2.1. Điều kiện áp dụng
Cái khó nhất của việc phát huy khả năng PB của HS là ở hai điểm: thứ nhất, khó thay đổi tư tưởng, quan điểm của GV (họ quen nghĩ mình luôn đúng trước học trò, thậm chí coi PB của HS là hành vi vô lễ); thứ hai, tầm hiểu biết của HS thường bị giới hạn, cùng với kĩ năng lập luận chưa tốt. Chính vì thế, đề cao mối quan hệ thực sự thân thiện giữa GV và HS là điều rất cần thiết.
Kĩ năng lập luận – PB không phải ngày một ngày hai mà có được mà phải luyện tập trong một thời gian dài, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực của cả GV và HS. Nếu có phương pháp hợp lí, người viết tin rằng HS sẽ tiến bộ nhanh chóng và sử dụng PB một cách sắc bén, hiệu quả.
Phát huy khả năng phản biện không thể tách rời những hình thức, phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học đương thời. Nó cũng không phải vạn năng. Phát huy khả năng phản biện cần được vận dụng phối hợp linh hoạt, sáng tạo với những phương pháp, biện pháp dạy học khác mới phát huy được hiệu quả. Đồng thời không phải bài nào, đối tượng học sinh nào cũng vận dụng được mà cần cân nhắc, xem xét kỹ trước khi vận dụng.
2.2. Đề xuất hướng tiếp tục nghiên cứu
Chúng tôi rất mong khi có điều kiện sẽ hoàn thiện đề tài ở quy mô cao hơn, chất lượng hơn. Chúng tôi cũng có một vài đề xuất như sau :
- Nghiên cứu và đưa thêm biện pháp phát huy khả năng phản biện của học sinh, nhất là những biện pháp “đặc trị” cho từng đối tượng học sinh.
- Chỉ ra những mặt trái của việc phát huy mạnh mẽ phản biện của học sinh như trong phần tồn tại đã nêu, có kèm theo giải pháp khắc phục.
- Thực nghiệm trên diện rộng với nhiều đối tượng học sinh khác nhau hơn nữa để có những đánh giá thật khách quan về giá trị của đề tài.