cephalosporin, cycloserine, vancomycin. - Nhóm ức chế nhiệm vụ của màng tế bào. Gồm amphotericin B, colistin, polymixin, nystatin, imidazoles. - Nhóm ức chế sự tổng hợp protein: chloramphenicol, lincomycins, tetracylines, aminoglycosides (amikacin, neomycin, gentamycin, kanamycin, netilmicin, streptomycin, tobramycin). Sự kháng thuốc Nguồn gốc của việc kháng thuốc Nguồn gốc không do di truyền - Vi khuẩn không nhân lên được: Sự nhân lên của vi khuẩn là yếu tố cần thiết cho những tác động của thuốc kháng sinh. Khi vi khuẩn vì lý do nào đó không nhân lên được có thể trở thành kháng thuốc, nhưng những thế hệ sau vẫn có thể nhạy cảm trở lại được. - Vi khuẩn mất thụ thể đặc biệt dành cho thuốc. Nguồn gốc di truyền: Phần lớn các vi khuẩn kháng thuốc là do thay đổi về mặt di truyền và là hậu quả của quá trình chọn lọc bởi thuốc kháng sinh. - Đề kháng do nhiễm sắc thể: do đột biến ngẫu nhiên của một đoạn gen kiểm soát tính nhạy cảm đối với một loại kháng sinh. Sự có mặt của thuốc được xem là một cơ chế chọn lọc, ức chế vi khuẩn nhạy cảm và tạo thuận lợi cho vi khuẩn đột biến kháng thuốc phát triển. Tần số đột biến khoảng 10 7 -10 12 . Đột biến nhiễm sắc thể thông thường nhất là do thay đổi cấu trúc thụ thể dành cho thuốc. - Đề kháng ngoài nhiễm sắc thể: yếu tố R là một lớp của plasmid mang những gen kháng một đến nhiều loại kháng sinh và những kim loại nặng. Các gen này kiểm soát việc sản xuất những enzym phá hủy thuốc. Cơ chế đề kháng - Vi khuẩn sản xuất enzym để phá hủy hoạt tính của thuốc. [...]...- Vi khuẩn làm thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với thuốc - Điểm gắn của thuốc có cấu trúc bị thay đổi - Vi khuẩn thay đổi biến dưỡng làm mất tác dụng của thuốc - Enzym hoạt tính của vi khuẩn bị thay đổi Sự kháng chéo Vi khuẩn kháng một loại thuốc nào đó cũng có thể kháng với một loại thuốc khác có cùng cơ chế tác động Thường gặp ở những thuốc có thành phần hóa... khuẩn kháng kháng sinh Ngày nay, nhiều vi khuẩn đã kháng với kháng sinh Kháng sinh không còn là liều thuốc vạn năng như khi mới tìm thấy Trước sự tấn công của vi khuẩn, các nhà khoa học ngày càng tìm ra nhiều loại kháng sinh hữu hiệu hơn, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn kháng thuốc Tuy nhiên một loại kháng sinh mới được sử dụng trong một thời gian ngắn, thì lại có một số vi khuẩn đề kháng Cephalosporin... cao sức đề kháng của người bệnh, không để người bệnh nằm lâu trong bệnh vi n, vệ sinh tốt môi trường bệnh vi n, phòng mổ, thanh khuẩn dụng cụ y khoa Đã có một số báo cáo chưa có hệ thống nhưng cũng nói lên được tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ở nước ta khá cao Tại Bệnh vi n Bình Dân, chỉ riêng những vi khuẩn thường gặp ở nhóm hiếu khí trong hai năm 2004 và 2005 đã có trên 15% đề kháng kháng sinh... phòng phẫu thuật bởi các phẫu thuật vi n và được gởi ngay đến phòng xét nghiệm - Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh thường qui theo tiêu chuẩn của Trường Đại Học Y Khoa TP HCM tại phòng thí nghiệm vi sinh của bệnh vi n, xác định chủng vi khuẩn gây vi m phúc mạc - Tiến hành làm kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby – Bauer để xác định tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn - Các thông tin dịch tễ học... VPM tại Bệnh vi n Bình Dân, như sau: Bảng 6: Kết quả khảo sát ban đầu n Tỷ lệ(%) Nhiễm khuẩn 137 58,55 Nhiễm nấm 10 4,27 Âm tính 87 37,18 Kết quả định danh vi khuẩn phân lập được Khảo sát trên 147 mẫu bệnh phẩm nhiễm khuẩn, kết quả định danh cho thấy có 09 loài vi khuẩn và vi nấm men với tỷ lệ theo loài và theo nhóm như sau: Bảng 7: Tỷ lệ các vi khuẩn và vi nấm phân lập được (n=147) STT Vi SinhVật n... : - Tác giả Nguyễn Thanh Sơn, trong 133 chủng vi khuẩn nhận diện được, hai loài vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là E coli (48,87%) và Enterobacter (14,28%)(14) - Nghiên cứu 105 ca vi m phúc mạc thứ phát của tác giả Nguyễn An về kết quả sử dụng kháng sinh trong vi m phúc mạc thứ cấp tại Bệnh vi n Bình Dân từ tháng 10/1997 đến tháng 10/1998 cho thấy E coli và Enterobacter cũng chiếm tỷ lệ nhiều nhất(12)... Tỉ lệ nuôi cấy vi khuẩn không mọc 37,18% trong suốt quá trình nghiên cứu có thể là do: + Lấy bệnh phẩm không đúng vị trí nhiễm khuẩn + Bệnh nhân đã dùng kháng sinh trước khi nhập vi n + Nhiễm khuẩn không do vi khuẩn hiếu khí Kết quả định danh vi khuẩn Theo kết quả định danh, cho thấy 03 loại vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Escherichia coli (51,02%), Pseudomonas aeruginosa (12,93%) và Enterobacter... Đĩa kháng sinh được cung cấp bởi công ty Nam Khoa và công ty Bio-rad Môi trường làm kháng sinh đồ cho các vi khuẩn là Mueller Hinton Agar (MHA), BA (Đã được chuẩn hóa) Biện luận kết quả KSĐ Đo đường kính kháng khuẩn để đánh giá độ nhạy và kháng của kháng sinh đó dựa theo tiêu chuẩn NCCLs Bảng 4: Biện luận đường kính kháng sinh đồ Kháng sinh Ký Hàm Đường kính vòng hiệu lượng vô khuẩn (mm) Nhạy Trung Kháng. .. những thuốc không có sự liên hệ về cấu trúc hóa học Các biện pháp giới hạn sự kháng thuốc Vấn đề kháng thuốc trong nhiễm khuẩn có thể được giảm thiểu bởi: - Duy trì liều lượng trong mô đủ cao để ức chế cả vi khuẩn ban đầu lẫn những vi khuẩn đột biến bước đầu - Sử dụng đồng thời hai loại thuốc không có phản ứng chéo Mỗi loài sẽ làm giảm thiểu những chủng đột biến đối với loại kia Tình hình vi khuẩn kháng. .. hệ mới đều đã bị kháng từ 25% đến 50% Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS) đã báo động về nguy cơ vi khuẩn gây bệnh ngày càng kháng kháng sinh, tỷ lệ kháng kháng sinh có nơi lên đến 50% với các loại kháng sinh thế hệ mới Rất nhiều hội nghị quốc tế trong và ngoài nước đã bàn thảo về vấn đề trên và tìm cách khắc phục Nhiều biện pháp được đề ra như tránh sử dụng kháng sinh bừa bãi, tránh sử dụng kháng sinh không . VI KHUẨN HIẾU KHÍ GÂY VI M PHÚC MẠC VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC IN-VITRO TÓM TẮT Đặt vấn đề: Vi m phúc mạc là một trong những cấp cứu ngọai khoa thường gặp trong lâm sàng và có thể dẫn. nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và định danh vi khuẩn hiếu khí gây vi m phúc mạc (VPM) và tính kháng thuốc IN-VITRO của vi khuẩn được phân lập tại Bệnh vi n Bình Dân. Đối tượng và phương pháp nghiên. sinh của vi khuẩn. TỔNG QUAN Vi m phúc mạc Giới thiệu chung về vi m phúc mạc Định nghĩa VPM: là một đáp ứng vi m gây mưng mủ khu trú hay toàn bộ lá phúc mạc dưới dạng cấp tính hay mạn tính do

Ngày đăng: 01/08/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan