Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
630,29 KB
Nội dung
HIỆU QUẢ CỦA PROGESTERONE ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG DỰ PHÒNG SINH NON TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non ở các thai phụ có tiền căn sinh non tại Bệnh viện Từ Dũ trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008. Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 134 thai phụ có tiền căn sinh non đến khám thai tại bệnh viện Từ Dũ; ở tuổi thai từ 16-20 tuần được dùng 100mg Utrogestan đặt âm đạo mỗi ngày cho đến khi thai đủ 37 tuần hoặc khi có dấu chuyển dạ sinh. Kết quả: Tỉ lệ sinh non <37 tuần: 12,7% trong đó tỉ lệ sinh từ 28 tuần đến < 34 tuần: 3,7%, không có trường hợp nào sinh trước 28 tuần. Hiệu quả càng cao nếu thời điểm dùngUtrogestan sớm từ 16-17 tuần, tỉ lệsinh non thấp và tuổi thai trung bình khi sinh tăng lên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Một số tác dụng ngoại ý khi dùng thuốc đặt âm đạo: 6,0% than phiền chất nhờn nhiều, chỉ có 1 trường hợp ngứa (0,8%), 1 trường hợp cảm giác khó chịu ở âm hộ (0,8%). Tuy nhiên, không có thai phụ nào bỏ nhóm nghiên cứu vì những tác dụng phụ trên. Kết luận: Hiệu quả dự phòng sinh non của Progesterone đặt âm đạo trên các thai phụ có tiền căn sinh non không rõ nguyên nhân cần được nghiên cứu thêm bằng thử nghiệm lâm sàng có nhóm chứng. ABSTRACT THE EFFICACY OF VAGINAL PROGESTERONE IN THE PREVENTION OF PRETERM BIRTH Bui Thanh Van, Le Hong Cam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 56 - 61 Objective: To evaluate the efficacy of vaginal progesterone in preterm birth prevention among pregnant women having history of preterm birth labor at Tu Du hospital from 08/2007 to 05/2008 Methods: From 08/2007 to 05/2008, we carried out a non- controlled clinical trial which enrolled 134 pregnant women having previous preterm labor. These women had their prenatal care at Tu Du hospital. Between 16 and 20 weeks of gestation, patients received 100mg Utrogestan vaginally daily until 37 weeks’ gestation or delivery. Results: The preterm birth rate was 12.7%. The rate of women giving birth from 28 to 34 weeks was 3.7% and none delivered before 28 weeks. The study showed benefit to early start of Utrogestan administration as 16 to 17 weeks. The preterm birth rate was lower and there was an increasing week of gestation at birth (p<0.001). The patients could encounter some side effects of vaginal progesterone: unpleasant vaginal discharge (6%), itchy (1 case, 0.8%), vaginal bulging (1case, 0.8%). However, no one quit because of these side effects. Conclusion: A randomized controlled trial should investigate the effect of vaginal progesterone in preterm birth prevention among pregnant women having previous unknown preterm labor. ĐẶT VẤN ĐỀ Sinh non là khi trẻ sinh ra ở tuổi thai từ 22 đến dưới 37 tuần vô kinh (12) . Tại Mỹ, chiếm khoảng 12% tất cả các trường hợp sinh, sinh non là nguyên nhân chính của 75%-95% bệnh suất và tử suất chu sinh. Tại các nước đang phát triển tỉ lệ này còn cao hơn: đặc biệt cao ở thai phụ Châu Mỹ, Brazil tỉ lệ 22,5%, Châu Phi (17,8%) và Châu Á-Thái Bình Dương (10,5%) (6) . Tại Việt Nam, tỉ lệ sinh non dao động từ 6,8% đến 13,8%, mỗi năm tại bệnh viện Từ Dũ có trên 5000 trường hợp sinh trước 37 tuần, chiếm tỉ lệ 12,5% (Error! Reference source not found.) . Những nghiên cứu hiện nay đang phát triển với khuynh hướng dự phòng nguy cơ sinh non (điều trị viêm âm đạo, đo chiều dài cổ tử cung qua siêu âm, khâu dự phòng hở eo tử cung…), kết quả cũng chưa hoàn toàn thuyết phục, trong đó việc dùng Progesterone trong lần mang thai này cho những thai phụ có tiền căn sinh non lần trước cũng là một trong các nghiên cứu để dự phòng sanh non ở các thai phụ có nguy cơ. Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu trên và những yêu cầu thực tế của quá trình chăm sóc thai kỳ cho những thai phụ có tiền căn sinh non, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hiệu quả của Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non”. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến tháng 5/2008, chúng tôi thực hiện nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không nhóm chứng trên 143 thai phụ có tuổi thai từ 16-20 tuần, tiền căn sinh non không rõ nguyên nhân đến khám thai và sinh tại BVTD. Tiêu chuẩn loại trừ: tiền căn sinh non tháng có lý do (bệnh lý của mẹ hoặc bất thường của thai buộc phải chấm dứt thai kỳ), hoặc tiền căn sinh non nhưng thai kỳ ngay sau đó sinh đủ tháng. Thai kỳ lần này có bệnh lý mẹ: nhiễm trùng tiểu, viêm âm đạo chưa được điều trị ở thời điểm tiến hành nghiên cứu, hoặc cao huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường cần phải chấm dứt thai kỳ sớm, hoặc hở eo tử cung, tử cung dị dạng. Thai: dị tật bẩm sinh nặng phải chấm dứt thai kỳ, đa thai, đa ối, ối vỡ non, ối vỡ sớm, nhau tiền đạo, nhau bong non. Có chống chỉ định dùng Progesterone hay bị dị ứng Progesterone. Thai phụ bỏ dở nghiên cứu hoặc nhập viện điều trị dọa sinh non. Thai phụ sẽ được hướng dẫn đặt âm đạo Utrogestan 100mg (1 viên) mỗi tối trước khi đi ngủ cho đến khi thai được 36 tuần 6 ngày hoặc khi nhập viện chuyển dạ sinh non. Trường hợp nhập viện vì dọa sinh non, thai phụ vẫn tiếp tục dùng Utrogestan đến khi sinh non hoặc tuổi thai đủ 36 tuần 6 ngày. Tiêu chuẩn thành công: khi tuân thủ điều trị và chuyển dạ sinh khi tuổi thai >37 tuần vô kinh, không có triệu chứng dọa sinh non phải nhập viện. Tiêu chuẩn thất bại: có triệu chứng dọa sinh non phải nhập viện và điều trị thêm các thuốc giảm co khác như béta-mimetic nên không đánh giá được hiệu quả của Progesterone trong dự phòng sinh non. Hoặc khi tuân thủ điều trị nhưng chuyển dạ sinh non trước 37 tuần vô kinh, hoặc khi có tác dụng phụ của thuốc buộc thai phụ phải ngưng điều trị. Tiêu chuẩn loại khỏi nghiên cứu: mất dấu, bỏ dở điều trị. Dùng phần mềm SPSS 10.0.5 để nhập và xử lý phân tích số liệu. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian từ tháng 8/2007 đến hết tháng 5/2008, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 155 thai phụ bị sinh non trong thai kỳ lần trước. Trong thời gian 10 tháng tiến hành nghiên cứu, chúng tôi có 08 thai phụ bị mất dấu và 04 thai phụ bỏ điều trị. Chúng tôi còn 143 thai phụ được theo dõi khám thai định kỳ đến khi sinh, trong số này có 09 thai phụ được nhập viện theo dõi và điều trị vì có dấu hiệu dọa sinh non. Như vậy, 134 thai phụ thỏa điều kiện chọn mẫu đã được chúng tôi chọn để phân tích kết quả. Bảng 1. Đặc điểm chung Đặc điểm chung Tần suất T ỉ lệ (%) Tuổi: Trung bình 30,9 + 5,3 tuổi. (20- 45 tuổi). Đặc điểm chung Tần suất T ỉ lệ (%) Ngh ề nghiệp Khoa học – giáo dục – y tế 18 13,4 Nhân viên văn ph òng – nhân viên ph ục vụ khách hàng 17 12,7 Dịch vụ cá nhân và b ảo vệ an toàn xã hội – buôn bán 15 11,2 Công nhân có kỹ thuật 29 21,6 N ội trợ 46 34,3 Nhóm ngh ề khác 9 6,7 Số lần sinh non Một lần sinh non 106 79,1 Đặc điểm chung Tần suất T ỉ lệ (%) Sinh đ ủ tháng, sau đó sinh non 14 10,4 Hai lần sinh non 12 9,0 Ba lần sinh non 2 1,5 Không có 43 32,1 Một con 84 62,7 S ố con hiện sống Hai con 7 5,2 Nhận xét: Đa số có tiền căn 1 lần sanh non (79,1%). Chưa đủ số con (94,8%) Bảng 2. Hiệu quả Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non Đặc điểm N Tỉ lệ % Sinh non < 37 tuần 17/134 12,7% T ỉ lệ thất bại (sinh non + 9 trư ờng hợp nhập viện vì dọa sinh non) 26/143 18,2% Nhận xét: 9 trường hợp nhập viện vì dọa sanh non được điều trị tiếp và thai kỳ phát triển sinh đủ tháng 6 trường hợp. Bảng 3. Liên quan tuổi thai khi dùng Utrogestan và tuổi thai khi sinh Tu ổi thai khi dùng Utrogestan Sinh đủ tháng Sinh 34- < 37 tuần Sinh 28- <34 tuần 16 tu ần (N=37) 37 (100%) 0% 0% 17 tu ần (N=37) 36 (97,3%) 1 (2,7%) 0% 18 tu ần (N=28) 25 (89,3%) 3 (10,7%) 0% 19 tu ần (N=15) 10 (66,7%) 3 (20%) 2 (13,3%) 20 tu ần (N=17) 9 (52,9%) 5 (29,4%) 3 (17,6%) Nhận xét: Thời gian dùng Utrogestan sớm thì hiệu quả dự phòng sinh non càng cao với p<0,001. Bảng 4. Liên quan giữa tuổi thai khi dùng Utrogestan và tuổi thai trung bình khi sinh Tu ổi thai khi dùng Tu ổi thai khi sinh YNTK 16 tuần 38,6 + 1,0 tuần 17 tuần 38,5 + 1,1 tuần 18 tuần 38,3 + 1,6 tuần 19 tuần 36,7 + 1,9 tuần 20 tuần 36,6 + 2,3 tuần F=9,2, p=0,0001 Nhận xét: Thời gian dùng Utrogestan sớm tuổi thai trung bình khi sinh càng cao với p=0,0001. Bảng 5. Các tác dụng phụ của Utrogestan [...]... căn sinh non, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ có 1 lần sinh non chiếm 79,1%, tuy nhiên có đến 14 thai phụ (10,5%) có 2-3 lần sinh non không rõ nguyên nhân đây cũng là đối tượng cần theo dõi đánh giá hiệu quả điều trị Progesterone trong dự phòng sinh non chỉ có 67,9% thai phụ tham gia nghiên cứu hiện đang có > 1 con còn sống Hiệu quả của progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non Theo Bảng 2, tỉ lệ sinh. .. Kết quả Bảng 6, cho thấy tỉ lệ sinh non ở nhóm giả dược dao động từ 18,4%54,9% so với tỉ lệ sinh non của nhóm điều trị dự phòng bằng Progesterone từ 4%-36,3%, tất cả 4 nghiên cứu nước ngoài đều có khác biệt có ý nghĩa thống kê p . HIỆU QUẢ CỦA PROGESTERONE ĐẶT ÂM ĐẠO TRONG DỰ PHÒNG SINH NON TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non ở các thai phụ có tiền căn sinh non. giá hiệu quả điều trị Progesterone trong dự phòng sinh non. chỉ có 67,9% thai phụ tham gia nghiên cứu hiện đang có > 1 con còn sống. Hiệu quả của progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh. lâm sàng trên 143 thai phụ có tiền căn sinh non đến khám thai và sinh tại bệnh viện Từ Dũ, kết quả có được như sau: Hiệu quả của progesterone đặt âm đạo trong dự phòng sinh non Tỉ lệ sinh non