Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
9,26 MB
Nội dung
Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 31 Việt Nam nằm ở 102º 08' - 109º 28' kinh tuyến đông và 8º 02' - 23º 23' vĩ tuyến bắc, trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương, có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam có diện tích 331.688 km², bao gồm 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ, với hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định trên 1 triệu km². Hệ sinh thái của Việt Nam giàu và đa dạng cao vào bậc nhất thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông và những dải san hô tuyệt đẹp. Việt Nam được chia thành 9 vùng sinh thái lâm nghiệp, đó là: vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng biển Bắc Trung bộ, vùng biển Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ. Tuy nhiên, với mục đích quản lý, dữ liệu được thu thập trên cơ sở 8 vùng, đó là vùng Tây Bắc, vùng Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng biển Bắc Trung bộ, vùng biển Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Tây Nam bộ. Chương Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006 - 2020 2 Nguồn ảnh: Trần Hiếu Minh, TCLN, Bộ NN&PTNT Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 32 2.1.1 Quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha, trong đó diện tích đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp 16,24 triệu ha, được phân chia theo 3 loại như sau: đất quy hoạch phát triển rừng đặc dụng: 2.199.342 ha, chiếm 13,5%; đất quy hoạch phát triển rừng phòng hộ: 5.552.328 ha, chiếm 34,2%; đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất: 8.495.823 ha, chiếm 52,3% (Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ). Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là 43%. Đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 - 1995, bình quân mỗi năm mất 110 nghìn ha rừng tự nhiên. Tuy nhiên từ 1995 đến 2009, diện tích rừng của Việt Nam đã tăng liên tục nhờ trồng rừng và những nỗ lực phục hồi rừng tự nhiên, bình quân mỗi năm tăng khoảng 282.600 ha (bình quân diện tích rừng tự nhiên tăng 148.900 ha/năm; diện tích rừng trồng tăng 133.700 ha/năm). Năm 2010 cả nước đã hoàn thành chỉ tiêu theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội về điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP). Kết quả cụ thể như sau: Bảng 1: Thực hiện so với các chỉ tiêu của 5MHRP đến cuối năm 2010. Đã thực hiện (ha) Kế hoạch (ha) Tỷ lệ đạt được Diện tích bảo vệ rừng 2.507.355 1.500.000 167% Diện tích khoanh nuôi 922.768 803.000 115% Diện tích trồng rừng mới 1.091.431 1.000.000 109% Diện tích rừng đặc dụng 252.015 250.000 100,8% Diện tích rừng sản xuất 839.416 750.000 111,9% Nguồn: Cục Lâm nghiệp năm 2010 Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, diện tích rừng toàn quốc là 13.258.843 ha, trong đó 10.339.305 ha rừng tự nhiên và 2.919.538 ha rừng trồng. Độ che phủ của rừng tăng từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm 2009 với độ che phủ rừng bình quân tăng 0,4%/năm (Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT). 2.1 Tổng quan lâm nghiệp Việt Nam và định hướng phát triển Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 33 Trong những năm gần đây tỷ lệ trồng rừng sản xuất tăng mạnh nhất là các tỉnh vùng Đông Bắc bộ và Trung bộ, chủ yếu nhờ các chính sách cởi mở trong phát triển rừng. Hơn nữa có nhiều tiến bộ trong công tác giống giúp tăng cao năng xuất rừng trồng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, thị trường được khơi thông. Bên cạnh đó, công tác trồng rừng trong thời gian qua cũng gặp không ít những khó khăn, hạn chế. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khô hạn kéo dài đã gây không ít khó khăn cho công tác chuẩn bị cũng như tổ chức thực hiện trồng rừng. Vốn đầu tư theo yêu cầu của dự án còn thiếu so với chỉ tiêu kế hoạch nhà nước. Qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 73 của Quốc hội 2006-2009 vốn đầu tư là 6.509.809 triệu đồng, chỉ đạt 44,5% so với kế hoạch (Báo cáo số 174/BC-CP ngày 22/11/2010 về tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội của Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng năm 2010). Diện tích trồng rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, độ dốc lớn, xa dân cư, phân tán trong điều kiện trồng rất khó khăn, giá nhân công thấp. Đến nay, toàn quốc có 4 mô hình quản lý rừng bền vững được phê duyệt. Trong thời gian tới sẽ hoàn thành việc xây dựng 9 mô hình quản lý rừng bền vững theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 455/TTg-NN ngày 20/04/2005. Hiện đang triển khai dự án thí điểm về chứng chỉ rừng đối với 2 lâm trường Sơ Pai và Hà Nừng của tỉnh Gia Lai và mô hình nhóm hộ tại tỉnh Quảng trị. Trong năm 2010, nhóm hộ tỉnh Quảng Trị đã đạt chứng chỉ FSC cho 400 ha. Tháng 10/2010, Tổng công ty giấy Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đã nhận chứng chỉ FSC cho hơn 6.000 ha rừng trồng gỗ nguyên liệu. Song song với tốc độ khôi phục diện tích rừng trong thời gian qua, năng suất, chất lượng rừng cũng ngày càng được cải thiện. Trữ lượng rừng từ năm 1995 đã có mức cải thiện đáng kể, đặc biệt đối với rừng trồng. Tổng trữ lượng gỗ ước tính là 811,68 triệu m 3 (trữ lượng rừng tự nhiên: 758,13 triệu m 3 (chiếm 93,4%); trữ lượng rừng trồng: 53,55 triệu m 3 (chiếm 6,6%) và khoảng 9 tỷ cây tre, nứa). Trữ lượng gỗ bình quân của rừng tự nhiên là 74/m 3 /ha và rừng trồng là 23 m 3 /ha (Chương trình theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên rừng chu kỳ 3 (giai đoạn 2001-2005)). Trữ lượng rừng trồng toàn quốc năm 2005 tăng khoảng 39 triệu m 3 , bình quân mỗi năm tăng 3,9 triệu m 3 . Về sản lượng khai thác gỗ, những năm gần đây, khai thác đối với rừng tự nhiên khá hạn chế, với hạn ngạch khai thác bình quân 200.000 m 3 /năm. Khai thác tập trung vào rừng trồng, sản lượng khai thác gỗ từ 3,339 triệu m 3 năm 2006 tăng lên 4,156 triệu m 3 năm 2009 và dự kiến năm 2010 là 4,9 triệu m 3 . Các mức sản lượng này cung cấp một khối lượng đáng kể nguyên liệu cho công nghiệp giấy, mỏ, đồ mộc, dăm gỗ xuất khẩu và củi đun, góp phần giảm sức ép vào rừng tự nhiên. Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp được tiến hành theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ. Các cấp ủy và chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo công tác bảo vệ rừng, sử dụng nhiều biện pháp như tổ chức các đợt truy quét lâm tặc, giải tỏa các tụ điểm phá rừng trái phép, ngăn chặn chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp ngoài quy hoạch, xử lý quyết liệt hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Các chủ trương chính sách và giải pháp này đã phát huy hiệu quả trong ngăn chặn hành vi phá rừng trái phép và trong phòng cháy, Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 34 chữa cháy rừng. Trong thời gian qua nhiều giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Các cấp chính quyền địa phương, các chủ rừng đã chủ động tổ chức thực hiện các biện pháp, phương án PCCCR, nhiều vụ cháy rừng được phát hiện và chữa cháy kịp thời. Diện tích rừng bị mất do phá rừng trái phép, vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản khác trong những năm qua đã giảm, mức độ nghiêm trọng không lớn, chỉ xảy ra ở một số địa phương với quy mô nhỏ lẻ. Theo kết quả thống kê của Cục Kiểm lâm, diện tích rừng thiệt hại do phá rừng trái phép như sau: diện tích thiệt hại năm 2006: 8.449 ha; năm 2007: 1.784 ha; năm 2008: 1.651 ha; năm 2009: 2.120 ha; đến tháng 9 năm 2010: 1.553 ha. Mặc dù có nhiều thành tựu trong khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng góp phần làm tăng đáng kể năng lực phòng hộ và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng, trong những năm qua, vẫn còn có nhiều hạn chế và khó khăn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng (Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam năm 2007). Chỉ tiêu bình quân hiện nay ở Việt Nam là 0,15 ha rừng/người và 9,16 m 3 gỗ/người, thuộc loại thấp so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người và 75m 3 /người, trong khi đó nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tạo nên sức ép vào rừng ngày một gia tăng về đất cho sản xuất lương thực và lâm sản từ rừng tự nhiên và rừng trồng. Diện tích rừng tuy có tăng nhưng chất lượng và tính đa dạng sinh học rừng tự nhiên ở nhiều nơi vẫn tiếp tục bị suy giảm. Trong giai đoạn 2000-2005, diện tích rừng tự nhiên là rừng giàu giảm 10,2%, rừng trung bình giảm 13,4%; trong khi đó rừng phục hồi tăng 20,7%, Nguồn ảnh: Trần Hiếu Minh, TCLN, Bộ NN&PTNT Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 35 rừng trồng tăng 50,8%. Trong tổng số hơn 10 triệu ha rừng tự nhiên, diện tích rừng có trữ lượng giàu và trung bình bao gồm 2,5 triệu ha, chủ yếu phân bố trong hệ thống các khu rừng đặc dụng, phòng hộ. Diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất hiện nay chủ yếu là đối tượng rừng nghèo và rừng phục hồi có năng xuất, chất lượng thấp. Tình trạng phá rừng, cháy rừng vẫn còn diễn ra, có nơi rất gay gắt. Công tác bảo vệ rừng và PCCCR còn một số tồn tại, thường do công tác bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương chưa được ưu tiên cao. Việc xử lý vi phạm pháp luật về rừng, đất đai khó khăn, thường kéo dài, địa bàn xảy ra phá rừng chủ yếu là vùng sâu vùng xa, khó thu thập chứng cứ và xác định người có hành vi vi phạm quy định pháp luật và chế tài xử lý đối với kẻ phá rừng còn nhẹ. Sự phối hợp của các ngành còn hạn chế, tình trạng di dân tự do còn nhiều, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên, phá rừng làm nương rẫy, sang nhượng đất trái pháp luật. Ở một số địa phương, rừng vẫn tiếp tục bị tàn phá do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khai thác bất hợp pháp, làm nương rẫy. Từ năm 2004 đến năm 2009, bình quân mỗi năm có 9.145 vụ phá rừng trái pháp luật và vi phạm quy định về khai thác gỗ và lâm sản. Hậu quả là hiện tượng lũ ống, lũ quét, hạn hán, sụt lở đất bất thường xảy ra do có một phần nguyên nhân do mất hoặc suy thoái rừng. Diện tích đất chưa sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp toàn quốc còn khá lớn. Theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ diện tích đất chưa sử dụng khoảng 3,651 triệu ha, trong đó 0,263 triệu ha là rừng đặc dụng; 1,157 triệu ha là rừng phòng hộ; và 2,231 triệu ha là rừng sản xuất, nhưng việc khai thác, sử dụng chưa hiệu quả. 2.1.2 Đóng góp của lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân Mặc dù GDP lâm nghiệp chính thức chỉ chiếm 1% tổng GDP quốc gia nhưng ngành lâm nghiệp còn có những đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân thông qua công nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu và các giá trị môi trường rừng. Trong giai đoạn 1995-2005, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ đã tăng từ 61 triệu USD năm 1996 lên 1.570 triệu USD năm 2005, vượt ngưỡng 2.00 triệu USD năm 2006 và ước tính đạt 2.740 triệu USD năm 2009. Năm 2010 sẽ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xuất khẩu với tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,55 tỷ USD bằng 118% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ hiện nay đạt trên 200 triệu USD/năm, dự kiến sẽ tăng bình quân 10-15% một năm, đạt 700-800 triệu USD/năm vào năm 2020. Ngành Lâm nghiệp thúc đẩy quá trình xã hội hoá nghề rừng, phân cấp quản lý cho các địa phương và phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế là biện pháp thực hiện đa thành phần trong sử dụng rừng nói chung và đa sở hữu trong sử dụng rừng trồng sản xuất nói riêng trong ngành Lâm nghiệp. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, trong tổng số 13.258.843 ha rừng toàn quốc, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh quản lý và sử dụng 4.473.614 ha hay 33,7% diện tích rừng (Hộ gia đình: 3.287.070 ha, cộng đồng: 191.383 ha, lực lượng vũ trang: 243.689 ha và xí nghiệp liên doanh, tổ chức khác: 751.472 ha); trong khi đó khu vực Nhà nước sử dụng 8.758.229 ha hay 66,3% diện tích rừng (Doanh nghiệp nhà nước: 2.044.252 ha, ban quản lý rừng phòng hộ: 2.318.577 ha, ban quản lý rừng đặc dụng: 1.999.915 ha; Ủy ban nhân dân: 2.422.485 ha). Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 36 Chính sách mới của chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) là một trong những hướng đi quan trọng đối với ngành Lâm nghiệp, đây là chính sách đầu tiên về lâm nghiệp coi việc bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng là các dịch vụ. Mọi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức được sử dụng và hưởng thụ các dịch vụ này phải trả tiền trực tiếp cho những người cung ứng dịch vụ. Sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm chính sách PES, Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực và những bài học kinh nghiệm ban đầu, với sự đồng thuận cao của các cấp, ngành, các hộ đồng bào dân tộc và các hộ nghèo, tất cả đều rất phấn khởi, đồng tình với hướng tiếp cận mới này. Tính đến tháng 02 năm 2010, đã có 7/7 đơn vị là các cơ sở sản xuất thủy điện đã thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2009 với tổng số tiền là 234,421 tỷ đồng, ngoài ra tỉnh Lâm Đồng còn nhận 300 triệu đồng từ các dịch vụ du lịch sinh thái. Nhiều hộ dân hưởng chính sách thí điểm đã xin được nhận khoán thêm diện tích rừng để bảo vệ, phát triển. Kết quả tích cực từ chương trình thí điểm này, triển khai theo Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg là dẫn tới việc ban hành chính sách mới trên toàn quốc về PES theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách mang tính đột phá góp phần khuyến khích sự tham gia rộng rãi trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững góp phần cải thiện đời sống của người dân, nâng cao nhận thức, làm nền tảng cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho thủy lợi, sản xuất thuỷ điện. Bên cạnh những đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc dân, ngành Lâm nghiệp còn một số hạn chế như tăng trưởng của lâm nghiệp còn thấp và chưa bền vững. Rừng trải rộng trên địa bàn lớn, chủ yếu ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, nhu cầu đầu tư chưa thỏa đáng, chưa đánh giá đúng giá trị của môi trường rừng đem lại cho xã hội. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ phát triển của ngành Lâm nghiệp hàng năm bình quân từ 1,2 đến 1,5%. Lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp thấp, sức cạnh tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác tổng hợp và hợp lý, nhất là lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường. Rừng trồng và rừng tự nhiên có năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết và phân công sản xuất chưa tốt, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hoá công nghệ, nguồn gỗ nguyên liệu chưa ổn định, phụ thuộc vào nhập khẩu. Ngoài ra, rào cản thương mại quốc tế đang là thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành. Việt Nam hiện đã gia nhập AFTA và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ trong quản lý và buôn bán lâm sản ra thị trường thế giới, đặc biệt là sản phẩm từ rừng trồng. Từ năm 2010 nhiều thách thức được đặt ra bởi Luật Lacey sửa đổi của Mỹ về quy định liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu sản xuất đồ gỗ; Hiệp định FLEGT của EU về thẩm quyền cấp phép sau khi kiểm tra tính hợp pháp của lô hàng thông qua các bằng chứng gốc. Vì đây là hai thị trường xuất khẩu lâm sản chính của Việt Nam, những yêu cầu pháp lý này đã đặt Việt Nam đối mặt với những thách thức quan trọng. Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 37 2.1.3 Lâm nghiệp góp phần vào xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nông thôn miền núi Ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện các hoạt động quản lý và sản xuất lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng đồi núi của cả nước. Đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Rừng luôn là nguồn thu nhập chính của đồng bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đời sống của người dân miền núi luôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng hoá và dịch vụ môi trường rừng tự nhiên. Ngay cả khi người dân bị mất rừng thì họ cũng vẫn có những lợi ích lớn thông qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp. Hiện nay, rất nhiều người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Việt Nam đang sống trong và gần rừng. Như vậy, tài nguyên rừng sẽ ngày càng có vai trò lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Thực tiễn hiện nay cho thấy, ngành Lâm nghiệp đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập từ rừng cho người nông dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người và đáp ứng phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng nội địa. Đảng và Nhà nước tiếp tục kiên trì cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng thông qua xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp. Xã hội hóa được coi là phương thức và công cụ để đạt mục tiêu tạo thêm 2 triệu việc làm mới trong lâm nghiệp, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo 70% số hộ trong các vùng lâm nghiệp trọng điểm như đã xác định trong Chiến lược Lâm nghiệp quốc gia 2007. Từ khi triển khai thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đến nay, Dự án đã góp phần tích cực trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo và mang lại sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực nông nghiệp và nông thôn trong quá trình đổi mới của đất nước. Đến năm 2010, Dự án đã thu hút được một lượng lớn lao động nông thôn với 4.657.211 lao động, trong đó có 484.893 hộ nghèo, chủ yếu là đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao và dân tộc thiểu số. Việc làm này đã giúp họ tăng thu nhập và ổn định cuộc sống thông qua nhận khoán bảo vệ rừng, chăm sóc rừng, nông lâm kết hợp, tham gia trồng mới rừng, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản.v.v. Tầm quan trọng của công việc này với thu nhập của các hộ gia đình được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2: Thu nhập của hộ gia đình từ chương trình 661(Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng). Tỷ lệ thu nhập hộ gia đình từ dự án Số lao động Tỷ lệ (%) Dưới 25% trong tổng thu nhập hộ gia đình 2.900.063 62% 25% đến 50% trong tổng thu nhập hộ gia đình 1.194.199 25% Trên 50% trong tổng thu nhập hộ gia đình 564.473 13% Tổng 4.657.211 100% Nguồn: Cục Lâm nghiệp năm 2010 Xác lập lại quyền sử dụng tài nguyên rừng hướng tới các cộng đồng nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi là những đóng góp quan trọng của ngành lâm nghiệp. Trong những Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 38 năm gần đây, ngành Lâm nghiệp có những kết quả đáng khích lệ trong việc thu hút các hộ nông dân, cộng đồng tham gia làm nghề rừng. Theo số liệu công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến ngày 30 tháng 9 năm 2007, đối với đất lâm nghiệp đã cấp 1.111.302 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 8.116.154 ha, hay 62,1% diện tích đất được giao (13 tỉnh đạt trên 90% so với mục tiêu, 7 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 5 tỉnh đạt từ 70% đến 80%, 8 tỉnh đạt từ 50 đến 70%, 31 tỉnh còn lại đạt dưới 50%). Trong tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã trao, 1.105.774 giấy chứng nhận với diện tích là 3.169.084 ha được phát hành cho các hộ gia đình và cá nhân, cấp 5.518 giấy chứng nhận với diện tích là 4.947.070 ha được trao cho các tổ chức. Nhà nước khuyến khích phát triển hình thức sản xuất lâm nghiệp hộ gia đình, trang trại bằng các giải pháp giao đất giao rừng, tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm, phát triển quản lý rừng cộng đồng và hợp tác xã lâm nghiệp kiểu mới. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ ban hành về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một sáng kiến chính sách mang tính đột phá góp phần thúc đẩy và xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững góp phần cải thiện đời sống của người dân, nhận thức được nâng cao, làm nền tảng cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho thủy lợi, sản xuất điện. Các tác động của ngành Lâm nghiệp đối với xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc làm và mức thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp. Đa số người dân miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng, đời sống của cán bộ, công nhân viên lâm nghiệp còn rất khó khăn. Việc thực hiện xã hội hóa lâm nghiệp chưa có những chuyển biến rõ rệt, quản lý rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, tiến độ giao đất, giao rừng chậm, diện tích rừng và đất lâm nghiệp do các lâm trường quản lý còn rất lớn; nhiều địa phương chưa mạnh dạn tổ chức giao rừng tự nhiên và rừng trồng cho dân, đặc biệt cho cộng đồng, hộ gia đình và tư nhân. Quyền sử dụng rừng của các chủ rừng chưa được xác định rõ ràng và thỏa đáng. Sự tham gia và năng lực thực hiện các hoạt động lâm nghiệp của khu vực hộ gia đình, cộng đồng và trang trại còn yếu. 2.1.4 Đóng góp của lâm nghiệp trong việc bảo vệ môi trường Do Việt Nam nằm trải dài dọc theo bờ biển Thái Bình Dương trong vùng nhiệt đới gió mùa, điểm hình thành của các cơn bão lớn, nên Việt Nam luôn phải đối mặt với thiên tai và khí hậu thời tiết bất thường, mặt khác do địa hình đa dạng, dốc và chia cắt nên rừng càng có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, được thể hiện trên các mặt sau: Một ha rừng thông hàng năm tạo khoảng 300-500 tấn sinh khối, 16 tấn ôxy, đối với rừng thông có thể lên tới 30 tấn. Mỗi người một năm cần 4.000 kg Oxy (O 2 ) tương ứng với lượng ôxy do 1.000 - 3.000 m² cây xanh tạo ra trong một năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5°C. Rừng còn là tác nhân bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Lượng đất xói mòn của vùng đất có rừng chỉ bằng 10% lượng đất xói mòn của vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm (Bách khoa toàn thư - Tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/wiki/Rừng). Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 39 Tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là một chỉ tiêu an ninh môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng có khả năng đảm bảo an toàn môi trường của Việt Nam ước tính phải chiếm ít nhất 30-33% tổng diện tích tự nhiên. Rừng và cây xanh nói chung có vai trò rất quan trọng trong sự điều tiết hàm lượng carbon dioxide (CO 2 ) . Hàng năm, trên trái đất nhờ quang hợp của thực vật đã tạo ra 150 tỷ tấn chất hữu cơ, tiêu thụ 300 tỷ tấn CO 2 và phát thải 200 tỷ tấn ôxy (O 2 ). Năng suất quang hợp của rừng phụ thuộc nhiều vào kiểu rừng và loại cây. Ở rừng kín rậm ôn đới khả năng hấp thụ CO 2 khoảng 20 - 25 tấn/ha/năm và rừng phát ra 15 - 18 tấn ôxy/ha/năm, tạo ra 14 - 18 tấn/ha/năm chất hữu cơ. Rừng mưa nhiệt đới thường xanh ở Việt Nam có mức hấp thụ CO 2 khoảng 150 tấn/ha/năm, phát ra 110 tấn ôxy/ha/năm, tạo ra 40 tấn/ha/năm chất hữu cơ (Hà Chu Chử (2006)). Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm hứng chịu từ 5 đến 8 cơn bão lớn cùng với triều cường gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Trước đây, nhờ có các dải rừng ngập mặn tự nhiên hoặc rừng trồng ở ven biển, cửa sông nên đê điều ít khi bị vỡ, tính mạng và tài sản của người dân được bảo vệ. Trong nhiều năm qua, do việc phá rừng ngập mặn ngày càng tăng, tạo điều kiện cho lũ lụt hoành hành ở vùng hạ lưu ven biển. Nạn sụt lở đất, lũ quét, lũ ống xảy ra ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản, mở rộng các đô thị, khu du lịch ngày càng tăng nên đã đe doạ cuộc sống của cộng đồng ven biển. Vì vậy, việc khôi phục và phát triển rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ ven biển.Trong tương lai với sự nóng lên của trái đất, vai trò của rừng sẽ ngày càng quan trọng hơn trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Do đó, giá trị môi trường của rừng sẽ ngày càng quan trọng hơn và vượt giá trị của gỗ và lâm sản ngoài gỗ (Phan Nguyên Hồng và Vũ Đoàn Thái (2005). 2.1.5 Định hướng phát triển Nghị quyết lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Nông nghiệp, Nông dân, và Nông thôn chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp phát triển ngành Lâm nghiệp đến năm 2020 là: “Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, tròng, làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái. Có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức, và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Cho phép khai thác lợi ích kinh tế từ rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo nguyên tắc bền vững, lấy nguồn thu từ rừng để bảo vệ, phát triển rừng và làm giàu từ rừng. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trồng rừng thâm canh, hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến nhằm nâng cao giá trị lâm sản, chú trọng phát triển lâm sản ngoài gỗ”. Về quy hoạch 3 loại rừng và đất lâm nghiệp đến năm 2020: Rà soát và bố trí lại hệ thống rừng phòng hộ quốc gia khoảng 5,68 triệu ha chủ yếu là rất xung yếu, gồm 5,28 triệu ha rừng phòng hộ đầu nguồn; 0,18 triệu ha rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; 0,15 triệu ha rừng chắn gió, chắn cát bay và 70.000 ha rừng phòng hộ bảo vệ môi trường cho các thành phố lớn, khu công nghiệp và xây dựng các khu rừng phòng hộ biên giới, hải đảo. Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 2006-2020 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 2006-2010 40 Rà soát và củng cố hệ thống rừng đặc dụng quốc gia hiện có với tổng diện tích không quá 2,16 triệu ha theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học, xây dựng các hành lang đa dạng sinh học nhằm hình thành các vùng sinh thái lớn hơn. Tổng diện tích rừng sản xuất được quy hoạch là 8,4 triệu ha, trong đó có 3,63 triệu ha rừng tự nhiên và 4,15 triệu ha rừng trồng, chú trọng xây dựng các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung. Quản lý sử dụng bền vững nên theo hướng đa mục đích. Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng sản xuất còn lại 0,62 triệu ha rừng tự nhiên nghèo kiệt được sử dụng để phục hồi rừng và sản xuất nông lâm kết hợp. Về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng: Toàn bộ 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp được quản lý thống nhất trên cơ sở thiết lập lâm phận quốc gia ổn định, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa. Về cơ bản tất cả diện tích rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) và đất lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến những chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế. Chuyển đổi nhận thức từ bảo vệ đơn thuần cây rừng sang bảo vệ rừng như bảo vệ một hệ sinh thái luôn phát triển vừa bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu. Bảo vệ và bảo tồn rừng trên nguyên tắc lấy phát triển để bảo vệ, tạo mọi điều kiện cho các chủ rừng và người dân địa phương tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng và tạo thu nhập hợp pháp để có thể sống được bằng nghề rừng. Quy hoạch, phân loại và có kế hoạch phát triển 3 loại rừng, kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường khác. Nguồn ảnh: Trần Hiếu Minh, TCLN, Bộ NN&PTNT [...]... ph r ng (%) 13 .25 8,8 10.339 ,2 2.919,6 359,4 4.488,5 39,1 1.5 72, 5 1. 422 ,4 150,1 27 ,4 1 .21 3,1 41,3 3.391,9 2. 3 02, 3 1.089,6 145,6 1 .20 5,6 49 ,2 97,9 49,0 48,9 2, 9 18 ,2 7,4 B c Trung B 2. 764,9 2. 110,1 654,8 70,3 679,6 52, 3 Duyên H i Mi n Trung 1. 827 ,2 1.409,9 417,3 55,5 785,6 40,4 Tây Nguyên 2. 925 ,2 2.715,7 20 9,4 29 ,4 421 ,0 53,0 4 02, 9 26 9,3 133,6 12, 7 111 ,2 16,5 27 6,4 60,5 21 5,9 15,4 54 ,2 6,5 Tây B c ông... hàng xu t kh u Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p 20 06 -20 10 41 Chương 2 Lâm nghi p Vi t Nam và Chi n lư c phát tri n 20 06 -20 20 2. 2 Chi n lư c phát tri n Lâm nghi p Vi t Nam 20 06 -20 20 Xu t phát t yêu c u c a xã h i i v i ngành lâm nghi p trong giai o n m i, Chính ph Vi t Nam ã phê duy t Chi n lư c Phát tri n lâm nghi p Vi t Nam giai o n 20 06 20 20 t i Quy t nh s 18 /20 07/Q -TTg ngày 05 tháng 02 năm 20 07 c a Th... giai o n 20 07 -20 09 B ng 4: Di n tích r ng hi n có ( n 31/ 12/ 2009) theo lo i r ng và vùng sinh thái ơn v tính: 1.000 ha B c T/B Duyên H i Tây Nguyên ông Nam B Tây Nam B 97,9 2. 764,9 1. 827 ,2 2. 925 ,2 4 02, 9 27 6,4 2. 3 02, 3 49,0 2. 110,1 1.409,9 2. 715,7 26 9,3 60,5 1.109,4 1.646,3 15,5 1.667,0 1.314,4 2. 284,1 163,9 35 ,2 621 ,5 84,5 110,6 0,0 165,3 27 ,4 199,6 34,0 0,0 685,6 58,0 199,7 0,9 84 ,2 55 ,2 2 32, 0 55,6... ph r ng t Năm % 20 05 năm 20 05 n năm 20 09 20 06 37,0 20 07 38,0 20 08 38 ,2 2009 38,7 39,1 Ngu n: B NN&PTNT, 20 10 Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p 20 06 -20 10 56 Chương 3: Ti n Bi u 3: th c hi n các m c tiêu t ng quát và tác ng che ph r ng toàn qu c các năm 20 05 -20 09 39,5% 39,1% 39,0% 38,7% 38,5% 38 ,2% 38,0% 38,0% 37,5% 37,0% 37,0% 36,5% 36,0% 35,5% 20 05 20 06 20 07 20 08 20 09 Ngu n: B NN&PTNT, 20 10 che ph r ng... 685,6 24 9,0 139,5 5,3 37,1 123 ,0 5,5 18,9 107,3 4 R ng ng p m n 60,5 35,0 4,9 0,0 0,3 3,5 0,5 3,7 12, 5 5 R ng núi á 735,8 27 5,5 14,1 0 ,2 2,8 24 9,5 6,7 94,8 92, 2 II R ng tr ng 2. 919,6 499,8 4 92, 8 64,3 47,7 1. 325 ,6 20 ,0 84,4 385,1 1 RT có tr lư ng 1.464,4 306,8 26 7,5 30,4 31,1 564,4 12, 9 46,9 20 4,4 2 RT chưa có TL 1. 124 ,9 155 ,2 200,8 29 ,6 14,6 557,3 7,1 32, 1 128 ,3 87,8 1,8 3,5 1,3 0,1 76,1 0,0 0,9 4 ,2 206,7... UBND 20 09 4.318,4 2. 044,3 91,5 24 3,7 3 .28 7,1 191,4 659,8 2. 422 ,7 20 05 3.195,9 2. 856 ,2 66,7 25 9,7 2. 848,1 - - 2. 806,8 1. 122 ,5 -811,9 24 ,8 -16 439 Thay i -384,1 Ngu n: B Nông nghi p và PTNT, 20 10 T l r ng phân theo ch qu n lý thay i không nhi u t 20 05 n 20 09 (Bi u 2) Các Ban qu n lý và doanh nghi p Nhà nư c v n chi m 48% (20 06 là 49,8%), trong khi h gia ình ch chi m 24 ,8% di n tích r ng (20 05 là 23 %)... p khác B ng 5: Thay Năm/ Vùng ST Năm 20 09 Năm 20 05 Tăng/ gi m i di n tích r ng t TB nhiên 20 05 -20 09 theo các vùng sinh thái lâm nghi p ơn v tính: 1000 ha B SH BTB DH TN NB TNB 1. 422 ,4 2. 3 02, 3 49,0 2. 110,1 1.409,9 2. 715,7 26 9,3 60,5 1.377,0 2. 231 ,2 49,7 1.999,9 1.436,0 2. 828 ,7 29 2,0 58,6 +45,4 +71,1 - 0,7 +110 ,2 -26 ,1 -113 -22 ,7 +1,9 Ngu n: B Nông nghi p và PTNT, 20 10 M t nét m i trong các th ng kê g... các B , ngành và a phương Báo cáo ti n ngành Lâm nghi p 20 06 -20 10 45 Chương 2 Lâm nghi p Vi t Nam và Chi n lư c phát tri n 20 06 -20 20 2. 4 Giám sát vi c th c hi n Chi n lư c phát tri n Lâm nghi p Vi t Nam 20 06 - 20 20 H th ng ch tiêu chuyên ngành lâm nghi p ư c xây d ng trên cơ s cách l p k ho ch ư c nh hư ng theo m c tiêu và k t qu c a Chi n lư c phát tri n Lâm nghi p Vi t Nam giai o n 20 06 -20 20, s d... 0,0 0,0 14,9 24 ,8 735,8 170,4 325 ,8 32, 6 1 92, 7 12, 8 0,0 0,9 0,5 II R ng tr ng 2. 919,6 150,1 1.089,6 48,9 654,8 417,3 20 9,4 133,6 21 5,9 1 RT có tr lư ng 1.464,4 92, 3 510 ,2 23,4 326 ,5 23 2,0 115,5 64,1 100,4 2 RT chưa có TL 1. 124 ,9 53,1 454,3 7,5 23 7,9 176,6 63,6 32, 7 99,1 87,8 2, 9 11,5 0,1 72, 5 0,1 0,7 0,0 0,0 20 6,7 1,7 113,1 3,4 17,1 8,5 29 ,6 33,0 0,3 35,7 0,0 0,5 14,5 0,8 0,1 0,0 3,8 16 ,2 Lo i t lo... 31/ 12/ 2009) phân theo lo i ch qu n lý ơn v tính: 1000 ha Lo i t lo i r ng T ng di n tích BQLR DN nhà nư c Gia ình C ng ng T ch c khác UBND t có r ng 13 .25 8,8 4.318,4 2. 044,3 91,5 24 3,7 3 .28 7,1 191,4 659,8 2. 422 ,7 10.339 ,2 3.818,6 1.551,5 27 ,2 196,0 1.961,5 171,4 575,4 2. 037,6 8 .23 5,8 3.111,7 1 .27 1,3 18 ,2 144,9 1.416,9 1 52, 7 421 ,3 1.698,8 2 R ng tre n a 621 ,5 147,5 121 ,6 3,5 10,8 168,6 6,0 36,7 126 ,7 . triển Lâm nghiệp Việt Nam 20 06 - 20 20 Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 20 06 -20 20 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 20 06 -20 10 47 Bộ chỉ tiêu thống kê chuyên ngành lâm. trọng của ngành lâm nghiệp. Trong những Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 20 06 -20 20 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 20 06 -20 10 38 năm gần đây, ngành Lâm nghiệp có. Chương 2. Lâm nghiệp Việt Nam và Chiến lược phát triển 20 06 -20 20 Báo cáo tiến độ ngành Lâm nghiệp 20 06 -20 10 44 Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 20 06 - 20 20 được