Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
4,14 MB
Nội dung
Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Chỉ thị số 2737 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 27 – 7 - 2012 đã nêu rõ từng nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm học 2012 – 2013. Trong đó, toàn ngành tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Một trong những giải pháp trọng tâm vẫn phải là đổi mới phương pháp dạy học. Vận dụng các hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong những cách đổi mới thiết thực nhất. 1.2. Từ thực tế của đời sống xã hội, ngành GD&ĐT đặt ra yêu cầu phải đào tạo được thế hệ người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc. Đồng thời có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, lập trường trước những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của mọi vấn đề. Trong dạy học, tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh luận, phản biện vấn đề, tạo thói quen tốt trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trong cuộc sống. Yêu cầu mang tính cấp thiết ấy cũng góp phần thực hiện mục tiêu kết hợp dạy “người” với dạy “chữ”, lí thuyết phải gắn với thực hành. Khả năng phản biện của học sinh trong quá trình học tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm. 1.3. Ở Việt Nam, các nhà quản lí giáo dục đang rất quan tâm, nghiên cứu và đưa việc phản biện vào trường học như một hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, vấn đề này mới dừng lại ở bậc ĐH, Cao đẳng. Ở bậc THPT chưa được quan tâm thích đáng. Hoặc việc nghiên cứu, vận dụng còn mang tính rời rạc, chưa hệ thống, bài bản, hiệu quả. 1.4. Thực tế cho thấy, khả năng phản biện vấn đề ở học sinh THPT còn tồn tại dưới dạng tiềm năng, chưa được khai thác. Nhiều học sinh muốn phản biện, hoặc đã từng phản biện nhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện, chưa được các bạn trong lớp hưởng ứng chân thành. Có nhiều lí do khác nhau khiến cho khả năng 1 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn này chưa trở thành thói quen, thành kỹ năng được. Việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT vì thế mà cũng trở nên nhàm chán hơn, hình thức truyền thụ một chiều. Học sinh nghe, hiểu và làm theo. Không phản hồi. Phát huy được khả năng phản biện vấn đề của học sinh, chắc chắn chất lượng dạy và học sẽ được nâng lên một mức đáng kể. 1.5. Xu hướng chung của những nền giáo dục tiến bộ trên thế giới là xây dựng một nền giáo dục thực sự dân chủ. Phản biện của học sinh trong quá trình dạy học là một biểu hiện tích cực của một giờ học dân chủ và một nền giáo dục dân chủ. Phát huy khả năng phản biện của học sinh là một trong những cách góp phần xây dựng những giờ học đầy ắp không khí dân chủ và một nền giáo dục dân chủ, tiến bộ. 1.6. Đặt trong bối cảnh chung của ngành GD hiện nay, phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Văn nói riêng cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Với những lí do trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất : cần phải “Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Theo quan sát của cá nhân thì ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều ý kiến về việc cần đưa phản biện vào nhà trường, trong quá trình dạy học ở các bộ môn khác nhau. Các ý kiến được đăng tải trên các báo, tạp chí, các website. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn – THPT, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới phương pháp dạy học văn. Đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng học tập, nghiên cứu, sáng tạo của học sinh ở bộ môn Ngữ Văn, cấp THPT. Bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, đặc biệt là góp phần hình thành kĩ năng phản biện tích cực cho HS trong học tập hiện tại cũng như trong cuộc sống sau này. 4. Nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu và chỉ ra cách phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học Văn ở trường THPT. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau : - Những phương pháp chính : Nghiên cứu lí luận ; Thực nghiệm ; 2 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn - Những phương pháp kết hợp : Phân tích, suy luận logic ; So sánh ; Diễn dịch; Quy nạp ; 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu về Phản biện khoa học, Phản biện xã hội, Phản biện trong dạy học. Đề xuất những phương pháp phát huy khả năng phản biện của học sinh trong giờ dạy học Ngữ Văn tại trường THPT. Thực nghiệm tại trường THPT Hoàng Hoa Thám. Chỉ ra ưu điểm, tồn tại trong vận dụng. 6. Kế hoạch nghiên cứu, thời gian hoàn thành Từ tháng 6/2012 đến tháng 4/2013 : - Tháng 6, 7/2012 : nghiên cứu lí luận về phản biện - Tháng 8/2012 : phân tích, thực nghiệm lần 1 - Tháng 9, 10/2012: phân tích, thực nghiệm lần 2,3 - Tháng 11/2012 - 4/2013 : viết và hoàn thành PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT HUY KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH THPT TRONG DẠY HỌC VĂN 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Thuật ngữ và khái niệm - Thuật ngữ “Phản biện” (Opponency) mới được xuất hiện không lâu và nhanh chóng được dùng một cách rộng rãi. “Phản biện” là dùng lý lẽ và dẫn chứng để lập luận chống lại một ý kiến, quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, hành động, việc làm … nhằm thuyết phục người nghe nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo cách khác có sức thuyết phục hơn, đúng hơn. Phản biện khác với chỉ trích : Chỉ trích nhắm vào người. Phản biện cũng khác với phê bình hay phê phán : Ở cả hai từ này, đối tượng có thể là người mà cũng có thể là vật thể (ví dụ tác giả và tác phẩm của họ). Phản biện chủ yếu là chống lại một luận điểm. Nhưng phản biện lại khác 3 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn với biện bác. Biện bác nhắm đến sự bác bỏ. Biện luận để bác bỏ. Sự bác bỏ là chủ đích, là mục tiêu duy nhất. Nó có tính cách tiêu cực. Người ta nói hay hay dở, đúng hay sai mặc kệ: người biện bác chỉ khăng khăng tìm cách phủ nhận. Phản biện thì khác. Nó chống đối một luận điểm bằng cách đề xuất một cách nhìn hay một góc nhìn khác để người bị phản biện phải cố gắng chứng minh quan điểm của mình là đúng đắn nhất và để mọi người có thể lựa chọn. Phản biện được xây dựng trên tinh thần đối thoại, và do đó, có tính tích cực và xây dựng. Mục tiêu đầu tiên của phản biện không phải là bác bỏ (như trong biện bác) hay đả kích (như trong chỉ trích) hay tìm khuyết điểm (như trong phê phán) hoặc cả khuyết điểm lẫn ưu điểm (như trong phê bình). Mục tiêu chính của phản biện là thúc đẩy mọi người cân nhắc lựa chọn cái tối ưu. Mục tiêu thứ hai của phản biện là buộc đối tượng bị phản biện phải tăng cường sự thuyết phục cho các quan điểm của họ. Họ phải chứng minh là họ đúng hơn. Về phương diện chính trị và xã hội, với hai mục tiêu ấy (tìm cái tối ưu và thuyết phục), phản biện rõ ràng là một điều cần thiết không những để tránh những chính sách sai lầm mà còn để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, quá trình hiện đại hóa của đất nước. Phản biện nói chung đòi hỏi tâm sáng, tầm cao, cách đúng. (Ảnh minh họa) - Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm 4 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Muốn có phản biện trước hết phải có tư duy phản biện. Tư duy phản biện thể hiện tính tích cực của chủ thể. - Phản biện xã hội là phản biện về các vấn đề của đời sống xã hội, thường là những vấn đề mới nảy sinh, còn nóng bỏng, gây chú ý, gây bức xúc trong nhân dân. Phản biện xã hội thường diễn ra giữa hai hay nhiều người nhưng trước sự theo dõi của đông đảo tầng lớp nhân dân. Phản biện xã hội thường xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng : báo chí (báo in, báo mạng), phát thanh, truyền hình ; trên các diễn đàn, hội nghị … Phản biện xã hội thể hiện tính dân chủ trong xã hội văn minh. - Phản biện khoa học là phản biện trong các ngành khoa học. Đây là phản biện của những người nghiên cứu khoa học, có trình độ chuyên môn cao. Phản biện khoa học diễn ra trong các hội nghị khoa học, các buổi bảo vệ luận văn, luận án khoa học, công bố công trình khoa học … Phản biện khoa học thể hiện những bước tiến vầ trí tuệ của con người. - Phản biện trong dạy học là phản biện diễn ra trong quá trình dạy học, giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên và ngược lại. Phản biện trong dạy học thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của người học và tính dân chủ của giờ học. - Lập luận phản biện là quá trình lập luận để đưa ra phản biện. Nó là sự phối kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận … Lập luận phản biện phải rõ ràng, lôgíc, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và công tâm. Phản biện có sức thuyết phục hay không là nhờ lập luận. 1.1.2. Ý nghĩa của phản biện trong dạy học Phản biện trong dạy học có khả năng phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Góp phần rèn luyện người học có kỹ năng phản biện xã hội khi tham gia vào cuộc sống. Đồng thời, góp phần đào tạo con người năng động, sáng tạo, đáp ứng tốt yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Phản biện trong dạy học giúp cho cả thày và trò có cái nhìn khách quan, công tâm về chân lí của mọi vấn đề. Phản biện trong dạy học khẳng định tính dân chủ trong giờ học, khẳng định tính tích cực, tiến bộ của một nền giáo dục. 5 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn Đặt trong bối cảnh hiện nay, phản biện trong dạy học cũng còn góp phần tích cực vào phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 1.1.3. Cấu trúc của phản biện Về cơ bản, một phản biện bao gồm các yếu tố sau : mục tiêu phản biện, nhân vật phản biện, nội dung phản biện, lập luận phản biện, kết quả. - Mục tiêu phản biện : hướng tới chân lí của vấn đề. Hiểu đúng nhất, tối ưu nhất. Phản biện không nhằm hạ thấp vai trò của người khác để nâng vai trò của người phản biện. - Nhân vật phản biện gồm hai hay nhiều người tham gia vào quá trình phản biện được quy thành hai đối tượng : người phản biện và người bị phản biện. Người phản biện là người đưa ra lập luận phản biện nhằm chi ra cách hiểu đúng đắn hơn cho vấn đề. Người bị phản biện là người có ý kiến bị phản biện hoặc đang bênh vực cho ý kiến bị phản biện. - Nội dung phản biện là vấn đề đang được nói đến nhưng chưa thỏa đáng, chưa thuyết phục người đọc, người nghe. - Lập luận phản biện là cách dùng các thao tác lập luận để đưa ra phản biện. Các thao tác gồm : giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh … Kết hợp với lí lẽ, dẫn chứng. Nếu phản biện ở dạng nói, lập luận phản biện còn kèm thêm thái độ, cử chỉ, cảm xúc của người phản biện. - Kết quả của phản biện có thể đúng, có thể không đúng. Nếu đúng sẽ là chân lí được rút ra. Nếu chưa đúng sẽ là tiền đề cho những phản biện tiếp theo. Cấu trúc một phản biện khá gần gũi, bám sát với cấu trúc quá trình dạy học. Điều này sẽ giúp cho quá trình dạy học đạt được mục tiêu ở mức độ cao nhất. Đây là điều mà bất kể người giáo viên chân chính nào cũng muốn và phải hướng tới. 6 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn 1.1.4. Hình thức phản biện Một phản biện có thể tồn tại ở hai dạng : nói, viết. Tùy theo từng tiêu chí mà có cách phân chia hình thức phản biện khác nhau. - Theo tiêu chí thời gian sẽ có : phản biện lần 1, phản biện lần 2, … - Theo tiêu chí mức độ sẽ có : phản biện cơ bản, phản biện chiều sâu, … - Theo tiêu chí tính chất sẽ có : phản biện đơn, phản biện kép (phản biện lại phản biện). … - Theo tiêu chí nhân vật phản biện : phản biện cá nhân, phản biện nhóm … Hình thức phản biện nào cũng có khả năng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Đặc biệt nó đề cao được tính dân chủ trong một giờ học – vấn đề mà nền giáo dục tiên tiến nào cũng hướng tới. Điều đó còn góp phần rèn luyện kỹ năng sống, hoàn thiện nhân cách con người – một mục tiêu quan trọng trong giáo dục phổ thông. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Phản biện trong dạy học ở những nước có nền giáo dục tiên tiến Ngày nay, nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đã coi trọng tư duy phản biện trong dạy học. Ở Mỹ, người ta đề cao tính dân chủ trong giáo dục, tạo điều kiện cho người học phát huy khả năng phản biện. Phó giáo sư lịch sử Johann N. Neem thuộc Đại học Western Washington (Mỹ), trong một bài viết đăng trên tạp chí The Chronicle of Higher Education [13], đã thúc giục nhà chức trách và những nhà giáo dục Mỹ cần thực hiện tốt hơn việc giáo dục lịch sử dân tộc và phải dạy với tinh thần phản biện. Còn hệ thống giáo dục Anh thì coi tư duy phản biện như một môn học chính qui. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải 7 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing Argument). Đối với học sinh dưới 16- 18 tuổi, tư duy phản biện được đưa xen kẽ vào trong bài giảng của giáo viên [12]. Các nước tiên tiến đã coi trọng phản biện trong dạy học, đây là cơ sở đáng tin cậy để chúng ta mạnh dạn đưa phản biện vào trong dạy học ở cả bậc Đại học và bậc THPT. 1.2.2. Phản biện trong dạy học ở Việt nam Ở Việt Nam, các nhà giáo dục cũng đã quan tâm đến phát triển tư duy phản biện cho học sinh. Tiến sĩ Bùi Trân Phượng - Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen, nói : “Giáo dục, nhất là giáo dục Đại học, không chỉ cung cấp kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện phương pháp tư duy. Người học phải biết đánh giá thông tin, có quan điểm phản biện để làm rõ vấn đề”. Tố Tâm - Giảng viên Global Education cũng nêu : “Tư duy phản biện rất cần thiết trong phương pháp đào tạo ngày nay. Học các kỹ năng đọc, viết, hay số học là chưa đủ. Điều quan trọng là họ phải biết cách tự đặt vấn đề, đánh giá, nghiên cứu và giải quyết vấn đề” [14]. Mới đây nhất, trong Quy định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số: 13/2012/TT-BGDĐT, ngày 06 tháng 4 năm 2012, chương II, điều 7, mục 2c có nói : “Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện” [2]. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong môn Ngữ Văn theo hướng tăng tính mở trong đề bài, nhất là phần nghị luận xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh chủ động, sáng tạo trong trình bầy, lập luận theo quan điểm của mình. Đó chính là cơ hội phát huy khả năng phản biện của học sinh. 1.2.3. Tính đặc thù của bộ môn Văn trong trường THPT Môn Văn là môn học đặc thù. Nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật (nghệ thuật ngôn từ). Việc cảm nhận, đánh giá một vấn đề văn học có thể thay đổi theo thời gian và theo thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người, mỗi thời đại. Có những vấn đề hôm nay là đúng nhưng ngay mai thì chưa chắc, ngược lại, có những vấn đề ngày trước sai nhưng bây giờ lại đúng. Ai cũng biết câu thơ “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” của Quang Dũng đã từng bị tẩy chay, quy chụp là mang chút tư tưởng của 8 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn giai cấp tiểu tư sản nhưng rồi vào những năm 90 lại được “lật ngược thế cờ”. Đó lại là câu thơ hay về vẻ đẹp hào hoa của người lính Tây Tiến. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân vẫn được xem là “ngông” nhưng gần đây, cách hiểu này đang “xung” với một luồng quan điểm trái ngược “không ngông”… Mỗi lúc, trên diễn đàn báo chí lại nóng lên một chủ đề nào đấy của Văn học và việc dạy Văn: “mầu” hay “mùi” (trong bài thơ Cây chuối – Nguyễn Trãi) ; “mặt chữ điền” (trong Đây thôn Vĩ Giạ - Hàn Mặc Tử) hiểu thế nào? ; “sông” hay “sóng” (trong Sóng – Xuân Quỳnh) không hiểu nổi mình? Chí Phèo tỉnh – Chí Phèo say ; có hay không việc cắt xén, thêm bớt phần kết thúc truyện cổ tích Tấm Cám? ; mới đây nhất là “dòng thơ sexy ở Việt Nam” được “bới” lên từ các tác phẩm của Nguyễn Dữ! v.v… Nhiều vấn đề có nhiều cách hiểu, gây tranh cãi nhiều thập kỉ mà không tìm ra chân lí. Vì vậy trong học văn, rất cần có cái nhìn mới, cách cảm mới để tìm ra những giá trị mới. Học sinh như những bạn đọc sáng tạo có thể lập luận để đưa ra chân lí đúng đắn hơn cho vấn đề. Đặt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, mục tiêu đào tạo con người toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc thì việc phát huy khả năng phản biện của học sinh lại cần hơn bao giờ hết. Khi nhà trường phổ thông trang bị cho thế hệ trẻ tư duy phản biện cũng có nghĩa là đã trang bị cho các em khát vọng đổi mới và khát vọng thành công trong cuộc sống. 1.2.4. Nhu cầu học tập, bộc lộ của học sinh hiện nay Cùng với những nhu cầu học tập nâng cao kiến thức, học sinh cũng có nhu cầu bộc lộ bản thân. Nhất là trong giai đoạn mà quyền cá nhân con người, tính dân chủ trong giờ học được đề cao như lúc này. Đó là mong muốn được thể hiện mình trước thày cô và bạn bè trong lớp, muốn chứng minh khả năng, sự tiến bộ của mình. Nhu cầu bộc lộ làm tiền đề cho khát vọng khẳng định bản thân và thực tế nhiều bạn trẻ đã khẳng định được mình. Nhu cầu bộc lộ bản thân của học sinh là một cơ sở quan trọng để phát huy tiềm năng học tập, khả năng phản biện vấn đề. 9 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn Chương 2 THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG THPT 2.1. Tiềm năng phản biện ở học sinh Như trên đã trình bày, học sinh ngày nay luôn có nhu cầu bộc lộ mình, nhất là trong những tình huống được động viên, khích lệ, có hứng thú. Khi đó mà có sự kết hợp với những hiểu biết sâu rộng vấn đề, sự định hướng khuyến khích của giáo viên thì các em sẽ thể hiện hết mình. Không khí tiết học trở nên “nóng” hơn! Những tác phẩm văn học được đưa vào chương trình giảng dạy phần lớn đã “thuộc về một thời”. Đành rằng giá trị một tác phẩm Văn học có thể “bất khả biến” nhưng các em lại là người của “hôm nay”, nhìn nhận đánh giá vấn đề luôn có xu hướng từ góc nhìn của con người hiện đại. Điều đó rất dễ dẫn đến tâm trạng “bất hòa” với quá khứ, hay một sự “ấm ức” nào đó, hoặc có nhu cầu “đánh giá lại” vấn đề. Đó sẽ là nền tảng cho những phản biện bùng phát. Mặc dù không nhiều nhưng cũng có một bộ phận học sinh có đam mê Văn chương. Các em miệt mài tìm tòi, đọc, suy nghĩ, sáng tạo. Những học sinh này hoàn toàn có thể “đổi mới” hay “bổ sung” chân lí mà thày đưa ra. 2.2. Thực trạng phản biện của học sinh THPT hiện nay trong những giờ dạy học Văn 2.2.1. Những thuận lợi cho phản biện của học sinh Thứ nhất, chương trình môn Ngữ Văn ở THPT có độ mở tương đối. Nó thể hiện ngay ở sự phong phú của nội dung và kiểu bài học. Nhất là có sự bổ sung của phần nghị luận xã hội. Mục tiêu dạy học của bộ môn Văn cũng khá phức hợp. Thêm vào nữa là tính chất đặc thù bộ môn Văn – vừa khoa học, vừa nghệ thuật. Điều đó có thể mở ra trước mắt người học cả một chân trời tri thức và khả năng liên tưởng so sánh, cảm nhận, thẩm bình, đánh giá không giới hạn. Thứ hai, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá của bộ môn Ngữ Văn gần đây làm sống dậy mạnh mẽ ý thức cá nhân người học. Họ có thể thoải mái bộc lộ quan điểm riêng của bản thân mà không sợ “chệch” ý thày. Tiêu chí đúng, sai được thay 10 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ [...]... dạy học Văn ở trường THPT còn nhiều điều phải bàn, phải làm Trong khi chờ đợi những sáng kiến, cải tiến mang tính bước ngoặt chúng ta hãy cứ làm những gì có thể Phát huy khả năng phản biện của học sinh là việc nên làm Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG THPT 3.1 Điều kiện phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học Văn Để có thể phát. .. trọng là qua phản biện, người học thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của mình Khoảng cách thày – trò được rút ngắn 13 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn 3.2 Một số biện pháp cụ thể nhằm phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn Biện pháp 1 : Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh Như đã... gắng trình bày cho thuyết phục 21 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn (Một số hình ảnh về giờ học đối thoại có phát huy khả năng phản biện của HS – tại trường THPT Hoàng Hoa Thám) 3.3 Kết quả thực nghiệm Thực ra, chúng tôi đã vận dụng nhiều cách khác nhau để phát huy khả năng phản biện của học sinh trong nhiều năm nay Có... phản biện 15 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn đạt hiệu quả thuyết phục đến đâu chủ yếu là nhờ vào kỹ năng phản biện Trong đó, trọng tâm là kỹ năng lập luận phản biện Kỹ năng tư duy độc lập là rất cần thiết với học sinh trong quá trình học tập nói chung, trong quá trình phản biện nói riêng Giáo viên có thể giúp học sinh. .. này, số lượt học sinh tham gia phát biểu nhiều hơn, số học sinh phát biểu trên 3 lần và số lập luận phản biện của học sinh cũng tăng Tính sáng tạo được công nhận vẫn được duy trì Như vậy có thể nói, khi học sinh quen dần với cách học phản biện thì sẽ tích cực, chủ động hơn trong học tập Ba phản biện trong tiết học này gồm có hai phản biện của học sinh với học sinh, một phản biện của học sinh với giáo.. .Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn bằng lập luận có thuyết phục hay không? Đây là cơ hội để học sinh phát huy tối đa khả năng học tập, hiểu biết của mình Thứ ba, dù sao thì học sinh vẫn là những người đi sau nên kho kinh nghiệm của thế hệ trước để lại rất có giá trị Học sinh có thể sáng tạo trên kho kinh nghiệm đó Thứ tư, không khí học tập đầy ắp tính dân chủ của nền... thể phát huy được khả năng phản biện của học sinh THPT trong giờ học Văn cần có sự xuất hiện của những điều kiện sau : - Cả thày và trò phải có tư duy phản biện - Học sinh phải có hiểu biết sâu rộng vấn đề - Giờ học Văn phải có không khí dân chủ, thân thiện - Giờ học Văn phải có tình huống phản biện Như đã nói ở chương 1, những phản biện của học sinh có thể đúng, thuyết phục, có thể sai, không thuyết... trọn vẹn ý kiến của mình Điều đó giúp các em hiểu rằng, mình đang được học trong một giờ học đầy ắp tính dân chủ 19 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn Biện pháp này có thể vận dụng với tất cả các đối tượng học sinh Với những học sinh có sự đam mê văn chương thì biện pháp này càng phát huy hiệu quả cao Biện pháp 6 : Linh... kỹ năng lập luận Bởi vì, học sinh muốn đạt đến tính tối ưu của vấn đề buộc phải thuyết phục được người khác Một phản biện có sức thuyết phục đến đâu là phụ thuộc vào độ sắc của những lí lẽ, độ mạnh mẽ hùng hồn của lập luận, độ chắc chắn, đáng tin cậy của minh chứng mà người phản biện 16 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn. .. ảnh Biện pháp 4, 5, 6, 8 vận dụng trong khi dạy học tại lớp GV phân luồng ý kiến học sinh thành hai hướng, gợi mở để học sinh đối thoại, tranh luận, phản biện 22 Bùi Thế Nhưng – Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tiên Lữ Phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn Bảng thống kê số liệu thực nghiệm : Biểu hiện của HS Mức độ Lớp TN – 11A4 Lớp ĐC – 11A2 Số lượt HS Phát biểu Lập luận phản . phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn 3.2. Một số biện pháp cụ thể nhằm phát huy khả năng phản biện của học sinh THPT trong dạy học Văn Biện pháp 1 : Bồi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh Như. biện của học sinh là việc nên làm. Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN Ở TRƯỜNG THPT 3.1. Điều kiện phát huy khả năng phản biện của học sinh trong. Nghiên cứu về Phản biện khoa học, Phản biện xã hội, Phản biện trong dạy học. Đề xuất những phương pháp phát huy khả năng phản biện của học sinh trong giờ dạy học Ngữ Văn tại trường THPT. Thực nghiệm